Sách ebook được sưu tầm từ Internet, Bản quyền sách thuộc về Tác giả & Nhà xuất bản. Trang Web hiện đặt quảng cáo để có kinh phí duy trì hoạt động, mong Quý Bạn đọc thông cảm ạ.

99 Khoảnh Khắc Đời Người

Chương 83

Tác giả: Zhang Zi Wen

  • Ham muốn và gắng gượng là toàn bộ bản chất của con người.

  • Chỉ cần loài người còn tồn tại, loài người sẽ không thể thỏa mãn, loài người vẫn phải phát triển, vẫn phải gắng gượng, sẽ có thể có đau khổ. Ðây là cái vĩ đại của loài người ở chỗ đó, cũng là cái bi tráng của loài người ở chỗ đó.

Ham muốn không được thỏa mãn, hầu như là một luận đề hài hước.

Ham muốn của con người vốn là vô bờ bến, không có điểm dừng. Ngoài những người ngốc và ngớ ngẩn ra, không có một ai có thể giữ được cảm giác thỏa mãn triệt để được lâu. Mặc dù người đời đều nói ?người biết đã đủ bao giờ cũng vui?, mặc dù có người tự xưng anh ta tất cả đều rất thỏa mãn, nhưng ở nơi sâu thẳm trong lòng anh ta vẫn luôn tồn tại sự không thỏa mãn, băn khoăn và luyến tiếc thế này hoặc thế kia.

Sự nghiệp chưa xong, công việc nhân sự chưa làm trọn hết trách nhiệm, thân thể bệnh tật, tàn phế, sinh mệnh có hạn v.v… đều có thể tạo nên sự không thỏa mãn và luyến tiếc của con người. Bất kể sự nghiệp của anh ta làm được oanh liệt ra sao, bất kể anh ta đã cống hiến cho xã hội to lớn bao nhiêu, hiến dâng cho người khác bao nhiêu, đã hưởng thọ đến tuổi nào, đều như vậy cả.

Cái lớn nhất trên thế giới là đại dương, so với đại dương lớn hơn là bầu trời, so với bầu trời lớn hơn là lòng dạ con người.

Cho nên, chúng ta không có lúc nào thỏa mãn ham muốn. Cảm giác ham muốn không được thỏa mãn, trước sau đều đi cùng với mỗi một khoảnh khắc sinh mệnh của chúng ta. Chỉ có như thế, chúng ta mới là một người lành mạnh, một người bình thường. Bằng không, một khi có cảm giác thỏa mãn cuối cùng, chúng ta lại trở thành một thằng ngốc, một người ngớ ngẩn, một người chết.

Nhưng do tất cả mọi đau khổ của đời người, trừ những đau đớn về xác thịt ra, phần nhiều đều bắt nguồn từ ham muốn, ham muốn không được thỏa mãn tạo thành vấn đề nhân sinh nghiêm túc nhất.

Cho nên làm sách lược các khoảnh khắc của đời người, chúng ta đặc biệt cần thiết nêu câu nói sau để thảo luận:

Ham muốn và gắng gượng là toàn bộ bản chất của con người. Ðời người giống như chiếc con lắc đồng hồ đung đưa qua lại giữa đau khổ và buồn tẻ. Trên thực tế, đau khổ và buồn tẻ chính là hai bộ phận cấu thành cơ bản nhất của đời người.

Lời nói này đã từng được người ta trích dẫn ra vô số lần. Xin đừng nên đem nó giải thích một cách hời hợt là cái gọi là chủ nghĩa bi quan. Các nhà triết học lĩnh hội trực tiếp ham muốn không được thỏa mãn là sự theo đuổi của đời người, có theo đuổi thì có sự gắng gượng. Như vậy hình thành bản chất nhân sinh chạy nước rút tích cực, cố gắng đọ sức. Cuộc đời như thế đương nhiên không giống như suốt ngày thảnh thơi an nhàn trên bãi cỏ xanh như đệm để tắm ánh nắng vàng của mặt trời. Người này đang phấn đấu, phấn đấu tất nhiên kèm theo giãy giụa của đau khổ, nhất là lúc con người suy nghĩ lại điều mình từng nghĩ, việc mình từng làm, đôi khi cũng không tránh cảm thấy những đau buồn của cô đơn và mệt mỏi.

Nhảy vào trong loại cám dỗ nào đây – trong đêm tối vắng vẻ tĩnh mịch, trong vùng hoang dã mênh mông lặn lội, tìm tòi, sáng tạo, trong gió to sóng dữ giương lên cánh buồm của cuộc đời, xông về phía bờ bên kia, để thực hiện giá trị của sinh mệnh. Như thế có thể huy hoàng vĩ đại, nhưng là đau khổ. Trong ánh trăng lờ mờ cùng với bạn tình đi dạo quanh hồ dưới rặng liễu rủ, trong khách sạn quay, đèn đỏ rượu xanh, vai tựa gối kề ngồi xem ca múa nhẹ nhàng. Thế là mãn nguyện, nhưng cuối cùng lại rơi vào tẻ nhạt. Chọn lựa sao đây để cho một ham muốn nào đó được thỏa mãn? Nhảy vào trong quyến rũ nào đây?

Ðây chẳng phải chính là toàn bộ việc chạy nước rút và gắng gượng của sinh mệnh trong chúng ta sao?

Có thể mỗi thứ đều có một loại thỏa mãn riêng. Khi một người rơi vào việc tiêu khiển và hưởng thụ đến cực độ, không biết chiều nay ở đây chiều mai ở nơi nao, không biết mặt trời và mặt trăng vẫn đang mọc lên và lặn xuống, không biết sáng tạo vì cái gì, không biết giá trị của sinh mệnh ra sao, anh ta không thể có cái đau khổ của buồn tẻ, vô vị, anh ta đang thỏa mãn. Ðó là sự thỏa mãn của buồn tẻ, vô vị. Cũng như thế, khi một người gánh vác sứ mạng cứu vớt nhân loại, toàn tâm toàn ý lao vào tìm tòi và sáng tạo, suốt ngày bận bịu, đêm ngày cảnh giác, anh ta không thể có cảm giác đau khổ, anh ta là thỏa mãn, đó thực là sự thỏa mãn của sáng tạo.

Ðương nhiên, sự thỏa mãn của hai loại đó đều là bề ngoài, là tạm thời, trên thực tế đều không thể thỏa mãn chân chính, không thể có thỏa mãn cuối cùng. Người sáng tạo đem sinh mệnh giao phó cho sáng tạo hoặc đến chết mới thôi. Người quá thanh nhàn vừa đành chịu đêm dài đằng đẵng, năm tháng dài lê thê, lại vừa sợ thời gian ngắn ngủi hoặc tìm Tiên đan để kéo dài sinh mệnh.

Khi ham muốn không được thỏa mãn, ai cũng đều bị giày vò và đau khổ. Chỉ có ham muốn lớn nhỏ khác nhau đem chia đời người thành thấp cao, sang hèn. Do đó cùng với ham muốn không được thỏa mãn chúng ta lại từ đây nhìn nhận ra sự sai khác lớn lao của con người, nhìn ra sự sai khác lớn lao của quan niệm giá trị con người, nhìn ra sự khác biệt to lớn của con người có tác dụng hay không, có cống hiến hay không, có ý nghĩa hay không đối với xã hội. Chúng ta cũng có thể từ đây thấp thoảng thăm dò sự khác biệt to lớn của thế giới nội tâm của người ta đối với sự thể nghiệm của sinh mệnh.

Xã hội loài người có thể dùng văn minh thay cho dã man, từ hoang dã đi tới hiện đại hóa, cũng ở chỗ toàn thể loài người không ngừng vì ham muốn không được thỏa mãn gắng gượng mà thúc đẩy tới thành công. Mà sự gắng gượng của loại không thỏa mãn này tất nhiên là sự gắng gượng của sáng tạo không ngừng, sự đau khổ của sáng tạo không ngừng quyết không thể là sự đau khổ của buồn tẻ, vô vị. Cho nên nói, người thỏa mãn của buồn tẻ vô vị là sâu mọt của xã hội.

Thế giới mênh mông, đời người trên chặng đường khác nhau, không những chỉ sản sinh hai tính chất cầu mong và gắng gượng hoàn toàn khác nhau, mà còn sinh ra những cuộc đời khác nhau về chất. Với tiền đề cùng chung tính chất, do các nguyên nhân phức tạp của chủ quan hoặc khách quan, cũng sản sinh ra cầu mong và gắng gượng có cung bậc hoặc mức độ khác nhau, từ đó sản sinh ra cuộc đời có giới hạn khác nhau. Người ta thông thường theo thuyết năm loại nhu cầu của Abraham Maslow là sự phân chia rõ ràng nhất đối với tầng nấc ham muốn, tức cái gọi là nhu cầu no ấm và ngủ; nhu cầu an toàn, nhu cầu quy thuộc về quần thể, được yêu; nhu cầu tự tôn trọng; nhu cầu tự thực hiện và sáng tạo. Thực ra, năm loại nhu cầu cũng có thể khái quát thành hai loại, tức là hai loại nhu cầu trước thuộc nhu cầu thuộc tính tự nhiên của con người, ba loại nhu cầu sau mới là nhu cầu thuộc tính xã hội của con người. No ấm, ngủ và an toàn, động vật cũng có những nhu cầu này. Nếu như sự cầu mong của một người chỉ dừng lại ở hai loại này, chỉ vì hai loại này không được thỏa mãn mà gắng gượng, thì giới hạn cuộc đời của anh ta vẫn chỉ dừng lại ở tầng nấc của đại tự nhiên, còn chưa trở về hoài bão của con người. Chỉ có quy thuộc, được yêu, tự tôn trọng, tự thực hiện và sáng tạo mới là mong cầu của con người chân chính, gắng gượng vì ba loại này không được thỏa mãn mới là gắng gượng của con người chân chính. Còn có người khác cho rằng quy thuộc và được yêu kiêm cả thuộc tính tự nhiên và thuộc tính xã hội.

Có người gọi là thỏa mãn có thể chỉ là dừng lại ở sự thỏa mãn của tính thuộc tự nhiên. Chúng ta có thể nói, đó là một loại thỏa mãn ngu muội.

Ở xã hội lý tưởng tương lai mà chúng ta hằng mơ ước cầu mong, suốt đời vì nó phấn đấu, xã hội mà tiềm lực của loài người được phát huy đầy đủ, nhân tính được huy động ở mức độ lớn nhất, liệu vẫn phải có gắng gượng của ham muốn không được thỏa mãn không? Câu trả lời khẳng định là:

Chỉ cần loài người còn tồn tại, loài người sẽ không thể thỏa mãn, loài người vẫn phải phát triển, vẫn phải gắng gượng, sẽ có thể có đau khổ. Cái vĩ đại của loài người là ở chỗ đó, cái bi tráng của loài người cũng là ở chỗ đó.

Ham muốn và gắng gượng là toàn bộ bản chất của con người.

Chỉ cần loài người còn tồn tại, loài người sẽ không thể thỏa mãn, loài người vẫn phải phát triển, vẫn phải gắng gượng, sẽ có thể có đau khổ. Ðây là cái vĩ đại của loài người ở chỗ đó, cũng là cái bi tráng của loài người ở chỗ đó.

Ham muốn không được thỏa mãn, hầu như là một luận đề hài hước.

Ham muốn của con người vốn là vô bờ bến, không có điểm dừng. Ngoài những người ngốc và ngớ ngẩn ra, không có một ai có thể giữ được cảm giác thỏa mãn triệt để được lâu. Mặc dù người đời đều nói ?người biết đã đủ bao giờ cũng vui?, mặc dù có người tự xưng anh ta tất cả đều rất thỏa mãn, nhưng ở nơi sâu thẳm trong lòng anh ta vẫn luôn tồn tại sự không thỏa mãn, băn khoăn và luyến tiếc thế này hoặc thế kia.

Sự nghiệp chưa xong, công việc nhân sự chưa làm trọn hết trách nhiệm, thân thể bệnh tật, tàn phế, sinh mệnh có hạn v.v… đều có thể tạo nên sự không thỏa mãn và luyến tiếc của con người. Bất kể sự nghiệp của anh ta làm được oanh liệt ra sao, bất kể anh ta đã cống hiến cho xã hội to lớn bao nhiêu, hiến dâng cho người khác bao nhiêu, đã hưởng thọ đến tuổi nào, đều như vậy cả.

Cái lớn nhất trên thế giới là đại dương, so với đại dương lớn hơn là bầu trời, so với bầu trời lớn hơn là lòng dạ con người.

Cho nên, chúng ta không có lúc nào thỏa mãn ham muốn. Cảm giác ham muốn không được thỏa mãn, trước sau đều đi cùng với mỗi một khoảnh khắc sinh mệnh của chúng ta. Chỉ có như thế, chúng ta mới là một người lành mạnh, một người bình thường. Bằng không, một khi có cảm giác thỏa mãn cuối cùng, chúng ta lại trở thành một thằng ngốc, một người ngớ ngẩn, một người chết.

Nhưng do tất cả mọi đau khổ của đời người, trừ những đau đớn về xác thịt ra, phần nhiều đều bắt nguồn từ ham muốn, ham muốn không được thỏa mãn tạo thành vấn đề nhân sinh nghiêm túc nhất.

Cho nên làm sách lược các khoảnh khắc của đời người, chúng ta đặc biệt cần thiết nêu câu nói sau để thảo luận:

Ham muốn và gắng gượng là toàn bộ bản chất của con người. Ðời người giống như chiếc con lắc đồng hồ đung đưa qua lại giữa đau khổ và buồn tẻ. Trên thực tế, đau khổ và buồn tẻ chính là hai bộ phận cấu thành cơ bản nhất của đời người.

Lời nói này đã từng được người ta trích dẫn ra vô số lần. Xin đừng nên đem nó giải thích một cách hời hợt là cái gọi là chủ nghĩa bi quan. Các nhà triết học lĩnh hội trực tiếp ham muốn không được thỏa mãn là sự theo đuổi của đời người, có theo đuổi thì có sự gắng gượng. Như vậy hình thành bản chất nhân sinh chạy nước rút tích cực, cố gắng đọ sức. Cuộc đời như thế đương nhiên không giống như suốt ngày thảnh thơi an nhàn trên bãi cỏ xanh như đệm để tắm ánh nắng vàng của mặt trời. Người này đang phấn đấu, phấn đấu tất nhiên kèm theo giãy giụa của đau khổ, nhất là lúc con người suy nghĩ lại điều mình từng nghĩ, việc mình từng làm, đôi khi cũng không tránh cảm thấy những đau buồn của cô đơn và mệt mỏi.

Nhảy vào trong loại cám dỗ nào đây – trong đêm tối vắng vẻ tĩnh mịch, trong vùng hoang dã mênh mông lặn lội, tìm tòi, sáng tạo, trong gió to sóng dữ giương lên cánh buồm của cuộc đời, xông về phía bờ bên kia, để thực hiện giá trị của sinh mệnh. Như thế có thể huy hoàng vĩ đại, nhưng là đau khổ. Trong ánh trăng lờ mờ cùng với bạn tình đi dạo quanh hồ dưới rặng liễu rủ, trong khách sạn quay, đèn đỏ rượu xanh, vai tựa gối kề ngồi xem ca múa nhẹ nhàng. Thế là mãn nguyện, nhưng cuối cùng lại rơi vào tẻ nhạt. Chọn lựa sao đây để cho một ham muốn nào đó được thỏa mãn? Nhảy vào trong quyến rũ nào đây?

Ðây chẳng phải chính là toàn bộ việc chạy nước rút và gắng gượng của sinh mệnh trong chúng ta sao?

Có thể mỗi thứ đều có một loại thỏa mãn riêng. Khi một người rơi vào việc tiêu khiển và hưởng thụ đến cực độ, không biết chiều nay ở đây chiều mai ở nơi nao, không biết mặt trời và mặt trăng vẫn đang mọc lên và lặn xuống, không biết sáng tạo vì cái gì, không biết giá trị của sinh mệnh ra sao, anh ta không thể có cái đau khổ của buồn tẻ, vô vị, anh ta đang thỏa mãn. Ðó là sự thỏa mãn của buồn tẻ, vô vị. Cũng như thế, khi một người gánh vác sứ mạng cứu vớt nhân loại, toàn tâm toàn ý lao vào tìm tòi và sáng tạo, suốt ngày bận bịu, đêm ngày cảnh giác, anh ta không thể có cảm giác đau khổ, anh ta là thỏa mãn, đó thực là sự thỏa mãn của sáng tạo.

Ðương nhiên, sự thỏa mãn của hai loại đó đều là bề ngoài, là tạm thời, trên thực tế đều không thể thỏa mãn chân chính, không thể có thỏa mãn cuối cùng. Người sáng tạo đem sinh mệnh giao phó cho sáng tạo hoặc đến chết mới thôi. Người quá thanh nhàn vừa đành chịu đêm dài đằng đẵng, năm tháng dài lê thê, lại vừa sợ thời gian ngắn ngủi hoặc tìm Tiên đan để kéo dài sinh mệnh.

Khi ham muốn không được thỏa mãn, ai cũng đều bị giày vò và đau khổ. Chỉ có ham muốn lớn nhỏ khác nhau đem chia đời người thành thấp cao, sang hèn. Do đó cùng với ham muốn không được thỏa mãn chúng ta lại từ đây nhìn nhận ra sự sai khác lớn lao của con người, nhìn ra sự sai khác lớn lao của quan niệm giá trị con người, nhìn ra sự khác biệt to lớn của con người có tác dụng hay không, có cống hiến hay không, có ý nghĩa hay không đối với xã hội. Chúng ta cũng có thể từ đây thấp thoảng thăm dò sự khác biệt to lớn của thế giới nội tâm của người ta đối với sự thể nghiệm của sinh mệnh.

Xã hội loài người có thể dùng văn minh thay cho dã man, từ hoang dã đi tới hiện đại hóa, cũng ở chỗ toàn thể loài người không ngừng vì ham muốn không được thỏa mãn gắng gượng mà thúc đẩy tới thành công. Mà sự gắng gượng của loại không thỏa mãn này tất nhiên là sự gắng gượng của sáng tạo không ngừng, sự đau khổ của sáng tạo không ngừng quyết không thể là sự đau khổ của buồn tẻ, vô vị. Cho nên nói, người thỏa mãn của buồn tẻ vô vị là sâu mọt của xã hội.

Thế giới mênh mông, đời người trên chặng đường khác nhau, không những chỉ sản sinh hai tính chất cầu mong và gắng gượng hoàn toàn khác nhau, mà còn sinh ra những cuộc đời khác nhau về chất. Với tiền đề cùng chung tính chất, do các nguyên nhân phức tạp của chủ quan hoặc khách quan, cũng sản sinh ra cầu mong và gắng gượng có cung bậc hoặc mức độ khác nhau, từ đó sản sinh ra cuộc đời có giới hạn khác nhau. Người ta thông thường theo thuyết năm loại nhu cầu của Abraham Maslow là sự phân chia rõ ràng nhất đối với tầng nấc ham muốn, tức cái gọi là nhu cầu no ấm và ngủ; nhu cầu an toàn, nhu cầu quy thuộc về quần thể, được yêu; nhu cầu tự tôn trọng; nhu cầu tự thực hiện và sáng tạo. Thực ra, năm loại nhu cầu cũng có thể khái quát thành hai loại, tức là hai loại nhu cầu trước thuộc nhu cầu thuộc tính tự nhiên của con người, ba loại nhu cầu sau mới là nhu cầu thuộc tính xã hội của con người. No ấm, ngủ và an toàn, động vật cũng có những nhu cầu này. Nếu như sự cầu mong của một người chỉ dừng lại ở hai loại này, chỉ vì hai loại này không được thỏa mãn mà gắng gượng, thì giới hạn cuộc đời của anh ta vẫn chỉ dừng lại ở tầng nấc của đại tự nhiên, còn chưa trở về hoài bão của con người. Chỉ có quy thuộc, được yêu, tự tôn trọng, tự thực hiện và sáng tạo mới là mong cầu của con người chân chính, gắng gượng vì ba loại này không được thỏa mãn mới là gắng gượng của con người chân chính. Còn có người khác cho rằng quy thuộc và được yêu kiêm cả thuộc tính tự nhiên và thuộc tính xã hội.

Có người gọi là thỏa mãn có thể chỉ là dừng lại ở sự thỏa mãn của tính thuộc tự nhiên. Chúng ta có thể nói, đó là một loại thỏa mãn ngu muội.

Ở xã hội lý tưởng tương lai mà chúng ta hằng mơ ước cầu mong, suốt đời vì nó phấn đấu, xã hội mà tiềm lực của loài người được phát huy đầy đủ, nhân tính được huy động ở mức độ lớn nhất, liệu vẫn phải có gắng gượng của ham muốn không được thỏa mãn không? Câu trả lời khẳng định là:

Chỉ cần loài người còn tồn tại, loài người sẽ không thể thỏa mãn, loài người vẫn phải phát triển, vẫn phải gắng gượng, sẽ có thể có đau khổ. Cái vĩ đại của loài người là ở chỗ đó, cái bi tráng của loài người cũng là ở chỗ đó.

Bình luận
720
× sticky