-
Thường tưởng là mình đang lừa dối người khác, nhưng trên thực tế đều lại là đang lừa dối mình.
-
Danh dự của vai bạn đang đóng thật ra không phải là danh dự của bản thân bạn.
Thường nói: “Người không làm những điều trái lương tâm, nửa đêm có tiếng gõ cửa vẫn không hoảng sợ”. Ta thấy sau khi làm những điều trái lương tâm, đặc trưng tâm lý quan trọng chính là “run sợ” – một loại tâm trạng đau khổ nhất.
– Một khi làm những điều trái lương tâm, bạn sẽ luôn luôn đề phòng bí mật lộ ra tội ác sẽ đến, suốt ngày lo sợ không yên, chăm chú nghe ngóng. Từng lời nói, từng việc làm, từng nét mặt của mọi người vốn chẳng liên quan gì đến bạn, chỉ vì trong lòng bạn có vấn đề bạn có thể trong lòng sinh nghi, cho là người khác đang ngầm phỉ báng đối với bạn, thường xuyên nơm nớp lo sợ giống như “trâu sợ trăng sáng”.
Kiểu đời người này thật là quá ảm đạm. Nếu biết như thế, việc gì phải như xưa?
Xưa kia có thể là mù quáng nên đã hồ đồ làm như thế. Song nhiều tình huống bạn vốn biết mình đang làm những việc trái lương tâm, cảm thấy lời nói việc làm của mình ngược với lẽ phải, nhưng lại vì không chống lại nổi mọi cám dỗ nên đã làm như thế, đã nói như thế. Có thể lúc ấy tồn tại một tâm lý kiêu hãnh, tưởng là việc này chỉ có trời đất biết thôi, còn người khác không thể biết được, do đó đã táng tận lương tâm, đã làm những việc vốn không nên làm. Sau đó mới phát hiện có không ít chỗ thiếu sót, lộ tẩy rất nhiều, do đó mây đen ùn ùn kéo lên trong lòng. Thế là sản sinh tâm lý lo lắng, sợ sệt và hoảng hốt.
Dù cho bạn làm những việc trái với lương tâm đến mức hoàn toàn giữ được bí mật, quả nhiên chỉ có một mình bạn biết rõ ràng, còn người đời đều không biết, nhưng khi lương tâm của bạn thức tỉnh lại, bạn tất nhiên sẽ từng cơn từng cơn chịu đựng giày vò của lương tâm, vì thế mà trong lòng không yên ổn, ngẩn ngơ như đánh mất cái gì, làm cho bạn càng thêm khó chịu. Có người đã tiêu phí năm tháng một cách ảm đạm như thế, lĩnh nhận cuộc đời đáng buồn tối đen không bóng mặt trời, vẫn không thể làm người được đường đường chính chính.
Nếu như bạn đang nằm trong cảnh ngộ cuộc đời như thế – đã làm một vài việc hoặc nhiều việc trái với lương tâm, trong lòng đang chịu giày vò hoảng sợ thì làm thế nào để thoát ly vũng bùn đau khổ này, bước lên con đường tràn ngập ánh nắng tươi đẹp được?
Không nên lại lừa gạt thế giới nữa, không nên lại lừa gạt người khác nữa, nguyên tắc thông thường giữa người đời chính là thường tưởng mình đang lừa dối người khác, nhưng trên thực tế đều là đang lừa dối mình, đều là đang bịt tai ăn trộm chuông. Bản thân hành vi “lừa gạt” này chính là việc xấu, bạn đã làm những việc trái lương tâm mà muốn bưng bít nó, đó là trên cơ sở đã xấu lại chồng thêm một tầng xấu khác nữa. Bất cứ hành vi xấu xa nào đều không thể duy trì được lâu, tất nhiên sẽ bị đào thải theo quy luật tự nhiên. Những điều trái lương tâm bạn làm là một tồn tại khách quan và do ảnh hưởng cảm giác chủ quan của bạn. Quyết không thể lật ngược lại được, tồn tại khách quan này sẽ chịu ảnh hưởng cảm giác chủ quan của bạn. Bạn mưu toan dùng cái có hay không có của cảm giác chủ quan để quyết định cái có hay không có của tồn tại sự việc khách quan. Ðây rõ ràng là hoang đường, là một kiểu hình thức tư duy của duy tâm luận chủ quan, điển hình. Tục ngữ nói “Nếu muốn người không biết, trừ phi mình không làm”, đã nói rành mạch đạo lý này một cách rất thấu triệt.
Muốn xua tan đám mây đen bao phủ trong lòng, điểm mấu chốt nhất là ở chỗ bạn phải hết sức quyết tâm, vứt bỏ gánh nặng, thả hết mọi vận khí đen đủi đang tích tụ trong lòng, hãy thừa nhận lỗi lầm của bạn trước người khác, dốc hết những lời sám hối với người khác, tuôn ra càng nhiều càng thoải mái. Sám hối là bước đi đầu tiên giải phóng mình, sám hối quá khứ là sự bắt đầu đi đến tương lai sáng sủa. Người ta vẫn thường có thể tha thứ những người tự giác hối hận mình. Thừa nhận lỗi lầm, sám hối triệt để tất nhiên làm cho bạn giành được cuộc sống mới.
Muốn bước đến bước này có thể rất khó khăn, bạn có thể do dự, lưỡng lự, dừng bước không tiến lên hoặc là vừa mới cất bước đi lại dao động. Bạn lo lắng có thể vì thế mà phải chịu tổn thất kinh tế hoặc tổn thất danh dự, trái lại không biết bạn mang một bộ mặt giả dối suốt ngày lo lắng sống trên cái thế giới này, sự đau khổ của tâm linh không biết phải lớn hơn gấp bao nhiêu lần so với điểm tổn thất kinh tế kia. Còn cái mà bạn gọi là tổn thất danh dự, trên thực tế không tồn tại, bạn chỉ cần vứt đi bộ mặt giả dối, mà khôi phục lại bộ mặt chân thực của bạn mà thôi. Giống như là diễn viên cởi bỏ phục trang ra. Danh dự của vai mà bạn đóng thật ra không phải là danh dự của bản thân bạn.
Cho dù do bạn đem một số việc mất mặt thừa nhận với người khác mà dẫn đến một vài tổn thất kinh tế và danh dự, nhưng đây tất nhiên là tạm thời. Bạn vứt đi một? cái tôi cũ ngồi chồm hỗm ở góc xó tối tăm, mà mang một bộ mặt mới mẻ xuất hiện trước mặt người đời, bạn có thể cảm thấy đang sống dưới ánh mặt trời là một sự việc dễ chịu bao nhiêu. Lúc này, bạn nhẹ nhõm toàn thân, tất cả mọi cái của tương lai đều đang rộng mở đối với bạn.
Sáng tạo mình như thế nào không nằm ở quá khứ, mà ở chỗ bắt đầu từ hiện tại, từ tương lại lại bắt đầu từ hiện tại.
Cho nên, thực tế bạn không cần thiết khư khư ôm lấy quá khứ mà nơm nớp lo sợ. Bạn trước đây làm những việc trái lương tâm, chắc chắn đó là việc xấu của quá khứ. Tất cả mọi việc của quá khứ hãy để cho nó qua đi. Nếu như hiện tại bạn vẫn không thể thả “cái tôi” của quá khứ đi, để hiện tại và tương lai vì “cái tôi” của quá khứ mà phải gánh chịu gánh nặng tư tưởng nặng nề, thì giá cuộc đời của bạn sẽ phải trả ra quá lớn.
Ðương nhiên, thừa nhận lỗi lầm với người khác, về tư tưởng giải tỏa được gánh nặng, cuối cùng chỉ là bạn bắt đầu đi đến cuộc đời mới, tức đã hoàn thành bước ngoặt mấu chốt từ cái tôi cũ đến cái tôi mới. Con đường đi về sau hãy còn dài lắm. Muốn bù lại thật sự điều đáng tiếc của đời người do quá khứ làm những điều trái lương tâm, sáng tạo một cái tôi hoàn toàn mới, cần bạn phải từ nay về sau qua thực tiễn lâu dài. Từ nay về sau còn phải biết nắm cánh cửa của trí nhớ bất cứ lúc nào, nó sẽ cảnh giới và thôi thúc của bạn. Con người không thể không phạm sai lầm, nhưng cần phải cố gắng tránh mắc phải những sai lầm giống nhau.
Thường tưởng là mình đang lừa dối người khác, nhưng trên thực tế đều lại là đang lừa dối mình.
Danh dự của vai bạn đang đóng thật ra không phải là danh dự của bản thân bạn.
Thường nói: “Người không làm những điều trái lương tâm, nửa đêm có tiếng gõ cửa vẫn không hoảng sợ”. Ta thấy sau khi làm những điều trái lương tâm, đặc trưng tâm lý quan trọng chính là “run sợ” – một loại tâm trạng đau khổ nhất.
– Một khi làm những điều trái lương tâm, bạn sẽ luôn luôn đề phòng bí mật lộ ra tội ác sẽ đến, suốt ngày lo sợ không yên, chăm chú nghe ngóng. Từng lời nói, từng việc làm, từng nét mặt của mọi người vốn chẳng liên quan gì đến bạn, chỉ vì trong lòng bạn có vấn đề bạn có thể trong lòng sinh nghi, cho là người khác đang ngầm phỉ báng đối với bạn, thường xuyên nơm nớp lo sợ giống như “trâu sợ trăng sáng”.
Kiểu đời người này thật là quá ảm đạm. Nếu biết như thế, việc gì phải như xưa?
Xưa kia có thể là mù quáng nên đã hồ đồ làm như thế. Song nhiều tình huống bạn vốn biết mình đang làm những việc trái lương tâm, cảm thấy lời nói việc làm của mình ngược với lẽ phải, nhưng lại vì không chống lại nổi mọi cám dỗ nên đã làm như thế, đã nói như thế. Có thể lúc ấy tồn tại một tâm lý kiêu hãnh, tưởng là việc này chỉ có trời đất biết thôi, còn người khác không thể biết được, do đó đã táng tận lương tâm, đã làm những việc vốn không nên làm. Sau đó mới phát hiện có không ít chỗ thiếu sót, lộ tẩy rất nhiều, do đó mây đen ùn ùn kéo lên trong lòng. Thế là sản sinh tâm lý lo lắng, sợ sệt và hoảng hốt.
Dù cho bạn làm những việc trái với lương tâm đến mức hoàn toàn giữ được bí mật, quả nhiên chỉ có một mình bạn biết rõ ràng, còn người đời đều không biết, nhưng khi lương tâm của bạn thức tỉnh lại, bạn tất nhiên sẽ từng cơn từng cơn chịu đựng giày vò của lương tâm, vì thế mà trong lòng không yên ổn, ngẩn ngơ như đánh mất cái gì, làm cho bạn càng thêm khó chịu. Có người đã tiêu phí năm tháng một cách ảm đạm như thế, lĩnh nhận cuộc đời đáng buồn tối đen không bóng mặt trời, vẫn không thể làm người được đường đường chính chính.
Nếu như bạn đang nằm trong cảnh ngộ cuộc đời như thế – đã làm một vài việc hoặc nhiều việc trái với lương tâm, trong lòng đang chịu giày vò hoảng sợ thì làm thế nào để thoát ly vũng bùn đau khổ này, bước lên con đường tràn ngập ánh nắng tươi đẹp được?
Không nên lại lừa gạt thế giới nữa, không nên lại lừa gạt người khác nữa, nguyên tắc thông thường giữa người đời chính là thường tưởng mình đang lừa dối người khác, nhưng trên thực tế đều là đang lừa dối mình, đều là đang bịt tai ăn trộm chuông. Bản thân hành vi “lừa gạt” này chính là việc xấu, bạn đã làm những việc trái lương tâm mà muốn bưng bít nó, đó là trên cơ sở đã xấu lại chồng thêm một tầng xấu khác nữa. Bất cứ hành vi xấu xa nào đều không thể duy trì được lâu, tất nhiên sẽ bị đào thải theo quy luật tự nhiên. Những điều trái lương tâm bạn làm là một tồn tại khách quan và do ảnh hưởng cảm giác chủ quan của bạn. Quyết không thể lật ngược lại được, tồn tại khách quan này sẽ chịu ảnh hưởng cảm giác chủ quan của bạn. Bạn mưu toan dùng cái có hay không có của cảm giác chủ quan để quyết định cái có hay không có của tồn tại sự việc khách quan. Ðây rõ ràng là hoang đường, là một kiểu hình thức tư duy của duy tâm luận chủ quan, điển hình. Tục ngữ nói “Nếu muốn người không biết, trừ phi mình không làm”, đã nói rành mạch đạo lý này một cách rất thấu triệt.
Muốn xua tan đám mây đen bao phủ trong lòng, điểm mấu chốt nhất là ở chỗ bạn phải hết sức quyết tâm, vứt bỏ gánh nặng, thả hết mọi vận khí đen đủi đang tích tụ trong lòng, hãy thừa nhận lỗi lầm của bạn trước người khác, dốc hết những lời sám hối với người khác, tuôn ra càng nhiều càng thoải mái. Sám hối là bước đi đầu tiên giải phóng mình, sám hối quá khứ là sự bắt đầu đi đến tương lai sáng sủa. Người ta vẫn thường có thể tha thứ những người tự giác hối hận mình. Thừa nhận lỗi lầm, sám hối triệt để tất nhiên làm cho bạn giành được cuộc sống mới.
Muốn bước đến bước này có thể rất khó khăn, bạn có thể do dự, lưỡng lự, dừng bước không tiến lên hoặc là vừa mới cất bước đi lại dao động. Bạn lo lắng có thể vì thế mà phải chịu tổn thất kinh tế hoặc tổn thất danh dự, trái lại không biết bạn mang một bộ mặt giả dối suốt ngày lo lắng sống trên cái thế giới này, sự đau khổ của tâm linh không biết phải lớn hơn gấp bao nhiêu lần so với điểm tổn thất kinh tế kia. Còn cái mà bạn gọi là tổn thất danh dự, trên thực tế không tồn tại, bạn chỉ cần vứt đi bộ mặt giả dối, mà khôi phục lại bộ mặt chân thực của bạn mà thôi. Giống như là diễn viên cởi bỏ phục trang ra. Danh dự của vai mà bạn đóng thật ra không phải là danh dự của bản thân bạn.
Cho dù do bạn đem một số việc mất mặt thừa nhận với người khác mà dẫn đến một vài tổn thất kinh tế và danh dự, nhưng đây tất nhiên là tạm thời. Bạn vứt đi một? cái tôi cũ ngồi chồm hỗm ở góc xó tối tăm, mà mang một bộ mặt mới mẻ xuất hiện trước mặt người đời, bạn có thể cảm thấy đang sống dưới ánh mặt trời là một sự việc dễ chịu bao nhiêu. Lúc này, bạn nhẹ nhõm toàn thân, tất cả mọi cái của tương lai đều đang rộng mở đối với bạn.
Sáng tạo mình như thế nào không nằm ở quá khứ, mà ở chỗ bắt đầu từ hiện tại, từ tương lại lại bắt đầu từ hiện tại.
Cho nên, thực tế bạn không cần thiết khư khư ôm lấy quá khứ mà nơm nớp lo sợ. Bạn trước đây làm những việc trái lương tâm, chắc chắn đó là việc xấu của quá khứ. Tất cả mọi việc của quá khứ hãy để cho nó qua đi. Nếu như hiện tại bạn vẫn không thể thả “cái tôi” của quá khứ đi, để hiện tại và tương lai vì “cái tôi” của quá khứ mà phải gánh chịu gánh nặng tư tưởng nặng nề, thì giá cuộc đời của bạn sẽ phải trả ra quá lớn.
Ðương nhiên, thừa nhận lỗi lầm với người khác, về tư tưởng giải tỏa được gánh nặng, cuối cùng chỉ là bạn bắt đầu đi đến cuộc đời mới, tức đã hoàn thành bước ngoặt mấu chốt từ cái tôi cũ đến cái tôi mới. Con đường đi về sau hãy còn dài lắm. Muốn bù lại thật sự điều đáng tiếc của đời người do quá khứ làm những điều trái lương tâm, sáng tạo một cái tôi hoàn toàn mới, cần bạn phải từ nay về sau qua thực tiễn lâu dài. Từ nay về sau còn phải biết nắm cánh cửa của trí nhớ bất cứ lúc nào, nó sẽ cảnh giới và thôi thúc của bạn. Con người không thể không phạm sai lầm, nhưng cần phải cố gắng tránh mắc phải những sai lầm giống nhau.