Sách ebook được sưu tầm từ Internet, Bản quyền sách thuộc về Tác giả & Nhà xuất bản. Trang Web hiện đặt quảng cáo để có kinh phí duy trì hoạt động, mong Quý Bạn đọc thông cảm ạ.

99 Khoảnh Khắc Đời Người

Chương 39

Tác giả: Zhang Zi Wen

  • Mỗi một tiến bộ của nền văn minh nhân loại đều kèm theo sự tự hy sinh của vô số người.

  • Làm việc thiện là hạnh phúc chân thực nhất mà người ta có thể thưởng thức được.

Khi chúng ta hiểu rõ giá trị của sinh mệnh, ý nghĩa của sinh mệnh thật ra không thể lấy độ dài ngắn của tuổi thọ và những cái khá trội hay tồi tệ của đời sống vật chất để làm thước đo, thì tâm trạng của chúng ta sẽ thăng hoa đến một tầng thứ mới.

Chúng ta theo đuổi tinh thần vĩnh hằng, theo đuổi sự nghiệp của chúng ta vĩnh hằng.

Thế là chúng ta nghĩ ngay đến Prômêtê.

Ðể cứu vớt khổ nạn của loài người Prômêtê đã ăn trộm ngòi lửa, cho nhân loại văn minh và hạnh phúc, bị thần Dớt trói vào vách đá dựng đứng ở Gaojiasuo, hàng ngày chịu đựng bầy chim ưng mổ xé. Ông tình nguyện bị đưa vào nhà lao chịu mấy vạn năm đau khổ, không muốn khuất phục dưới uy lực của thần Dớt.

Prômêtê đã trở thành ?Ông thánh và người chết vì đạo cao thượng nhất trong cuốn lịch của triết học? (Lời của Marx).

Bà Nữ Oa và Hạ Vũ, Giêsu và Moxi, Thích Ca mâuni, Fatuamuna, Thánh Paul, Thánh Ganđi đều là những người chết vì đạo vĩ đại như thế. Lịch sử của nhân loại đều suy diễn ra từ trong tinh thần hiến thân mình của họ. Họ đã trở thành sự chiêm ngưỡng và thần thánh sùng bái mãi mãi của nhân loại.

Không có tinh thần xả thân của vô số những người chết vì đạo đưa vai ra gánh vác sứ mệnh của nhân loại, thì nhân loại sẽ vĩnh viễn không ra khỏi hoang sơ, không thoát khỏi được khổ nạn.

Chính vì thế, tinh thần hiến thân và nhân cách tự hy sinh,? khí phách can đảm vì nước không sợ chết, sự theo đuổi giữ trọn tấm lòng son soi sáng sử xanh, tinh thần oanh liệt đem máu của mình hiến dâng cho sự nghiệp đã nhận được sự chiêm ngưỡng và sùng bái của chúng ta, lòng tưởng nhớ đối với sự vĩnh hằng của các vị tiền bối xuất phát từ tình cảm như thế.

Trong hai cuộc đại chiến thế giới lần thứ nhất và lần thứ hai, Quốc hội Mỹ đã tặng huân chương cao qúy nhất cho một số anh hùng đã không sợ hy sinh: những người đã liều chết cứu giúp người khác trên chiến trường, những người lấy thân mình đè lên lựu đạn đang nổ để che chở cho đồng đội, những người hy sinh tính mệnh mình để có lợi cho người khác. Ðây là sự tuyên dương đối với nhân cách tự hy sinh.

Mỗi một điểm tiến bộ của văn minh nhân loại đều kèm theo sự tự hy sinh của vô số người. Các nhà khoa học ngoài việc trở nên hốc hác tiều tụy để tìm chân lý, đôi khi còn đặt sinh mệnh của mình lên trên đàn tế của khoa học. Ðể phát hiện nguyên nhân bệnh của bệnh sốt vàng da nhiệt đới Kaluor lấy thân mình làm thí nghiệm suýt nữa thì mất mạng. Laijin thì vì nó mà chết. Hezina Hetuo vì thí nghiệm X quang mà bị bệnh, đầu tiên mất một ngón bàn tay? phải, sau đó lại mất thêm ngón nữa, về sau toàn bộ bàn tay và cẳng tay phải đều bị cưa mất. Nhưng ông vẫn tiếp tục tiến hành thí nghiệm, nếm đủ đau khổ, thậm chí đến lúc lâm chung vẫn ra lệnh cho người khác đem ông khiêng đến phòng thí nghiệm, chỉ đạo công việc thực nghiệm cho tới khi tắt thở.

Sự thăng hoa của sinh mệnh và tình cảm mãnh liệt siêu việt, lòng tự hào của nhân cách vĩ đại, cộng thêm trách nhiệm sứ mệnh nhân loại tự giác, thường thường có thể kích thích sự chọn lựa thiêng liêng của con người tự nguyện hy sinh.

Khi 17 tuổi tốt nghiệp Trung học, trong bài luận văn nổi tiếng đó Marx đã viết như sau:

?Nếu như chúng ta chọn được nghề nghiệp có thể lao động vì hạnh phúc của nhân loại nhất thì gánh nặng sẽ không đè ngã chúng ta, bởi vì đây là sự hiến thân cho mọi người; đó là niềm vui thú mà chúng ta có thể cảm nhận thấy mà không phải là đáng thương hại, có hạn và tự tư, hạnh phúc của chúng ta sẽ thuộc về hàng triệu con người. Sự nghiệp của chúng ta sẽ lặng lẽ, nhưng vĩnh viễn phát huy tác dụng, tồn tại mãi mãi. Còn đứng trước tro xương của chúng ta, những người cao thượng sẽ tưới xuống những giọt nước mắt nóng bỏng?.

Dựa trên động cơ sinh mệnh như thế, Marx đã chiến đấu một đời không biết sợ sệt, đem tinh lực suốt đời hiến dâng cho sự nghiệp mà Người theo đuổi.

Tự hy sinh là phẩm cách cao qúy nhất của loài người, quyết không thể bị bất cứ sự khinh rẻ nào – chỉ có hiến thân vì lợi ích của nhiều người mới là hiến thân chân chính.

Song, chúng ta đã từng sa vào trong vòng thuyết giáo mù quáng, chúng ta đã từng tiếp nhận thuyết giáo không sợ hy sinh kiểu trung hiếu lễ nghĩa hẹp hòi ngu muội, tưởng là không phân biệt trắng đen hễ cứ tự hy sinh đều là vĩ đại, thế thì quả thực đáng thương.

Khi có người muốn bạn bỏ ra sự chọn lựa tự hy sinh, trước hết bạn phải phân biệt sự việc nào đó có giá trị và ý nghĩa của việc vì nó mà hy sinh mình không.

Bạn không nên bị mắc lừa.

Có người ở chỗ đó chỉ hò hét người khác hiến thân, bản thân anh ta lại không dự định hiến thân, anh ta chỉ muốn bày ra đàn tế để hòng đóng vai chủ tế có ý muốn giành lấy đồ lễ của người chịu hy sinh. Bạn không nên mắc vào tròng của người này, vì người này mà hiến thân là điều đáng buồn.

Trong lịch sử Trung Quốc nhiều kẻ trung thành ngu muội đều đã làm đồ lễ như thế, kết quả chỉ là chôn vùi mình một cách vô ích. Công tử Thân vì làm cho Sở Trang Vương sống lâu đã giết con tê ngưu cái đi theo, cuối cùng mình chết sớm là người như vậy; Danh y Thái Chí dùng phương pháp ?kích nộ? (gây giận dữ) trị khỏi bệnh cho Tề Dẫn Vương, rốt cuộc gặp họa bị giết cũng là người như thế.

Có người để bảo hộ đặc quyền của một mình anh ta không bị xâm phạm, để làm cho địa vị trong thiên hạ của nhà anh ta lưu truyền vĩnh viễn, mà xúi giục hoặc điều khiển nhân dân đi làm bia đỡ đạn, vì anh ta mà liều mình, vì anh ta mà hy sinh.

Bạn không nên đi làm bia đỡ đạn như thế.

Chỉ có vì lợi ích của cả quốc gia, vì lợi ích của nhân dân, vì nền văn minh và tiến bộ của xã hội loài người mới đáng bạn phải liều mình, mới đáng hy sinh mình.

Mỗi người đều có một thế giới độc lập hoàn chỉnh, mỗi người đều chỉ có một lần sống, cho nên dũng cảm tự hy sinh cũng là hành vi tương đối hiếm thấy của nhân loại, là một trình độ nhân cách hoàn mỹ, thật ra không phải mọi người đều có thể làm được việc đó. Hình thành phẩm cách cao thượng này, thực hiện hành vi cao thượng này cũng không phải là bồng bột ngẫu nhiên nhất thời, nó cần phải trải qua một chặng đường dài rèn luyện tâm lý và tu dưỡng phẩm hạnh, ngoài ra còn cần phải nhất cử nhất động bắt đầu từ những việc bình thường trước mắt.

Chính vì thế, thích làm việc thiện mà không cầu mong đền đáp, thường xuyên san xẻ thời gian và tinh lực làm một số sự việc cho người khác, cũng sẽ là một loại tự hy sinh. Sự đền đáp của loại tự hy sinh này hoàn toàn chỉ là sự thỏa mãn và thư thái tâm linh của mình.

Có người lý giải việc làm điều thiện là ?niềm hạnh phúc chân thực nhất mà lòng người có thể lĩnh hội được?. Sự đền đáp làm việc thiện và tự hy sinh cũng chính là ở chỗ lĩnh hội được niềm hạnh phúc chân thực này.

Ở đây, thật ra không tồn tại bất kỳ kỹ xảo thao tác cuộc đời nào, chỉ có sự truy vấn và chiếm hữu đối với vĩnh hằng, đối với ý nghĩa cơ bản của đời người, đây là sự chiếm hữu của nhân cách và tinh thần, cũng là làm phong phú và bổ xung chân chính của đời người.

Taigel đã xem sự tự hy sinh là sức mạnh cao cả của loài ngoài theo đuổi mức độ hoàn mỹ. Ông nói: ?Ðời người một mặt có mong muốn theo đuổi vui vẻ thoải mái, mặt khác lại hướng về sự tự hy sinh. Khi điều trước gặp thất vọng, điều sau sẽ có được sức mạnh. Như vậy, chúng đã phát hiện ra phạm vi hoàn mỹ hơn, đem tâm hồn chất đầy một loại nhiệt tình cao cả?.

Theo đuổi vui vẻ thoải mái là thống nhất với theo đuổi cao cả. Nhưng vui vẻ thoải mái không nhất định là cao cả, còn trong cao cả thì chứa đựng vui vẻ thoải mái, chứa đựng đau khổ và giãy giụa, thất bại và bi tráng, chứa đựng tự hy sinh.

Chính vì thế, bạn muốn sống được phong phú mà đầy đủ, bạn muốn thưởng thức niềm hạnh phúc chân chính, chỉ có tự hy sinh không ngừng làm điều thiện cho người khác mới có thể thực hiện.

Nếu không thì, bạn không mất một cái lông, chỉ muốn thu nhận, tham không biết chán, cuộc đời bạn vĩnh viễn không thể bổ xung, cũng sẽ vĩnh viễn không được thưởng thức niềm vui vẻ chân chính và mùi vị của hạnh phúc.

Mỗi một tiến bộ của nền văn minh nhân loại đều kèm theo sự tự hy sinh của vô số người.

Làm việc thiện là hạnh phúc chân thực nhất mà người ta có thể thưởng thức được.

Khi chúng ta hiểu rõ giá trị của sinh mệnh, ý nghĩa của sinh mệnh thật ra không thể lấy độ dài ngắn của tuổi thọ và những cái khá trội hay tồi tệ của đời sống vật chất để làm thước đo, thì tâm trạng của chúng ta sẽ thăng hoa đến một tầng thứ mới.

Chúng ta theo đuổi tinh thần vĩnh hằng, theo đuổi sự nghiệp của chúng ta vĩnh hằng.

Thế là chúng ta nghĩ ngay đến Prômêtê.

Ðể cứu vớt khổ nạn của loài người Prômêtê đã ăn trộm ngòi lửa, cho nhân loại văn minh và hạnh phúc, bị thần Dớt trói vào vách đá dựng đứng ở Gaojiasuo, hàng ngày chịu đựng bầy chim ưng mổ xé. Ông tình nguyện bị đưa vào nhà lao chịu mấy vạn năm đau khổ, không muốn khuất phục dưới uy lực của thần Dớt.

Prômêtê đã trở thành ?Ông thánh và người chết vì đạo cao thượng nhất trong cuốn lịch của triết học? (Lời của Marx).

Bà Nữ Oa và Hạ Vũ, Giêsu và Moxi, Thích Ca mâuni, Fatuamuna, Thánh Paul, Thánh Ganđi đều là những người chết vì đạo vĩ đại như thế. Lịch sử của nhân loại đều suy diễn ra từ trong tinh thần hiến thân mình của họ. Họ đã trở thành sự chiêm ngưỡng và thần thánh sùng bái mãi mãi của nhân loại.

Không có tinh thần xả thân của vô số những người chết vì đạo đưa vai ra gánh vác sứ mệnh của nhân loại, thì nhân loại sẽ vĩnh viễn không ra khỏi hoang sơ, không thoát khỏi được khổ nạn.

Chính vì thế, tinh thần hiến thân và nhân cách tự hy sinh,? khí phách can đảm vì nước không sợ chết, sự theo đuổi giữ trọn tấm lòng son soi sáng sử xanh, tinh thần oanh liệt đem máu của mình hiến dâng cho sự nghiệp đã nhận được sự chiêm ngưỡng và sùng bái của chúng ta, lòng tưởng nhớ đối với sự vĩnh hằng của các vị tiền bối xuất phát từ tình cảm như thế.

Trong hai cuộc đại chiến thế giới lần thứ nhất và lần thứ hai, Quốc hội Mỹ đã tặng huân chương cao qúy nhất cho một số anh hùng đã không sợ hy sinh: những người đã liều chết cứu giúp người khác trên chiến trường, những người lấy thân mình đè lên lựu đạn đang nổ để che chở cho đồng đội, những người hy sinh tính mệnh mình để có lợi cho người khác. Ðây là sự tuyên dương đối với nhân cách tự hy sinh.

Mỗi một điểm tiến bộ của văn minh nhân loại đều kèm theo sự tự hy sinh của vô số người. Các nhà khoa học ngoài việc trở nên hốc hác tiều tụy để tìm chân lý, đôi khi còn đặt sinh mệnh của mình lên trên đàn tế của khoa học. Ðể phát hiện nguyên nhân bệnh của bệnh sốt vàng da nhiệt đới Kaluor lấy thân mình làm thí nghiệm suýt nữa thì mất mạng. Laijin thì vì nó mà chết. Hezina Hetuo vì thí nghiệm X quang mà bị bệnh, đầu tiên mất một ngón bàn tay? phải, sau đó lại mất thêm ngón nữa, về sau toàn bộ bàn tay và cẳng tay phải đều bị cưa mất. Nhưng ông vẫn tiếp tục tiến hành thí nghiệm, nếm đủ đau khổ, thậm chí đến lúc lâm chung vẫn ra lệnh cho người khác đem ông khiêng đến phòng thí nghiệm, chỉ đạo công việc thực nghiệm cho tới khi tắt thở.

Sự thăng hoa của sinh mệnh và tình cảm mãnh liệt siêu việt, lòng tự hào của nhân cách vĩ đại, cộng thêm trách nhiệm sứ mệnh nhân loại tự giác, thường thường có thể kích thích sự chọn lựa thiêng liêng của con người tự nguyện hy sinh.

Khi 17 tuổi tốt nghiệp Trung học, trong bài luận văn nổi tiếng đó Marx đã viết như sau:

?Nếu như chúng ta chọn được nghề nghiệp có thể lao động vì hạnh phúc của nhân loại nhất thì gánh nặng sẽ không đè ngã chúng ta, bởi vì đây là sự hiến thân cho mọi người; đó là niềm vui thú mà chúng ta có thể cảm nhận thấy mà không phải là đáng thương hại, có hạn và tự tư, hạnh phúc của chúng ta sẽ thuộc về hàng triệu con người. Sự nghiệp của chúng ta sẽ lặng lẽ, nhưng vĩnh viễn phát huy tác dụng, tồn tại mãi mãi. Còn đứng trước tro xương của chúng ta, những người cao thượng sẽ tưới xuống những giọt nước mắt nóng bỏng?.

Dựa trên động cơ sinh mệnh như thế, Marx đã chiến đấu một đời không biết sợ sệt, đem tinh lực suốt đời hiến dâng cho sự nghiệp mà Người theo đuổi.

Tự hy sinh là phẩm cách cao qúy nhất của loài người, quyết không thể bị bất cứ sự khinh rẻ nào – chỉ có hiến thân vì lợi ích của nhiều người mới là hiến thân chân chính.

Song, chúng ta đã từng sa vào trong vòng thuyết giáo mù quáng, chúng ta đã từng tiếp nhận thuyết giáo không sợ hy sinh kiểu trung hiếu lễ nghĩa hẹp hòi ngu muội, tưởng là không phân biệt trắng đen hễ cứ tự hy sinh đều là vĩ đại, thế thì quả thực đáng thương.

Khi có người muốn bạn bỏ ra sự chọn lựa tự hy sinh, trước hết bạn phải phân biệt sự việc nào đó có giá trị và ý nghĩa của việc vì nó mà hy sinh mình không.

Bạn không nên bị mắc lừa.

Có người ở chỗ đó chỉ hò hét người khác hiến thân, bản thân anh ta lại không dự định hiến thân, anh ta chỉ muốn bày ra đàn tế để hòng đóng vai chủ tế có ý muốn giành lấy đồ lễ của người chịu hy sinh. Bạn không nên mắc vào tròng của người này, vì người này mà hiến thân là điều đáng buồn.

Trong lịch sử Trung Quốc nhiều kẻ trung thành ngu muội đều đã làm đồ lễ như thế, kết quả chỉ là chôn vùi mình một cách vô ích. Công tử Thân vì làm cho Sở Trang Vương sống lâu đã giết con tê ngưu cái đi theo, cuối cùng mình chết sớm là người như vậy; Danh y Thái Chí dùng phương pháp ?kích nộ? (gây giận dữ) trị khỏi bệnh cho Tề Dẫn Vương, rốt cuộc gặp họa bị giết cũng là người như thế.

Có người để bảo hộ đặc quyền của một mình anh ta không bị xâm phạm, để làm cho địa vị trong thiên hạ của nhà anh ta lưu truyền vĩnh viễn, mà xúi giục hoặc điều khiển nhân dân đi làm bia đỡ đạn, vì anh ta mà liều mình, vì anh ta mà hy sinh.

Bạn không nên đi làm bia đỡ đạn như thế.

Chỉ có vì lợi ích của cả quốc gia, vì lợi ích của nhân dân, vì nền văn minh và tiến bộ của xã hội loài người mới đáng bạn phải liều mình, mới đáng hy sinh mình.

Mỗi người đều có một thế giới độc lập hoàn chỉnh, mỗi người đều chỉ có một lần sống, cho nên dũng cảm tự hy sinh cũng là hành vi tương đối hiếm thấy của nhân loại, là một trình độ nhân cách hoàn mỹ, thật ra không phải mọi người đều có thể làm được việc đó. Hình thành phẩm cách cao thượng này, thực hiện hành vi cao thượng này cũng không phải là bồng bột ngẫu nhiên nhất thời, nó cần phải trải qua một chặng đường dài rèn luyện tâm lý và tu dưỡng phẩm hạnh, ngoài ra còn cần phải nhất cử nhất động bắt đầu từ những việc bình thường trước mắt.

Chính vì thế, thích làm việc thiện mà không cầu mong đền đáp, thường xuyên san xẻ thời gian và tinh lực làm một số sự việc cho người khác, cũng sẽ là một loại tự hy sinh. Sự đền đáp của loại tự hy sinh này hoàn toàn chỉ là sự thỏa mãn và thư thái tâm linh của mình.

Có người lý giải việc làm điều thiện là ?niềm hạnh phúc chân thực nhất mà lòng người có thể lĩnh hội được?. Sự đền đáp làm việc thiện và tự hy sinh cũng chính là ở chỗ lĩnh hội được niềm hạnh phúc chân thực này.

Ở đây, thật ra không tồn tại bất kỳ kỹ xảo thao tác cuộc đời nào, chỉ có sự truy vấn và chiếm hữu đối với vĩnh hằng, đối với ý nghĩa cơ bản của đời người, đây là sự chiếm hữu của nhân cách và tinh thần, cũng là làm phong phú và bổ xung chân chính của đời người.

Taigel đã xem sự tự hy sinh là sức mạnh cao cả của loài ngoài theo đuổi mức độ hoàn mỹ. Ông nói: ?Ðời người một mặt có mong muốn theo đuổi vui vẻ thoải mái, mặt khác lại hướng về sự tự hy sinh. Khi điều trước gặp thất vọng, điều sau sẽ có được sức mạnh. Như vậy, chúng đã phát hiện ra phạm vi hoàn mỹ hơn, đem tâm hồn chất đầy một loại nhiệt tình cao cả?.

Theo đuổi vui vẻ thoải mái là thống nhất với theo đuổi cao cả. Nhưng vui vẻ thoải mái không nhất định là cao cả, còn trong cao cả thì chứa đựng vui vẻ thoải mái, chứa đựng đau khổ và giãy giụa, thất bại và bi tráng, chứa đựng tự hy sinh.

Chính vì thế, bạn muốn sống được phong phú mà đầy đủ, bạn muốn thưởng thức niềm hạnh phúc chân chính, chỉ có tự hy sinh không ngừng làm điều thiện cho người khác mới có thể thực hiện.

Nếu không thì, bạn không mất một cái lông, chỉ muốn thu nhận, tham không biết chán, cuộc đời bạn vĩnh viễn không thể bổ xung, cũng sẽ vĩnh viễn không được thưởng thức niềm vui vẻ chân chính và mùi vị của hạnh phúc.

Bình luận