-
Tham đòi hỏi ăn, mặc, ở, chơi bời xa xỉ quá mức, chỉ có thể mang lại tai họa khôn lường.
-
Nếu như người ta quá hám hưởng thụ, lười biếng mà lại ăn không nằm khoèo, không thường động tay động não thì có thể tăng nhanh già yếu đến tử vong.
Mọi người đều theo đuổi hưởng thụ, một đời của con người cũng là một đời của hưởng thụ. Bất kể là hưởng thụ vật chất hay hưởng thụ tinh thần, mọi người đều mong muốn có được nó. Ðây là động cơ đầu tiên của đời người.
Song, chỉ có với trạng thái thân thể và tinh thần đều khỏe mạnh, con người mới có được cảm giác của hưởng thụ.
Một hôm, ông A gặp ông B. Ông A hỏi: “Ông anh, dạo này như thế nào?”
Ông B trả lời: “Mọi thứ khác đều còn cảm thấy được, chỉ có thân thể không được tốt lắm”. Tiếp đó liền hỏi ông A: ‘Còn ông anh thì sao?”
Ông A đáp: “Tôi và ông hoàn toàn ngược nhau. Thân thể còn được, chỉ có các thứ khác đều cảm thấy chẳng ra sao cả”.
Hai ông A và B đều không có được niềm vui thú hưởng thụ đời người, bởi vì ông A tinh thần không tốt, còn ông B thì thân thể không an toàn. Ðây là chúng ta từ trạng thái tồn tại của cuộc đời nào đó để lý giải hưởng thụ.
Nếu như từ trạng thái thế giới bên ngoài cho chúng ta để lý giải, thì chỉ có khi thế giới bên ngoài – bất kể là những thứ của vật chất, những thứ của tinh thần, bất kể là ăn, mặc, ở, đi lại, tiếng hát, sắc đẹp, vui chơi – làm cho thể xác và tinh thần của chúng ta đều thích nghi, chúng ta mới có cảm giác hưởng thụ đời người. “Thích nghi” chính là vừa phải, vừa không phải là bất cập lại vừa không phải là thái quá, không thiên lệch về cái nào phù hợp tinh thần trung dung. ở đây, bất cập chính là thiếu thốn, khiếm khuyết, không đủ, cũng tức là bần cùng. Cùng thì phải biến chính là chỉ từ thiếu thốn không thích nghi hưởng thụ mà thông qua phấn đấu biến thành thích nghi hưởng thụ. “Thái quá” chính là quá mức, chính là xa xỉ. Xa xỉ và bần cùng đều không thích nghi với hưởng thụ của con người như nhau. Kiềm chế xa xỉ chính là chỉ từ quá mức không thích nghi với hưởng thụ mà thông qua kiềm chế biến thành thích nghi hưởng thụ. Ðối với hưởng thụ cuộc đời để xem xét, cố gắng phấn đấu và kiềm chế xa xỉ có ý nghĩa quan trọng ngang nhau. Hơn nữa đối với văn minh và tiến bộ của xã hội để xem xét, cũng có giá trị ngang nhau, cái trước đem không đủ bù cho đủ, còn cái sau thì đem dư thừa tiết kiệm bớt.
Mọi người chúng ta đều rất dễ dàng lý giải bần cùng không thích nghi hưởng thụ của con người, như đói rét không thích nghi thể xác của con người, không có sách đọc không thích nghi với tinh thần con người có văn hóa, lại không dễ dàng lý giải tham làm đòi hỏi hưởng thụ quá mức, tức xa xỉ và bần cùng không thích nghi hưởng thụ như nhau. Trên điểm này, cổ nhân của Trung quốc đã lĩnh hội được rất sâu sắc, trí tuệ trung dung mà họ biểu hiện hầu như hoàn mỹ đến mức không thể xoi mói được. Họ cho rằng: người yêu quý sinh mệnh bản thân, giỏi về hưởng thụ đời người, biết may cắt quần áo có thể làm cho thân thể được ấm áp là được. Không tham đòi hỏi quá dầy quá ấm, quá dầy quá ấm làm cho người bí tắc mạch lạc, khí huyết không lưu thông. ?n uống hợp khẩu vị, thỏa mãn bụng đói là được rồi, không tham đòi hỏi của ngon vật lạ quá mức, càng không thể ăn quá no. Ăn quá no tất nhiên làm cho dạ dầy quá đầy, dạ dầy quá đầy, ngực bụng sẽ có thể bị căng buồn bực, ngực bụng căng buồn bực sẽ có thể toàn thân không thông suốt, đây chính là béo tốt làm hại xương cốt. Phòng ở không tham đòi hỏi quá cao lớn, trống rộng, phòng quá cao lớn trống rộng nhiều âm khí, nhiều âm khí thì có thể sinh ra bệnh đột nhiên hôn mê bị ngã và tứ chi lạnh buốt (Jue Syndrome). Nghe âm nhạc chỉ ở chỗ làm cho tính tình của mình bình tĩnh yên vui là được, không nên nghe những điệu nhạc thê thảm đồi trụy, như thế làm cho người ta hậm hực không vui. Cũng không nên đi nghe những điệu nhạc ồn ào ầm ỹ quá tiếng sét, như thế có thể làm cho người ta càng thêm nóng nảy không yên (tôi nghĩ, những băng nhạc như sấm sét ngày nay đang thịnh hành gần như hò hét một cách điên cuồng, đối với thần kinh và tinh thần của con người có ích chăng? Có hại chăng? Có trái ngược với giá trị của âm nhạc chăng? Ðang đợi chờ sự thảo luận đánh giá của lý luận và nghiệm chứng của thực tiễn). Tham đòi hỏi ăn, mặc, ở, đi lại quá mức, chỉ có thể mang lại tai họa khôn lường, dẫn đến toàn thân phù nề, gân cốt tích trệ không thông, huyết mạch nghẽn tắc không lưu thông, cửu khiếu trống rỗng mất cơ năng bình thường.
Người xưa cho rằng, vạn sự vạn vật của thế giới, vốn là dùng để nuôi dạy sinh mệnh, nhưng lại có người vì tham đòi hỏi hưởng thụ vạn vật quá nhiều là làm cho vạn vật ngược lại trở thành tai họa làm hao tổn sinh mệnh của họ. Ví như tham đòi hỏi hưởng thụ xe cộ quá nhiều, ra khỏi cửa là ngồi xe, đi về nhà lại ngồi xe, chân không bén đất, phải đạt được mức dễ chịu, chiếc xe này trở thành nguyên nhân làm chân của anh ta sinh bệnh. Vì tham đòi hỏi hưởng thụ thịt béo rượu ngon quá nhiều, ăn no uống đã, thâu đêm suốt sáng, rượu thịt đó lại trở thành thuốc độc làm thủng dạ dầy và ruột của anh ta. Anh ta vì tham đòi hỏi hưởng thụ gái đẹp và hoan lạc quá nhiều, chìm đắm trong nữ sắc và dâm ô, gái đẹp và hoan lạc bèn trở thành lưỡi rìu sắc ngọt chặt đứt sinh mệnh của anh ta.
Những việc như vậy, hễ là hám hưởng thụ quá mức, kết quả của nó đều trở nên không những không được hưởng thụ, ngược lại lại làm hại mình, thật sự mình làm mình chịu.
Trong lý luận của người Trung quốc xưa về giữ gìn sinh mệnh của mình, hợp lý hưởng thụ đời người, thuyết mang đặc sắc trí tuệ Trung quốc nhất là thuyết vận động sinh mệnh. Họ cho rằng sinh mệnh vốn bắt nguồn từ tinh khí, muốn làm cho sinh mệnh khỏe mạnh, sống lâu chính là phải tích tụ tinh khí, vận chuyển tinh khí. Tích tụ để vận chuyển, vận chuyển mới có thể tích tụ. Nước chảy không sinh gỉ, chốt cửa không bị mối, sinh mệnh trong vận động, người cần phải không ngừng hoạt động làm lụng, làm cho toàn thân nằm trong trạng thái hoạt bát để giữ cho khắp người tinh khí lưu thông. Bằng không, nếu như tham đòi hỏi nhàn hạ quá mức, lười biếng trở thành bản tính, không hoạt động, không làm lụng, tinh khí trong thân người sẽ không thể vận hành mà dẫn đến tích tụ ứ đọng lại. Tích tụ ở phần đầu thì đầu sưng mặt phù, tích tụ ở phần tai thì tai ù, tai điếc, tích tụ ở phần mắt thì khoang mắt sưng đỏ, thị lực suy giảm, tích tụ ở phần mũi thì đường mũi bị ngạt không thông, tích tụ ở phần bụng thì bụng buồn bực căng đầy, tích tụ ở phần chân thì chân sưng, chân mềm. Chúng ta còn biết, nếu như người ta hám hưởng thụ quá mức, lười biếng mà lại ăn không nằm khoèo, không thường động chân động não thì có thể tăng nhanh già yếu đến tử vong.
Trong thời đại biến đổi nhanh chóng ngày nay, nếu chúng ta tham đòi hỏi an nhàn quá mức, không thường xuyên đi tiếp xúc với xã hội, tiếp xúc với đại chúng và thực tế dấn thân vào dòng thác cải cách, chúng ta sẽ rất nhanh chóng sản sinh cảm giác bị thời đại vứt bỏ.
Tham đòi hỏi ăn, mặc, ở, chơi bời xa xỉ quá mức, chỉ có thể mang lại tai họa khôn lường.
Nếu như người ta quá hám hưởng thụ, lười biếng mà lại ăn không nằm khoèo, không thường động tay động não thì có thể tăng nhanh già yếu đến tử vong.
Mọi người đều theo đuổi hưởng thụ, một đời của con người cũng là một đời của hưởng thụ. Bất kể là hưởng thụ vật chất hay hưởng thụ tinh thần, mọi người đều mong muốn có được nó. Ðây là động cơ đầu tiên của đời người.
Song, chỉ có với trạng thái thân thể và tinh thần đều khỏe mạnh, con người mới có được cảm giác của hưởng thụ.
Một hôm, ông A gặp ông B. Ông A hỏi: “Ông anh, dạo này như thế nào?”
Ông B trả lời: “Mọi thứ khác đều còn cảm thấy được, chỉ có thân thể không được tốt lắm”. Tiếp đó liền hỏi ông A: ‘Còn ông anh thì sao?”
Ông A đáp: “Tôi và ông hoàn toàn ngược nhau. Thân thể còn được, chỉ có các thứ khác đều cảm thấy chẳng ra sao cả”.
Hai ông A và B đều không có được niềm vui thú hưởng thụ đời người, bởi vì ông A tinh thần không tốt, còn ông B thì thân thể không an toàn. Ðây là chúng ta từ trạng thái tồn tại của cuộc đời nào đó để lý giải hưởng thụ.
Nếu như từ trạng thái thế giới bên ngoài cho chúng ta để lý giải, thì chỉ có khi thế giới bên ngoài – bất kể là những thứ của vật chất, những thứ của tinh thần, bất kể là ăn, mặc, ở, đi lại, tiếng hát, sắc đẹp, vui chơi – làm cho thể xác và tinh thần của chúng ta đều thích nghi, chúng ta mới có cảm giác hưởng thụ đời người. “Thích nghi” chính là vừa phải, vừa không phải là bất cập lại vừa không phải là thái quá, không thiên lệch về cái nào phù hợp tinh thần trung dung. ở đây, bất cập chính là thiếu thốn, khiếm khuyết, không đủ, cũng tức là bần cùng. Cùng thì phải biến chính là chỉ từ thiếu thốn không thích nghi hưởng thụ mà thông qua phấn đấu biến thành thích nghi hưởng thụ. “Thái quá” chính là quá mức, chính là xa xỉ. Xa xỉ và bần cùng đều không thích nghi với hưởng thụ của con người như nhau. Kiềm chế xa xỉ chính là chỉ từ quá mức không thích nghi với hưởng thụ mà thông qua kiềm chế biến thành thích nghi hưởng thụ. Ðối với hưởng thụ cuộc đời để xem xét, cố gắng phấn đấu và kiềm chế xa xỉ có ý nghĩa quan trọng ngang nhau. Hơn nữa đối với văn minh và tiến bộ của xã hội để xem xét, cũng có giá trị ngang nhau, cái trước đem không đủ bù cho đủ, còn cái sau thì đem dư thừa tiết kiệm bớt.
Mọi người chúng ta đều rất dễ dàng lý giải bần cùng không thích nghi hưởng thụ của con người, như đói rét không thích nghi thể xác của con người, không có sách đọc không thích nghi với tinh thần con người có văn hóa, lại không dễ dàng lý giải tham làm đòi hỏi hưởng thụ quá mức, tức xa xỉ và bần cùng không thích nghi hưởng thụ như nhau. Trên điểm này, cổ nhân của Trung quốc đã lĩnh hội được rất sâu sắc, trí tuệ trung dung mà họ biểu hiện hầu như hoàn mỹ đến mức không thể xoi mói được. Họ cho rằng: người yêu quý sinh mệnh bản thân, giỏi về hưởng thụ đời người, biết may cắt quần áo có thể làm cho thân thể được ấm áp là được. Không tham đòi hỏi quá dầy quá ấm, quá dầy quá ấm làm cho người bí tắc mạch lạc, khí huyết không lưu thông. ?n uống hợp khẩu vị, thỏa mãn bụng đói là được rồi, không tham đòi hỏi của ngon vật lạ quá mức, càng không thể ăn quá no. Ăn quá no tất nhiên làm cho dạ dầy quá đầy, dạ dầy quá đầy, ngực bụng sẽ có thể bị căng buồn bực, ngực bụng căng buồn bực sẽ có thể toàn thân không thông suốt, đây chính là béo tốt làm hại xương cốt. Phòng ở không tham đòi hỏi quá cao lớn, trống rộng, phòng quá cao lớn trống rộng nhiều âm khí, nhiều âm khí thì có thể sinh ra bệnh đột nhiên hôn mê bị ngã và tứ chi lạnh buốt (Jue Syndrome). Nghe âm nhạc chỉ ở chỗ làm cho tính tình của mình bình tĩnh yên vui là được, không nên nghe những điệu nhạc thê thảm đồi trụy, như thế làm cho người ta hậm hực không vui. Cũng không nên đi nghe những điệu nhạc ồn ào ầm ỹ quá tiếng sét, như thế có thể làm cho người ta càng thêm nóng nảy không yên (tôi nghĩ, những băng nhạc như sấm sét ngày nay đang thịnh hành gần như hò hét một cách điên cuồng, đối với thần kinh và tinh thần của con người có ích chăng? Có hại chăng? Có trái ngược với giá trị của âm nhạc chăng? Ðang đợi chờ sự thảo luận đánh giá của lý luận và nghiệm chứng của thực tiễn). Tham đòi hỏi ăn, mặc, ở, đi lại quá mức, chỉ có thể mang lại tai họa khôn lường, dẫn đến toàn thân phù nề, gân cốt tích trệ không thông, huyết mạch nghẽn tắc không lưu thông, cửu khiếu trống rỗng mất cơ năng bình thường.
Người xưa cho rằng, vạn sự vạn vật của thế giới, vốn là dùng để nuôi dạy sinh mệnh, nhưng lại có người vì tham đòi hỏi hưởng thụ vạn vật quá nhiều là làm cho vạn vật ngược lại trở thành tai họa làm hao tổn sinh mệnh của họ. Ví như tham đòi hỏi hưởng thụ xe cộ quá nhiều, ra khỏi cửa là ngồi xe, đi về nhà lại ngồi xe, chân không bén đất, phải đạt được mức dễ chịu, chiếc xe này trở thành nguyên nhân làm chân của anh ta sinh bệnh. Vì tham đòi hỏi hưởng thụ thịt béo rượu ngon quá nhiều, ăn no uống đã, thâu đêm suốt sáng, rượu thịt đó lại trở thành thuốc độc làm thủng dạ dầy và ruột của anh ta. Anh ta vì tham đòi hỏi hưởng thụ gái đẹp và hoan lạc quá nhiều, chìm đắm trong nữ sắc và dâm ô, gái đẹp và hoan lạc bèn trở thành lưỡi rìu sắc ngọt chặt đứt sinh mệnh của anh ta.
Những việc như vậy, hễ là hám hưởng thụ quá mức, kết quả của nó đều trở nên không những không được hưởng thụ, ngược lại lại làm hại mình, thật sự mình làm mình chịu.
Trong lý luận của người Trung quốc xưa về giữ gìn sinh mệnh của mình, hợp lý hưởng thụ đời người, thuyết mang đặc sắc trí tuệ Trung quốc nhất là thuyết vận động sinh mệnh. Họ cho rằng sinh mệnh vốn bắt nguồn từ tinh khí, muốn làm cho sinh mệnh khỏe mạnh, sống lâu chính là phải tích tụ tinh khí, vận chuyển tinh khí. Tích tụ để vận chuyển, vận chuyển mới có thể tích tụ. Nước chảy không sinh gỉ, chốt cửa không bị mối, sinh mệnh trong vận động, người cần phải không ngừng hoạt động làm lụng, làm cho toàn thân nằm trong trạng thái hoạt bát để giữ cho khắp người tinh khí lưu thông. Bằng không, nếu như tham đòi hỏi nhàn hạ quá mức, lười biếng trở thành bản tính, không hoạt động, không làm lụng, tinh khí trong thân người sẽ không thể vận hành mà dẫn đến tích tụ ứ đọng lại. Tích tụ ở phần đầu thì đầu sưng mặt phù, tích tụ ở phần tai thì tai ù, tai điếc, tích tụ ở phần mắt thì khoang mắt sưng đỏ, thị lực suy giảm, tích tụ ở phần mũi thì đường mũi bị ngạt không thông, tích tụ ở phần bụng thì bụng buồn bực căng đầy, tích tụ ở phần chân thì chân sưng, chân mềm. Chúng ta còn biết, nếu như người ta hám hưởng thụ quá mức, lười biếng mà lại ăn không nằm khoèo, không thường động chân động não thì có thể tăng nhanh già yếu đến tử vong.
Trong thời đại biến đổi nhanh chóng ngày nay, nếu chúng ta tham đòi hỏi an nhàn quá mức, không thường xuyên đi tiếp xúc với xã hội, tiếp xúc với đại chúng và thực tế dấn thân vào dòng thác cải cách, chúng ta sẽ rất nhanh chóng sản sinh cảm giác bị thời đại vứt bỏ.