Sách ebook được sưu tầm từ Internet, Bản quyền sách thuộc về Tác giả & Nhà xuất bản. Trang Web hiện đặt quảng cáo để có kinh phí duy trì hoạt động, mong Quý Bạn đọc thông cảm ạ.

99 Khoảnh Khắc Đời Người

Chương 43

Tác giả: Zhang Zi Wen

  • Sự vật phát triển đến điểm đỉnh, sẽ chuyển về hướng ngược lại. Khuynh hướng ngoan cố cố chấp cực đoan, phát triển đến mức độ chỉ có tôi là đúng, chỉ có tôi là độc tôn, dẫn đến không nghe nổi những lời nghịch nhĩ, ngoan cố cố chấp vào một thiên kiến của mình, sẽ trở nên một tính cách tồi tệ, là trở ngại lớn nhất của đời người giành được thành công.

Ngược với tính cách do dự không quyết đoán là ngoan cố và cố chấp. Nếu như chỉ dừng lại ở chỗ không do dự lưỡng lự hoặc hơi ngoan cố cố chấp thì là một cá tính tốt. Người ta vốn nên có chủ kiến của mình, hơn nữa nên tín nhiệm mình. Trong lịch sử có nhiều anh hùng hào kiệt đều có khuynh hướng? ngoan cố cố chấp. Tư Mã Thiên là một nhà sử học như thế, Napoleon là một thống soái như thế.

Sự vật phát triển đến điểm đỉnh, sẽ chuyển về hướng ngược lại. Khuynh hướng ngoan cố cố chấp cực đoan, phát triển đến mức độ chỉ có tôi là đúng, chỉ có tôi là độc tôn, dẫn đến không nghe nổi những lời ?nghịch nhĩ? ngoan cố cố chấp vào một thiên kiến của mình, sẽ trở nên một tính cách tồi tệ, là trở ngại lớn nhất của đời người giành được thành công.

Người cố chấp với thiên kiến thường hay nảy sinh cái gọi là tranh cãi với người khác, bất kể việc lớn việc nhỏ, bất kể anh ta đối với việc này có nắm được thật chắc chắn hay không, anh ta đều nhất định bắt người khác tin anh ta, anh ta nhất định phải đấu tranh đến cùng với người khác. Người ta coi những người như thế là quái dị.

Kết quả là anh ta hoặc bị người ta chê cười, người ta không thèm tranh chấp với anh ta nữa, hoạc vô duyên cớ làm phương hại nhiều người, có lỗi với nhiều người, những người này đều phải tránh xa anh ta.

Người ta đều thích êm ấm, đều thích ánh nắng ấm áp, còn người cố chấp với thiên kiến thường thường đem cho người ta cảm giác lạnh lùng, đem cho người ta cảm giác mưa dầm liên miên. Cho nên nói chung người ta đều không muốn đi lại với anh ta, quan hệ nhân tế của anh đều hỏng hết.

Tầm nhìn của bất cứ ai cũng đều có giới hạn, bất kể bạn là người tài giỏi như thế nào, bất cứ lúc nào bạn đều không thể phán đoán trên thế giới này chỉ có bạn là đúng.

Chúng ta nên nhìn vào chân lý, không nên chỉ giữ ý kiến của mình.

Huxley, người đầu tiên nêu lên vấn đề nguồn gốc loài người, có thể xem là một học giả rất tài giỏi. Thế mà ông ta lúc đầu lại là một người phản đối thuyết tiến hóa nhất, đã từng lên án kịch liệt chứng cứ của Darwin không đủ, kết luận hoang đường. Chờ sách ?Nguồn gốc của loài? của Ðacuyn (Darwin) xuất bản, ông ta đã đọc quyển sách này với lòng hứng thú ghê gớm, từ đó đã triệt để phủ định thiên kiến của mình, đã tôn sùng hết mức đối với Darwin, gọi ông ta là ?người phấn đấu có hiệu quả nhất? trên thế giới, và hết sức ủng hộ và tuyên truyền học thuyết tiến hóa của Darwin.

Darwin cũng là một người thích nghe những ý kiến phản đối nhất. Ông đồng thời với việc theo đuổi nghiên cứu tiến hóa sinh vật, còn chuyên thu thập dư luận của những người phản đối học thuyết của ông, và chỉ lo lắng bỏ sót một người phản đối. Luôn luôn đem những dư luận phản đối phân tích, quy nạp, chỉnh lý dùng để đối chiếu với nghiên cứu của mình, chứng thực hoặc sửa chữa, hoàn thiện thành quả nghiên cứu.

Nhà học giả nổi tiếng thế giới lừng lẫy mà còn như thế, huống hồ chúng ta chỉ là đông đảo chúng sinh!

Bất cứ người nào, trong thời gian và không gian vô hạn, mỗi người đều chỉ là một hạt bụi nhỏ bé biết bao nhiêu. Phàm là người cố chấp với thiên kiến, người tự đại ngông cuồng đều là những kẻ không tự biết mình.

Ðương nhiên, có thể hoàn toàn chuẩn xác tự đánh giá, thật sự có sáng suốt tự biết mình, đối với bất cứ ai đều là vô cùng khó. Chính vì lẽ đó, ?nhận rõ bản thân bạn? mới trở thành chủ đề nhân sinh vĩnh hằng.

Cái chúng ta gọi là có sáng suốt tự hiểu mình, cái gọi là không cố chấp với thiên kiến, chỉ là ở một tầng thứ vô cùng nông cạn, dùng quy tắc và cách nhìn hiện thực, yêu cầu mình đối với mình có một phán đoán đại thể hợp lý (hợp lý không chắc đều là chuẩn xác), không nên ôm ý kiến của riêng mình đi đến khắp nơi áp dụng một cách máy móc vào thế giới và cuộc đời.

Thế giới mênh mông muôn màu muôn sắc, trăm hồng ngàn tía, chốc lát đã qua, biến ảo vô cùng, sức lực của riêng mình, trí tuệ của riêng mình làm sao có thể đi đến cùng tận nó được?

Cho nên, phát sinh thiên kiến thật ra cũng không sao cả, mỗi người đều có thiên kiến của mình, vị trí của tim người còn không nằm tại chính giữa thân thể. Tiên Trung Thư thậm chí nói: ?Người ta sinh ra ở? đời, lời nói và hành động đều mong cầu hợp lý, không cần thiết lắm?. Vấn đề là ở chỗ dùng thiên kiến khái quát toàn bộ, cố chấp ý kiến của mình, đấy mới là tính cách đáng buồn rầu.

Khiếm khuyết của tính cách này đầu tiên bắt nguồn từ vòng của cuộc sống quá chật hẹp, những sự việc được tiếp xúc quá hữu hạn. ếch ngồi đáy giếng không thể hiểu nổi. Trời cao so với miệng giếng rộng lớn vô số lần. Bạn có thể trong phạm vi một vòng nhỏ hẹp nào đó xứng đáng là một người có trí tuệ, là một người thông minh. Ðối với cái vòng nhỏ bé này bạn hiểu rõ như lòng bàn tay, có thể nói có đầu có đũa, ba hoa chích chòe được, một khi dời khỏi cái vòng nhỏ này, bạn vốn đã bất lực rồi, lại vẫn cứ cho là mình có trí tuệ, tưởng là thế giới bên ngoài đều vẫn giống hoàn toàn không có gì khác với cái vòng cỏn con mà bạn đang ở ẩn trong đó, không muốn thừa nhận cái không biết của mình, không muốn thay đổi nhận thức và kiến giải vốn có của mình. Ðó thật là bất hạnh.

Ðể bù lại khiếm khuyết này, ngoài việc trước tiên phải thừa nhận trong cái vòng sinh hoạt của mỗi người tất nhiên đều rất có hạn, không thể ở chỗ nào cũng tỏ ra mình là người biết hết, không thể khắp mọi nơi chỗ nào mình cũng đúng, còn cần phải có ý thức thả mình đi ra khỏi mảnh trời đất bé nhỏ của mình, tiếp xúc nhiều, tìm hiểu nhiều đối với thế giới bên ngoài. Tiếp xúc càng nhiều, tìm hiểu càng nhiều, mới biết mình tiếp xúc còn quá ít, tìm hiểu còn quá ít.

Câu danh ngôn của Socrates: Tôi biết mình không biết.

Cũng giống như Socrates đã biết mình không biết, thì không thể cố chấp với thiên kiến nữa.

Thứ hai là mô thức tư duy của ràng buộc thủ cựu cũng là nhân tố quan trọng dẫn đến cố chấp với thiên kiến. Bạn trước đây có thể là một người tinh thông văn hóa, một nhân vật tài giỏi vang lừng, phong lưu một thuở, hiển hách một thời. Nhưng thời gian và không gian phút chốc thay đổi khôn lường, thế giới và nhân sinh ngày nay đã hoàn toàn đổi mới so với những năm tháng đó, bạn lại vẫn muốn mang phong thái của năm xưa xuất hiện trên vũ đài hôm nay, vẫn với con mắt nhìn của năm xưa để nhìn cuộc đời của ngày nay, không thừa nhận mình đã lỗi? thời, không có cách nào dẫn dắt văn chương được nữa. Do đó, người ta chỉ có thể đem những lời chê bai như cố chấp, cổ hủ, cứng nhắc đặt lên đầu bạn.

Già nua, tiết tấu tự nhiên của cuộc đời, bạn không có cách gì chống lại nổi. Ðã già rồi, thì nên đem thế giới này giao lại cho lớp trẻ!

Nếu như bạn không chịu già, trong lòng không cam chịu, thử xem già như trai tráng triển khai lại trí lớn. Bạn chỉ có vứt bỏ mình của quá khứ, phá bỏ mô thức tư duy vốn có thay bằng con mắt nhìn hiện đại, vũ trang lại tư tưởng của mình, cùng hòa chung với lớp trẻ. Bạn thường xuyên sống giữa những người trẻ trung, cũng có thể làm cho bạn dần dần khắc phục được những thiên kiến vốn có.

Ngược với tính cách do dự không quyết đoán là ngoan cố và cố chấp. Nếu như chỉ dừng lại ở chỗ không do dự lưỡng lự hoặc hơi ngoan cố cố chấp thì là một cá tính tốt. Người ta vốn nên có chủ kiến của mình, hơn nữa nên tín nhiệm mình. Trong lịch sử có nhiều anh hùng hào kiệt đều có khuynh hướng? ngoan cố cố chấp. Tư Mã Thiên là một nhà sử học như thế, Napoleon là một thống soái như thế.

Sự vật phát triển đến điểm đỉnh, sẽ chuyển về hướng ngược lại. Khuynh hướng ngoan cố cố chấp cực đoan, phát triển đến mức độ chỉ có tôi là đúng, chỉ có tôi là độc tôn, dẫn đến không nghe nổi những lời ?nghịch nhĩ? ngoan cố cố chấp vào một thiên kiến của mình, sẽ trở nên một tính cách tồi tệ, là trở ngại lớn nhất của đời người giành được thành công.

Người cố chấp với thiên kiến thường hay nảy sinh cái gọi là tranh cãi với người khác, bất kể việc lớn việc nhỏ, bất kể anh ta đối với việc này có nắm được thật chắc chắn hay không, anh ta đều nhất định bắt người khác tin anh ta, anh ta nhất định phải đấu tranh đến cùng với người khác. Người ta coi những người như thế là quái dị.

Kết quả là anh ta hoặc bị người ta chê cười, người ta không thèm tranh chấp với anh ta nữa, hoạc vô duyên cớ làm phương hại nhiều người, có lỗi với nhiều người, những người này đều phải tránh xa anh ta.

Người ta đều thích êm ấm, đều thích ánh nắng ấm áp, còn người cố chấp với thiên kiến thường thường đem cho người ta cảm giác lạnh lùng, đem cho người ta cảm giác mưa dầm liên miên. Cho nên nói chung người ta đều không muốn đi lại với anh ta, quan hệ nhân tế của anh đều hỏng hết.

Tầm nhìn của bất cứ ai cũng đều có giới hạn, bất kể bạn là người tài giỏi như thế nào, bất cứ lúc nào bạn đều không thể phán đoán trên thế giới này chỉ có bạn là đúng.

Chúng ta nên nhìn vào chân lý, không nên chỉ giữ ý kiến của mình.

Huxley, người đầu tiên nêu lên vấn đề nguồn gốc loài người, có thể xem là một học giả rất tài giỏi. Thế mà ông ta lúc đầu lại là một người phản đối thuyết tiến hóa nhất, đã từng lên án kịch liệt chứng cứ của Darwin không đủ, kết luận hoang đường. Chờ sách ?Nguồn gốc của loài? của Ðacuyn (Darwin) xuất bản, ông ta đã đọc quyển sách này với lòng hứng thú ghê gớm, từ đó đã triệt để phủ định thiên kiến của mình, đã tôn sùng hết mức đối với Darwin, gọi ông ta là ?người phấn đấu có hiệu quả nhất? trên thế giới, và hết sức ủng hộ và tuyên truyền học thuyết tiến hóa của Darwin.

Darwin cũng là một người thích nghe những ý kiến phản đối nhất. Ông đồng thời với việc theo đuổi nghiên cứu tiến hóa sinh vật, còn chuyên thu thập dư luận của những người phản đối học thuyết của ông, và chỉ lo lắng bỏ sót một người phản đối. Luôn luôn đem những dư luận phản đối phân tích, quy nạp, chỉnh lý dùng để đối chiếu với nghiên cứu của mình, chứng thực hoặc sửa chữa, hoàn thiện thành quả nghiên cứu.

Nhà học giả nổi tiếng thế giới lừng lẫy mà còn như thế, huống hồ chúng ta chỉ là đông đảo chúng sinh!

Bất cứ người nào, trong thời gian và không gian vô hạn, mỗi người đều chỉ là một hạt bụi nhỏ bé biết bao nhiêu. Phàm là người cố chấp với thiên kiến, người tự đại ngông cuồng đều là những kẻ không tự biết mình.

Ðương nhiên, có thể hoàn toàn chuẩn xác tự đánh giá, thật sự có sáng suốt tự biết mình, đối với bất cứ ai đều là vô cùng khó. Chính vì lẽ đó, ?nhận rõ bản thân bạn? mới trở thành chủ đề nhân sinh vĩnh hằng.

Cái chúng ta gọi là có sáng suốt tự hiểu mình, cái gọi là không cố chấp với thiên kiến, chỉ là ở một tầng thứ vô cùng nông cạn, dùng quy tắc và cách nhìn hiện thực, yêu cầu mình đối với mình có một phán đoán đại thể hợp lý (hợp lý không chắc đều là chuẩn xác), không nên ôm ý kiến của riêng mình đi đến khắp nơi áp dụng một cách máy móc vào thế giới và cuộc đời.

Thế giới mênh mông muôn màu muôn sắc, trăm hồng ngàn tía, chốc lát đã qua, biến ảo vô cùng, sức lực của riêng mình, trí tuệ của riêng mình làm sao có thể đi đến cùng tận nó được?

Cho nên, phát sinh thiên kiến thật ra cũng không sao cả, mỗi người đều có thiên kiến của mình, vị trí của tim người còn không nằm tại chính giữa thân thể. Tiên Trung Thư thậm chí nói: ?Người ta sinh ra ở? đời, lời nói và hành động đều mong cầu hợp lý, không cần thiết lắm?. Vấn đề là ở chỗ dùng thiên kiến khái quát toàn bộ, cố chấp ý kiến của mình, đấy mới là tính cách đáng buồn rầu.

Khiếm khuyết của tính cách này đầu tiên bắt nguồn từ vòng của cuộc sống quá chật hẹp, những sự việc được tiếp xúc quá hữu hạn. ếch ngồi đáy giếng không thể hiểu nổi. Trời cao so với miệng giếng rộng lớn vô số lần. Bạn có thể trong phạm vi một vòng nhỏ hẹp nào đó xứng đáng là một người có trí tuệ, là một người thông minh. Ðối với cái vòng nhỏ bé này bạn hiểu rõ như lòng bàn tay, có thể nói có đầu có đũa, ba hoa chích chòe được, một khi dời khỏi cái vòng nhỏ này, bạn vốn đã bất lực rồi, lại vẫn cứ cho là mình có trí tuệ, tưởng là thế giới bên ngoài đều vẫn giống hoàn toàn không có gì khác với cái vòng cỏn con mà bạn đang ở ẩn trong đó, không muốn thừa nhận cái không biết của mình, không muốn thay đổi nhận thức và kiến giải vốn có của mình. Ðó thật là bất hạnh.

Ðể bù lại khiếm khuyết này, ngoài việc trước tiên phải thừa nhận trong cái vòng sinh hoạt của mỗi người tất nhiên đều rất có hạn, không thể ở chỗ nào cũng tỏ ra mình là người biết hết, không thể khắp mọi nơi chỗ nào mình cũng đúng, còn cần phải có ý thức thả mình đi ra khỏi mảnh trời đất bé nhỏ của mình, tiếp xúc nhiều, tìm hiểu nhiều đối với thế giới bên ngoài. Tiếp xúc càng nhiều, tìm hiểu càng nhiều, mới biết mình tiếp xúc còn quá ít, tìm hiểu còn quá ít.

Câu danh ngôn của Socrates: Tôi biết mình không biết.

Cũng giống như Socrates đã biết mình không biết, thì không thể cố chấp với thiên kiến nữa.

Thứ hai là mô thức tư duy của ràng buộc thủ cựu cũng là nhân tố quan trọng dẫn đến cố chấp với thiên kiến. Bạn trước đây có thể là một người tinh thông văn hóa, một nhân vật tài giỏi vang lừng, phong lưu một thuở, hiển hách một thời. Nhưng thời gian và không gian phút chốc thay đổi khôn lường, thế giới và nhân sinh ngày nay đã hoàn toàn đổi mới so với những năm tháng đó, bạn lại vẫn muốn mang phong thái của năm xưa xuất hiện trên vũ đài hôm nay, vẫn với con mắt nhìn của năm xưa để nhìn cuộc đời của ngày nay, không thừa nhận mình đã lỗi? thời, không có cách nào dẫn dắt văn chương được nữa. Do đó, người ta chỉ có thể đem những lời chê bai như cố chấp, cổ hủ, cứng nhắc đặt lên đầu bạn.

Già nua, tiết tấu tự nhiên của cuộc đời, bạn không có cách gì chống lại nổi. Ðã già rồi, thì nên đem thế giới này giao lại cho lớp trẻ!

Nếu như bạn không chịu già, trong lòng không cam chịu, thử xem già như trai tráng triển khai lại trí lớn. Bạn chỉ có vứt bỏ mình của quá khứ, phá bỏ mô thức tư duy vốn có thay bằng con mắt nhìn hiện đại, vũ trang lại tư tưởng của mình, cùng hòa chung với lớp trẻ. Bạn thường xuyên sống giữa những người trẻ trung, cũng có thể làm cho bạn dần dần khắc phục được những thiên kiến vốn có.

Bình luận