Sách ebook được sưu tầm từ Internet, Bản quyền sách thuộc về Tác giả & Nhà xuất bản. Trang Web hiện đặt quảng cáo để có kinh phí duy trì hoạt động, mong Quý Bạn đọc thông cảm ạ.

Ác Quỷ Nam Kinh

Chương 1

Tác giả: Mo Hyder

Tokyo, mùa hè năm 1990

Đôi khi bạn không còn sự lựa chọn nào khác là phải cố gắng. Ngay cả khi bạn đang ở một nơi hoàn toàn xa lạ, mệt mỏi và kiệt sức vì đói. Đó là những gì đã xảy ra với tôi vào mùa hè năm ấy, khi tôi đứng run rẩy lo sợ trước cửa phòng làm việc của giáo sư Sử Trùng Minh ở Tokyo. Tôi sửa lại đầu tóc cho gọn gàng hết mức có thể và khổ sở vuốt phẳng chiếc váy Oxfam cũ kỹ, lấy lòng bàn tay phủi cho sạch bụi bặm và là phẳng những nếp nhàu nhĩ vì đường xa. Tôi đá chiếc túi du lịch sờn cũ mang theo trên máy bay ra sau, không muốn đó là vật đầu tiên đập vào mắt ông khi ra mở cửa, vì trông giống như một người bình thường là điều hết sức quan trọng. Tôi phải đếm tới 25, hít thở thật sâu trước khi có đủ can đảm lên tiếng.

“Xin chào,” tôi áp sát vào cánh cửa, nói lí nhí. “Giáo sư có ở đây không ạ?”

Tôi chờ một chút, dỏng tai lên nghe ngóng. Tôi loáng thoáng nghe thấy tiếng bước chân di chuyển trong phòng nhưng không ai ra mở cửa! Tôi chờ thêm một chút nữa rồi mới gõ cửa, tim đập liên hồi. “Giáo sư có nghe thấy tôi không ạ?”

Cánh cửa bật mở và tôi giật mình lùi lại phía sau. Sử Trùng Minh xuất hiện trên ngưỡng cửa, trông rất lịch thiệp và nhã nhặn, nhìn tôi không nói gì, tay để dọc hai bên đùi như thể đang đợi người ta khám xét. Ông rất nhỏ bé, giống như một con búp bê, mái tóc bạc trắng xõa xuống vai như một chiếc khăn choàng bằng tuyết ôm lấy khuôn mặt thanh tú hình tam giác.

Ông đặt lòng bàn tay lên đùi và cúi rạp xuống để chào tôi. “Xin chào,” ông nói bằng một thứ tiếng Anh nhẹ nhàng, gần như không có ngữ điệu. “Tôi là giáo sư Sử Trùng Minh. Xin hỏi cô là ai?”

“Tôi, tôi là…” Tôi nuốt nước miếng. “Tôi là một sinh viên… đại loại như thế.” Tôi luống cuống kéo tay áo len lên cao và chìa tay ra cho ông. Tôi hy vọng ông không để ý những móng tay bị cắn nham nhở của mình. “Từ trường đại học Luân Đôn.”

Ông nhìn tôi chăm chú, từ gương mặt trắng bệch, mái tóc rối, đến chiếc áo len chui cổ và chiếc túi du lịch to xù, cũ mèm. Ai cũng có phản ứng tương tự khi họ nhìn thấy tôi lần đầu và thú thực là dù có đóng kịch giỏi đến đâu bạn cũng sẽ không bao giờ quen được với cái việc bị người khác nhìn chòng chọc.

“Tôi rất mong được gặp ông, gần như trong suốt nửa đời mình. Tôi đã đợi ngày này hơn chín năm bảy tháng và mười tám ngày,” tôi nói.

“Chín năm, bảy tháng, mười tám ngày?” Ông nhướng mày nhìn tôi với vẻ thích thú. “Lâu vậy sao? Nếu thế thì cô nên vào trong này.”

Tôi vốn không sành sỏi trong việc đoán biết người khác nghĩ gì nhưng tôi biết chúng ta có thể nhìn thấy thảm kịch, thảm kịch thực sự trong ánh mắt của người khác. Nếu nhìn kỹ, gần như chúng ta luôn thấy được một người đã từng ở đâu. Tôi đã mất khá nhiều thời gian để truy tìm tung tích của giáo sư Sử Trùng Minh. Tôi rất ngạc nhiên khi biết rằng, bất chấp tuổi tác đã ngoài bảy mươi và những cảm nhận mà ông hẳn có về người Nhật, ông lại ở đây trong vai trò một giáo sư thỉnh giảng ở Todai, trường đại học danh giá nhất Nhật Bản. Văn phòng của ông nhìn xuống khu bắn cung của trường đại học, nơi cây cối um tùm che kín mái ngói của khu nhà và âm thanh duy nhất là tiếng quạ kêu khi chuyền cành giữa những cây sồi xanh. Căn phòng của giáo sư Sử Trùng Minh rất nóng và ngột ngạt, làn không khí bụi bặm luân chuyển khắp phòng bởi ba chiếc quạt điện hoạt động hết công suất. Tôi rón rén bước vào phòng, vẫn chưa hết bàng hoàng vì cuối cùng mình đã có mặt ở đây.

Sử Trùng Minh cất đống tài liệu chất trên một chiếc ghế. “Ngồi xuống, ngồi xuống. Tôi đi pha trà.”

Tôi ngồi phịch xuống ghế, ôm chặt chiếc túi du lịch vào lòng, đôi giày mùa đông nặng trĩu dưới chân. Sử Trùng Minh khập khiễng di chuyển trong phòng, hứng nước từ chiếc bồn rửa vào đầy phích điện, không hề để ý đến những tia nước bắn tung tóe thành những vệt sẫm trên chiếc áo sơ mi kiểu Quan thoại. Gió quạt khẽ lay động những chồng giấy và đám sách cũ kỹ rách nát chất đầy trên những giá sách cao tới trần nhà. Ngay khi bước vào phòng tôi đã để ý tới chiếc máy chiếu đặt trong góc. Đó là một chiếc máy chiếu 16 li phủ đầy bụi, bị đẩy vào trong góc giữa những đống tài liệu cao ngất. Tôi chỉ muốn quay ra nhìn chằm chằm vào nó nhưng biết là mình không nên làm thế. Tôi cắn môi và nhìn sang Sử Trùng Minh. Ông đang nói dông dài về những nghiên cứu của mình.

“Rất ít người biết được y học Trung Hoa du nhập vào Nhật Bản từ khi nào nhưng nếu nhìn lại thời nhà Đường, cô sẽ tìm được những bằng chứng cho thấy sự tồn tại của y học Trung Hoa ở đây. Cô có biết điều đó không?” Ông pha trà mời tôi và lôi từ đâu đó ra một gói bánh bích quy. “Đại sư Giám Chân đã mang y học Trung Hoa tới nơi này từ thế kỷ thứ VIII. Ngày nay chúng ta có thể thấy các cửa hàng Nhật dược ở khắp mọi nơi, chỉ cần bước chân ra ngoài cổng trường là có thể tìm thấy ngay. Rất tuyệt vời, đúng không?”

Tôi chớp mắt nhìn ông. “Tôi tưởng giáo sư nghiên cứu về ngôn ngữ học?”

“Ngôn ngữ học? Ồ không, không. Có thể là trước đây, có một thời… nhưng mọi thứ đã thay đổi. Cô có muốn biết tôi là ai không? Thế này nhé, nếu cô lấy một cái kính hiển vi và quan sát kỹ cái giao điểm mà một nhà công nghệ sinh học và một nhà xã hội học gặp nhau…” Ông mỉm cười với tôi, để lộ hàm răng dài đã ngả vàng. “Thì cô sẽ thấy tôi, Sử Trùng Minh, một người đàn ông nhỏ bé với một danh hiệu lớn. Trường đại học nói với tôi rằng tôi rất phù hợp với công việc này. Cái tôi quan tâm nghiên cứu là bao nhiêu trong số này…” Ông khoát tay khắp căn phòng chỉ vào những cuốn sách, những tấm bảng mô hình xác ướp động vật màu sắc sặc sỡ và một biểu đồ treo tường có tên Côn trùng học ở Hồ Nam. “… Bao nhiêu trong số đó đã du nhập vào Nhật Bản cùng với Giám Chân và bao nhiêu là do quân đội Nhật Bản mang về nước năm 1945. Chẳng hạn như, để tôi xem nào…” Ông rà tay lên đống tài liệu quen thuộc của mình rồi rút ra một quyển sách cũ bám đầy bụi và đặt nó xuống trước mặt tôi, giở ra một biểu đồ giải phẫu gấu với các cơ quan nội tạng in bằng hai màu xanh và hồng. “Ví dụ, đối với loài gấu đen châu Á. Có phải từ sau Thế chiến thứ hai thì người Nhật mới bắt đầu dùng mật của loài gấu Karuizawa để chế thuốc chữa bệnh đau dạ dày hay không?” Ông đặt hai tay lên bàn và nhìn tôi chăm chú. “Tôi hy vọng đó là lý do khiến cô đến tìm tôi? Gấu đen là một trong những đề tài mà tôi rất quan tâm và đó cũng là nguyên nhân khiến phần lớn mọi người đến gõ cửa phòng tôi. Cô là nhà bảo tồn động vật à?”

“Không,” tôi nói, tự lấy làm ngạc nhiên vì sự dứt khoát trong giọng nói của mình. “Thật sự là không, đó không phải là lý do tôi đến đây. Tôi thậm chí chưa bao giờ nghe nói về gấu Karuizawa.” Và rồi tôi không thể cưỡng lại được nữa. Tôi quay người và liếc trộm về phía chiếc máy chiếu phim ở cuối phòng. “Tôi…” Tôi miễn cưỡng đưa mắt trở lại chỗ Sử Trùng Minh. “Ý tôi nói là tôi gặp ông không phải đề bàn về y học Trung Hoa.”

“Không phải?” Ông kéo kính xuống và nhìn tôi với vẻ hết sức tò mò. “Không phải sao?”

“Không phải.” Tôi lắc đầu cả quyết. “Không phải thế.”

“Vậy…” Ông ngừng lại. “Vậy thì cô tới đây là vì…?”

“Vì Nam Kinh.”

Ông ngồi xuống bàn, mặt cau lại. “Xin lỗi, cô vừa nói cô là ai nhỉ?”

“Tôi là một sinh viên đến từ đại học Luân Đôn. Hay ít ra thì cũng từng là sinh viên. Nhưng tôi không nghiên cứu về y học Trung Hoa mà về tội ác chiến tranh.”

“Đủ rồi.” Ông nói và giơ tay lên. “Thế thì cô tìm nhầm người rồi, tôi không thể giúp gì cho cô được.”

Ông toan đứng dậy rời khỏi bàn, nhưng tôi đã vội vàng mở chiếc túi du lịch của mình, lôi ra một tập tài liệu được cột chặt lại với nhau bằng một sợi dây thun, lóng ngóng để rơi vài tờ, nhặt chúng lên và đặt chúng một cách lộn xộn lên chiếc bàn giữa hai chúng tôi.

“Tôi đã dùng nửa đời mình nghiên cứu về cuộc chiến ở Trung Quốc.” Tôi tháo sợi dây thun và xếp tất cả các ghi chép của mình lên bàn. Đó là những bản dịch viết tay nhỏ li ti của tôi, bản sao lời khai của các nhân chứng mà tôi thu thập được từ các cuốn sách trong thư viện, những bức phác thảo do tôi tự họa để giúp mình hình dung rõ hơn về những gì đã xảy ra. “Nhất là về Nam Kinh. Ông hãy nhìn xem,” tôi giơ lên cho ông ta xem một tờ giấy có nhiều nếp gấp đầy những chữ nhỏ li ti. “Đây là một cuộc xâm lược, đây là biểu đồ về hệ thống thứ bậc trong quân ngũ của quân đội Nhật, tất cả đều được viết bằng tiếng Nhật, ông thấy không. Tôi đã viết nó vào năm mười sáu tuổi. Tôi biết một ít tiếng Nhật và tiếng Trung.”

Sử Trùng Minh quan sát tất cả với một sự im lặng, khẽ ngả người ra sau, nét mặt biểu lộ một sắc thái kỳ lạ.

Các bức vẽ và biểu đồ của tôi không đẹp, nhưng tôi không còn chút bận tâm nào về chuyện đó nữa khi mọi người cười nhạo chúng. Đối với tôi, mỗi biểu đồ, mỗi bức vẽ đều có ý nghĩa quan trọng, mỗi thứ đều giúp tôi sắp xếp lại các ý tưởng trong đầu và nhắc nhở tôi rằng mỗi ngày tôi lại tiến gần hơn tới sự thật về một chuyện gì đó đã xảy ra ở Nam Kinh vào năm 1937. “Và đây nữa…” Tôi giở một bức tranh và giơ nó lên. Đó là một bức vẽ trên khổ giấy A3 với những nếp gấp sau nhiều năm đã trở nên trong suốt. “Đây chính là thành phố Nam Kinh cuối cuộc xâm chiếm. Tôi đã mất một tháng để hoàn thành nó. Các xác chết chất thành núi! Ông có thấy không?” Tôi ngước mắt nhìn ông với vẻ háo hức. “Nếu ông nhìn kỹ, ông có thể thấy tôi đã vẽ đúng. Ông có thể kiểm tra bây giờ nếu ông muốn. Chính xác trong bức tranh này có ba trăm nghìn tử thi và…”

Sử Trùng Minh đột ngột đứng dậy và đi vòng sau bàn ra phía cửa. Ông khép cửa lại rồi đến bên chiếc cửa sổ nhìn xuống khu bắn cung và hạ tấm rèm che xuống. Ông di chuyển với chân trái hơi khập khiễng, và đằng sau gáy, tóc của ông mỏng tới mức gần như hói, lớp da đầu nhăn nheo như thể không có xương sọ và ta có thể nhìn thấy những nếp gấp và đường rãnh của bộ não.

“Cô có biết đất nước này nhạy cảm tới mức nào không mà lại dám nhắc đến Nam Kinh?” Ông quay trở lại bàn làm việc và từ từ ngồi xuống với cái kiểu của người bị viêm khớp, vươn người sang phía tôi rồi nói khẽ. “Cô có biết ở Nhật, cánh hữu mạnh như thế nào không? Cô có biết nhiều người đã bị tấn công chỉ vì dám nhắc đến chuyện đó? Người Mỹ…” Ông giơ một ngón tay run rẩy chỉ vào mặt tôi như thể tôi là đại diện gần nhất của nước Mỹ, “người Mỹ, MacAthur, đã đảm bảo cho cánh hữu trở thành những kẻ gieo rắc sợ hãi như ngày nay. Nói một cách đơn giản là chúng ta sẽ không bàn về chuyện này nữa.”

Tôi hạ thấp giọng thành tiếng thầm thì. “Nhưng tôi đã đi bằng ấy đoạn đường chỉ để được gặp ông.”

“Vậy thì cô hãy quay lại,” ông nói. “Cô đang nói về quá khứ của tôi. Tôi không đến đây, đến mảnh đất Nhật Bản mà tôi chưa từng nghĩ rằng mình sẽ tới này để thảo luận về những sai lầm của quá khứ.”

“Ông không hiểu. Ông phải giúp tôi.”

“Phải giúp cô?”

“Về một việc cụ thể mà người Nhật đã làm. Tôi biết khá nhiều về các tội ác chiến tranh, như những cuộc thi giết người hay những vụ cưỡng hiếp. Nhưng tôi đang nói về một tội ác cụ thể, một chuyện ông đã tận mắt chứng kiến. Không ai tin là một chuyện như thế có thể xảy ra, họ đều nghĩ là tôi bịa đặt.”

Sử Trùng Minh hơi cúi người ra phía trước và nhìn thẳng vào tôi. Mỗi khi tôi nói với người khác về điều mà tôi đang nỗ lực khám phá, mọi người đều nhìn tôi với một vẻ thương hại và hoài nghi, cái nhìn có hàm ý “Chắc là cô tự tưởng tượng ra. Nhưng tại sao chứ? Tại sao cô lại có thể bịa ra một chuyện kinh tởm như thế?” Nhưng cái nhìn của Sử Trùng Minh thì khác hẳn, đó là một cái nhìn giận dữ và khó chịu. Khi ông cất tiếng nói, giọng ông trầm hẳn xuống và đầy vẻ cay đắng. “Cô đang nói cái gì vậy?”

“Có nhân chứng đã khai về những gì đã xảy ra. Tôi đã đọc điều đó nhiều năm trước nhưng tôi không thể tìm lại được cuốn sách đó vì vậy tất cả mọi người đều cho rằng tôi đã bịa ra mọi chuyện và rằng cuốn sách đó không hề tồn tại. Nhưng không sao, vì trên thực tế còn có hẳn một đoạn phim được quay tại Nam Kinh vào năm 1937. Tôi đã phát hiện ra nó sáu tháng trước đây. Còn ông thì luôn biết rõ về nó.”

“Thật là lố bịch. Không hề có đoạn phim nào cả.”

“Nhưng tên của ông đã xuất hiện trong một tập san của trường đại học. Tôi thực sự đã nhìn thấy tên ông ở trong đó. Tập san đó nói rằng ông đã ở Nam Kinh. Họ nói rằng ông đã chứng kiến vụ thảm sát Nam Kinh, chứng kiến vụ hành hình kiểu đó. Họ nói rằng trong thời gian ông giảng dạy tại đại học Giang Tô năm 1957 đã xuất hiện những tin đồn cho rằng ông chính là người giữ đoạn phim đó. Đó là lý do tại sao tôi tới đây. Tôi cần được biết… Tôi cần được biết những tên lính đó đã làm gì. Chỉ cần một chi tiết thôi để tôi biết được là tôi đã không tưởng tượng ra chuyện đó. Tôi chỉ cần biết vào lúc nào, họ đã bắt người phụ nữ đó vào lúc nào và…”

“Xin cô!” Sử Trùng Minh đấm mạnh tay xuống bàn và đứng dậy. “Chẳng lẽ cô không có chút mủi lòng nào hay sao? Đây không phải là một chuyện để tán gẫu!” Ông vớ lấy một chiếc gậy đằng sau ghế và đi tập tễnh ra phía cửa ra vào, mở cửa và tháo tấm biển đề tên gắn phía ngoài. “Cô nhìn thấy chưa?” Ông hỏi, lấy cây gậy khép cánh cửa lại. Ông giơ tấm biển đề tên cho tôi xem, gõ gõ lên đó để giải thích điều mình nói. “Giáo sư xã hội học. Xã hội học. Lĩnh vực nghiên cứu là y học Trung Hoa. Tôi không còn dính dáng gì đến Nam Kinh nữa. Không có phim ảnh gì cả. Mọi chuyện đã kết thúc. Bây giờ tôi rất bận và…”

“Xin hãy làm ơn,” tôi túm chặt lấy mép bàn, mặt đỏ bừng. “Xin ông hãy làm ơn. Đoạn phim đó có tồn tại. Có mà. Trong tập san có nhắc đến nó, chính tôi đã đọc thấy. Đoạn phim của Magee không quay sự kiện đó nhưng đoạn phim của ông thì có. Đó là đoạn phim duy nhất trên đời này và…”

“Suỵt,” ông nói và chỉ cây gậy về phía tôi. “Thế là đủ rồi.” Răng ông dài và biến màu, trông như bộ xương hóa thạch khai quật được ở sa mạc Gobi, vàng bóng vì ăn nhiều gạo và thịt dê. “Vậy đấy, tôi hoàn toàn tôn trọng cô. Tôi rất tôn trọng cô và vụ điều tra có một không hai của cô. Đúng là có một không hai. Nhưng cho phép tôi nói thẳng nhé: chẳng có đoạn phim nào cả.”

Khi bạn đang tìm mọi cách để chứng minh với mọi người rằng bạn không bị điên thì những người như Sử Trùng Minh đúng là không giúp gì được. Bạn đọc một thông tin trên giấy trắng mực đen nhưng chỉ vài phút sau người ta lại bảo với bạn rằng chuyện đó không hề tồn tại, mà là do bạn tưởng tượng ra. Nếu bạn không điên sẵn thì những chuyện như thế cũng sẽ làm bạn phát điên! Chuyện này vẫn lặp đi lặp lại với tôi, y như những gì đã xảy ra giữa tôi với bố mẹ tôi và những người ở bệnh viện năm tôi mười ba tuổi. Ai cũng nói vụ hành hình là do tôi tưởng tượng ra, là một triệu chứng của bệnh điên mà tôi mắc phải chứ một tội ác khủng khiếp như thế không thể nào xảy ra trên thực tế. Rằng lính Nhật có thể man rợ và nhẫn tâm nhưng họ cũng không thể làm chuyện đó, một chuyện mà không lời nào có thể diễn tả được, một chuyện mà ngay cả các bác sĩ và y tá trong bệnh viện, những người vẫn tự cho rằng chưa có chuyện gì khủng khiếp mà họ chưa được chứng kiến, đều phải hạ giọng khi nhắc tới. “Tôi chắc chắn cô tin rằng cô đã đọc nó. Tôi chắc chắn đối với cô nó thật sự tồn tại.”

“Đó là sự thực,” tôi nói, nhìn xuống nền nhà, khuôn mặt đỏ bừng vì xấu hổ. “Cháu đã đọc được trong một cuốn sách.” Đó là một quyển sách bìa màu da cam với một tấm ảnh bìa chụp những xác chết chất đống bên bến cảng Mi Đàm. Nó tràn ngập những câu chuyện đã xảy ra ở Nam Kinh. Trước khi đọc quyển sách này, tôi không hề biết gì về Nam Kinh. “Cháu đã tìm thấy nó ở nhà.”

Một bà y tá vốn không ưa tôi thường mò đến giường tôi vào ban đêm khi mọi người đã chìm sâu vào giấc ngủ. Dù tôi đã cố tình nằm im thin thít giả vờ ngủ say nhưng bà ta vẫn cúi xuống giường và thì thầm vào tai tôi, hơi thở nóng hổi và dính nhớp. “Để tao nói cho mày biết nhé,” bà ta lầm bầm hết đêm này sang đêm khác, trong khi những hình hoa trên rèm cửa in thành những chiếc bóng bất động trên trần nhà. “Mày là đứa có trí tưởng tượng bệnh hoạn nhất mà tao đã từng gặp trong suốt mười năm làm cái nghề khốn kiếp này. Mày điên thật rồi! Không chỉ điên mà còn xấu xa nữa.”

Nhưng tôi không hề bịa ra chuyện đó

Tôi vốn rất sợ bố mẹ, nhất là mẹ tôi, nhưng khi không có ai trong bệnh viện tin là quyển sách ấy có thật, khi chính tôi cũng bắt đầu nghi ngờ rằng có thể họ đã đúng, rằng tôi đã tưởng tượng ra nó, rằng tôi đã phát điên, thì tôi lấy hết can đảm để viết thư về nhà nhờ bố mẹ lục tìm trong hàng chồng sách một quyển sách bìa màu da cam, tên sách hình như là Vụ thảm sát Nam Kinh.

Thư hồi âm đến gần như ngay lập tức. “Mẹ biết con vẫn tin là có quyển sách như thế. Nhưng mẹ đảm bảo với con rằng nhà này không bao giờ có những thứ sách rác rưởi như vậy.”

Mẹ tôi vẫn luôn tin rằng bà có thể kiểm soát được mọi suy nghĩ và hành động của tôi. Bà cho rằng trường học là nơi dễ tiêm nhiễm các thói hư tật xấu nên tôi không được đến trường mà phải học ở nhà. Nhưng nếu bạn quyết định gánh lấy trách nhiệm kiểu này, nếu bạn lo sợ (vì một lý do cá nhân khốn khổ nào đó) về những thứ mà con cái bạn sẽ học được về cuộc sống đến mức bạn kiểm tra từng quyển sách du nhập vào trong nhà, thỉnh thoảng xé đi những trang mà bạn cho là không lành mạnh thì phải chắc chắn một điều: bạn phải tiến hành công việc một cách triệt để. Ít nhất cũng triệt để hơn mẹ tôi. Bà không phát hiện ra một sự quản lý lỏng lẻo đã lẻn vào nhà bà, xuyên qua những cánh cửa mọc đầy cỏ dại, len vào những chồng sách. Vì một lý do nào đó, bà đã để lọt quyển sách về Nam Kinh.

Bố mẹ đã tìm cả trên gác lẫn dưới nhà vì muốn giúp con, bố mẹ chỉ có mình con, nhưng mẹ rất lấy làm tiếc phải nói với con rằng con đã nhầm lẫn. Bố mẹ cũng đã viết thư thông báo cho nhân viên y tế chịu trách nhiệm theo dõi trường hợp của con về việc này.”

Tôi nhớ lúc đó tôi đã đánh rơi bức thư xuống sàn nhà và một ý nghĩ khủng khiếp ập đến. Chuyện gì sẽ xảy ra nếu họ đúng? Chuyện gì sẽ xảy ra nếu quyển sách không tồn tại? Chuyện gì sẽ xảy ra nếu đúng là tôi đã tưởng tượng ra nó? Điều tồi tệ nhất có thể xảy ra, tôi nghĩ, chắc là một cơn đau dữ dội và âm ỉ bắt đầu cuộn lên trong bụng.

Đôi khi bạn phải đi một chặng đường dài để chứng minh một vấn đề. Ngay cả khi hóa ra bạn chỉ chứng minh cho chính bản thân mình.

Khi tôi được xuất viện, tôi biết chính xác mình sẽ phải làm gì tiếp theo. Trong thời gian ở bệnh viện, tôi cũng đã hoàn tất các kỳ thi trung học (phần lớn các môn thi tôi đều đạt điểm A, kết quả này làm tất cả mọi người ngạc nhiên vì họ đều cho rằng thiếu hiểu biết có nghĩa là ngu dốt), và ở thế giới bên ngoài có những tổ chức từ thiện chuyên giúp đỡ những người như tôi đăng ký vào trường đại học. Họ giúp tôi làm quen với tất cả những thứ mà tôi hết sức bỡ ngỡ như liên hệ qua điện thoại, đi lại bằng xe buýt. Tôi tự học tiếng Nhật và tiếng Trung qua các quyển sách trong thư viện và ít lâu sau được nhận vào khoa Châu Á của đại học Luân Đôn. Thế là đột nhiên, ít nhất là ở vẻ bề ngoài, tôi cũng có vẻ bình thường. Tôi có một phòng trọ, một công việc phát tờ rơi bán thời gian, một thẻ đi tàu dành cho sinh viên và một gia sư chuyên sưu tập những bức tượng Yoruba và bưu thiếp giai đoạn tiền Raphael. (“Tôi tôn sùng những phụ nữ có nước da nhợt nhạt,” có lần anh ta thổ lộ khi nhìn tôi với một vẻ đăm chiêu. Rồi anh ta thì thầm nói thêm: “Tất nhiên là với điều kiện họ không bị điên.”) Nhưng trong khi những sinh viên khác tập trung cho việc tốt nghiệp hoặc học lên cao nữa thì tôi chỉ nghĩ tới Nam Kinh. Tôi chưa thể yên lòng chừng nào chưa biết được tôi có nhớ chính xác về những chi tiết trong quyển sách màu da cam đó hay không?

Tôi dành rất nhiều thời gian để tra cứu sách báo trong thư viện với hy vọng có thể tìm thấy một bản sao của quyển sách đó hoặc ít nhất là một ấn phẩm khác có nội dung tương tự. Có một quyển sách với tên gọi Nỗi kinh hoàng ở Nam Kinh xuất bản năm 1980 nhưng không có bản lưu nào ở nhà xuất bản. Không bản lưu nào trong thư viện, kể cả thư viện của Quốc hội, tuy nhiên tôi cũng không dám chắc đó là quyển sách mà tôi cần tìm. Nhưng chuyện đó không quan trọng vì tôi đã tìm thấy một thứ khác. Tôi bất ngờ phát hiện ra sự tồn tại của một đoạn phim về cuộc thảm sát đó.

Tổng cộng có hai bộ phim. Bộ phim thứ nhất là của Đức cha Magee, một nhà truyền giáo ở Trung Quốc vào những năm 1930. Bộ phim của ông đã được một người bạn lén mang ra ngoài. Quá kinh hoàng bởi những gì được ghi lại trong phim, người này đã khâu nó vào trong lớp áo lông lạc đà rồi mang theo tới Thượng Hải. Sau đó, cuộn phim trở nên ẩm ướt, nhòe và bắt đầu phân hủy sau khi bị bỏ quên nhiều năm trong một tầng hầm ở miền Nam California nóng nực trước khi lại được tìm thấy và đưa vào bộ sưu tập của Thư viện Quốc hội. Tôi tìm thấy một bản sao của bộ phim này tại thư viện của trường đại học Luân Đôn. Tôi đã xem đi xem lại nhiều lần và nghiên cứu từng khuôn hình. Bộ phim đã ghi lại những hình ảnh kinh hoàng ở Nam Kinh, những hình ảnh mà tôi không muốn nghĩ đến ngay dưới ánh sáng ban ngày, nhưng không hề có vụ hành hình mà tôi đã đọc được nhiều năm trước.

Đoạn phim thứ hai, hay ít nhất người ta đồn là thế, là của Sử Trùng Minh. Ngay sau khi có được thông tin này tôi gần như quên hết mọi thứ khác trên đời.

Đó là vào năm thứ hai ở trường đại học. Một buổi sáng mùa xuân, quảng trường Russell tràn ngập khách du lịch và những cây thủy tiên hoa vàng trổ bông, tôi ngồi trong thư viện, tại một cái bàn mờ tối sau giá sách về Nhân loại học và đọc ngấu nghiến một tạp chí ít người biết đến. Tim tôi đập thình thịch – cuối cùng tôi đã tìm thấy một tài liệu nhắc tới vụ hành hình nói trên. Đó là một tài liệu chỉ mang tính tham khảo, thật ra khá mơ hồ và không có thông tin cốt yếu nhưng trong đó có một chi tiết khiến tôi gần như nhảy dựng trên ghế khi đọc được: “Chắc chắn là vào cuối những năm năm mươi tại đại học Giang Tô, người ta có nghe nhắc đến sự tồn tại của một đoạn phim mười sáu li ghi lại vụ hành hình này. Nhưng không giống như bộ phim của Magee, cho đến nay đoạn phim này vẫn chưa được đưa ra khỏi Trung Quốc.”

Vẫn không tin vào mắt mình, tôi vồ lấy quyển tạp chí, hạ cây đèn Angle Poise soi rõ trang giấy. Thật không thể tưởng tượng được là lại có một đoạn phim ghi lại những cảnh đó. Thử hình dung xem. Nếu đúng là có bộ phim như thế trên đời này, thì người ta có thể nói tôi là một kẻ xấu xa, là một đứa không biết gì nhưng không ai có thể nói tôi là một kẻ bịa đặt.

“Người ta nói rằng cuốn phim này là của Sử Trùng Minh, một trợ lý nghiên cứu trẻ tuổi ở đại học Giang Tô, người đã có mặt ở Nam Kinh vào thời điểm diễn ra vụ thảm sát năm 1937…”

Tôi đọc đi đọc lại những dòng này. Một cảm giác kỳ lạ xâm chiếm khắp người tôi, cái cảm giác bấy lâu bị kìm nén, bị trói chặt bởi sự nghi kị của các nhân viên trong bệnh viện. Chỉ khi một sinh viên ở bàn bên cạnh thở dài sốt ruột tôi mới nhận ra mình đang đứng sừng sững miệng lẩm nhẩm và hai cánh tay nổi da gà. Nó vẫn chưa được đưa ra khỏi Trung Quốc

Đáng nhẽ tôi phải lấy cắp quyển tạp chí đó. Nếu tôi nhớ lại bài học trong bệnh viện thì tôi đã phải giấu quyển tạp chí đó bên trong chiếc áo len và mang nó ra khỏi thư viện. Như thế tôi có thể có cái gì đó để đưa cho Sử Trùng Minh xem, chứng minh cho ông ta thấy là tôi không hề dùng một trí tưởng tượng bệnh hoạn để thêu dệt nên chuyện này. Như thế ông ta sẽ không thể từ chối và sẽ để cho tôi hỏi những điều cần thiết.

Tokyo, mùa hè năm 1990

Đôi khi bạn không còn sự lựa chọn nào khác là phải cố gắng. Ngay cả khi bạn đang ở một nơi hoàn toàn xa lạ, mệt mỏi và kiệt sức vì đói. Đó là những gì đã xảy ra với tôi vào mùa hè năm ấy, khi tôi đứng run rẩy lo sợ trước cửa phòng làm việc của giáo sư Sử Trùng Minh ở Tokyo. Tôi sửa lại đầu tóc cho gọn gàng hết mức có thể và khổ sở vuốt phẳng chiếc váy Oxfam cũ kỹ, lấy lòng bàn tay phủi cho sạch bụi bặm và là phẳng những nếp nhàu nhĩ vì đường xa. Tôi đá chiếc túi du lịch sờn cũ mang theo trên máy bay ra sau, không muốn đó là vật đầu tiên đập vào mắt ông khi ra mở cửa, vì trông giống như một người bình thường là điều hết sức quan trọng. Tôi phải đếm tới 25, hít thở thật sâu trước khi có đủ can đảm lên tiếng.

“Xin chào,” tôi áp sát vào cánh cửa, nói lí nhí. “Giáo sư có ở đây không ạ?”

Tôi chờ một chút, dỏng tai lên nghe ngóng. Tôi loáng thoáng nghe thấy tiếng bước chân di chuyển trong phòng nhưng không ai ra mở cửa! Tôi chờ thêm một chút nữa rồi mới gõ cửa, tim đập liên hồi. “Giáo sư có nghe thấy tôi không ạ?”

Cánh cửa bật mở và tôi giật mình lùi lại phía sau. Sử Trùng Minh xuất hiện trên ngưỡng cửa, trông rất lịch thiệp và nhã nhặn, nhìn tôi không nói gì, tay để dọc hai bên đùi như thể đang đợi người ta khám xét. Ông rất nhỏ bé, giống như một con búp bê, mái tóc bạc trắng xõa xuống vai như một chiếc khăn choàng bằng tuyết ôm lấy khuôn mặt thanh tú hình tam giác.

Ông đặt lòng bàn tay lên đùi và cúi rạp xuống để chào tôi. “Xin chào,” ông nói bằng một thứ tiếng Anh nhẹ nhàng, gần như không có ngữ điệu. “Tôi là giáo sư Sử Trùng Minh. Xin hỏi cô là ai?”

“Tôi, tôi là…” Tôi nuốt nước miếng. “Tôi là một sinh viên… đại loại như thế.” Tôi luống cuống kéo tay áo len lên cao và chìa tay ra cho ông. Tôi hy vọng ông không để ý những móng tay bị cắn nham nhở của mình. “Từ trường đại học Luân Đôn.”

Ông nhìn tôi chăm chú, từ gương mặt trắng bệch, mái tóc rối, đến chiếc áo len chui cổ và chiếc túi du lịch to xù, cũ mèm. Ai cũng có phản ứng tương tự khi họ nhìn thấy tôi lần đầu và thú thực là dù có đóng kịch giỏi đến đâu bạn cũng sẽ không bao giờ quen được với cái việc bị người khác nhìn chòng chọc.

“Tôi rất mong được gặp ông, gần như trong suốt nửa đời mình. Tôi đã đợi ngày này hơn chín năm bảy tháng và mười tám ngày,” tôi nói.

“Chín năm, bảy tháng, mười tám ngày?” Ông nhướng mày nhìn tôi với vẻ thích thú. “Lâu vậy sao? Nếu thế thì cô nên vào trong này.”

Tôi vốn không sành sỏi trong việc đoán biết người khác nghĩ gì nhưng tôi biết chúng ta có thể nhìn thấy thảm kịch, thảm kịch thực sự trong ánh mắt của người khác. Nếu nhìn kỹ, gần như chúng ta luôn thấy được một người đã từng ở đâu. Tôi đã mất khá nhiều thời gian để truy tìm tung tích của giáo sư Sử Trùng Minh. Tôi rất ngạc nhiên khi biết rằng, bất chấp tuổi tác đã ngoài bảy mươi và những cảm nhận mà ông hẳn có về người Nhật, ông lại ở đây trong vai trò một giáo sư thỉnh giảng ở Todai, trường đại học danh giá nhất Nhật Bản. Văn phòng của ông nhìn xuống khu bắn cung của trường đại học, nơi cây cối um tùm che kín mái ngói của khu nhà và âm thanh duy nhất là tiếng quạ kêu khi chuyền cành giữa những cây sồi xanh. Căn phòng của giáo sư Sử Trùng Minh rất nóng và ngột ngạt, làn không khí bụi bặm luân chuyển khắp phòng bởi ba chiếc quạt điện hoạt động hết công suất. Tôi rón rén bước vào phòng, vẫn chưa hết bàng hoàng vì cuối cùng mình đã có mặt ở đây.

Sử Trùng Minh cất đống tài liệu chất trên một chiếc ghế. “Ngồi xuống, ngồi xuống. Tôi đi pha trà.”

Tôi ngồi phịch xuống ghế, ôm chặt chiếc túi du lịch vào lòng, đôi giày mùa đông nặng trĩu dưới chân. Sử Trùng Minh khập khiễng di chuyển trong phòng, hứng nước từ chiếc bồn rửa vào đầy phích điện, không hề để ý đến những tia nước bắn tung tóe thành những vệt sẫm trên chiếc áo sơ mi kiểu Quan thoại. Gió quạt khẽ lay động những chồng giấy và đám sách cũ kỹ rách nát chất đầy trên những giá sách cao tới trần nhà. Ngay khi bước vào phòng tôi đã để ý tới chiếc máy chiếu đặt trong góc. Đó là một chiếc máy chiếu 16 li phủ đầy bụi, bị đẩy vào trong góc giữa những đống tài liệu cao ngất. Tôi chỉ muốn quay ra nhìn chằm chằm vào nó nhưng biết là mình không nên làm thế. Tôi cắn môi và nhìn sang Sử Trùng Minh. Ông đang nói dông dài về những nghiên cứu của mình.

“Rất ít người biết được y học Trung Hoa du nhập vào Nhật Bản từ khi nào nhưng nếu nhìn lại thời nhà Đường, cô sẽ tìm được những bằng chứng cho thấy sự tồn tại của y học Trung Hoa ở đây. Cô có biết điều đó không?” Ông pha trà mời tôi và lôi từ đâu đó ra một gói bánh bích quy. “Đại sư Giám Chân đã mang y học Trung Hoa tới nơi này từ thế kỷ thứ VIII. Ngày nay chúng ta có thể thấy các cửa hàng Nhật dược ở khắp mọi nơi, chỉ cần bước chân ra ngoài cổng trường là có thể tìm thấy ngay. Rất tuyệt vời, đúng không?”

Tôi chớp mắt nhìn ông. “Tôi tưởng giáo sư nghiên cứu về ngôn ngữ học?”

“Ngôn ngữ học? Ồ không, không. Có thể là trước đây, có một thời… nhưng mọi thứ đã thay đổi. Cô có muốn biết tôi là ai không? Thế này nhé, nếu cô lấy một cái kính hiển vi và quan sát kỹ cái giao điểm mà một nhà công nghệ sinh học và một nhà xã hội học gặp nhau…” Ông mỉm cười với tôi, để lộ hàm răng dài đã ngả vàng. “Thì cô sẽ thấy tôi, Sử Trùng Minh, một người đàn ông nhỏ bé với một danh hiệu lớn. Trường đại học nói với tôi rằng tôi rất phù hợp với công việc này. Cái tôi quan tâm nghiên cứu là bao nhiêu trong số này…” Ông khoát tay khắp căn phòng chỉ vào những cuốn sách, những tấm bảng mô hình xác ướp động vật màu sắc sặc sỡ và một biểu đồ treo tường có tên Côn trùng học ở Hồ Nam. “… Bao nhiêu trong số đó đã du nhập vào Nhật Bản cùng với Giám Chân và bao nhiêu là do quân đội Nhật Bản mang về nước năm 1945. Chẳng hạn như, để tôi xem nào…” Ông rà tay lên đống tài liệu quen thuộc của mình rồi rút ra một quyển sách cũ bám đầy bụi và đặt nó xuống trước mặt tôi, giở ra một biểu đồ giải phẫu gấu với các cơ quan nội tạng in bằng hai màu xanh và hồng. “Ví dụ, đối với loài gấu đen châu Á. Có phải từ sau Thế chiến thứ hai thì người Nhật mới bắt đầu dùng mật của loài gấu Karuizawa để chế thuốc chữa bệnh đau dạ dày hay không?” Ông đặt hai tay lên bàn và nhìn tôi chăm chú. “Tôi hy vọng đó là lý do khiến cô đến tìm tôi? Gấu đen là một trong những đề tài mà tôi rất quan tâm và đó cũng là nguyên nhân khiến phần lớn mọi người đến gõ cửa phòng tôi. Cô là nhà bảo tồn động vật à?”

“Không,” tôi nói, tự lấy làm ngạc nhiên vì sự dứt khoát trong giọng nói của mình. “Thật sự là không, đó không phải là lý do tôi đến đây. Tôi thậm chí chưa bao giờ nghe nói về gấu Karuizawa.” Và rồi tôi không thể cưỡng lại được nữa. Tôi quay người và liếc trộm về phía chiếc máy chiếu phim ở cuối phòng. “Tôi…” Tôi miễn cưỡng đưa mắt trở lại chỗ Sử Trùng Minh. “Ý tôi nói là tôi gặp ông không phải đề bàn về y học Trung Hoa.”

“Không phải?” Ông kéo kính xuống và nhìn tôi với vẻ hết sức tò mò. “Không phải sao?”

“Không phải.” Tôi lắc đầu cả quyết. “Không phải thế.”

“Vậy…” Ông ngừng lại. “Vậy thì cô tới đây là vì…?”

“Vì Nam Kinh.”

Ông ngồi xuống bàn, mặt cau lại. “Xin lỗi, cô vừa nói cô là ai nhỉ?”

“Tôi là một sinh viên đến từ đại học Luân Đôn. Hay ít ra thì cũng từng là sinh viên. Nhưng tôi không nghiên cứu về y học Trung Hoa mà về tội ác chiến tranh.”

“Đủ rồi.” Ông nói và giơ tay lên. “Thế thì cô tìm nhầm người rồi, tôi không thể giúp gì cho cô được.”

Ông toan đứng dậy rời khỏi bàn, nhưng tôi đã vội vàng mở chiếc túi du lịch của mình, lôi ra một tập tài liệu được cột chặt lại với nhau bằng một sợi dây thun, lóng ngóng để rơi vài tờ, nhặt chúng lên và đặt chúng một cách lộn xộn lên chiếc bàn giữa hai chúng tôi.

“Tôi đã dùng nửa đời mình nghiên cứu về cuộc chiến ở Trung Quốc.” Tôi tháo sợi dây thun và xếp tất cả các ghi chép của mình lên bàn. Đó là những bản dịch viết tay nhỏ li ti của tôi, bản sao lời khai của các nhân chứng mà tôi thu thập được từ các cuốn sách trong thư viện, những bức phác thảo do tôi tự họa để giúp mình hình dung rõ hơn về những gì đã xảy ra. “Nhất là về Nam Kinh. Ông hãy nhìn xem,” tôi giơ lên cho ông ta xem một tờ giấy có nhiều nếp gấp đầy những chữ nhỏ li ti. “Đây là một cuộc xâm lược, đây là biểu đồ về hệ thống thứ bậc trong quân ngũ của quân đội Nhật, tất cả đều được viết bằng tiếng Nhật, ông thấy không. Tôi đã viết nó vào năm mười sáu tuổi. Tôi biết một ít tiếng Nhật và tiếng Trung.”

Sử Trùng Minh quan sát tất cả với một sự im lặng, khẽ ngả người ra sau, nét mặt biểu lộ một sắc thái kỳ lạ.

Các bức vẽ và biểu đồ của tôi không đẹp, nhưng tôi không còn chút bận tâm nào về chuyện đó nữa khi mọi người cười nhạo chúng. Đối với tôi, mỗi biểu đồ, mỗi bức vẽ đều có ý nghĩa quan trọng, mỗi thứ đều giúp tôi sắp xếp lại các ý tưởng trong đầu và nhắc nhở tôi rằng mỗi ngày tôi lại tiến gần hơn tới sự thật về một chuyện gì đó đã xảy ra ở Nam Kinh vào năm 1937. “Và đây nữa…” Tôi giở một bức tranh và giơ nó lên. Đó là một bức vẽ trên khổ giấy A3 với những nếp gấp sau nhiều năm đã trở nên trong suốt. “Đây chính là thành phố Nam Kinh cuối cuộc xâm chiếm. Tôi đã mất một tháng để hoàn thành nó. Các xác chết chất thành núi! Ông có thấy không?” Tôi ngước mắt nhìn ông với vẻ háo hức. “Nếu ông nhìn kỹ, ông có thể thấy tôi đã vẽ đúng. Ông có thể kiểm tra bây giờ nếu ông muốn. Chính xác trong bức tranh này có ba trăm nghìn tử thi và…”

Sử Trùng Minh đột ngột đứng dậy và đi vòng sau bàn ra phía cửa. Ông khép cửa lại rồi đến bên chiếc cửa sổ nhìn xuống khu bắn cung và hạ tấm rèm che xuống. Ông di chuyển với chân trái hơi khập khiễng, và đằng sau gáy, tóc của ông mỏng tới mức gần như hói, lớp da đầu nhăn nheo như thể không có xương sọ và ta có thể nhìn thấy những nếp gấp và đường rãnh của bộ não.

“Cô có biết đất nước này nhạy cảm tới mức nào không mà lại dám nhắc đến Nam Kinh?” Ông quay trở lại bàn làm việc và từ từ ngồi xuống với cái kiểu của người bị viêm khớp, vươn người sang phía tôi rồi nói khẽ. “Cô có biết ở Nhật, cánh hữu mạnh như thế nào không? Cô có biết nhiều người đã bị tấn công chỉ vì dám nhắc đến chuyện đó? Người Mỹ…” Ông giơ một ngón tay run rẩy chỉ vào mặt tôi như thể tôi là đại diện gần nhất của nước Mỹ, “người Mỹ, MacAthur, đã đảm bảo cho cánh hữu trở thành những kẻ gieo rắc sợ hãi như ngày nay. Nói một cách đơn giản là chúng ta sẽ không bàn về chuyện này nữa.”

Tôi hạ thấp giọng thành tiếng thầm thì. “Nhưng tôi đã đi bằng ấy đoạn đường chỉ để được gặp ông.”

“Vậy thì cô hãy quay lại,” ông nói. “Cô đang nói về quá khứ của tôi. Tôi không đến đây, đến mảnh đất Nhật Bản mà tôi chưa từng nghĩ rằng mình sẽ tới này để thảo luận về những sai lầm của quá khứ.”

“Ông không hiểu. Ông phải giúp tôi.”

“Phải giúp cô?”

“Về một việc cụ thể mà người Nhật đã làm. Tôi biết khá nhiều về các tội ác chiến tranh, như những cuộc thi giết người hay những vụ cưỡng hiếp. Nhưng tôi đang nói về một tội ác cụ thể, một chuyện ông đã tận mắt chứng kiến. Không ai tin là một chuyện như thế có thể xảy ra, họ đều nghĩ là tôi bịa đặt.”

Sử Trùng Minh hơi cúi người ra phía trước và nhìn thẳng vào tôi. Mỗi khi tôi nói với người khác về điều mà tôi đang nỗ lực khám phá, mọi người đều nhìn tôi với một vẻ thương hại và hoài nghi, cái nhìn có hàm ý “Chắc là cô tự tưởng tượng ra. Nhưng tại sao chứ? Tại sao cô lại có thể bịa ra một chuyện kinh tởm như thế?” Nhưng cái nhìn của Sử Trùng Minh thì khác hẳn, đó là một cái nhìn giận dữ và khó chịu. Khi ông cất tiếng nói, giọng ông trầm hẳn xuống và đầy vẻ cay đắng. “Cô đang nói cái gì vậy?”

“Có nhân chứng đã khai về những gì đã xảy ra. Tôi đã đọc điều đó nhiều năm trước nhưng tôi không thể tìm lại được cuốn sách đó vì vậy tất cả mọi người đều cho rằng tôi đã bịa ra mọi chuyện và rằng cuốn sách đó không hề tồn tại. Nhưng không sao, vì trên thực tế còn có hẳn một đoạn phim được quay tại Nam Kinh vào năm 1937. Tôi đã phát hiện ra nó sáu tháng trước đây. Còn ông thì luôn biết rõ về nó.”

“Thật là lố bịch. Không hề có đoạn phim nào cả.”

“Nhưng tên của ông đã xuất hiện trong một tập san của trường đại học. Tôi thực sự đã nhìn thấy tên ông ở trong đó. Tập san đó nói rằng ông đã ở Nam Kinh. Họ nói rằng ông đã chứng kiến vụ thảm sát Nam Kinh, chứng kiến vụ hành hình kiểu đó. Họ nói rằng trong thời gian ông giảng dạy tại đại học Giang Tô năm 1957 đã xuất hiện những tin đồn cho rằng ông chính là người giữ đoạn phim đó. Đó là lý do tại sao tôi tới đây. Tôi cần được biết… Tôi cần được biết những tên lính đó đã làm gì. Chỉ cần một chi tiết thôi để tôi biết được là tôi đã không tưởng tượng ra chuyện đó. Tôi chỉ cần biết vào lúc nào, họ đã bắt người phụ nữ đó vào lúc nào và…”

“Xin cô!” Sử Trùng Minh đấm mạnh tay xuống bàn và đứng dậy. “Chẳng lẽ cô không có chút mủi lòng nào hay sao? Đây không phải là một chuyện để tán gẫu!” Ông vớ lấy một chiếc gậy đằng sau ghế và đi tập tễnh ra phía cửa ra vào, mở cửa và tháo tấm biển đề tên gắn phía ngoài. “Cô nhìn thấy chưa?” Ông hỏi, lấy cây gậy khép cánh cửa lại. Ông giơ tấm biển đề tên cho tôi xem, gõ gõ lên đó để giải thích điều mình nói. “Giáo sư xã hội học. Xã hội học. Lĩnh vực nghiên cứu là y học Trung Hoa. Tôi không còn dính dáng gì đến Nam Kinh nữa. Không có phim ảnh gì cả. Mọi chuyện đã kết thúc. Bây giờ tôi rất bận và…”

“Xin hãy làm ơn,” tôi túm chặt lấy mép bàn, mặt đỏ bừng. “Xin ông hãy làm ơn. Đoạn phim đó có tồn tại. Có mà. Trong tập san có nhắc đến nó, chính tôi đã đọc thấy. Đoạn phim của Magee không quay sự kiện đó nhưng đoạn phim của ông thì có. Đó là đoạn phim duy nhất trên đời này và…”

“Suỵt,” ông nói và chỉ cây gậy về phía tôi. “Thế là đủ rồi.” Răng ông dài và biến màu, trông như bộ xương hóa thạch khai quật được ở sa mạc Gobi, vàng bóng vì ăn nhiều gạo và thịt dê. “Vậy đấy, tôi hoàn toàn tôn trọng cô. Tôi rất tôn trọng cô và vụ điều tra có một không hai của cô. Đúng là có một không hai. Nhưng cho phép tôi nói thẳng nhé: chẳng có đoạn phim nào cả.”

Khi bạn đang tìm mọi cách để chứng minh với mọi người rằng bạn không bị điên thì những người như Sử Trùng Minh đúng là không giúp gì được. Bạn đọc một thông tin trên giấy trắng mực đen nhưng chỉ vài phút sau người ta lại bảo với bạn rằng chuyện đó không hề tồn tại, mà là do bạn tưởng tượng ra. Nếu bạn không điên sẵn thì những chuyện như thế cũng sẽ làm bạn phát điên! Chuyện này vẫn lặp đi lặp lại với tôi, y như những gì đã xảy ra giữa tôi với bố mẹ tôi và những người ở bệnh viện năm tôi mười ba tuổi. Ai cũng nói vụ hành hình là do tôi tưởng tượng ra, là một triệu chứng của bệnh điên mà tôi mắc phải chứ một tội ác khủng khiếp như thế không thể nào xảy ra trên thực tế. Rằng lính Nhật có thể man rợ và nhẫn tâm nhưng họ cũng không thể làm chuyện đó, một chuyện mà không lời nào có thể diễn tả được, một chuyện mà ngay cả các bác sĩ và y tá trong bệnh viện, những người vẫn tự cho rằng chưa có chuyện gì khủng khiếp mà họ chưa được chứng kiến, đều phải hạ giọng khi nhắc tới. “Tôi chắc chắn cô tin rằng cô đã đọc nó. Tôi chắc chắn đối với cô nó thật sự tồn tại.”

“Đó là sự thực,” tôi nói, nhìn xuống nền nhà, khuôn mặt đỏ bừng vì xấu hổ. “Cháu đã đọc được trong một cuốn sách.” Đó là một quyển sách bìa màu da cam với một tấm ảnh bìa chụp những xác chết chất đống bên bến cảng Mi Đàm. Nó tràn ngập những câu chuyện đã xảy ra ở Nam Kinh. Trước khi đọc quyển sách này, tôi không hề biết gì về Nam Kinh. “Cháu đã tìm thấy nó ở nhà.”

Một bà y tá vốn không ưa tôi thường mò đến giường tôi vào ban đêm khi mọi người đã chìm sâu vào giấc ngủ. Dù tôi đã cố tình nằm im thin thít giả vờ ngủ say nhưng bà ta vẫn cúi xuống giường và thì thầm vào tai tôi, hơi thở nóng hổi và dính nhớp. “Để tao nói cho mày biết nhé,” bà ta lầm bầm hết đêm này sang đêm khác, trong khi những hình hoa trên rèm cửa in thành những chiếc bóng bất động trên trần nhà. “Mày là đứa có trí tưởng tượng bệnh hoạn nhất mà tao đã từng gặp trong suốt mười năm làm cái nghề khốn kiếp này. Mày điên thật rồi! Không chỉ điên mà còn xấu xa nữa.”

Nhưng tôi không hề bịa ra chuyện đó

Tôi vốn rất sợ bố mẹ, nhất là mẹ tôi, nhưng khi không có ai trong bệnh viện tin là quyển sách ấy có thật, khi chính tôi cũng bắt đầu nghi ngờ rằng có thể họ đã đúng, rằng tôi đã tưởng tượng ra nó, rằng tôi đã phát điên, thì tôi lấy hết can đảm để viết thư về nhà nhờ bố mẹ lục tìm trong hàng chồng sách một quyển sách bìa màu da cam, tên sách hình như là Vụ thảm sát Nam Kinh.

Thư hồi âm đến gần như ngay lập tức. “Mẹ biết con vẫn tin là có quyển sách như thế. Nhưng mẹ đảm bảo với con rằng nhà này không bao giờ có những thứ sách rác rưởi như vậy.”

Mẹ tôi vẫn luôn tin rằng bà có thể kiểm soát được mọi suy nghĩ và hành động của tôi. Bà cho rằng trường học là nơi dễ tiêm nhiễm các thói hư tật xấu nên tôi không được đến trường mà phải học ở nhà. Nhưng nếu bạn quyết định gánh lấy trách nhiệm kiểu này, nếu bạn lo sợ (vì một lý do cá nhân khốn khổ nào đó) về những thứ mà con cái bạn sẽ học được về cuộc sống đến mức bạn kiểm tra từng quyển sách du nhập vào trong nhà, thỉnh thoảng xé đi những trang mà bạn cho là không lành mạnh thì phải chắc chắn một điều: bạn phải tiến hành công việc một cách triệt để. Ít nhất cũng triệt để hơn mẹ tôi. Bà không phát hiện ra một sự quản lý lỏng lẻo đã lẻn vào nhà bà, xuyên qua những cánh cửa mọc đầy cỏ dại, len vào những chồng sách. Vì một lý do nào đó, bà đã để lọt quyển sách về Nam Kinh.

Bố mẹ đã tìm cả trên gác lẫn dưới nhà vì muốn giúp con, bố mẹ chỉ có mình con, nhưng mẹ rất lấy làm tiếc phải nói với con rằng con đã nhầm lẫn. Bố mẹ cũng đã viết thư thông báo cho nhân viên y tế chịu trách nhiệm theo dõi trường hợp của con về việc này.”

Tôi nhớ lúc đó tôi đã đánh rơi bức thư xuống sàn nhà và một ý nghĩ khủng khiếp ập đến. Chuyện gì sẽ xảy ra nếu họ đúng? Chuyện gì sẽ xảy ra nếu quyển sách không tồn tại? Chuyện gì sẽ xảy ra nếu đúng là tôi đã tưởng tượng ra nó? Điều tồi tệ nhất có thể xảy ra, tôi nghĩ, chắc là một cơn đau dữ dội và âm ỉ bắt đầu cuộn lên trong bụng.

Đôi khi bạn phải đi một chặng đường dài để chứng minh một vấn đề. Ngay cả khi hóa ra bạn chỉ chứng minh cho chính bản thân mình.

Khi tôi được xuất viện, tôi biết chính xác mình sẽ phải làm gì tiếp theo. Trong thời gian ở bệnh viện, tôi cũng đã hoàn tất các kỳ thi trung học (phần lớn các môn thi tôi đều đạt điểm A, kết quả này làm tất cả mọi người ngạc nhiên vì họ đều cho rằng thiếu hiểu biết có nghĩa là ngu dốt), và ở thế giới bên ngoài có những tổ chức từ thiện chuyên giúp đỡ những người như tôi đăng ký vào trường đại học. Họ giúp tôi làm quen với tất cả những thứ mà tôi hết sức bỡ ngỡ như liên hệ qua điện thoại, đi lại bằng xe buýt. Tôi tự học tiếng Nhật và tiếng Trung qua các quyển sách trong thư viện và ít lâu sau được nhận vào khoa Châu Á của đại học Luân Đôn. Thế là đột nhiên, ít nhất là ở vẻ bề ngoài, tôi cũng có vẻ bình thường. Tôi có một phòng trọ, một công việc phát tờ rơi bán thời gian, một thẻ đi tàu dành cho sinh viên và một gia sư chuyên sưu tập những bức tượng Yoruba và bưu thiếp giai đoạn tiền Raphael. (“Tôi tôn sùng những phụ nữ có nước da nhợt nhạt,” có lần anh ta thổ lộ khi nhìn tôi với một vẻ đăm chiêu. Rồi anh ta thì thầm nói thêm: “Tất nhiên là với điều kiện họ không bị điên.”) Nhưng trong khi những sinh viên khác tập trung cho việc tốt nghiệp hoặc học lên cao nữa thì tôi chỉ nghĩ tới Nam Kinh. Tôi chưa thể yên lòng chừng nào chưa biết được tôi có nhớ chính xác về những chi tiết trong quyển sách màu da cam đó hay không?

Tôi dành rất nhiều thời gian để tra cứu sách báo trong thư viện với hy vọng có thể tìm thấy một bản sao của quyển sách đó hoặc ít nhất là một ấn phẩm khác có nội dung tương tự. Có một quyển sách với tên gọi Nỗi kinh hoàng ở Nam Kinh xuất bản năm 1980 nhưng không có bản lưu nào ở nhà xuất bản. Không bản lưu nào trong thư viện, kể cả thư viện của Quốc hội, tuy nhiên tôi cũng không dám chắc đó là quyển sách mà tôi cần tìm. Nhưng chuyện đó không quan trọng vì tôi đã tìm thấy một thứ khác. Tôi bất ngờ phát hiện ra sự tồn tại của một đoạn phim về cuộc thảm sát đó.

Tổng cộng có hai bộ phim. Bộ phim thứ nhất là của Đức cha Magee, một nhà truyền giáo ở Trung Quốc vào những năm 1930. Bộ phim của ông đã được một người bạn lén mang ra ngoài. Quá kinh hoàng bởi những gì được ghi lại trong phim, người này đã khâu nó vào trong lớp áo lông lạc đà rồi mang theo tới Thượng Hải. Sau đó, cuộn phim trở nên ẩm ướt, nhòe và bắt đầu phân hủy sau khi bị bỏ quên nhiều năm trong một tầng hầm ở miền Nam California nóng nực trước khi lại được tìm thấy và đưa vào bộ sưu tập của Thư viện Quốc hội. Tôi tìm thấy một bản sao của bộ phim này tại thư viện của trường đại học Luân Đôn. Tôi đã xem đi xem lại nhiều lần và nghiên cứu từng khuôn hình. Bộ phim đã ghi lại những hình ảnh kinh hoàng ở Nam Kinh, những hình ảnh mà tôi không muốn nghĩ đến ngay dưới ánh sáng ban ngày, nhưng không hề có vụ hành hình mà tôi đã đọc được nhiều năm trước.

Đoạn phim thứ hai, hay ít nhất người ta đồn là thế, là của Sử Trùng Minh. Ngay sau khi có được thông tin này tôi gần như quên hết mọi thứ khác trên đời.

Đó là vào năm thứ hai ở trường đại học. Một buổi sáng mùa xuân, quảng trường Russell tràn ngập khách du lịch và những cây thủy tiên hoa vàng trổ bông, tôi ngồi trong thư viện, tại một cái bàn mờ tối sau giá sách về Nhân loại học và đọc ngấu nghiến một tạp chí ít người biết đến. Tim tôi đập thình thịch – cuối cùng tôi đã tìm thấy một tài liệu nhắc tới vụ hành hình nói trên. Đó là một tài liệu chỉ mang tính tham khảo, thật ra khá mơ hồ và không có thông tin cốt yếu nhưng trong đó có một chi tiết khiến tôi gần như nhảy dựng trên ghế khi đọc được: “Chắc chắn là vào cuối những năm năm mươi tại đại học Giang Tô, người ta có nghe nhắc đến sự tồn tại của một đoạn phim mười sáu li ghi lại vụ hành hình này. Nhưng không giống như bộ phim của Magee, cho đến nay đoạn phim này vẫn chưa được đưa ra khỏi Trung Quốc.”

Vẫn không tin vào mắt mình, tôi vồ lấy quyển tạp chí, hạ cây đèn Angle Poise soi rõ trang giấy. Thật không thể tưởng tượng được là lại có một đoạn phim ghi lại những cảnh đó. Thử hình dung xem. Nếu đúng là có bộ phim như thế trên đời này, thì người ta có thể nói tôi là một kẻ xấu xa, là một đứa không biết gì nhưng không ai có thể nói tôi là một kẻ bịa đặt.

“Người ta nói rằng cuốn phim này là của Sử Trùng Minh, một trợ lý nghiên cứu trẻ tuổi ở đại học Giang Tô, người đã có mặt ở Nam Kinh vào thời điểm diễn ra vụ thảm sát năm 1937…”

Tôi đọc đi đọc lại những dòng này. Một cảm giác kỳ lạ xâm chiếm khắp người tôi, cái cảm giác bấy lâu bị kìm nén, bị trói chặt bởi sự nghi kị của các nhân viên trong bệnh viện. Chỉ khi một sinh viên ở bàn bên cạnh thở dài sốt ruột tôi mới nhận ra mình đang đứng sừng sững miệng lẩm nhẩm và hai cánh tay nổi da gà. Nó vẫn chưa được đưa ra khỏi Trung Quốc

Đáng nhẽ tôi phải lấy cắp quyển tạp chí đó. Nếu tôi nhớ lại bài học trong bệnh viện thì tôi đã phải giấu quyển tạp chí đó bên trong chiếc áo len và mang nó ra khỏi thư viện. Như thế tôi có thể có cái gì đó để đưa cho Sử Trùng Minh xem, chứng minh cho ông ta thấy là tôi không hề dùng một trí tưởng tượng bệnh hoạn để thêu dệt nên chuyện này. Như thế ông ta sẽ không thể từ chối và sẽ để cho tôi hỏi những điều cần thiết.

Bình luận