Sách ebook được sưu tầm từ Internet, Bản quyền sách thuộc về Tác giả & Nhà xuất bản. Trang Web hiện đặt quảng cáo để có kinh phí duy trì hoạt động, mong Quý Bạn đọc thông cảm ạ.

Ác Quỷ Nam Kinh

Chương 21

Tác giả: Mo Hyder

Nam Kinh, đêm 13 tháng Mười hai năm 1937

Chúng đang ở đây! Chúng đang ở đây. Đó là sự thực.

Tôi ra khỏi nhà vào buổi trưa, đường phố có vẻ yên ắng. Tôi không nhìn thấy một bóng người, chỉ thấy những ngôi nhà đóng kín cửa và những cửa hiệu niêm phong bằng ván gỗ, vài nơi có dán địa chỉ sơ tán phỏng chừng của gia chủ. Tôi rẽ phải sang đường Trung Ương, đi quá đường ray xe lửa thì rẽ vào một hẻm nhỏ thông ra đường Trung Sơn. Ở đây tôi nhìn thấy ba người đàn ông đang cắm đầu cắm cổ chạy hết tốc lực về phía mình. Họ ăn vận như nông dân và tất cả đều lem luốc như vừa chui ra từ một vụ nổ. Một cột khói xám ngùn ngụt bốc lên từ khu vực cổng thành Thủy Tây (Giang?). Ba người đàn ông tiếp tục chạy về hướng tôi vừa đến, không nói không rằng, tiếng giày rơm loẹt xoẹt trên hè phố. Tôi đứng trên phố, nhìn theo họ và dỏng tai nghe ngóng xung quanh. Lúc này khi đứng yên, tôi có thể nghe thấy văng vẳng tiếng còi xe ôtô xen lẫn tiếng người kêu khóc. Tim tôi chùng xuống. Tôi tiếp tục đi về phía Nam, dự trù khả năng xấu nhất có thể xảy ra, tôi sẽ trườn qua các con phố, bám sát những ngôi nhà, sẵn sàng đâm bổ vào bên trong bất kỳ lúc nào, hay phủ phục xuống và kêu lên, “Dongyang Xiansheng! Giáo sư Đông phương học!”

Ở trên phố, gần trại tị nạn vẫn có vài cửa hiệu dũng cảm mở cửa, nhưng chủ tiệm đứng bên ngoài lo lắng nhìn về cổng thành phía Đông.

Tôi chạy len lỏi giữa các tòa nhà, qua các đường phố quen thuộc, tim đập dồn dập. Tôi nghe thấy tiếng rì rầm của đám đông ở phía trước và khi rẽ vào một phố nhỏ dẫn ra đường Trung Sơn thì tôi thấy một đoàn người đang lũ lượt kéo nhau về cổng thành Ấp Giang, cánh cổng “nước” vĩ đại mở ra ngoại thành và dẫn ra sông Dương Tử – trên khuôn mặt ai cũng lộ rõ vẻ kiên quyết. Tất cả bọn họ đều kéo theo các xe thồ chất đầy đồ đạc. Một vài người liếc nhìn tôi tò mò không hiểu tại sao lại có người không lo bỏ trốn, còn những người khác thì không thèm để ý, đầu cúi gằm, dồn hết sức đẩy xe. Những đứa trẻ cuộn mình trong chiếc áo bông tránh rét, đeo găng tay len, ngồi trên nóc xe im lặng nhìn tôi. Một con chó hoang chạy lăng quăng tìm thức ăn.

“Chúng vào thành rồi à?” Tôi hỏi một người phụ nữ vừa tách ra khỏi đám đông và chạy về phía tôi đang đứng. Tôi bước đến trước mặt chặn bà ta lại và đặt hai tay lên vai bà. “Bọn Nhật đã vượt qua cổng thành chưa?”

“Chạy đi!” Mặt bà ta dại đi, lớp than bôi mặt ướt nhòe nước mắt. “Chạy đi.”

Bà ta vùng ra chạy tiếp, vừa chạy vừa la hét gì đó. Tôi nhìn bà ta biến mất khỏi tầm mắt, trong khi đó, sau lưng tôi, tiếng la hét của đám đông trở nên to dần, tiếng chân chạy uỳnh uỵch vang khắp các con hẻm xung quanh. Rồi dần dần, tiếng bước chân không còn nữa, đám đông co lại. Cuối cùng, tôi rón rén tiến lên phía trước, ngó về phía con phố trung tâm. Bên tay phải tôi, nằm về hướng Tây, tôi nhìn thấy cái đuôi của đoàn người đang di chuyển về phía sông, mấy người hành khất, già cả và ốm yếu, đang vội vã bám gót. Con đường bên trái vắng tanh, lòng đường ngập ngụa bùn sau khi bị giẫm đạp bởi đám đông hàng trăm người.

Tôi thận trọng bước ra, tim gần như bắn ra ngoài, quay người đi về hướng ngược lại. Tôi lặng lẽ bước. Bên ngoài đống đổ nát của khu cung điện nhà Minh, nơi tôi đứng tán gẫu với ông bạn giáo sư ngày hôm qua, có vài chiếc xe tăng của chính phủ Dân Quốc đang ậm ì di chuyển, xới tung đám bụi đường, những người lính trên xe la hét và vẫy tay ra hiệu cho tôi rời chỗ này. Rồi thành phố lại dần trở nên yên lặng, chỉ còn mình tôi dạo bước trên con đường Trung Sơn không một bóng người.

Cuối cùng, tôi dừng lại. Xung quanh tôi, mọi vật như hóa đá. Ngay cả chim chóc dường như cũng im lặng trên cành. Phóng tầm mắt theo hai hàng cây thẳng tắp dài hun hút, con đường hoàn toàn trống vắng và tĩnh lặng, cách chỗ tôi đứng khoảng năm trăm mét, mái vòm tam nguyệt của cổng Trung Sơn lấp lánh dưới ánh mặt trời mùa đông. Tôi đứng giữa đường, hít một hơi thật sâu rồi chậm rãi xòe tay ra giơ lên trời. Tim tôi đập mạnh tới mức tôi nghe rõ cả những tiếng thình thịch vang lên trong đầu.

Phải chăng mặt đất dưới chân tôi đang rung chuyển như trong một cơn động đất? Khi tôi đưa mắt nhìn xuống chân thì từ phía cổng thành vang lên một tiếng nổ long trời lở đất khiến hàng cây sung dâu bên vệ đường co rạp lại như trong cơn gió lớn và chim chóc sợ hãi bay dáo dác lên không. Lửa phụt lên trời, bụi khói cuồn cuộn phía bên trên cổng thành. Tôi khuỵu xuống, hai tay ôm đầu khi một tiếng nổ nữa rạch ngang bầu trời. Rồi một âm thanh như tiếng mưa rơi xa xăm càng lúc càng rõ dần, cho tới khi thành tiếng ầm ầm, bầu trời đột nhiên tối sầm lại, bụi cát, vôi vữa từ đâu bay tới tấp lên đầu tôi. Từ phía chân trời hiện ra hơn mười chiếc xe tăng, lừ lừ tiến vào đường Trung Sơn với những lá cờ hi no mare bay phấp phới.

Tôi chồm dậy chạy về nhà, tiếng hơi thở và tiếng bước chân tôi chìm trong tiếng xe tăng chuyển động rầm rầm và tiếng còi chói tai phía sau lưng. Tôi chạy mải miết, mạch đập dồn dập, hai lá phổi như muốn nổ tung, lao vào đường Trung Sơn trước khi rẽ phải sang đường Trung Ương, cắm đầu chạy vào một con phố nhỏ rồi vòng ra phía sau nhà ông Lưu, chui vào con hẻm nơi cuối cùng mưa bụi và đất cát đã yếu đi phần nào. Căn nhà hoàn toàn im ắng. Tôi gõ cửa cho tới khi Thu Kim xuất hiện nhìn tôi chằm chằm như đang nhìn một bóng ma.

“Chúng đến đây rồi,” cô ấy hỏi khi thấy vẻ mặt tôi, khi nhận ra tôi đã đứt hết hơi. “Đúng không?”

Tôi không trả lời. Tôi bước vào trong nhà, cẩn thận khóa trái cửa và kiểm tra lại tất cả các chốt cửa và ổ khóa. Rồi khi hơi thở đã điều hòa trở lại, tôi đi lên gác, ngồi xuống chiếc giường đơn trong thư phòng, giữa đống sách tiếng Nhật ngổn ngang, kéo chăn trùm lên chân.

Và, vậy là – tôi có thể viết gì đây? Chỉ viết về những gì vừa mới xảy ra. Một cách thành thật. Vào buổi chiều khô lạnh này, một buổi chiều lẽ ra rất đẹp trời, họ đã chiếm được Nam Kinh dễ như trẻ con thò tay bắt chuồn chuồn. Tôi sợ phải nhìn ra ngoài cửa sổ – cờ Nhật chắc hẳn đang tung bay khắp thành phố.

Nam Kinh, buổi sáng ngày 14 tháng Mười hai năm 1937 (ngày mười hai tháng Mười một âm lịch)

Đêm trước tuyết rơi, nhưng sáng nay, bên ngoài cổng thành, núi Tử Kim, ngọn Tử Kim hùng vĩ, không có màu trắng mà đỏ rực trong lửa. Lửa bọc lấy mọi vật trong màu máu, hắt lên trời một vầng hào quang đáng sợ. Thu Kim đứng rất lâu bên cửa sổ nhìn về hướng đó, hơi lạnh từ ngoài ùa vào khiến ngôi nhà gần như đóng băng, và tôi có thể nhìn thấy hơi thở của mình đang phả ra.

“Thấy chưa?” Cô ấy nói và quay lại nhìn tôi. Tóc cô ấy buông xõa sau lưng, ánh mắt chiến thắng sáng lên những tia màu đỏ. “Tử Kim đang bốc cháy, có đúng như em đã nói không?”

“Thu Kim,” tôi nói. “Tránh xa cái cửa sổ ra. Nó không an toàn đâu.”

Cô ấy nghe theo, nhưng vẫn lần lữa. Cô ấy đóng cửa sổ vào rồi ngồi im trong một góc, khư khư ôm trong lòng hai chiếc bài vị tổ tiên mà cô ấy mang theo từ Phồn Dương, má đỏ ửng vì lạnh.

Gần như cả sáng nay tôi ngồi cạnh bàn với ấm trà cứ nguội dần, các chốt cửa đều đã đóng. Đêm hôm qua chúng tôi ngủ rất ít, cả hai vợ chồng đi ngủ mà vẫn mặc nguyên quần áo và không cởi giày phòng trường hợp phải chạy trốn. Thỉnh thoảng, tôi hoặc Thu Kim lại chồm dậy nhìn ra phía cửa sổ cài then kín mít, nhưng không ai nói gì nhiều. Lúc này, mặc dù giữa ban ngày nhưng trong nhà chúng tôi vẫn tối tăm, cửa giả đều đóng im ỉm. Cứ nửa tiếng chúng tôi lại bật đài lên. Các bản tin không đồng nhất, một mớ hổ lốn không thể tưởng tượng được trộn lẫn thông tin sai lệch với thông tin tuyên truyền. Ai mà biết được đâu mới là sự thật? Chúng tôi chỉ có thể phỏng đoán chuyện gì đang diễn ra. Thỉnh thoảng tôi nghe tiếng xe tăng lăn ầm ầm trên đường Trung Sơn và tiếng súng nổ lẹt đẹt nhưng mọi thứ đều như đang xảy ra ở nơi xa xôi nào đó, phần lớn thời gian thành phố chìm trong yên lặng đến mức có những khi tâm trí tôi để ở đâu đâu, và trong một giây phút ngắn ngủi, tôi quên mất là chúng tôi đang ở trong cảnh bị chiếm đóng.

Vào khoảng bảy giờ tối chúng tôi nghe thấy tiếng gì đó như một vụ tấn công bằng súng cối, và trong một thoáng, ánh mắt chúng tôi chạm vào nhau. Rồi những tiếng nổ từ xa vẳng lại, một chuỗi bất ngờ một – hai – ba – bốn, rồi sự im lặng được lập lại. Mười phút sau trong con hẻm vang lên những tiếng ồn ào ma quái. Tôi ra phía cửa hậu ghé mắt qua tấm lá chắn và nhìn thấy một con dê sổng chuồng đang hốt hoảng chạy lung tung trong khu đất phía sau nhà, nhảy dựng lên húc vào cây cối và những ngôi nhà mái tôn. Chân nó giẫm lên đống quả lựu rụng khiến màu lựu đỏ loang trên tuyết giống như màu máu. Không ai đuổi theo để bắt con dê, có lẽ chủ nó đã đi sơ tán, và phải mất gần hai mươi phút, nó mới tìm được đường ra phố lớn và căn hẻm lại trở về với sự tĩnh lặng vốn có.

Nam Kinh, đêm 13 tháng Mười hai năm 1937

Chúng đang ở đây! Chúng đang ở đây. Đó là sự thực.

Tôi ra khỏi nhà vào buổi trưa, đường phố có vẻ yên ắng. Tôi không nhìn thấy một bóng người, chỉ thấy những ngôi nhà đóng kín cửa và những cửa hiệu niêm phong bằng ván gỗ, vài nơi có dán địa chỉ sơ tán phỏng chừng của gia chủ. Tôi rẽ phải sang đường Trung Ương, đi quá đường ray xe lửa thì rẽ vào một hẻm nhỏ thông ra đường Trung Sơn. Ở đây tôi nhìn thấy ba người đàn ông đang cắm đầu cắm cổ chạy hết tốc lực về phía mình. Họ ăn vận như nông dân và tất cả đều lem luốc như vừa chui ra từ một vụ nổ. Một cột khói xám ngùn ngụt bốc lên từ khu vực cổng thành Thủy Tây (Giang?). Ba người đàn ông tiếp tục chạy về hướng tôi vừa đến, không nói không rằng, tiếng giày rơm loẹt xoẹt trên hè phố. Tôi đứng trên phố, nhìn theo họ và dỏng tai nghe ngóng xung quanh. Lúc này khi đứng yên, tôi có thể nghe thấy văng vẳng tiếng còi xe ôtô xen lẫn tiếng người kêu khóc. Tim tôi chùng xuống. Tôi tiếp tục đi về phía Nam, dự trù khả năng xấu nhất có thể xảy ra, tôi sẽ trườn qua các con phố, bám sát những ngôi nhà, sẵn sàng đâm bổ vào bên trong bất kỳ lúc nào, hay phủ phục xuống và kêu lên, “Dongyang Xiansheng! Giáo sư Đông phương học!”

Ở trên phố, gần trại tị nạn vẫn có vài cửa hiệu dũng cảm mở cửa, nhưng chủ tiệm đứng bên ngoài lo lắng nhìn về cổng thành phía Đông.

Tôi chạy len lỏi giữa các tòa nhà, qua các đường phố quen thuộc, tim đập dồn dập. Tôi nghe thấy tiếng rì rầm của đám đông ở phía trước và khi rẽ vào một phố nhỏ dẫn ra đường Trung Sơn thì tôi thấy một đoàn người đang lũ lượt kéo nhau về cổng thành Ấp Giang, cánh cổng “nước” vĩ đại mở ra ngoại thành và dẫn ra sông Dương Tử – trên khuôn mặt ai cũng lộ rõ vẻ kiên quyết. Tất cả bọn họ đều kéo theo các xe thồ chất đầy đồ đạc. Một vài người liếc nhìn tôi tò mò không hiểu tại sao lại có người không lo bỏ trốn, còn những người khác thì không thèm để ý, đầu cúi gằm, dồn hết sức đẩy xe. Những đứa trẻ cuộn mình trong chiếc áo bông tránh rét, đeo găng tay len, ngồi trên nóc xe im lặng nhìn tôi. Một con chó hoang chạy lăng quăng tìm thức ăn.

“Chúng vào thành rồi à?” Tôi hỏi một người phụ nữ vừa tách ra khỏi đám đông và chạy về phía tôi đang đứng. Tôi bước đến trước mặt chặn bà ta lại và đặt hai tay lên vai bà. “Bọn Nhật đã vượt qua cổng thành chưa?”

“Chạy đi!” Mặt bà ta dại đi, lớp than bôi mặt ướt nhòe nước mắt. “Chạy đi.”

Bà ta vùng ra chạy tiếp, vừa chạy vừa la hét gì đó. Tôi nhìn bà ta biến mất khỏi tầm mắt, trong khi đó, sau lưng tôi, tiếng la hét của đám đông trở nên to dần, tiếng chân chạy uỳnh uỵch vang khắp các con hẻm xung quanh. Rồi dần dần, tiếng bước chân không còn nữa, đám đông co lại. Cuối cùng, tôi rón rén tiến lên phía trước, ngó về phía con phố trung tâm. Bên tay phải tôi, nằm về hướng Tây, tôi nhìn thấy cái đuôi của đoàn người đang di chuyển về phía sông, mấy người hành khất, già cả và ốm yếu, đang vội vã bám gót. Con đường bên trái vắng tanh, lòng đường ngập ngụa bùn sau khi bị giẫm đạp bởi đám đông hàng trăm người.

Tôi thận trọng bước ra, tim gần như bắn ra ngoài, quay người đi về hướng ngược lại. Tôi lặng lẽ bước. Bên ngoài đống đổ nát của khu cung điện nhà Minh, nơi tôi đứng tán gẫu với ông bạn giáo sư ngày hôm qua, có vài chiếc xe tăng của chính phủ Dân Quốc đang ậm ì di chuyển, xới tung đám bụi đường, những người lính trên xe la hét và vẫy tay ra hiệu cho tôi rời chỗ này. Rồi thành phố lại dần trở nên yên lặng, chỉ còn mình tôi dạo bước trên con đường Trung Sơn không một bóng người.

Cuối cùng, tôi dừng lại. Xung quanh tôi, mọi vật như hóa đá. Ngay cả chim chóc dường như cũng im lặng trên cành. Phóng tầm mắt theo hai hàng cây thẳng tắp dài hun hút, con đường hoàn toàn trống vắng và tĩnh lặng, cách chỗ tôi đứng khoảng năm trăm mét, mái vòm tam nguyệt của cổng Trung Sơn lấp lánh dưới ánh mặt trời mùa đông. Tôi đứng giữa đường, hít một hơi thật sâu rồi chậm rãi xòe tay ra giơ lên trời. Tim tôi đập mạnh tới mức tôi nghe rõ cả những tiếng thình thịch vang lên trong đầu.

Phải chăng mặt đất dưới chân tôi đang rung chuyển như trong một cơn động đất? Khi tôi đưa mắt nhìn xuống chân thì từ phía cổng thành vang lên một tiếng nổ long trời lở đất khiến hàng cây sung dâu bên vệ đường co rạp lại như trong cơn gió lớn và chim chóc sợ hãi bay dáo dác lên không. Lửa phụt lên trời, bụi khói cuồn cuộn phía bên trên cổng thành. Tôi khuỵu xuống, hai tay ôm đầu khi một tiếng nổ nữa rạch ngang bầu trời. Rồi một âm thanh như tiếng mưa rơi xa xăm càng lúc càng rõ dần, cho tới khi thành tiếng ầm ầm, bầu trời đột nhiên tối sầm lại, bụi cát, vôi vữa từ đâu bay tới tấp lên đầu tôi. Từ phía chân trời hiện ra hơn mười chiếc xe tăng, lừ lừ tiến vào đường Trung Sơn với những lá cờ hi no mare bay phấp phới.

Tôi chồm dậy chạy về nhà, tiếng hơi thở và tiếng bước chân tôi chìm trong tiếng xe tăng chuyển động rầm rầm và tiếng còi chói tai phía sau lưng. Tôi chạy mải miết, mạch đập dồn dập, hai lá phổi như muốn nổ tung, lao vào đường Trung Sơn trước khi rẽ phải sang đường Trung Ương, cắm đầu chạy vào một con phố nhỏ rồi vòng ra phía sau nhà ông Lưu, chui vào con hẻm nơi cuối cùng mưa bụi và đất cát đã yếu đi phần nào. Căn nhà hoàn toàn im ắng. Tôi gõ cửa cho tới khi Thu Kim xuất hiện nhìn tôi chằm chằm như đang nhìn một bóng ma.

“Chúng đến đây rồi,” cô ấy hỏi khi thấy vẻ mặt tôi, khi nhận ra tôi đã đứt hết hơi. “Đúng không?”

Tôi không trả lời. Tôi bước vào trong nhà, cẩn thận khóa trái cửa và kiểm tra lại tất cả các chốt cửa và ổ khóa. Rồi khi hơi thở đã điều hòa trở lại, tôi đi lên gác, ngồi xuống chiếc giường đơn trong thư phòng, giữa đống sách tiếng Nhật ngổn ngang, kéo chăn trùm lên chân.

Và, vậy là – tôi có thể viết gì đây? Chỉ viết về những gì vừa mới xảy ra. Một cách thành thật. Vào buổi chiều khô lạnh này, một buổi chiều lẽ ra rất đẹp trời, họ đã chiếm được Nam Kinh dễ như trẻ con thò tay bắt chuồn chuồn. Tôi sợ phải nhìn ra ngoài cửa sổ – cờ Nhật chắc hẳn đang tung bay khắp thành phố.

Nam Kinh, buổi sáng ngày 14 tháng Mười hai năm 1937 (ngày mười hai tháng Mười một âm lịch)

Đêm trước tuyết rơi, nhưng sáng nay, bên ngoài cổng thành, núi Tử Kim, ngọn Tử Kim hùng vĩ, không có màu trắng mà đỏ rực trong lửa. Lửa bọc lấy mọi vật trong màu máu, hắt lên trời một vầng hào quang đáng sợ. Thu Kim đứng rất lâu bên cửa sổ nhìn về hướng đó, hơi lạnh từ ngoài ùa vào khiến ngôi nhà gần như đóng băng, và tôi có thể nhìn thấy hơi thở của mình đang phả ra.

“Thấy chưa?” Cô ấy nói và quay lại nhìn tôi. Tóc cô ấy buông xõa sau lưng, ánh mắt chiến thắng sáng lên những tia màu đỏ. “Tử Kim đang bốc cháy, có đúng như em đã nói không?”

“Thu Kim,” tôi nói. “Tránh xa cái cửa sổ ra. Nó không an toàn đâu.”

Cô ấy nghe theo, nhưng vẫn lần lữa. Cô ấy đóng cửa sổ vào rồi ngồi im trong một góc, khư khư ôm trong lòng hai chiếc bài vị tổ tiên mà cô ấy mang theo từ Phồn Dương, má đỏ ửng vì lạnh.

Gần như cả sáng nay tôi ngồi cạnh bàn với ấm trà cứ nguội dần, các chốt cửa đều đã đóng. Đêm hôm qua chúng tôi ngủ rất ít, cả hai vợ chồng đi ngủ mà vẫn mặc nguyên quần áo và không cởi giày phòng trường hợp phải chạy trốn. Thỉnh thoảng, tôi hoặc Thu Kim lại chồm dậy nhìn ra phía cửa sổ cài then kín mít, nhưng không ai nói gì nhiều. Lúc này, mặc dù giữa ban ngày nhưng trong nhà chúng tôi vẫn tối tăm, cửa giả đều đóng im ỉm. Cứ nửa tiếng chúng tôi lại bật đài lên. Các bản tin không đồng nhất, một mớ hổ lốn không thể tưởng tượng được trộn lẫn thông tin sai lệch với thông tin tuyên truyền. Ai mà biết được đâu mới là sự thật? Chúng tôi chỉ có thể phỏng đoán chuyện gì đang diễn ra. Thỉnh thoảng tôi nghe tiếng xe tăng lăn ầm ầm trên đường Trung Sơn và tiếng súng nổ lẹt đẹt nhưng mọi thứ đều như đang xảy ra ở nơi xa xôi nào đó, phần lớn thời gian thành phố chìm trong yên lặng đến mức có những khi tâm trí tôi để ở đâu đâu, và trong một giây phút ngắn ngủi, tôi quên mất là chúng tôi đang ở trong cảnh bị chiếm đóng.

Vào khoảng bảy giờ tối chúng tôi nghe thấy tiếng gì đó như một vụ tấn công bằng súng cối, và trong một thoáng, ánh mắt chúng tôi chạm vào nhau. Rồi những tiếng nổ từ xa vẳng lại, một chuỗi bất ngờ một – hai – ba – bốn, rồi sự im lặng được lập lại. Mười phút sau trong con hẻm vang lên những tiếng ồn ào ma quái. Tôi ra phía cửa hậu ghé mắt qua tấm lá chắn và nhìn thấy một con dê sổng chuồng đang hốt hoảng chạy lung tung trong khu đất phía sau nhà, nhảy dựng lên húc vào cây cối và những ngôi nhà mái tôn. Chân nó giẫm lên đống quả lựu rụng khiến màu lựu đỏ loang trên tuyết giống như màu máu. Không ai đuổi theo để bắt con dê, có lẽ chủ nó đã đi sơ tán, và phải mất gần hai mươi phút, nó mới tìm được đường ra phố lớn và căn hẻm lại trở về với sự tĩnh lặng vốn có.

Bình luận