Làm sao chúng ta có thể xác định được uy lực của tinh thần đối với thể xác? Fuyuki sẽ không bao giờ tin rằng cái xác ướp nhỏ bé của con gái Sử Trùng Minh không hề chứa đựng bí mật của sự bất tử. Rằng thứ thần dược mà hắn ta đã cẩn thận gìn giữ, bảo vệ và sử dụng suốt bao nhiêu năm qua thực chất chỉ là một loại thuốc trấn an, rằng điều thực sự giúp hắn sống sót chính là niềm tin mãnh liệt của hắn. Những người bên cạnh hắn cũng đã nghĩ như hắn. Khi hắn chết trong khi ngủ, chỉ hai tuần sau khi thi thể con gái của Sử Trùng Minh bị đánh cắp thì tất cả bọn họ đều nhất mực tin rằng đó là do hắn bị mất thuốc quý. Nhưng những người khác, những người theo chủ nghĩa hoài nghi thì lại băn khoăn về vai trò của một nhóm công tác đặc biệt của Bộ Tư pháp Mỹ trong vụ này.
Đó là một nhóm công tác đặc biệt, có tâm huyết, chuyên điều tra về tội phạm chiến tranh. Những thành viên trong nhóm này rất vui lòng được tiếp xúc với giáo sư Sử Trùng Minh của trường đại học Giang Tô và giờ là của Todai. Giờ đây, khi đã mang được thi thể của con gái về nơi an toàn, Sử Trùng Minh bắt đầu công khai mọi chuyện giống như một con sò mở miệng trong nước ấm. Suốt năm mươi ba năm qua ông bền bỉ theo đuổi mục tiêu này, làm mọi cách để được sang Nhật, đấu tranh không nản chí với sự quan liêu của giới chức trách bên Bộ Quốc phòng, nhưng giờ đây ông đã có mọi thứ cần thiết: những ghi chép của ông, hai chiếc thẻ quân nhân trên có ghi rõ tên tuổi và đơn vị của Fuyuki, tư liệu về lộ trình của các đơn vị Quân đội Thiên hoàng tại Trung Quốc vào năm 1937 và những bức ảnh của trung úy Fuyuki. Tất cả được đóng gói và gửi tới một địa chỉ trên đại lộ Pennsylvania ở Washington. Không bao lâu sau thì một cuộn phim đen trắng 16 li cũng vượt Thái Bình Dương để tới địa chỉ trên giúp cho đội công tác đặc biệt nhận diện Fuyuki một cách chính xác.
Cũng có một số lời xì xào về việc dường như có một đoạn trong cuộn phim đã bị cắt và các dấu vết để lại cho thấy việc biên tập này chỉ được tiến hành mới đây. Đó chính là ý của tôi khi quyết định cắt đi một số cảnh trong cuộn phim lúc Sử Trùng Minh trao đứa con của mình cho Fuyuki. Tự tôi đã cắt dán chúng một cách thủ công bằng kéo và băng dính trong một phòng khách sạn ở Nam Kinh. Tôi đã quyết định thay ông, bắt ông phải nghe theo. Tôi cho rằng ông không cần phải hy sinh bản thân mình vì chuyện này. Chỉ đơn giản vậy thôi.
Tôi cũng không sao lại bộ phim trước khi bọc nó vào trong lớp gói bằng nylon mềm và cẩn thận ghi địa chỉ nơi đến bằng bút dạ màu đen. Tiến sĩ Michael Burana, Phòng Điều tra Tội phạm Chiến tranh, Bộ Tư pháp. Tôi có thể gửi một bản cho các vị bác sĩ ở Anh, và có lẽ cho cả bà y tá thường mò tới bên giường tôi trong bóng tối. Và một bản khác kèm theo một bông hoa khô ép bên trong cho cô gái hay đùa ở giường bên cạnh. Nhưng tôi thấy không cần thiết bởi vì có cái gì đó đã xảy ra. Tôi đã già dặn hơn, tôi đã biết nhiều điều hơn. Nhiều tới mức đôi khi tôi cảm thấy nặng nề. Tôi đã biết thế nào là hậu quả của sự thiếu hiểu biết và thế nào là hậu quả của sự điên rồ. Tôi không còn cảm thấy cần thiết phải chứng minh điều đó cho bất cứ ai. Ngay cả với bản thân mình.
“Mọi chuyện giờ đã kết thúc.” Sử Trùng Minh nói. “Và thực tình tôi thấy vợ tôi có lẽ đúng khi nói rằng thời gian luân hồi vì chúng ta đã quay trở lại đây. Chúng ta đã đi bằng ấy đoạn đường để quay trở lại nơi bắt đầu.”
Đó là một buổi sáng tháng Mười hai trời xanh và thoáng đãng, mặt trời hắt lên tuyết những tia nắng sáng lóa, hai chúng tôi đang đứng trong rừng cây trên núi Tử Kim nhìn xuống Nam Kinh. Dưới chân chúng tôi là một cái huyệt nhỏ, mới đào, còn trên tay Sử Trùng Minh là thi hài của con gái ông, bọc trong vải mềm. Sử Trùng Minh không mất nhiều thời gian để tìm ra chỗ này, nơi ông đã trao con gái của mình cho Fuyuki. Ở hai bên sườn núi, nhiều thứ đã thay đổi sau năm mươi ba năm: những toa xe điện đèn đỏ giờ chạy xuyên qua rừng, đưa du khách lên thăm lăng Trung Sơn còn thành phố bên dưới giờ đã trở thành một đô thị của thế kỷ XX, to lớn lạ thường với những tòa nhà chọc trời và những bảng hiệu điện tử nhấp nháy. Nhưng cũng có những thứ không hề đổi thay khiến Sử Trùng Minh đứng lặng người đi khi nhìn chúng: đó là ánh mặt trời lấp lánh trên chiếc la bàn đo phương vị bằng đồng; những cành thông màu đen nặng trĩu tuyết, bình thản quan sát đám cây non lớn lên và nẩy hạt trên những dốc núi, chết đi rồi đâm chồi, chết đi rồi lại đâm chồi.
Chúng tôi đã quấn thi hài của đứa bé vào trong một tấm vải trắng và buộc lên đó một cành hoa nhài mùa đông. Tôi mua được trong một cửa hàng có tên là Thềm Mưa Hoa một chiếc áo dài truyền thống màu trắng để mặc trong lễ tang theo đúng phong tục cổ truyền. Đây là lần đầu tiên trong đời tôi mặc màu trắng và tôi nghĩ rằng nó rất hợp với mình. Sử Trùng Minh mặc một bộ đồ vét, tay đeo một mảnh băng tang màu đen. Ông nói rằng ở Trung Quốc, cha mẹ không được tới tang lễ của con cái. Khi bước xuống huyệt và đặt con bé vào đó, ông nói rằng ông không nên có mặt ở đây và nhất là không nên đứng trong huyệt mộ. Hẳn ông đã làm theo phong tục khi đứng về phía bên trái của nấm mộ và nhìn đi nơi khác. “Nhưng mà,” ông nói khẽ khi bắt đầu rắc đất vào trong huyệt, “còn có gì để mà nên với không nên nữa?”
Tôi chỉ im lặng. Một con chuồn chuồn đang quan sát chúng tôi. Tôi cảm thấy thật lạ lùng rằng một con côn trùng nhỏ bé thường không thể sống sót nổi giữa mùa đông lạnh giá lại xuất hiện ở đây, đậu trên một cành cây gần nấm mộ xem chúng tôi chôn cất một đứa bé. Tôi nhìn nó chằm chằm cho đến khi Sử Trùng Minh khẽ chạm vào tay tôi, thì thầm cái gì đó và tôi quay lại nhìn nấm mộ. Ông đã thắp một nén hương và cắm xuống đất trong khi tôi vội làm dấu thánh theo kiểu Thiên Chúa giáo vì tôi chẳng biết phải làm thế nào nữa. Và rồi hai chúng tôi cùng bước ra khỏi rừng cây tới chỗ ôtô đỗ. Sau lưng chúng tôi, con chuồn chuồn đã rời cành và khói từ nén nhang trên mộ bay lên trên những ngọn cam tùng, nở bung ra như đóa hoa trên sườn núi rồi bay ngang qua những cây sung dâu trước khi trở về trời.
Sử Trùng Minh qua đời sáu tuần sau đó trong một bệnh viện trên đường Trung Sơn. Tôi đã ngồi bên giường bệnh của ông.
Trong những ngày cuối đời mình ông cứ hỏi đi hỏi lại tôi một câu: “Hãy nói cho tôi biết, theo cô thì con bé đã cảm thấy gì?” Tôi không biết trả lời ông thế nào. Tôi vẫn cho rằng trái tim của con người luôn hướng từ trong ra ngoài để thuộc về ai đó, vươn ra để chạm vào hơi ấm gần nhất thì chẳng có lý do gì mà trái tim của một đứa bé lại làm khác? Nhưng tôi đã không nói với Sử Trùng Minh điều đó vì tôi chắc rằng trong những giây phút đen tối nhất của đời mình ông hẳn đã tự vấn liệu cái con người duy nhất mà con gái ông đã vươn tay ra để chạm vào, cái người duy nhất mà con bé đã cảm thấy yêu thương có phải chính là Junzo Fuyuki.
Và nếu như mẹ đã không thể nào trả lời được câu hỏi của Sử Trùng Minh thì liệu mẹ có còn hy vọng gì để trả lời cho con, đứa con gái chưa được đặt tên của mẹ, ngoại trừ việc nói với con rằng mẹ đã hành động vì thiếu hiểu biết, rằng mẹ vẫn nghĩ tới con mỗi ngày dù cho mẹ sẽ không bao giờ biết được sẽ phải làm cách nào để tính ra tuổi đời của con, ra quãng thời gian mà con đã tồn tại trên đời? Có lẽ con còn chưa là một linh hồn, con còn chưa đi được tới đó. Có lẽ con mới chỉ là một cái bóng hay một tia sáng. Hay là một linh hồn mặt trăng bé bỏng.
Mẹ sẽ không bao giờ hết băn khoăn rằng con đang ở đâu, liệu con có xuất hiện trong một thế giới khác, và nếu như con đã làm được điều đó thì liệu con có được sống trong yên bình và tình yêu tại một đất nước xa xôi mà mẹ sẽ không bao giờ đặt chân tới. Nhưng mẹ dám chắc một điều: Mẹ chắc rằng nếu con có quay trở lại thì điều đầu tiên con sẽ làm là quay mặt về phía mặt trời. Bởi vì, đứa con thất lạc của mẹ, nếu con đã học được bất cứ điều gì thì con sẽ học được rằng trên thế giới này, không ai trong chúng ta có được nhiều thời gian.
Làm sao chúng ta có thể xác định được uy lực của tinh thần đối với thể xác? Fuyuki sẽ không bao giờ tin rằng cái xác ướp nhỏ bé của con gái Sử Trùng Minh không hề chứa đựng bí mật của sự bất tử. Rằng thứ thần dược mà hắn ta đã cẩn thận gìn giữ, bảo vệ và sử dụng suốt bao nhiêu năm qua thực chất chỉ là một loại thuốc trấn an, rằng điều thực sự giúp hắn sống sót chính là niềm tin mãnh liệt của hắn. Những người bên cạnh hắn cũng đã nghĩ như hắn. Khi hắn chết trong khi ngủ, chỉ hai tuần sau khi thi thể con gái của Sử Trùng Minh bị đánh cắp thì tất cả bọn họ đều nhất mực tin rằng đó là do hắn bị mất thuốc quý. Nhưng những người khác, những người theo chủ nghĩa hoài nghi thì lại băn khoăn về vai trò của một nhóm công tác đặc biệt của Bộ Tư pháp Mỹ trong vụ này.
Đó là một nhóm công tác đặc biệt, có tâm huyết, chuyên điều tra về tội phạm chiến tranh. Những thành viên trong nhóm này rất vui lòng được tiếp xúc với giáo sư Sử Trùng Minh của trường đại học Giang Tô và giờ là của Todai. Giờ đây, khi đã mang được thi thể của con gái về nơi an toàn, Sử Trùng Minh bắt đầu công khai mọi chuyện giống như một con sò mở miệng trong nước ấm. Suốt năm mươi ba năm qua ông bền bỉ theo đuổi mục tiêu này, làm mọi cách để được sang Nhật, đấu tranh không nản chí với sự quan liêu của giới chức trách bên Bộ Quốc phòng, nhưng giờ đây ông đã có mọi thứ cần thiết: những ghi chép của ông, hai chiếc thẻ quân nhân trên có ghi rõ tên tuổi và đơn vị của Fuyuki, tư liệu về lộ trình của các đơn vị Quân đội Thiên hoàng tại Trung Quốc vào năm 1937 và những bức ảnh của trung úy Fuyuki. Tất cả được đóng gói và gửi tới một địa chỉ trên đại lộ Pennsylvania ở Washington. Không bao lâu sau thì một cuộn phim đen trắng 16 li cũng vượt Thái Bình Dương để tới địa chỉ trên giúp cho đội công tác đặc biệt nhận diện Fuyuki một cách chính xác.
Cũng có một số lời xì xào về việc dường như có một đoạn trong cuộn phim đã bị cắt và các dấu vết để lại cho thấy việc biên tập này chỉ được tiến hành mới đây. Đó chính là ý của tôi khi quyết định cắt đi một số cảnh trong cuộn phim lúc Sử Trùng Minh trao đứa con của mình cho Fuyuki. Tự tôi đã cắt dán chúng một cách thủ công bằng kéo và băng dính trong một phòng khách sạn ở Nam Kinh. Tôi đã quyết định thay ông, bắt ông phải nghe theo. Tôi cho rằng ông không cần phải hy sinh bản thân mình vì chuyện này. Chỉ đơn giản vậy thôi.
Tôi cũng không sao lại bộ phim trước khi bọc nó vào trong lớp gói bằng nylon mềm và cẩn thận ghi địa chỉ nơi đến bằng bút dạ màu đen. Tiến sĩ Michael Burana, Phòng Điều tra Tội phạm Chiến tranh, Bộ Tư pháp. Tôi có thể gửi một bản cho các vị bác sĩ ở Anh, và có lẽ cho cả bà y tá thường mò tới bên giường tôi trong bóng tối. Và một bản khác kèm theo một bông hoa khô ép bên trong cho cô gái hay đùa ở giường bên cạnh. Nhưng tôi thấy không cần thiết bởi vì có cái gì đó đã xảy ra. Tôi đã già dặn hơn, tôi đã biết nhiều điều hơn. Nhiều tới mức đôi khi tôi cảm thấy nặng nề. Tôi đã biết thế nào là hậu quả của sự thiếu hiểu biết và thế nào là hậu quả của sự điên rồ. Tôi không còn cảm thấy cần thiết phải chứng minh điều đó cho bất cứ ai. Ngay cả với bản thân mình.
“Mọi chuyện giờ đã kết thúc.” Sử Trùng Minh nói. “Và thực tình tôi thấy vợ tôi có lẽ đúng khi nói rằng thời gian luân hồi vì chúng ta đã quay trở lại đây. Chúng ta đã đi bằng ấy đoạn đường để quay trở lại nơi bắt đầu.”
Đó là một buổi sáng tháng Mười hai trời xanh và thoáng đãng, mặt trời hắt lên tuyết những tia nắng sáng lóa, hai chúng tôi đang đứng trong rừng cây trên núi Tử Kim nhìn xuống Nam Kinh. Dưới chân chúng tôi là một cái huyệt nhỏ, mới đào, còn trên tay Sử Trùng Minh là thi hài của con gái ông, bọc trong vải mềm. Sử Trùng Minh không mất nhiều thời gian để tìm ra chỗ này, nơi ông đã trao con gái của mình cho Fuyuki. Ở hai bên sườn núi, nhiều thứ đã thay đổi sau năm mươi ba năm: những toa xe điện đèn đỏ giờ chạy xuyên qua rừng, đưa du khách lên thăm lăng Trung Sơn còn thành phố bên dưới giờ đã trở thành một đô thị của thế kỷ XX, to lớn lạ thường với những tòa nhà chọc trời và những bảng hiệu điện tử nhấp nháy. Nhưng cũng có những thứ không hề đổi thay khiến Sử Trùng Minh đứng lặng người đi khi nhìn chúng: đó là ánh mặt trời lấp lánh trên chiếc la bàn đo phương vị bằng đồng; những cành thông màu đen nặng trĩu tuyết, bình thản quan sát đám cây non lớn lên và nẩy hạt trên những dốc núi, chết đi rồi đâm chồi, chết đi rồi lại đâm chồi.
Chúng tôi đã quấn thi hài của đứa bé vào trong một tấm vải trắng và buộc lên đó một cành hoa nhài mùa đông. Tôi mua được trong một cửa hàng có tên là Thềm Mưa Hoa một chiếc áo dài truyền thống màu trắng để mặc trong lễ tang theo đúng phong tục cổ truyền. Đây là lần đầu tiên trong đời tôi mặc màu trắng và tôi nghĩ rằng nó rất hợp với mình. Sử Trùng Minh mặc một bộ đồ vét, tay đeo một mảnh băng tang màu đen. Ông nói rằng ở Trung Quốc, cha mẹ không được tới tang lễ của con cái. Khi bước xuống huyệt và đặt con bé vào đó, ông nói rằng ông không nên có mặt ở đây và nhất là không nên đứng trong huyệt mộ. Hẳn ông đã làm theo phong tục khi đứng về phía bên trái của nấm mộ và nhìn đi nơi khác. “Nhưng mà,” ông nói khẽ khi bắt đầu rắc đất vào trong huyệt, “còn có gì để mà nên với không nên nữa?”
Tôi chỉ im lặng. Một con chuồn chuồn đang quan sát chúng tôi. Tôi cảm thấy thật lạ lùng rằng một con côn trùng nhỏ bé thường không thể sống sót nổi giữa mùa đông lạnh giá lại xuất hiện ở đây, đậu trên một cành cây gần nấm mộ xem chúng tôi chôn cất một đứa bé. Tôi nhìn nó chằm chằm cho đến khi Sử Trùng Minh khẽ chạm vào tay tôi, thì thầm cái gì đó và tôi quay lại nhìn nấm mộ. Ông đã thắp một nén hương và cắm xuống đất trong khi tôi vội làm dấu thánh theo kiểu Thiên Chúa giáo vì tôi chẳng biết phải làm thế nào nữa. Và rồi hai chúng tôi cùng bước ra khỏi rừng cây tới chỗ ôtô đỗ. Sau lưng chúng tôi, con chuồn chuồn đã rời cành và khói từ nén nhang trên mộ bay lên trên những ngọn cam tùng, nở bung ra như đóa hoa trên sườn núi rồi bay ngang qua những cây sung dâu trước khi trở về trời.
Sử Trùng Minh qua đời sáu tuần sau đó trong một bệnh viện trên đường Trung Sơn. Tôi đã ngồi bên giường bệnh của ông.
Trong những ngày cuối đời mình ông cứ hỏi đi hỏi lại tôi một câu: “Hãy nói cho tôi biết, theo cô thì con bé đã cảm thấy gì?” Tôi không biết trả lời ông thế nào. Tôi vẫn cho rằng trái tim của con người luôn hướng từ trong ra ngoài để thuộc về ai đó, vươn ra để chạm vào hơi ấm gần nhất thì chẳng có lý do gì mà trái tim của một đứa bé lại làm khác? Nhưng tôi đã không nói với Sử Trùng Minh điều đó vì tôi chắc rằng trong những giây phút đen tối nhất của đời mình ông hẳn đã tự vấn liệu cái con người duy nhất mà con gái ông đã vươn tay ra để chạm vào, cái người duy nhất mà con bé đã cảm thấy yêu thương có phải chính là Junzo Fuyuki.
Và nếu như mẹ đã không thể nào trả lời được câu hỏi của Sử Trùng Minh thì liệu mẹ có còn hy vọng gì để trả lời cho con, đứa con gái chưa được đặt tên của mẹ, ngoại trừ việc nói với con rằng mẹ đã hành động vì thiếu hiểu biết, rằng mẹ vẫn nghĩ tới con mỗi ngày dù cho mẹ sẽ không bao giờ biết được sẽ phải làm cách nào để tính ra tuổi đời của con, ra quãng thời gian mà con đã tồn tại trên đời? Có lẽ con còn chưa là một linh hồn, con còn chưa đi được tới đó. Có lẽ con mới chỉ là một cái bóng hay một tia sáng. Hay là một linh hồn mặt trăng bé bỏng.
Mẹ sẽ không bao giờ hết băn khoăn rằng con đang ở đâu, liệu con có xuất hiện trong một thế giới khác, và nếu như con đã làm được điều đó thì liệu con có được sống trong yên bình và tình yêu tại một đất nước xa xôi mà mẹ sẽ không bao giờ đặt chân tới. Nhưng mẹ dám chắc một điều: Mẹ chắc rằng nếu con có quay trở lại thì điều đầu tiên con sẽ làm là quay mặt về phía mặt trời. Bởi vì, đứa con thất lạc của mẹ, nếu con đã học được bất cứ điều gì thì con sẽ học được rằng trên thế giới này, không ai trong chúng ta có được nhiều thời gian.