史 Nam Kinh, ngày 21 tháng Mười hai năm 1937
Tôi không biết chúng tôi đã đi bao lâu trong rừng cây trên con đường trốn chạy tuyệt vọng, tuyết rơi hối hả sau lưng. Chúng tôi cứ đi, đi mãi. Tôi phải kéo Thu Kim phần lớn đoạn đường bởi vì cô ấy rất nhanh mệt và nhiều lần van xin tôi dừng lại. Nhưng tôi vẫn lôi cô ấy đi một cách không thương xót, một bên là Thu Kim, một bên là chiếc xe kéo. Chúng tôi cứ đi mải miết, sâu vào trong rừng, dưới những vì sao lấp lánh. Được vài phút thì tiếng xe máy nhỏ dần rồi mất hút, chỉ còn lại chúng tôi với âm thanh duy nhất là hơi thở của chính mình trên ngọn núi hoang vu và lặng lẽ y như một ngọn núi ma. Nhưng tôi vẫn chưa có ý định dừng bước. Trên đường đi, chúng tôi nhìn thấy trong bóng đêm những cảnh tượng khó quên, tàn tích hoang phế của những ngôi làng xinh đẹp đã bị thiêu rụi, những khoảng sân rộng tan hoang giờ phủ đầy hoa dại, mùi tro vẫn còn phảng phất giữa những tán cây. Chúng tôi tiếp tục đi trên con đường ngập tuyết và tự hỏi rằng liệu có phải nằm ở đó, trong bóng đêm, còn có cả những xác chết?
Và rồi rất lâu sau đó, khi chúng tôi dường như đã đi được nửa con đường dẫn lên thượng giới, khi mặt trời đã phủ những ánh bình minh đỏ rực trên núi thì tôi nghe tiếng Thu Kim gọi phía sau lưng. Tôi quay lại và nhìn thấy cô ấy đang đứng dựa vào một cây long não, tay ôm bụng. “Xin mình,” cô ấy thì thào. “Xin mình, em không thể đi được nữa.”
Tôi trượt xuống con dốc đến chỗ Thu Kim, túm lấy khuỷu tay cô ấy vừa lúc cô ấy khuỵu gối và ngồi bệt xuống tuyết. “Thu Kim? Có chuyện gì vậy? Có phải là đã bắt đầu rồi không?”
Cô ấy nhắm mắt lại. “Em không thể nói được.”
“Xin mình,” tôi lắc cánh tay cô ấy. “Giờ không phải là lúc xấu hổ. Hãy nói cho tôi biết có đúng là chuyện đó không?”
“Em không thể nói được,” cô ấy gay gắt nói, mắt mở to nhìn thẳng vào mắt tôi. “Vì em không biết. Ông xã của em, mình không phải là người duy nhất ở đây lần đầu có con.” Trán cô ấy đẫm mồ hôi và hơi thở của cô ấy bốc hơi trong giá lạnh. Cô ấy quờ tay trên tuyết như để tạo ra một cái ổ rồi nằm cuộn tròn trên đó. “Em muốn nằm xuống một lát, hãy để em nằm xuống.” Cô ấy nói.
Tôi thả chiếc xe kéo xuống. Chúng tôi đã trèo lên rất cao khiến những đám cháy ở Nam Kinh giờ chỉ còn là một vệt ố màu đỏ trên bầu trời lúc bình minh. Chúng tôi đang ở trên một vạt núi hẹp, khá bằng phẳng, được che kín bởi những cây phỉ, cây dẻ và cây sồi dày đặc. Tôi bước lại phía sau vài mét và dỏng tai lên nghe ngóng. Tôi không nghe thấy gì cả. Không tiếng động cơ xe máy, không tiếng chân người bước trên tuyết, chỉ có không khí đang thổi phù phù trong mũi tôi và tiếng hai hàm răng của tôi đánh vào nhau lập cập. Tôi trèo lên dốc, đi một vòng khá xa, thỉnh thoảng dừng lại để lắng nghe sự im lặng tuyệt đối giữa những cành cây trụi lá. Trời bắt đầu tờ mờ sáng, những tia nắng yếu ớt xuyên qua tán cây chiếu lên một vật gì đó nằm cách khoảng bảy mét ở dưới con dốc, một nửa bị vùi trong lá mục, hoang phế và rêu phong. Đó là một tượng rùa lớn bằng đá, đầu và mai phủ đầy tuyết. Biểu tượng của sự trường thọ.
Tim tôi đập mạnh. Chúng tôi hẳn đang ở gần đền Linh Cốc! Thậm chí người Nhật cũng coi đền chùa là thiêng liêng và không ném bom vào những nơi chúng tôi thờ cúng. Nếu đây là nơi mà con của chúng tôi chào đời thì đó quả là một điềm tốt. Có lẽ đây cũng sẽ là một nơi an toàn.
“Lại đây, đằng sau mấy cái cây này. Tôi sẽ dựng cho mình một cái lều.” Tôi quay chiếc xe sang một bên, lấy chăn màn xếp xuống gầm xe rồi đặt Thu Kim nằm vào đó. Tôi với tay lấy cho cô ấy mấy vốc băng từ trên cành cây để uống cho đỡ khát. Rồi tôi đi sang phía bên kia, đạp cho tuyết chất cao thành đống che khuất chiếc xe kéo. Khi Thu Kim đã nằm im ở phía trong, tôi đứng quanh quẩn ở đó một lúc, vừa cắn móng tay vừa nhìn ra bầu trời sáng dần lên bên ngoài những tán cây. Cả sườn núi vẫn hoàn toàn im lặng.
“Thu Kim, mình có khỏe không?” Một lúc sau tôi thì thầm.
Cô ấy không trả lời. Tôi lại gần chiếc xe và lắng nghe. Cô ấy đang thở gấp, một tiếng thở rít khe khẽ nghèn nghẹt. Tôi bỏ mũ và ghé sát vào chiếc xe kéo, tự nguyền rủa sự thiếu hiểu biết của mình về vấn đề sinh đẻ. Khi tôi còn trẻ, đó là lĩnh vực của những phụ nữ đứng đầu trong gia đình, của những bà dì nghiêm khắc bên họ ngoại. Chẳng ai nói gì với tôi. Tôi là một kẻ thiếu hiểu biết. Một nhà ngôn ngữ học hiện đại tài năng không biết chút gì về việc sinh đẻ. Tôi đặt tay lên chiếc xe kéo và thì thầm: “Hãy cho tôi biết, mình có nghĩ là con của chúng ta sẽ…” Miệng tôi chợt cứng lại. Những từ đó vừa buột ra khỏi miệng tôi. Con của chúng ta, tôi đã nói vậy. Con của chúng ta.
Thu Kim phản ứng ngay lập tức. “Không!” Cô ấy kêu lên một tiếng não nề rồi òa khóc nức nở. “Không. Mình vừa nói từ đó. Mình vừa nói từ đó.” Cô ấy nâng chiếc xe lên và thò đầu ra ngoài, tóc rối bời, mắt đẫm nước. “Đi đi!” Cô ấy hét lên một cách giận dữ. “Hãy để tôi yên. Đứng dậy và đi ra chỗ khác. Đi ra chỗ khác!”
“Nhưng tôi…”
“Nhưng gì, mình đã mang điềm gở tới cho mặt trăng bé bỏng của chúng ta.”
“Thu Kim, tôi không định…”
“Đi ra chỗ khác ngay!”
“Xin mình! Mình làm ơn nói khe khẽ thôi!”
Nhưng cô ấy chẳng thèm nghe. “Anh hãy đi cùng với những lời nói gở của anh! Mang những lời nguyền ấy tránh xa tôi ra!”
“Nhưng…”
“Ngay bây giờ!”
Tôi bấm móng tay vào trong da thịt và cắn môi. Tôi mới ngốc làm sao! Sao lại thiếu suy nghĩ tới mức chọc giận cô ấy như thế chứ! Lại đúng vào thời điểm này! Cuối cùng tôi thở dài và lùi lại vài bước. “Thôi được, thôi được! Tôi sẽ đứng ở đây phòng trường hợp mình cần tới tôi.” Tôi quay lưng lại phía cô ấy, ngước nhìn bầu trời đang dần sáng.
“Không! Xa ra! Xa hơn nữa! Tôi không muốn nhìn thấy mình!”
“Được rồi!”
Tôi miễn cưỡng bỏ ra xa, cho tới khi con dốc che khuất tôi khỏi tầm nhìn của cô ấy. Tôi ngồi bệt xuống đất, đầu gối chạm trán. Cả khu rừng tĩnh lặng. Tôi thả tay xuống, nhìn quanh. Có nên đi tìm người giúp hay không? Có lẽ có ai đó trong những ngôi nhà dưới kia sẽ đồng ý cho chúng tôi trú chân. Nhưng đài phát thanh nói rằng tất cả những ngôi nhà đó đã bị cướp phá, thậm chí từ trước khi cổng thành Đông thất thủ. Người duy nhất tôi có thể bắt gặp là những sĩ quan Nhật đang tung hoành trong những ngôi nhà bỏ hoang, say sưa với những hầm rượu cướp được.
Tôi đứng dậy và bước ra khỏi đám cây cối để nhìn ngó xung quanh. Tôi gạt một cành cây để bước ra phía trước, cổ họng như nghẹn lại. Trong một giây ngắn ngủi tôi không còn nghĩ tới Thu Kim. Chúng tôi đã trèo lên rất cao. Mặt trời đã mọc lên phía sau núi, hồng rực, lốm đốm bởi bụi tro bay lên từ những đám cháy phía xa, và bên dưới những con dốc, nằm giữa đám cây cối là lăng Tôn Trung Sơn lấp lánh trên tuyết một màu xanh sẫm. Nếu quay về phía Đông, tôi có thể thấy giữa các ngọn núi là đồng bằng châu thổ màu vàng trải dài tới tận chân trời mù sương. Dưới chân tôi, thành phố châu thổ đang cháy âm ỉ như sau một trận dâng trào núi lửa. Một màn khói đen phủ trên sông Dương Tử và tim tôi lại chùng xuống khi nhìn thấy những gì tôi từng dự đoán: cảnh hỗn độn trên đoạn sông gần bến Mi Đàm, những thuyền ghe bị trúng bom nằm ngổn ngang trên bùn. Ông Lưu đã đúng khi nói rằng nên đi về phía Đông.
Khi tôi đứng đó với mặt trời ở trên vai và cả Giang Tô trải dài phía dưới, một làn sóng phản kháng mạnh mẽ chợt trào dâng trong tôi, một sự khẳng định chắc chắn rằng Trung Hoa sẽ vượt qua tai họa này và sẽ tiếp tục sinh tồn như đất nước Trung Hoa nơi tôi đã sinh ra và lớn lên. Những lễ hội ngốc nghếch, đầy màu sắc mê tín như lễ cầu mùa vụ sẽ tiếp tục tồn tại, những con vịt sẽ tiếp tục lội qua cánh đồng vào những buổi chiều tà, và khi mùa hè tới, những tấm lá sen dày sẽ mọc chen chúc trên đầm tưởng như có thể bước lên chúng mà đi được. Rằng người Trung Quốc sẽ tiếp tục sinh tồn và trái tim của con chúng tôi sẽ mãi là một trái tim Trung Hoa. Khi tôi đứng trên dốc núi, ngắm nhìn những ánh bình minh đầu tiên, tôi đã giơ tay về phía bầu trời một cách giận dữ và kiêu hãnh, thách thức bất cứ thế lực đen tối nào dám tới đây và mang con trai của tôi đi. Con trai tôi, người sẽ chiến đấu như một mãnh hổ để bảo vệ tổ quốc của mình. Con trai tôi, người sẽ mạnh hơn tôi gấp nghìn lần.
“Tôi thách người đấy! Đúng thế, tôi thách người đấy,” tôi thì thầm với bầu trời.
史 Nam Kinh, ngày 21 tháng Mười hai năm 1937
Tôi không biết chúng tôi đã đi bao lâu trong rừng cây trên con đường trốn chạy tuyệt vọng, tuyết rơi hối hả sau lưng. Chúng tôi cứ đi, đi mãi. Tôi phải kéo Thu Kim phần lớn đoạn đường bởi vì cô ấy rất nhanh mệt và nhiều lần van xin tôi dừng lại. Nhưng tôi vẫn lôi cô ấy đi một cách không thương xót, một bên là Thu Kim, một bên là chiếc xe kéo. Chúng tôi cứ đi mải miết, sâu vào trong rừng, dưới những vì sao lấp lánh. Được vài phút thì tiếng xe máy nhỏ dần rồi mất hút, chỉ còn lại chúng tôi với âm thanh duy nhất là hơi thở của chính mình trên ngọn núi hoang vu và lặng lẽ y như một ngọn núi ma. Nhưng tôi vẫn chưa có ý định dừng bước. Trên đường đi, chúng tôi nhìn thấy trong bóng đêm những cảnh tượng khó quên, tàn tích hoang phế của những ngôi làng xinh đẹp đã bị thiêu rụi, những khoảng sân rộng tan hoang giờ phủ đầy hoa dại, mùi tro vẫn còn phảng phất giữa những tán cây. Chúng tôi tiếp tục đi trên con đường ngập tuyết và tự hỏi rằng liệu có phải nằm ở đó, trong bóng đêm, còn có cả những xác chết?
Và rồi rất lâu sau đó, khi chúng tôi dường như đã đi được nửa con đường dẫn lên thượng giới, khi mặt trời đã phủ những ánh bình minh đỏ rực trên núi thì tôi nghe tiếng Thu Kim gọi phía sau lưng. Tôi quay lại và nhìn thấy cô ấy đang đứng dựa vào một cây long não, tay ôm bụng. “Xin mình,” cô ấy thì thào. “Xin mình, em không thể đi được nữa.”
Tôi trượt xuống con dốc đến chỗ Thu Kim, túm lấy khuỷu tay cô ấy vừa lúc cô ấy khuỵu gối và ngồi bệt xuống tuyết. “Thu Kim? Có chuyện gì vậy? Có phải là đã bắt đầu rồi không?”
Cô ấy nhắm mắt lại. “Em không thể nói được.”
“Xin mình,” tôi lắc cánh tay cô ấy. “Giờ không phải là lúc xấu hổ. Hãy nói cho tôi biết có đúng là chuyện đó không?”
“Em không thể nói được,” cô ấy gay gắt nói, mắt mở to nhìn thẳng vào mắt tôi. “Vì em không biết. Ông xã của em, mình không phải là người duy nhất ở đây lần đầu có con.” Trán cô ấy đẫm mồ hôi và hơi thở của cô ấy bốc hơi trong giá lạnh. Cô ấy quờ tay trên tuyết như để tạo ra một cái ổ rồi nằm cuộn tròn trên đó. “Em muốn nằm xuống một lát, hãy để em nằm xuống.” Cô ấy nói.
Tôi thả chiếc xe kéo xuống. Chúng tôi đã trèo lên rất cao khiến những đám cháy ở Nam Kinh giờ chỉ còn là một vệt ố màu đỏ trên bầu trời lúc bình minh. Chúng tôi đang ở trên một vạt núi hẹp, khá bằng phẳng, được che kín bởi những cây phỉ, cây dẻ và cây sồi dày đặc. Tôi bước lại phía sau vài mét và dỏng tai lên nghe ngóng. Tôi không nghe thấy gì cả. Không tiếng động cơ xe máy, không tiếng chân người bước trên tuyết, chỉ có không khí đang thổi phù phù trong mũi tôi và tiếng hai hàm răng của tôi đánh vào nhau lập cập. Tôi trèo lên dốc, đi một vòng khá xa, thỉnh thoảng dừng lại để lắng nghe sự im lặng tuyệt đối giữa những cành cây trụi lá. Trời bắt đầu tờ mờ sáng, những tia nắng yếu ớt xuyên qua tán cây chiếu lên một vật gì đó nằm cách khoảng bảy mét ở dưới con dốc, một nửa bị vùi trong lá mục, hoang phế và rêu phong. Đó là một tượng rùa lớn bằng đá, đầu và mai phủ đầy tuyết. Biểu tượng của sự trường thọ.
Tim tôi đập mạnh. Chúng tôi hẳn đang ở gần đền Linh Cốc! Thậm chí người Nhật cũng coi đền chùa là thiêng liêng và không ném bom vào những nơi chúng tôi thờ cúng. Nếu đây là nơi mà con của chúng tôi chào đời thì đó quả là một điềm tốt. Có lẽ đây cũng sẽ là một nơi an toàn.
“Lại đây, đằng sau mấy cái cây này. Tôi sẽ dựng cho mình một cái lều.” Tôi quay chiếc xe sang một bên, lấy chăn màn xếp xuống gầm xe rồi đặt Thu Kim nằm vào đó. Tôi với tay lấy cho cô ấy mấy vốc băng từ trên cành cây để uống cho đỡ khát. Rồi tôi đi sang phía bên kia, đạp cho tuyết chất cao thành đống che khuất chiếc xe kéo. Khi Thu Kim đã nằm im ở phía trong, tôi đứng quanh quẩn ở đó một lúc, vừa cắn móng tay vừa nhìn ra bầu trời sáng dần lên bên ngoài những tán cây. Cả sườn núi vẫn hoàn toàn im lặng.
“Thu Kim, mình có khỏe không?” Một lúc sau tôi thì thầm.
Cô ấy không trả lời. Tôi lại gần chiếc xe và lắng nghe. Cô ấy đang thở gấp, một tiếng thở rít khe khẽ nghèn nghẹt. Tôi bỏ mũ và ghé sát vào chiếc xe kéo, tự nguyền rủa sự thiếu hiểu biết của mình về vấn đề sinh đẻ. Khi tôi còn trẻ, đó là lĩnh vực của những phụ nữ đứng đầu trong gia đình, của những bà dì nghiêm khắc bên họ ngoại. Chẳng ai nói gì với tôi. Tôi là một kẻ thiếu hiểu biết. Một nhà ngôn ngữ học hiện đại tài năng không biết chút gì về việc sinh đẻ. Tôi đặt tay lên chiếc xe kéo và thì thầm: “Hãy cho tôi biết, mình có nghĩ là con của chúng ta sẽ…” Miệng tôi chợt cứng lại. Những từ đó vừa buột ra khỏi miệng tôi. Con của chúng ta, tôi đã nói vậy. Con của chúng ta.
Thu Kim phản ứng ngay lập tức. “Không!” Cô ấy kêu lên một tiếng não nề rồi òa khóc nức nở. “Không. Mình vừa nói từ đó. Mình vừa nói từ đó.” Cô ấy nâng chiếc xe lên và thò đầu ra ngoài, tóc rối bời, mắt đẫm nước. “Đi đi!” Cô ấy hét lên một cách giận dữ. “Hãy để tôi yên. Đứng dậy và đi ra chỗ khác. Đi ra chỗ khác!”
“Nhưng tôi…”
“Nhưng gì, mình đã mang điềm gở tới cho mặt trăng bé bỏng của chúng ta.”
“Thu Kim, tôi không định…”
“Đi ra chỗ khác ngay!”
“Xin mình! Mình làm ơn nói khe khẽ thôi!”
Nhưng cô ấy chẳng thèm nghe. “Anh hãy đi cùng với những lời nói gở của anh! Mang những lời nguyền ấy tránh xa tôi ra!”
“Nhưng…”
“Ngay bây giờ!”
Tôi bấm móng tay vào trong da thịt và cắn môi. Tôi mới ngốc làm sao! Sao lại thiếu suy nghĩ tới mức chọc giận cô ấy như thế chứ! Lại đúng vào thời điểm này! Cuối cùng tôi thở dài và lùi lại vài bước. “Thôi được, thôi được! Tôi sẽ đứng ở đây phòng trường hợp mình cần tới tôi.” Tôi quay lưng lại phía cô ấy, ngước nhìn bầu trời đang dần sáng.
“Không! Xa ra! Xa hơn nữa! Tôi không muốn nhìn thấy mình!”
“Được rồi!”
Tôi miễn cưỡng bỏ ra xa, cho tới khi con dốc che khuất tôi khỏi tầm nhìn của cô ấy. Tôi ngồi bệt xuống đất, đầu gối chạm trán. Cả khu rừng tĩnh lặng. Tôi thả tay xuống, nhìn quanh. Có nên đi tìm người giúp hay không? Có lẽ có ai đó trong những ngôi nhà dưới kia sẽ đồng ý cho chúng tôi trú chân. Nhưng đài phát thanh nói rằng tất cả những ngôi nhà đó đã bị cướp phá, thậm chí từ trước khi cổng thành Đông thất thủ. Người duy nhất tôi có thể bắt gặp là những sĩ quan Nhật đang tung hoành trong những ngôi nhà bỏ hoang, say sưa với những hầm rượu cướp được.
Tôi đứng dậy và bước ra khỏi đám cây cối để nhìn ngó xung quanh. Tôi gạt một cành cây để bước ra phía trước, cổ họng như nghẹn lại. Trong một giây ngắn ngủi tôi không còn nghĩ tới Thu Kim. Chúng tôi đã trèo lên rất cao. Mặt trời đã mọc lên phía sau núi, hồng rực, lốm đốm bởi bụi tro bay lên từ những đám cháy phía xa, và bên dưới những con dốc, nằm giữa đám cây cối là lăng Tôn Trung Sơn lấp lánh trên tuyết một màu xanh sẫm. Nếu quay về phía Đông, tôi có thể thấy giữa các ngọn núi là đồng bằng châu thổ màu vàng trải dài tới tận chân trời mù sương. Dưới chân tôi, thành phố châu thổ đang cháy âm ỉ như sau một trận dâng trào núi lửa. Một màn khói đen phủ trên sông Dương Tử và tim tôi lại chùng xuống khi nhìn thấy những gì tôi từng dự đoán: cảnh hỗn độn trên đoạn sông gần bến Mi Đàm, những thuyền ghe bị trúng bom nằm ngổn ngang trên bùn. Ông Lưu đã đúng khi nói rằng nên đi về phía Đông.
Khi tôi đứng đó với mặt trời ở trên vai và cả Giang Tô trải dài phía dưới, một làn sóng phản kháng mạnh mẽ chợt trào dâng trong tôi, một sự khẳng định chắc chắn rằng Trung Hoa sẽ vượt qua tai họa này và sẽ tiếp tục sinh tồn như đất nước Trung Hoa nơi tôi đã sinh ra và lớn lên. Những lễ hội ngốc nghếch, đầy màu sắc mê tín như lễ cầu mùa vụ sẽ tiếp tục tồn tại, những con vịt sẽ tiếp tục lội qua cánh đồng vào những buổi chiều tà, và khi mùa hè tới, những tấm lá sen dày sẽ mọc chen chúc trên đầm tưởng như có thể bước lên chúng mà đi được. Rằng người Trung Quốc sẽ tiếp tục sinh tồn và trái tim của con chúng tôi sẽ mãi là một trái tim Trung Hoa. Khi tôi đứng trên dốc núi, ngắm nhìn những ánh bình minh đầu tiên, tôi đã giơ tay về phía bầu trời một cách giận dữ và kiêu hãnh, thách thức bất cứ thế lực đen tối nào dám tới đây và mang con trai của tôi đi. Con trai tôi, người sẽ chiến đấu như một mãnh hổ để bảo vệ tổ quốc của mình. Con trai tôi, người sẽ mạnh hơn tôi gấp nghìn lần.
“Tôi thách người đấy! Đúng thế, tôi thách người đấy,” tôi thì thầm với bầu trời.