Sách ebook được sưu tầm từ Internet, Bản quyền sách thuộc về Tác giả & Nhà xuất bản. Trang Web hiện đặt quảng cáo để có kinh phí duy trì hoạt động, mong Quý Bạn đọc thông cảm ạ.

Ác Quỷ Nam Kinh

Chương 4

Tác giả: Mo Hyder

Ai đó chợt xuất hiện trong đời tôi. Một cách đột ngột. Không mong đợi. Cô ta cứ vo ve xung quanh giống như một con ong bắp cày cứng đầu, và hai lần làm tôi mất cảnh giác. Những hai lần! Cô ta la hét và đưa ra những tuyên bố hùng hồn, cô ta vung tay lên trời và nhìn tôi với một vẻ đầy hăm dọa như thể tôi là người duy nhất chịu trách nhiệm về những điều xấu xa xảy ra trên thế giới này. Cô ta nói cô ta muốn thảo luận về những gì đã xảy ra ở Nam Kinh.

“Muốn?” Không đúng, muốn không phải là một từ chính xác. Có cái gì đó còn mạnh mẽ hơn là muốn. Đó là một căn bệnh. Cô ta phát điên vì muốn được nghe nói về Nam Kinh.

Có đôi lần, tôi đã thấy hối tiếc biết bao về thời kỳ tiền cách mạng văn hóa ở Giang Tô, những ngày xa xưa khi tôi hài lòng với vị trí của mình ở trường đại học tới mức tôi đã cho phép mình nhắc đến những gì xảy ra ở Nam Kinh. Bây giờ tôi mới thấy giận bản thân biết bao khi đã buột miệng ám chỉ tới những sự kiện đã xảy ra ở Nam Kinh vào mùa đông năm 1937. Tôi đã tin rằng mọi chuyện chỉ dừng lại ở đó. Tôi đã tin. Tôi đã cho rằng chắc chắn sẽ không còn ai nhắc lại chuyện đó nữa. Làm sao lúc ấy tôi có thể biết được những lời buột miệng trong một cơn ngẫu hứng của mình một ngày nào đó lại được nhắc đến trong một tạp chí phương Tây để rồi lọt vào mắt và trở thành một đề tài ám ảnh cô gái xa lạ này? Tôi đang rơi vào trạng thái tuyệt vọng vì tất cả những chuyện này. Tôi đã hai lần bảo với cô ta là hãy để tôi yên nhưng cô ta không chịu và hôm nay tôi đã bị cô ta dồn vào chân tường để cuối cùng đành phải đồng ý sắp xếp một cuộc hẹn khác.

Nhưng (ôi, đây mới chính là vấn đề nan giải), điều thực sự gây phiền não cho tôi không phải là sự ngoan cố của cô ta mà là một cái gì đó sâu xa hơn nhiều. Bởi vì một cái gì đó trong sự quyết tâm của cô ta đã khiến tôi lung lay. Tôi bắt đầu cảm thấy một mối bất an mới, một mối bất an đen tối và không thể không băn khoăn liệu cô ta có phải là một điềm báo, liệu sự xuất hiện đột ngột của cô ta ở nơi này, quyết tâm không thể lay chuyển của cô ta về việc lục lại đám tro tàn quá khứ của Nam Kinh có phải điềm báo rằng chương cuối cùng của quyển nhật ký đã đến gần hơn tôi tưởng.

Đó là một sự điên rồ! Trong bấy nhiêu năm tôi đã giữ vững lời thề không bao giờ nhớ về cái mùa đông đó nữa, không bao giờ đọc lại những gì tôi đã viết vào năm đó. Tôi đã kiên quyết giữ lời, thế mà không hiểu tại sao hôm nay sau khi nói chuyện với cô ta tôi đã trở về văn phòng, lần tìm theo bản năng chiếc ngăn kéo nơi cất giữ quyển nhật ký cũ kỹ và đặt nó lên bàn, nơi tôi vẫn có thể nhìn mà không chạm vào nó. Tôi tự hỏi tại sao, tại sao sau bằng ấy năm bây giờ tay tôi lại tự nhiên ngứa ngáy muốn lật giở trang đầu tiên của quyển nhật ký này? Tất cả những gì tôi có thể làm là không đưa tay ra và nhìn nó đầy thèm khát. Cô ta đã đánh thức ham muốn chết người nào vậy? Có lẽ tôi nên chôn nó đi. Đúng vậy, chôn vùi nó đâu đó, có thể ngay dưới đống sách vở này hay giấu nó vào trong một ngăn tủ bếp nơi tôi sẽ nhanh chóng quên đi sự tồn tại của nó, nơi nó sẽ không bao giờ còn làm tôi rối trí được nữa.

Hay là (và đến đây chắc hẳn giọng tôi đã trở nên im bặt), hay là tôi sẽ đọc nó. Tôi sẽ mở nó ra và bắt đầu đọc. Chỉ một câu thôi. Chỉ một đoạn thôi. Suy cho cùng, tôi giữ lại quyển nhật ký bốn mươi nghìn từ về cuộc thảm sát này làm gì nếu không phải để đọc lại nó. Những dòng chữ này thì có làm gì được tôi? Chẳng lẽ chúng có thể đâm xuyên da thịt tôi ư? Và đâu có ai quan tâm nếu tôi phá bỏ lời thề của mình để nghiến ngấu những dòng nhật ký này? Có lẽ những lời thề sinh ra là để bị phá vỡ…

Tôi tự hỏi liệu tôi rồi có nhận ra chính mình? Tôi tự hỏi, liệu tôi có bận tâm?

Nam Kinh, ngày 28 tháng Hai năm 1937 (ngày mười tám tháng Mười một theo lịch của Thu Kim)

Mặt trời bị làm sao thế kia? Hẳn có gì bất thường khiến mặt trời lúc bình minh trông lạ lùng đến thế! Tôi ngồi bên khung cửa sổ quen thuộc, ô cửa sổ duy nhất hướng về phía Đông, lòng tràn ngập một mối bất an. Tay tôi run lên khi viết những dòng này. Mặt trời đỏ thắm. Dường như trời và đất đang có một âm mưu mờ ám chống lại loài người nên những tia nắng được sắp xếp một cách đối xứng, vắt ngang qua bầu trời thành những vạch đỏ sẫm. Trông hoàn toàn giống như… Hoàn toàn giống như…

Trời ơi! Chuyện gì thế này? Thậm chí tôi còn không dám viết ra những từ đó. Chuyện điên rồ gì đây? Đọc được những dấu hiệu trên bầu trời cơ đấy! Tôi phải quay đi và không được suy nghĩ lung tung nữa. Tôi đang có nguy cơ nói năng linh tinh như Thu Kim hay trở thành một người mê tín như cô ấy. Tôi thường xuyên lo lắng cho Thu Kim. Nếu cô ấy thức dậy vào lúc này, cô ấy sẽ nhìn chăm chú về phía chân trời và suy xét theo kiểu nhà quê rằng có mười mặt trời thay nhau mọc lên ở đằng Đông. Mười mặt trời này phải bơi qua thế giới bên kia rồi lần lượt xuất hiện ở phía Đông theo một chu kì khép kín. Vào lúc như thế này, Thu Kim sẽ nhìn mặt trời một lúc rồi tuyên bố hẳn một mặt trời đã gặp tai nạn khi bơi qua thế giới bên kia, có lẽ nó đã bị thương, một điềm báo cho một cái gì đó khủng khiếp sắp xảy ra. Thu Kim luôn lặp đi lặp lại là cô ấy có thể nhìn thấy tương lai vì một lẽ đơn giản, tương lai chính là những gì đã xảy ra trong quá khứ.

Tôi không muốn tranh cãi về các tín ngưỡng dân gian của cô ấy. Tôi luôn bất lực khi đối mặt với niềm tin của cô ấy. “Đừng bao giờ cố thay đổi con bé,” mẹ tôi đã nhắc tôi như thế trước khi bà qua đời. “Ngà voi không bao giờ mọc ra từ miệng chó, con biết đấy.”

Thế nhưng dù cho đã trở nên dễ thích nghi hơn thì tôi vẫn chưa hoàn toàn mất trí. Dù cho rõ ràng không cần phải thay đổi Thu Kim, nhưng cũng không cần phải cổ vũ cho sự mê tín của cô ấy. Như lúc này đây, không cần phải lôi cô ấy ra khỏi giường để vào trong thư phòng, nơi tôi đang ngồi trên ghế sofa kinh hoàng nhìn ngắm mặt trời.

Mặt trời lúc này còn xuống thấp hơn, nóng rẫy, đỏ rực, giống như một lão khổng lồ đang soi mói thành phố. Thu Kim sẽ gọi đó là một điềm báo. Nếu nhìn thấy nó, cô ấy có thể sẽ làm những chuyện tức cười như chạy xung quanh nhà và la hét ầm ĩ. Do đó tôi đành giữ nó cho riêng mình. Tôi sẽ không nói với bất cứ ai rằng ngày hôm nay tôi đã chứng kiến mặt trời Trung Hoa mọc lên với màu sắc và hình dáng của Hi No Maru, biểu tượng mặt trời mọc trên lá cờ của quân đội Thiên hoàng Nhật Bản.

Thế là xong! Tôi nên ném quyển sách xuống và ôm mặt vì xấu hổ. Tôi đã phá vỡ lời thề. Thật kỳ lạ là sau bao nhiêu năm không khoan nhượng, tôi lại từ bỏ, lại đầu hàng một cách chóng vánh, đột ngột vào một sáng mùa hè không có gì đặc biệt như thế này. Giờ đây khi tôi đưa tay lần giở từng trang của quyển nhật ký, tôi tự hỏi liệu tôi có tìm thấy cái gì mới mẻ? Những trang giấy đã cũ, mực viết đã mờ và nhũng chữ viết kiểu kaishu trông cổ lỗ một cách kỳ lạ. Nhưng – và thật khôi hài biết bao khi phát hiện ra rằng những vấn đề trọng yếu vẫn y nguyên như cũ – nỗi sợ hãi vẫn không thay đổi. Tôi vẫn nhận ra nỗi sợ hãi mà tôi cảm thấy vào buổi sáng cách đây hơn năm mươi năm về trước. Giờ đây, tôi cũng có cùng một cảm giác như thế khi tôi kéo tấm rèm cửa sổ, nhìn ra ngoài và thấy mặt trời đang chiếu xuống Tokyo.

Ai đó chợt xuất hiện trong đời tôi. Một cách đột ngột. Không mong đợi. Cô ta cứ vo ve xung quanh giống như một con ong bắp cày cứng đầu, và hai lần làm tôi mất cảnh giác. Những hai lần! Cô ta la hét và đưa ra những tuyên bố hùng hồn, cô ta vung tay lên trời và nhìn tôi với một vẻ đầy hăm dọa như thể tôi là người duy nhất chịu trách nhiệm về những điều xấu xa xảy ra trên thế giới này. Cô ta nói cô ta muốn thảo luận về những gì đã xảy ra ở Nam Kinh.

“Muốn?” Không đúng, muốn không phải là một từ chính xác. Có cái gì đó còn mạnh mẽ hơn là muốn. Đó là một căn bệnh. Cô ta phát điên vì muốn được nghe nói về Nam Kinh.

Có đôi lần, tôi đã thấy hối tiếc biết bao về thời kỳ tiền cách mạng văn hóa ở Giang Tô, những ngày xa xưa khi tôi hài lòng với vị trí của mình ở trường đại học tới mức tôi đã cho phép mình nhắc đến những gì xảy ra ở Nam Kinh. Bây giờ tôi mới thấy giận bản thân biết bao khi đã buột miệng ám chỉ tới những sự kiện đã xảy ra ở Nam Kinh vào mùa đông năm 1937. Tôi đã tin rằng mọi chuyện chỉ dừng lại ở đó. Tôi đã tin. Tôi đã cho rằng chắc chắn sẽ không còn ai nhắc lại chuyện đó nữa. Làm sao lúc ấy tôi có thể biết được những lời buột miệng trong một cơn ngẫu hứng của mình một ngày nào đó lại được nhắc đến trong một tạp chí phương Tây để rồi lọt vào mắt và trở thành một đề tài ám ảnh cô gái xa lạ này? Tôi đang rơi vào trạng thái tuyệt vọng vì tất cả những chuyện này. Tôi đã hai lần bảo với cô ta là hãy để tôi yên nhưng cô ta không chịu và hôm nay tôi đã bị cô ta dồn vào chân tường để cuối cùng đành phải đồng ý sắp xếp một cuộc hẹn khác.

Nhưng (ôi, đây mới chính là vấn đề nan giải), điều thực sự gây phiền não cho tôi không phải là sự ngoan cố của cô ta mà là một cái gì đó sâu xa hơn nhiều. Bởi vì một cái gì đó trong sự quyết tâm của cô ta đã khiến tôi lung lay. Tôi bắt đầu cảm thấy một mối bất an mới, một mối bất an đen tối và không thể không băn khoăn liệu cô ta có phải là một điềm báo, liệu sự xuất hiện đột ngột của cô ta ở nơi này, quyết tâm không thể lay chuyển của cô ta về việc lục lại đám tro tàn quá khứ của Nam Kinh có phải điềm báo rằng chương cuối cùng của quyển nhật ký đã đến gần hơn tôi tưởng.

Đó là một sự điên rồ! Trong bấy nhiêu năm tôi đã giữ vững lời thề không bao giờ nhớ về cái mùa đông đó nữa, không bao giờ đọc lại những gì tôi đã viết vào năm đó. Tôi đã kiên quyết giữ lời, thế mà không hiểu tại sao hôm nay sau khi nói chuyện với cô ta tôi đã trở về văn phòng, lần tìm theo bản năng chiếc ngăn kéo nơi cất giữ quyển nhật ký cũ kỹ và đặt nó lên bàn, nơi tôi vẫn có thể nhìn mà không chạm vào nó. Tôi tự hỏi tại sao, tại sao sau bằng ấy năm bây giờ tay tôi lại tự nhiên ngứa ngáy muốn lật giở trang đầu tiên của quyển nhật ký này? Tất cả những gì tôi có thể làm là không đưa tay ra và nhìn nó đầy thèm khát. Cô ta đã đánh thức ham muốn chết người nào vậy? Có lẽ tôi nên chôn nó đi. Đúng vậy, chôn vùi nó đâu đó, có thể ngay dưới đống sách vở này hay giấu nó vào trong một ngăn tủ bếp nơi tôi sẽ nhanh chóng quên đi sự tồn tại của nó, nơi nó sẽ không bao giờ còn làm tôi rối trí được nữa.

Hay là (và đến đây chắc hẳn giọng tôi đã trở nên im bặt), hay là tôi sẽ đọc nó. Tôi sẽ mở nó ra và bắt đầu đọc. Chỉ một câu thôi. Chỉ một đoạn thôi. Suy cho cùng, tôi giữ lại quyển nhật ký bốn mươi nghìn từ về cuộc thảm sát này làm gì nếu không phải để đọc lại nó. Những dòng chữ này thì có làm gì được tôi? Chẳng lẽ chúng có thể đâm xuyên da thịt tôi ư? Và đâu có ai quan tâm nếu tôi phá bỏ lời thề của mình để nghiến ngấu những dòng nhật ký này? Có lẽ những lời thề sinh ra là để bị phá vỡ…

Tôi tự hỏi liệu tôi rồi có nhận ra chính mình? Tôi tự hỏi, liệu tôi có bận tâm?

Nam Kinh, ngày 28 tháng Hai năm 1937 (ngày mười tám tháng Mười một theo lịch của Thu Kim)

Mặt trời bị làm sao thế kia? Hẳn có gì bất thường khiến mặt trời lúc bình minh trông lạ lùng đến thế! Tôi ngồi bên khung cửa sổ quen thuộc, ô cửa sổ duy nhất hướng về phía Đông, lòng tràn ngập một mối bất an. Tay tôi run lên khi viết những dòng này. Mặt trời đỏ thắm. Dường như trời và đất đang có một âm mưu mờ ám chống lại loài người nên những tia nắng được sắp xếp một cách đối xứng, vắt ngang qua bầu trời thành những vạch đỏ sẫm. Trông hoàn toàn giống như… Hoàn toàn giống như…

Trời ơi! Chuyện gì thế này? Thậm chí tôi còn không dám viết ra những từ đó. Chuyện điên rồ gì đây? Đọc được những dấu hiệu trên bầu trời cơ đấy! Tôi phải quay đi và không được suy nghĩ lung tung nữa. Tôi đang có nguy cơ nói năng linh tinh như Thu Kim hay trở thành một người mê tín như cô ấy. Tôi thường xuyên lo lắng cho Thu Kim. Nếu cô ấy thức dậy vào lúc này, cô ấy sẽ nhìn chăm chú về phía chân trời và suy xét theo kiểu nhà quê rằng có mười mặt trời thay nhau mọc lên ở đằng Đông. Mười mặt trời này phải bơi qua thế giới bên kia rồi lần lượt xuất hiện ở phía Đông theo một chu kì khép kín. Vào lúc như thế này, Thu Kim sẽ nhìn mặt trời một lúc rồi tuyên bố hẳn một mặt trời đã gặp tai nạn khi bơi qua thế giới bên kia, có lẽ nó đã bị thương, một điềm báo cho một cái gì đó khủng khiếp sắp xảy ra. Thu Kim luôn lặp đi lặp lại là cô ấy có thể nhìn thấy tương lai vì một lẽ đơn giản, tương lai chính là những gì đã xảy ra trong quá khứ.

Tôi không muốn tranh cãi về các tín ngưỡng dân gian của cô ấy. Tôi luôn bất lực khi đối mặt với niềm tin của cô ấy. “Đừng bao giờ cố thay đổi con bé,” mẹ tôi đã nhắc tôi như thế trước khi bà qua đời. “Ngà voi không bao giờ mọc ra từ miệng chó, con biết đấy.”

Thế nhưng dù cho đã trở nên dễ thích nghi hơn thì tôi vẫn chưa hoàn toàn mất trí. Dù cho rõ ràng không cần phải thay đổi Thu Kim, nhưng cũng không cần phải cổ vũ cho sự mê tín của cô ấy. Như lúc này đây, không cần phải lôi cô ấy ra khỏi giường để vào trong thư phòng, nơi tôi đang ngồi trên ghế sofa kinh hoàng nhìn ngắm mặt trời.

Mặt trời lúc này còn xuống thấp hơn, nóng rẫy, đỏ rực, giống như một lão khổng lồ đang soi mói thành phố. Thu Kim sẽ gọi đó là một điềm báo. Nếu nhìn thấy nó, cô ấy có thể sẽ làm những chuyện tức cười như chạy xung quanh nhà và la hét ầm ĩ. Do đó tôi đành giữ nó cho riêng mình. Tôi sẽ không nói với bất cứ ai rằng ngày hôm nay tôi đã chứng kiến mặt trời Trung Hoa mọc lên với màu sắc và hình dáng của Hi No Maru, biểu tượng mặt trời mọc trên lá cờ của quân đội Thiên hoàng Nhật Bản.

Thế là xong! Tôi nên ném quyển sách xuống và ôm mặt vì xấu hổ. Tôi đã phá vỡ lời thề. Thật kỳ lạ là sau bao nhiêu năm không khoan nhượng, tôi lại từ bỏ, lại đầu hàng một cách chóng vánh, đột ngột vào một sáng mùa hè không có gì đặc biệt như thế này. Giờ đây khi tôi đưa tay lần giở từng trang của quyển nhật ký, tôi tự hỏi liệu tôi có tìm thấy cái gì mới mẻ? Những trang giấy đã cũ, mực viết đã mờ và nhũng chữ viết kiểu kaishu trông cổ lỗ một cách kỳ lạ. Nhưng – và thật khôi hài biết bao khi phát hiện ra rằng những vấn đề trọng yếu vẫn y nguyên như cũ – nỗi sợ hãi vẫn không thay đổi. Tôi vẫn nhận ra nỗi sợ hãi mà tôi cảm thấy vào buổi sáng cách đây hơn năm mươi năm về trước. Giờ đây, tôi cũng có cùng một cảm giác như thế khi tôi kéo tấm rèm cửa sổ, nhìn ra ngoài và thấy mặt trời đang chiếu xuống Tokyo.

Bình luận