Sách ebook được sưu tầm từ Internet, Bản quyền sách thuộc về Tác giả & Nhà xuất bản. Trang Web hiện đặt quảng cáo để có kinh phí duy trì hoạt động, mong Quý Bạn đọc thông cảm ạ.

Ác Quỷ Nam Kinh

Chương 2

Tác giả: Mo Hyder

Đối diện với chiếc cổng đồ sộ sơn đỏ theo kiểu kiến trúc Akamon của đại học Todai là một quán cà phê nhỏ có tên gọi là Bambi. Khi Sử Trùng Minh yêu cầu tôi rời khỏi văn phòng của ông thì tôi nghe theo, ngoan ngoãn thu gom đống giấy tờ ghi chép và nhét chúng trở lại vào trong túi. Nhưng tôi chưa bỏ cuộc. Chưa bỏ cuộc. Tôi bước vào quán cà phê và chọn một chỗ ngồi bên cạnh cửa sổ để tiện theo dõi những người đi ra đi vào trường đại học.

Bên ngoài, nhìn ngút tầm mắt là những tòa nhà chọc trời của Tokyo vươn cao lấp lánh, ánh mặt trời phản chiếu từ hàng triệu ô cửa kính nhỏ. Tôi ngồi hơi nghiêng về phía cửa sổ, ngỡ ngàng trước khung cảnh trên. Tôi đã được biết rất nhiều về thành phố phượng hoàng này, về việc Tokyo đã vươn lên như thế nào từ đám tro tàn của chiến tranh; nhưng giờ đây nhìn thấy thành phố này bằng xương bằng thịt thì đối với tôi nó gần như không có thật. Đâu rồi một Tokyo của thời chiến? Đâu rồi cái thành phố của những người lính đó? Có phải tất cả đã bị chôn vùi dưới những tòa nhà cao tầng này? Nó quá khác biệt với những hình ảnh đen tối mà tôi lưu giữ suốt bấy nhiêu năm về những tòa nhà ám đầy khói bụi, những đường phố bị đánh bom và những chiếc xe kéo tồi tàn. Tôi quyết định sẽ phải làm quen với ý nghĩ cái thành phố đầy sắt thép và bê tông này là một hóa thân của Tokyo, một thứ đã được đặt chồng lên thành phố cổ, trái tim đích thực vẫn đang đập của nước Nhật.

Cô phục vụ đang nhìn tôi chằm chằm. Tôi cầm tờ thực đơn lên và làm ra vẻ chăm chú nghiên cứu, mặt đỏ rần. Tôi không có tiền vì tôi không nghĩ là mọi chuyện lại diễn ra theo chiều hướng này. Để có đủ tiền mua vé máy bay tôi đã phải làm việc trong một nhà máy đóng gói thực phẩm đông lạnh đến tuột hết cả da tay. Khi tôi nói với trường đại học là tôi muốn tới Nhật để tìm Sử Trùng Minh thì họ tuyên bố giọt nước cuối cùng đã tràn ly. Hoặc là tôi ở lại Luân Đôn để hoàn thành những môn học mà tôi còn nợ hoặc là rời khỏi trường vĩnh viễn. Có vẻ như tôi đã “phung phí quá nhiều thời gian quý giá cho một số sự kiện ở Nam Kinh”: họ chỉ rõ những học phần dang dở, những tiết học quan trọng ở khoa luật mà tôi vắng mặt và những lần bị bắt gặp khi đang chúi mũi vào phác thảo những bức họa về Nam Kinh thay vì ghi chép về nền kinh tế năng động của châu Á Thái Bình Dương. Sẽ vô ích nếu xin họ tài trợ cho chuyến đi này nên tôi bán hết đồ đạc, vài chiếc đĩa CD, một chiếc bàn uống nước, một chiếc xe đạp đen cũ đã cùng tôi rong ruổi khắp Luân Đôn trong nhiều năm. Sau khi giải quyết xong vấn đề vé máy bay thì chẳng còn lại bao nhiêu – chỉ còn đủ vài đồng yên giắt trong chiếc túi du lịch.

Tôi vẫn nhìn cô phục vụ xem tôi có thể trì hoãn được bao lâu trước khi buộc phải gọi món gì đó. Cô ta bắt đầu có vẻ khó chịu nên tôi đành chọn thứ rẻ nhất trong thực đơn, một miếng dưa Danish tẩm đường. Năm trăm yên. Khi thức ăn được mang đến tôi cẩn thận đếm tiền và đặt nó vào một cái đĩa nhỏ theo đúng cách tôi quan sát được từ các thực khách khác.

Trong túi của tôi cũng có một ít thức ăn. Có lẽ sẽ không có ai để ý nếu tôi nhón một ít. Tôi đã cất trong túi du lịch tám túi bánh quy Rich Tea. Ngoài ra trong túi còn một chiếc váy len, hai chiếc áo sơ mi, hai chiếc quần nịt, một đôi giày da buộc dây, ba quyển sách tiếng Nhật, bảy quyển sách giáo khoa về chiến tranh Thái Bình Dương, một quyển từ điển và ba chiếc bút vẽ. Sau khi có được thông tin về bộ phim của Sử Trùng Minh, tôi trở nên mơ hồ với những chuyện sẽ xảy ra với mình, thật sự tôi đã không hề nghĩ tới những vấn đề thực tiễn. Mày phải tới đó thôi, Grey, tôi chỉ nghĩ có thế. Các bác sĩ đã luôn bảo mày thế nào? Cháu sẽ phải lường trước các khả năng có thể xảy ra, trong xã hội luôn có những quy tắc mà cháu sẽ phải tuân theo.

Grey.

Hiển nhiên đó không phải là tên thật của tôi. Thậm chí ngay cả bố mẹ tôi, những người ẩn mình trong một ngôi nhà cũ kỹ ở một xó xỉnh không đường giao thông, không xe cộ qua lại, cũng không kỳ dị tới mức đó. Không. Đó là cái tên mà tôi nhận được từ bệnh viện. Cô gái ở giường bên đã đặt cho tôi, cô gái này có nước da tai tái, đeo khuyên ở mũi, và mái tóc xỉn màu suốt ngày được cô gãi sột soạt. “Tớ muốn diện một tí, chỉ muốn chưng diện tí thôi mà.” Miệng cô lở loét, đóng vảy vì cô dán quá nhiều keo vào đó, có lần cô khóa cửa nhà vệ sinh rồi lấy cái móc áo mà cô xoáy được chọc vào cổ tay luồn lên tới tận nách. (Tôi không hiểu sao bệnh viện luôn để những người như chúng tôi ở cùng một khu. Chúng tôi ở khu bệnh nhân “tự hại”.) Cô gái này dường như luôn có một nụ cười tự mãn và tôi không nghĩ rằng cô sẽ nói chuyện với tôi. Một hôm khi chúng tôi đứng xếp hàng ăn sáng thì cô nhận ra tôi đứng ở phía sau. Cô quay lại nhìn tôi rồi phá ra cười. “Chà, tớ vừa mới nghĩ ra là trông cậu giống cái gì.”

“Cái gì cơ?”

“Một con grey. Cậu khiến tớ liên tưởng tới một con grey.”

“Là con gì?”

“À, khi cậu mới vào đây, cậu vẫn còn sống, nhưng,” cô nhe răng cười, chỉ tay vào mặt tôi, “nhưng bây giờ thì không, đúng không? Cậu chỉ là một bóng ma, Grey, giống như tất cả bọn tớ.”

Một con grey. Cuối cùng thì cô ấy cũng tìm thấy một bức tranh vẽ một con grey để giải thích cho tôi biết ý cô muốn nói gì. Đó là một sinh vật ngoài hành tinh với một cái đầu to, đờ đẫn, hai mắt kiểu côn trùng phẳng lì nằm ở trên cao, nước da nhợt nhạt kỳ quái. Tôi nhớ là mình ngồi trên giường nhìn chăm chăm vào quyển tạp chí, tay càng lúc càng lạnh, máu bắt đầu đông lại. Tôi là một con grey. Gầy gò, trắng toát và trong suốt. Trong tôi không còn cái gì sống động. Một bóng ma.

Tôi biết tại sao. Bởi vì tôi không còn biết tin vào cái gì nữa. Bố mẹ tôi không ủng hộ tôi, và vì một số lý do mà các bác sĩ tin rằng tôi bị điên, khởi đầu là những câu chuyện về tình dục. Rồi còn sự thiếu hiểu biết của tôi về thế giới xung quanh.

Phần lớn nhân viên trong bệnh viện đều thầm nghĩ rằng trường hợp của tôi khá kỳ quặc, được nuôi dạy bằng sách vở nhưng không bao giờ được nghe đài hay xem vô tuyến. Họ cười khi thấy tôi nhảy dựng lên khi nghe tiếng ôtô rồ ga hay tiếng xe buýt chạy rầm rầm trên phố. Tôi không biết cách sử dụng máy nghe nhạc Walkman hay điều khiển vô tuyến, và đôi khi họ tìm thấy tôi đang mắc kẹt ở một chỗ quái quỷ nào đó, cả người vấy máu, không nhớ nổi mình đã đến đó bằng cách nào. Họ không tin rằng đó chỉ là do tôi lớn lên ở một nơi hẻo lánh, hoàn toàn cách ly với thế giới bên ngoài. Thay vào đó họ cho rằng đó là một phần của bệnh điên.

“Chắc mày nghĩ sự thiếu hiểu biết là một kiểu bào chữa.” Bà y tá, người vẫn thường đến thăm tôi lúc nửa đêm và giận dữ rít vào tai tôi mọi nhận xét của bà ta, luôn cho rằng sự thiếu hiểu biết của tôi là tội lỗi lớn nhất. “Nó không phải là một lời bào chữa, mày biết đấy, nó không phải là một lời bào chữa. Không hề. Trong từ vựng của tao, sự thiếu hiểu biết đồng nghĩa với sự xấu xa, cực kỳ xấu xa. Và những gì mày làm cũng vậy, vô cùng xấu xa.”

Khi cô phục vụ bàn quay đi, tôi mở túi và lấy ra quyển từ điển tiếng Nhật. Có ba bảng chữ cái trong tiếng Nhật. Hai bảng chữ cái viết theo kiểu phiên âm, rất dễ hiểu. Nhưng còn hệ thống chữ cái thứ ba, có từ hàng thế kỷ trước, bắt nguồn từ chữ tượng hình của Trung Quốc thì phức tạp hơn rất nhiều nhưng cũng đẹp hơn nhiều. Đó là hệ chữ kanji. Tôi đã nghiên cứu chữ kanji trong nhiều năm nhưng mỗi lần đọc kiểu chữ này tôi đều thấy mình mới nhỏ bé làm sao. Khi bạn dừng lại để ngẫm nghĩ về chiều dài lịch sử của chữ viết này cùng với tất cả những gì ẩn chứa đằng sau mỗi bức tranh tượng hình nhỏ hơn cả con kiến, làm sao bạn lại có thể không cảm thấy mình chẳng khác nào một sự lãng phí không khí của trái đất.

Đối với tôi, chữ kanji có một tính logic tuyệt đẹp. Tôi hiểu tại sao một cái tai vẽ gần cái cửa có nghĩa là nghe. Tôi hiểu tại sao ba người đàn bà túm tụm lại với nhau có nghĩa là “ồn ào” và tại sao thêm vào bên trái bất cứ từ nào một kí tự hình giọt nước thì sẽ tạo ra một từ mới có liên quan tới nước. Nếu thêm kí tự đó vào bên trái từ cánh đồng thì sẽ tạo ra từ có nghĩa là biển.

Quyển từ điển luôn là bạn đồng hành của tôi. Đó là một quyển sách thân thuộc, mềm mại và nhỏ, có thể nằm gọn trong tay tôi, bìa màu trắng, gáy bọc da. Chính cô gái có mớ tóc quăn dài đã lấy cắp nó trong thư viện khi cô rời khỏi bệnh viện. Cô đã gửi tặng tôi qua đường bưu điện khi biết tôi sắp được ra viện. Trong sách có một tấm bưu thiếp do cô ấy viết: “Tớ tin cậu. Đừng từ bỏ niềm tin. Hãy ra ngoài và CHỨNG MINH ĐIỀU ĐÓ đi, cô gái.” Nhiều năm sau đó, những dòng chữ này vẫn luôn làm tôi cảm động.

Tôi giở trang đầu tiên của từ điển có in dấu tem thư viện. Tên của Sử Trùng Minh có nghĩa gì đó tương tự như “người nhìn rõ quá khứ và tương lai”. Tôi lục tìm chiếc bút dạ đỏ trong túi và bắt đầu vẽ các chữ kanji đan chéo, ngược xuôi cho đến khi màu đỏ phủ kín trang. Rồi tôi viết tên Sử Trùng Minh bằng tiếng Anh vào giữa những chỗ trống bằng những chữ cái nhỏ xíu, hết chữ này đến chữ khác. Khi không còn chỗ nữa tôi lật mặt sau của tờ giấy và vẽ bản đồ khu ký túc của trường đại học, thêm thắt vào đó một vài hàng rào và cây xanh theo trí nhớ. Khu ký túc rất đẹp. Mặc dù tôi mới chỉ nhìn thoáng qua nhưng trông nó không khác gì một xứ sở thần tiên giữa lòng thành phố với những cây bạch quả um tùm bao quanh các con đường rải sỏi trắng, những mái nhà trang trí cầu kỳ và róc rách âm thanh trong trẻo của một hồ nước xanh ngắt nằm trong rừng. Tôi vẽ cung thể thao rồi thêm thắt những chiếc đèn lồng bằng đá theo trí tưởng tượng của mình. Cuối cùng là văn phòng của Sử Trùng Minh, tôi tỉ mẩn vẽ mình đang đứng trước mặt ông. Chúng tôi đang bắt tay nhau. Tay kia của Sử Trùng Minh đang cầm một hộp đựng phim bằng sắt để chuẩn bị đưa cho tôi. Ngay cả trong trí tưởng tượng, tôi cũng cảm thấy mình đang run rẩy. Sau chín năm, bẩy tháng và mười tám ngày, cuối cùng tôi cũng đã tiến gần tới câu trả lời.

Sáu rưỡi chiều, trời vẫn còn nóng nhưng cánh cổng gỗ sồi nặng nề của Viện Khoa học Xã hội đã khóa và khi áp tai vào đó, tôi cũng không nghe thấy tiếng động nào từ bên trong. Tôi quay lại nhìn ra xung quanh chưa biết sẽ phải làm gì tiếp theo. Tôi đã đợi Sử Trùng Minh suốt sáu giờ đồng hồ trong quán cà phê Bambi và mặc dù không ai nói gì nhưng tôi vẫn thấy có nghĩa vụ gọi thêm mấy ly cà phê đá. Bốn ly cả thảy, cộng với bốn đĩa Danish. Cô phục vụ cứ nhìn đi chỗ khác là tôi lại liếm tay, đồng thời quệt nốt chỗ đường dính lại trên đĩa rồi thò tay xuống gầm bàn, lén lút lôi từ trong túi ra mấy chiếc bánh bích quy Rich Tea. Tôi phải bẻ vụn bánh dưới gầm bàn trước khi đưa tay lên miệng giả vờ ngáp. Ví tiền tôi ngày càng mỏng. Giờ thì tôi nhận ra đúng là chỉ mất thời gian. Chắc Sử Trùng Minh đã bỏ đi từ lâu bằng cửa khác. Có lẽ ông ta đoán là tôi đang đợi.

Tôi quay ra đường và lôi từ trong túi ra mấy tờ giấy được gấp lại. Một trong những công việc cuối cùng của tôi ở Luân Đôn là photo một cái bản đồ Tokyo. Nó được chia tỷ lệ rất lớn, gồm nhiều trang. Tôi đứng nghiên cứu tấm bản đồ trong ánh chiều tà giữa dòng người qua lại tấp nập. Tôi nhìn tới nhìn lui cái trục đường nơi tôi đang đứng. Nó giống như một cái vực sâu với những tòa nhà cao tầng san sát, dốc đứng, với đám đông người qua lại, những bảng điện neon và những cửa hiệu tấp nập, ồn ào. Tôi sẽ phải làm gì bây giờ? Tôi đã bỏ tất cả để tới đây gặp Sử Trùng Minh và bây giờ tôi không có chỗ nào để trú chân, không có việc gì để làm.

Sau khi nghiên cứu chán chê tập bản đồ mà vẫn không biết phải làm gì, tôi nhét chúng trở lại trong túi, đeo vào người rồi nhắm mắt lại và bắt đầu quay tròn, vừa quay vừa lớn giọng đếm. Khi đếm đến số 25 thì tôi mở mắt, phớt lờ ánh mắt hiếu kì của người qua đường, nhằm con đường trước mặt, thẳng tiến.

Đối diện với chiếc cổng đồ sộ sơn đỏ theo kiểu kiến trúc Akamon của đại học Todai là một quán cà phê nhỏ có tên gọi là Bambi. Khi Sử Trùng Minh yêu cầu tôi rời khỏi văn phòng của ông thì tôi nghe theo, ngoan ngoãn thu gom đống giấy tờ ghi chép và nhét chúng trở lại vào trong túi. Nhưng tôi chưa bỏ cuộc. Chưa bỏ cuộc. Tôi bước vào quán cà phê và chọn một chỗ ngồi bên cạnh cửa sổ để tiện theo dõi những người đi ra đi vào trường đại học.

Bên ngoài, nhìn ngút tầm mắt là những tòa nhà chọc trời của Tokyo vươn cao lấp lánh, ánh mặt trời phản chiếu từ hàng triệu ô cửa kính nhỏ. Tôi ngồi hơi nghiêng về phía cửa sổ, ngỡ ngàng trước khung cảnh trên. Tôi đã được biết rất nhiều về thành phố phượng hoàng này, về việc Tokyo đã vươn lên như thế nào từ đám tro tàn của chiến tranh; nhưng giờ đây nhìn thấy thành phố này bằng xương bằng thịt thì đối với tôi nó gần như không có thật. Đâu rồi một Tokyo của thời chiến? Đâu rồi cái thành phố của những người lính đó? Có phải tất cả đã bị chôn vùi dưới những tòa nhà cao tầng này? Nó quá khác biệt với những hình ảnh đen tối mà tôi lưu giữ suốt bấy nhiêu năm về những tòa nhà ám đầy khói bụi, những đường phố bị đánh bom và những chiếc xe kéo tồi tàn. Tôi quyết định sẽ phải làm quen với ý nghĩ cái thành phố đầy sắt thép và bê tông này là một hóa thân của Tokyo, một thứ đã được đặt chồng lên thành phố cổ, trái tim đích thực vẫn đang đập của nước Nhật.

Cô phục vụ đang nhìn tôi chằm chằm. Tôi cầm tờ thực đơn lên và làm ra vẻ chăm chú nghiên cứu, mặt đỏ rần. Tôi không có tiền vì tôi không nghĩ là mọi chuyện lại diễn ra theo chiều hướng này. Để có đủ tiền mua vé máy bay tôi đã phải làm việc trong một nhà máy đóng gói thực phẩm đông lạnh đến tuột hết cả da tay. Khi tôi nói với trường đại học là tôi muốn tới Nhật để tìm Sử Trùng Minh thì họ tuyên bố giọt nước cuối cùng đã tràn ly. Hoặc là tôi ở lại Luân Đôn để hoàn thành những môn học mà tôi còn nợ hoặc là rời khỏi trường vĩnh viễn. Có vẻ như tôi đã “phung phí quá nhiều thời gian quý giá cho một số sự kiện ở Nam Kinh”: họ chỉ rõ những học phần dang dở, những tiết học quan trọng ở khoa luật mà tôi vắng mặt và những lần bị bắt gặp khi đang chúi mũi vào phác thảo những bức họa về Nam Kinh thay vì ghi chép về nền kinh tế năng động của châu Á Thái Bình Dương. Sẽ vô ích nếu xin họ tài trợ cho chuyến đi này nên tôi bán hết đồ đạc, vài chiếc đĩa CD, một chiếc bàn uống nước, một chiếc xe đạp đen cũ đã cùng tôi rong ruổi khắp Luân Đôn trong nhiều năm. Sau khi giải quyết xong vấn đề vé máy bay thì chẳng còn lại bao nhiêu – chỉ còn đủ vài đồng yên giắt trong chiếc túi du lịch.

Tôi vẫn nhìn cô phục vụ xem tôi có thể trì hoãn được bao lâu trước khi buộc phải gọi món gì đó. Cô ta bắt đầu có vẻ khó chịu nên tôi đành chọn thứ rẻ nhất trong thực đơn, một miếng dưa Danish tẩm đường. Năm trăm yên. Khi thức ăn được mang đến tôi cẩn thận đếm tiền và đặt nó vào một cái đĩa nhỏ theo đúng cách tôi quan sát được từ các thực khách khác.

Trong túi của tôi cũng có một ít thức ăn. Có lẽ sẽ không có ai để ý nếu tôi nhón một ít. Tôi đã cất trong túi du lịch tám túi bánh quy Rich Tea. Ngoài ra trong túi còn một chiếc váy len, hai chiếc áo sơ mi, hai chiếc quần nịt, một đôi giày da buộc dây, ba quyển sách tiếng Nhật, bảy quyển sách giáo khoa về chiến tranh Thái Bình Dương, một quyển từ điển và ba chiếc bút vẽ. Sau khi có được thông tin về bộ phim của Sử Trùng Minh, tôi trở nên mơ hồ với những chuyện sẽ xảy ra với mình, thật sự tôi đã không hề nghĩ tới những vấn đề thực tiễn. Mày phải tới đó thôi, Grey, tôi chỉ nghĩ có thế. Các bác sĩ đã luôn bảo mày thế nào? Cháu sẽ phải lường trước các khả năng có thể xảy ra, trong xã hội luôn có những quy tắc mà cháu sẽ phải tuân theo.

Grey.

Hiển nhiên đó không phải là tên thật của tôi. Thậm chí ngay cả bố mẹ tôi, những người ẩn mình trong một ngôi nhà cũ kỹ ở một xó xỉnh không đường giao thông, không xe cộ qua lại, cũng không kỳ dị tới mức đó. Không. Đó là cái tên mà tôi nhận được từ bệnh viện. Cô gái ở giường bên đã đặt cho tôi, cô gái này có nước da tai tái, đeo khuyên ở mũi, và mái tóc xỉn màu suốt ngày được cô gãi sột soạt. “Tớ muốn diện một tí, chỉ muốn chưng diện tí thôi mà.” Miệng cô lở loét, đóng vảy vì cô dán quá nhiều keo vào đó, có lần cô khóa cửa nhà vệ sinh rồi lấy cái móc áo mà cô xoáy được chọc vào cổ tay luồn lên tới tận nách. (Tôi không hiểu sao bệnh viện luôn để những người như chúng tôi ở cùng một khu. Chúng tôi ở khu bệnh nhân “tự hại”.) Cô gái này dường như luôn có một nụ cười tự mãn và tôi không nghĩ rằng cô sẽ nói chuyện với tôi. Một hôm khi chúng tôi đứng xếp hàng ăn sáng thì cô nhận ra tôi đứng ở phía sau. Cô quay lại nhìn tôi rồi phá ra cười. “Chà, tớ vừa mới nghĩ ra là trông cậu giống cái gì.”

“Cái gì cơ?”

“Một con grey. Cậu khiến tớ liên tưởng tới một con grey.”

“Là con gì?”

“À, khi cậu mới vào đây, cậu vẫn còn sống, nhưng,” cô nhe răng cười, chỉ tay vào mặt tôi, “nhưng bây giờ thì không, đúng không? Cậu chỉ là một bóng ma, Grey, giống như tất cả bọn tớ.”

Một con grey. Cuối cùng thì cô ấy cũng tìm thấy một bức tranh vẽ một con grey để giải thích cho tôi biết ý cô muốn nói gì. Đó là một sinh vật ngoài hành tinh với một cái đầu to, đờ đẫn, hai mắt kiểu côn trùng phẳng lì nằm ở trên cao, nước da nhợt nhạt kỳ quái. Tôi nhớ là mình ngồi trên giường nhìn chăm chăm vào quyển tạp chí, tay càng lúc càng lạnh, máu bắt đầu đông lại. Tôi là một con grey. Gầy gò, trắng toát và trong suốt. Trong tôi không còn cái gì sống động. Một bóng ma.

Tôi biết tại sao. Bởi vì tôi không còn biết tin vào cái gì nữa. Bố mẹ tôi không ủng hộ tôi, và vì một số lý do mà các bác sĩ tin rằng tôi bị điên, khởi đầu là những câu chuyện về tình dục. Rồi còn sự thiếu hiểu biết của tôi về thế giới xung quanh.

Phần lớn nhân viên trong bệnh viện đều thầm nghĩ rằng trường hợp của tôi khá kỳ quặc, được nuôi dạy bằng sách vở nhưng không bao giờ được nghe đài hay xem vô tuyến. Họ cười khi thấy tôi nhảy dựng lên khi nghe tiếng ôtô rồ ga hay tiếng xe buýt chạy rầm rầm trên phố. Tôi không biết cách sử dụng máy nghe nhạc Walkman hay điều khiển vô tuyến, và đôi khi họ tìm thấy tôi đang mắc kẹt ở một chỗ quái quỷ nào đó, cả người vấy máu, không nhớ nổi mình đã đến đó bằng cách nào. Họ không tin rằng đó chỉ là do tôi lớn lên ở một nơi hẻo lánh, hoàn toàn cách ly với thế giới bên ngoài. Thay vào đó họ cho rằng đó là một phần của bệnh điên.

“Chắc mày nghĩ sự thiếu hiểu biết là một kiểu bào chữa.” Bà y tá, người vẫn thường đến thăm tôi lúc nửa đêm và giận dữ rít vào tai tôi mọi nhận xét của bà ta, luôn cho rằng sự thiếu hiểu biết của tôi là tội lỗi lớn nhất. “Nó không phải là một lời bào chữa, mày biết đấy, nó không phải là một lời bào chữa. Không hề. Trong từ vựng của tao, sự thiếu hiểu biết đồng nghĩa với sự xấu xa, cực kỳ xấu xa. Và những gì mày làm cũng vậy, vô cùng xấu xa.”

Khi cô phục vụ bàn quay đi, tôi mở túi và lấy ra quyển từ điển tiếng Nhật. Có ba bảng chữ cái trong tiếng Nhật. Hai bảng chữ cái viết theo kiểu phiên âm, rất dễ hiểu. Nhưng còn hệ thống chữ cái thứ ba, có từ hàng thế kỷ trước, bắt nguồn từ chữ tượng hình của Trung Quốc thì phức tạp hơn rất nhiều nhưng cũng đẹp hơn nhiều. Đó là hệ chữ kanji. Tôi đã nghiên cứu chữ kanji trong nhiều năm nhưng mỗi lần đọc kiểu chữ này tôi đều thấy mình mới nhỏ bé làm sao. Khi bạn dừng lại để ngẫm nghĩ về chiều dài lịch sử của chữ viết này cùng với tất cả những gì ẩn chứa đằng sau mỗi bức tranh tượng hình nhỏ hơn cả con kiến, làm sao bạn lại có thể không cảm thấy mình chẳng khác nào một sự lãng phí không khí của trái đất.

Đối với tôi, chữ kanji có một tính logic tuyệt đẹp. Tôi hiểu tại sao một cái tai vẽ gần cái cửa có nghĩa là nghe. Tôi hiểu tại sao ba người đàn bà túm tụm lại với nhau có nghĩa là “ồn ào” và tại sao thêm vào bên trái bất cứ từ nào một kí tự hình giọt nước thì sẽ tạo ra một từ mới có liên quan tới nước. Nếu thêm kí tự đó vào bên trái từ cánh đồng thì sẽ tạo ra từ có nghĩa là biển.

Quyển từ điển luôn là bạn đồng hành của tôi. Đó là một quyển sách thân thuộc, mềm mại và nhỏ, có thể nằm gọn trong tay tôi, bìa màu trắng, gáy bọc da. Chính cô gái có mớ tóc quăn dài đã lấy cắp nó trong thư viện khi cô rời khỏi bệnh viện. Cô đã gửi tặng tôi qua đường bưu điện khi biết tôi sắp được ra viện. Trong sách có một tấm bưu thiếp do cô ấy viết: “Tớ tin cậu. Đừng từ bỏ niềm tin. Hãy ra ngoài và CHỨNG MINH ĐIỀU ĐÓ đi, cô gái.” Nhiều năm sau đó, những dòng chữ này vẫn luôn làm tôi cảm động.

Tôi giở trang đầu tiên của từ điển có in dấu tem thư viện. Tên của Sử Trùng Minh có nghĩa gì đó tương tự như “người nhìn rõ quá khứ và tương lai”. Tôi lục tìm chiếc bút dạ đỏ trong túi và bắt đầu vẽ các chữ kanji đan chéo, ngược xuôi cho đến khi màu đỏ phủ kín trang. Rồi tôi viết tên Sử Trùng Minh bằng tiếng Anh vào giữa những chỗ trống bằng những chữ cái nhỏ xíu, hết chữ này đến chữ khác. Khi không còn chỗ nữa tôi lật mặt sau của tờ giấy và vẽ bản đồ khu ký túc của trường đại học, thêm thắt vào đó một vài hàng rào và cây xanh theo trí nhớ. Khu ký túc rất đẹp. Mặc dù tôi mới chỉ nhìn thoáng qua nhưng trông nó không khác gì một xứ sở thần tiên giữa lòng thành phố với những cây bạch quả um tùm bao quanh các con đường rải sỏi trắng, những mái nhà trang trí cầu kỳ và róc rách âm thanh trong trẻo của một hồ nước xanh ngắt nằm trong rừng. Tôi vẽ cung thể thao rồi thêm thắt những chiếc đèn lồng bằng đá theo trí tưởng tượng của mình. Cuối cùng là văn phòng của Sử Trùng Minh, tôi tỉ mẩn vẽ mình đang đứng trước mặt ông. Chúng tôi đang bắt tay nhau. Tay kia của Sử Trùng Minh đang cầm một hộp đựng phim bằng sắt để chuẩn bị đưa cho tôi. Ngay cả trong trí tưởng tượng, tôi cũng cảm thấy mình đang run rẩy. Sau chín năm, bẩy tháng và mười tám ngày, cuối cùng tôi cũng đã tiến gần tới câu trả lời.

Sáu rưỡi chiều, trời vẫn còn nóng nhưng cánh cổng gỗ sồi nặng nề của Viện Khoa học Xã hội đã khóa và khi áp tai vào đó, tôi cũng không nghe thấy tiếng động nào từ bên trong. Tôi quay lại nhìn ra xung quanh chưa biết sẽ phải làm gì tiếp theo. Tôi đã đợi Sử Trùng Minh suốt sáu giờ đồng hồ trong quán cà phê Bambi và mặc dù không ai nói gì nhưng tôi vẫn thấy có nghĩa vụ gọi thêm mấy ly cà phê đá. Bốn ly cả thảy, cộng với bốn đĩa Danish. Cô phục vụ cứ nhìn đi chỗ khác là tôi lại liếm tay, đồng thời quệt nốt chỗ đường dính lại trên đĩa rồi thò tay xuống gầm bàn, lén lút lôi từ trong túi ra mấy chiếc bánh bích quy Rich Tea. Tôi phải bẻ vụn bánh dưới gầm bàn trước khi đưa tay lên miệng giả vờ ngáp. Ví tiền tôi ngày càng mỏng. Giờ thì tôi nhận ra đúng là chỉ mất thời gian. Chắc Sử Trùng Minh đã bỏ đi từ lâu bằng cửa khác. Có lẽ ông ta đoán là tôi đang đợi.

Tôi quay ra đường và lôi từ trong túi ra mấy tờ giấy được gấp lại. Một trong những công việc cuối cùng của tôi ở Luân Đôn là photo một cái bản đồ Tokyo. Nó được chia tỷ lệ rất lớn, gồm nhiều trang. Tôi đứng nghiên cứu tấm bản đồ trong ánh chiều tà giữa dòng người qua lại tấp nập. Tôi nhìn tới nhìn lui cái trục đường nơi tôi đang đứng. Nó giống như một cái vực sâu với những tòa nhà cao tầng san sát, dốc đứng, với đám đông người qua lại, những bảng điện neon và những cửa hiệu tấp nập, ồn ào. Tôi sẽ phải làm gì bây giờ? Tôi đã bỏ tất cả để tới đây gặp Sử Trùng Minh và bây giờ tôi không có chỗ nào để trú chân, không có việc gì để làm.

Sau khi nghiên cứu chán chê tập bản đồ mà vẫn không biết phải làm gì, tôi nhét chúng trở lại trong túi, đeo vào người rồi nhắm mắt lại và bắt đầu quay tròn, vừa quay vừa lớn giọng đếm. Khi đếm đến số 25 thì tôi mở mắt, phớt lờ ánh mắt hiếu kì của người qua đường, nhằm con đường trước mặt, thẳng tiến.

Bình luận