Sách ebook được sưu tầm từ Internet, Bản quyền sách thuộc về Tác giả & Nhà xuất bản. Trang Web hiện đặt quảng cáo để có kinh phí duy trì hoạt động, mong Quý Bạn đọc thông cảm ạ.

Làm Thế Nào Để Chinh Phục Đối Phương

42. Mẹo Cao Của Người Bán Hàng

Tác giả: Hoàng Văn Tuấn
Chọn tập

Trong các chương trình du ]ịch nước ngoài ngắn ngày, mỗi một chuyến chắc chắn đều có bố trí thời gian đi mua quà; nếu như thời gian đó eo hẹp quá thì còn có thể làm cho khách du lịch không hài lòng.

Nhưng sau khi máy bay hạ cánh ở nước nhà, nhiều người phải ngao ngán với đống hành trang quà tặng chất như núi vậy. Đây là một cảnh rất ngộ nghĩnh. Tôi vốn thường cười nhạo người khác như vậy, nhưng thực tế mỗi lần đi thăm thú nước ngoài cũng thường thích mua một đống đồ, tất nhiên đồ hữu dụng thì lại càng ít. Sau này nghĩ lại thường hối hận mãi, sao mà những thứ bình thường cũng chả để mắt tới lại cũng mua? Rất cuộc thì cái gì thôi thúc bản thân mua một đống hàng trong thời gian du lịch nước ngoài?

Tôi. nghĩ một trong những nguyên nhân là người Nhật Bản vẫn cho rằng du lịch thăm thú nước ngoài là một dịp đặc biệt, trong vô thức thường sẽ nghĩ tới “Có lẽ sẽ chẳng có dịp tới đây lần nữa?” Do đó về tâm lý học sẽ có một cảm giác thường thấy là bỏ lỡ cơ hội cuối cùng này sẽ chẳng còn có thể mua được những thứ này nữa, họ liền mua một thôi một hồi.

Tất nhiên, đến cả những thứ không cần mua cũng mua chính là điều mà người bán hàng cầu cũng chẳng được, cũng là chủ đích mà họ rất quan tâm. Để làm được điều đó, người bán hàng thường gắng hết sức để đưa khách hàng đến một trạng thái tâm lý như khi đi du lịch nước ngoài vậy.

Tôi cũng từng gặp cảnh như vậy. Chủ nhật, một mình tôi ở nhà, bỗng nghe thấy ngoài cửa có người gọi “Có ai ở nhà không?”. Tôi vội chạy ra, một bà bán đồ biển đã đứng ở cửa. Tôi vẫn chưa kịp hỏi bà ta bán gì thì bà ta đã nói với tôi! “Thưa ông, tôi đem tới cá mực và bào ngư vừa mới đánh được hôm nay đây. Ông xem, chỉ còn có chút này thôi. Bán rẻ cho ông nhé!”.

Nhìn thì quả là tươi, làm cho thèm nhỏ nước miếng. “Hôm nay bán rất chạy. Nhà ông là nhà cuối cùng đấy. Thôi để cho ông tất cả là 30.000 đồng”.

Trong lúc vô tình tôi đã mở ví ra và rút tiền mua chỗ cá đó. Quả thực, cá tôi mua được rất tươi, giá cũng không phải là đắt. Tất nhiên sau đó tôi không hối hận, thay vào đó là thán phục tài bán hàng của bà ta, có thể nói bà ta đã khéo léo lợi dụng chiến thuật tâm lý. Bà ta không nói “Ông mua không” mà nói “Tôi đem đến cho ông đây”, lại còn “Hôm nay bán rất chạy. Nhà ông là nhà cuối cung đấy”. v.v… Qua câu nói khéo như vậy của bà ta, người hơi thích món hàng đó sẽ cho rằng mua như vậy là rẻ; những người lúc đó vốn không muốn mua lắm cũng dễ dàng rút tiền ra mua.

Chọn tập
Bình luận