Trang Web hiện đặt quảng cáo để có kinh phí duy trì hoạt động, mong Quý Bạn đọc thông cảm. Sách ebook được sưu tầm từ Internet, Bản quyền sách thuộc về Tác giả & Nhà xuất bản

Làm Thế Nào Để Chinh Phục Đối Phương

58. Thỉnh Giáo Đối Phương

Tác giả: Hoàng Văn Tuấn
Chọn tập

Cứ đến tháng công ty tuyển nhân viên mới là các nhân viên già lại vui mừng phấn khởi. Nguyên nhân làm cho họ tăng thêm sức sống là vì những nhân viên mới này cần phải học hỏi họ. Nhất là đối với những người năng lực cũng bình thường thì những nhân viên mới sắp vào công ty và sẽ thỉnh giáo họ chính là mục tiêu tốt nhất để thỏa mãn “nhu cầu dạy bảo” của họ.

Những nhân viên này có một ước ao là vượt trội người khác, hy vọng được người khác tôn kính. Một cơ hội tốt để đem lại cho ông ta cảm giác nổi trội chính là có thể chỉ đạo người khác, làm thỏa mãn “nhu cầu dạy bảo” nên họ luôn ngóng đợi ngày các nhân viên mới vào công ty. Tất nhiên loại tâm lý này không chỉ giới hạn ở các nhân viên già chờ đợi nhân viên mới vào công ty. Bất kể là ai cũng đều hy vọng có người xin mình chỉ bảo.

Do đó, muốn làm vừa lòng đối phương, để thỏa mãn “nhu cầu dạy bảo” của đối phương, làm cho đối phương có cảm giác nổi trội hiếm có, chỉ cần diễn vai “lính mới tò te” là được. Khi sinh viên tốt nghiệp viết luận văn hoặc các học giả viết báo cáo học thuật, họ thường trân trọng viết ở cuối bài “xin quý vị chỉ bảo” hoặc “hy vọng được sự chỉ bảo của người đi trước”.

Như vậy, vừa có thể kích thích, thỏa mãn “nhu cầu dạy bảo” của thầy hướng dẫn vốn muốn được duyệt đọc nghiêm khắc mà vẫn dễ dàng giành được cảm tình của đối phương về mặt tâm lý.

Nếu bạn muốn công phá tuyến phòng thủ kiên cố của đối phương, làm vui lòng đối phương, đừng ngại vận dụng bản năng tâm lý cố hữu của con người – “nhu cầu dạy bảo”, muốn thế, phải có tư thái của một học trò nhỏ khiêm tấn học hỏi.

Một ví dụ điển hình nữa là “những người lấy kinh nghiệm từ người già”, họ quả là biết cách nhờ dạy bảo. Trong con mắt của những người bình thường thì người già là người bảo thủ, thích bới móc, khó tiếp xúc; mặt trái của những đặc trưng này, người già lại là người muốn thỏa mãn “nhu cầu dạy bảo” của mình nhất, truyền thụ những kinh nghiệm của mình cho người khác, thích nói về những việc đắc ý trong đời mình. Để thỏa mãn bản năng này của những người già người lấy kinh thường khiêm tốn nhờ chỉ bảo, và cuối cùng họ luôn mở được tấm lòng vốn khó gần của những người già.

Chọn tập
Bình luận