Sách ebook được sưu tầm từ Internet, Bản quyền sách thuộc về Tác giả & Nhà xuất bản. Trang Web hiện đặt quảng cáo để có kinh phí duy trì hoạt động, mong Quý Bạn đọc thông cảm ạ.

Làm Thế Nào Để Chinh Phục Đối Phương

55. Thăm Dò Ý Kiến Thực Của Đối Phương Như Thế Nào?

Tác giả: Hoàng Văn Tuấn
Chọn tập

Trong lòng đối phương nghĩ gì, tại sao lại ưu phiền, đang hy vọng điều gì, biết được tâm lý này của đối phương sẽ giúp nhiều cho bạn khi tiếp xúc. Nếu đối phương còn chưa biết ngay cả việc bạn đã dò biết được lòng thật của anh ta thì tình hình lại càng có lợi đối với bạn.

Chẳng hạn, khi làm một cuộc trắc nghiệm có một phép gọi là “Phép đầu ảnh”. Tức là ra cho đối phương một câu hỏi nước đôi, nghĩ thế này cũng được mà trả lời thế kia cũng xong, sau đó thăm đò tâm lý tầng sâu của đối phương qua câu trả lời, giải thích của anh ta. Ví dụ, khi thăm dò cảm giác hội họa chỉnh thể của trẻ con, có khi đưa ra một bức tranh có vẽ mấy con sóc, có con thì biểu diễn trên sàn diễn được vỗ tay hoan nghênh, con thì do khán giả tự mình nuôi biết vỗ tay chào mừng, con thì cô độc sống xa rời đàn, để đứa trẻ xem xong, hỏi chúng “Các con sóc trong tranh, cháu thấy con nào đáng yêu nhất?”. Căn cứ vào câu trả lời của đứa trẻ, có thể biết được tâm lý, thậm chí là cảm giác của đứa trẻ.

Trong đời sống thường ngày của chúng ta, chúng ta thường thấy cảnh mấy người xúm lại với nhau thì thầm bàn luận về người đang đi tới. Thấy cảnh này, người thiếu tự tin sẽ cho rằng họ đang nói xấu mình, còn người tự tin thì cho rằng họ đang ca ngợi mình. Từ đó có thể thấy, khi con người ta quan sát thế giới xung quanh thường vô tình bộc lộ trạng thái tâm lý và tâm lý tầng sâu của mình.

Nắm bắt tâm lý này có thể biết được ý nghĩ chân thực của đối phương, ngay cả những ý nghĩ khó dò biết, không tiện bộc lộ, không tiện công khai mà đối phương không nhận ra. Một cách hữu hiệu là đưa ra câu hỏi nhằm tìm hiểu không phải là ý kiến của bản thân đối phương mà là hỏi về cách nhìn nhận của những người xung quanh anh ta. Vì cho dù là nói về cách nhìn nhận của những người xung quanh, anh ta cũng sẽ có sự chọn lựa, nói ra những cách nghĩ mà mình thích, gây ấn tượng cho mình, đồng thời về tâm lý không ghét bỏ những cách nghĩ này, thậm chí còn ngầm tỏ ra hoan nghênh, tiếp nhận chúng.

Ví dụ muốn biết cảm giác của đối phương với bạn chẳng hạn, khó có thể trực tiếp hỏi đối phương về vấn đề này, bạn có thể sử dụng phương pháp nói trên: “Xin hỏi, các bạn anh nói về tôi thế nào?” đối phương sẽ trả lời thực, khi trả lời nói là ý kiến của người khác, kỳ thực đó cũng là thực tâm của mình.

Chọn tập
Bình luận
2880
× sticky