Trong thế giới kinh doanh có một nguyên tắc chiến lược là: Mỗi một bên mua đều là người chào hàng của mình. Có một bà vốn cực lực phản đối việc mua xe nhưng lại khổ não vì việc nhà bề bộn, sau thế công lợi hại của nhân viên chào hàng của một công ty ô-tô, cuối cùng bà ta đã động lòng. Người chào hàng này đã liệt kê ra nhiều tiện lợi của việc có một chiếc ô-tô gia đình, thuyết phục thành công người phụ nữ luôn phản đối việc mua xe này. Từ lúc đó, người phụ nữ vẫn đứng ở phía bên kia đã trở thành nhân viên chào hàng quảng cáo có sức thuyết phục nhất của công ty ô-tô.
Người kịch liệt phản đối một ý kiến nào đó chắc chắn phải có lý do sâu xa, thậm chí có thể nói, mọi ý nghĩ, suy xét của phe đối lập đều tập trung tích tụ trong suy nghĩ của người phản đối tích cực nhất này. Hơn nữa thái độ của anh ta càng kiên quyết thì lý do của anh ta càng đầy đủ, càng có thể giành được sự ủng hộ của phe phản đối. Song nếu khéo léo làm cho người phản đối này trở thành người tán đồng thì vai trò của anh ta không gì sánh kịp, anh ta chỉ cần đưa ra lý do mà mình bị thuyết phục thì sẽ có ảnh hưởng lớn, đồng thời có thể dễ dàng thuyết phục được các thành viên khác của nhóm phản đối. Có lẽ bản thân anh ta cũng chưa ý thức được điểm này, tóm lại, người đứng đầu nhóm phản đối chính là người thuyết phục có sức hút nhất.
Các nhà kinh doanh thương nghiệp rất thạo thuật tâm lý này, họ thường sử dụng mẹo này dễ dàng đạt được thành công trong việc thuyết phục phần tử bất mãn.
Ông Gotoseichi, một trong những thủ lĩnh của Công ty Matsushita, đã từng kể một kinh nghiệm trong cuốn sách “Học và dạy người” như thế này. Trong cuốn sách ông viết về câu chuyện ông chinh phục người phản đối kiên quyết sang một nhân vật có sức thuyết phục nhất ra sao. Lúc đó ở công ty Matsushita có một tổ chức hội liên hiệp. Họ có bộ đồng phục thống nhất của mình. Đã quen với bộ đồng phục vốn có của công ty, các nhân viên dị nghị nhiều về điều này, số người phản đối không ngừng gia tăng.
Trong trường hợp đó ông Matsushita đã khóe léo thuyết phục được người phản đối kịch liệt nhất là Gotoseichi, đồng thời để ông ta đảm nhiệm công tác thuyết phục những người phản đối. Gotoseichi viết trong sách “Tôi không biết đó có phải là sự chiếu cố đặc biệt của giám đốc đối với một phần tử chống đối ngoan cố như tôi không, có lẽ ít nhất cũng như vậy. Song lúc ấy tôi cho rằng để mình đi thuyết phục những phần tử phản đối giàu kinh nghiệm kia là một chước mà tôi vừa ghét mà lại vừa thán phục”. Quan hệ trong công ty Matsushita rất ổn định, có lẽ là do nguyên nhân này chăng.