Sách ebook được sưu tầm từ Internet, Bản quyền sách thuộc về Tác giả & Nhà xuất bản. Trang Web hiện đặt quảng cáo để có kinh phí duy trì hoạt động, mong Quý Bạn đọc thông cảm ạ.

Làm Thế Nào Để Chinh Phục Đối Phương

53. Khéo Léo Hỏi Làm Mất Hứng Nói Của Đối Phương

Tác giả: Hoàng Văn Tuấn
Chọn tập

Trong thi đấu quyền anh có một chiến thuật là tránh sự tiến công mạnh mẽ trực diện của đối phương, làm yếu sức tấn công của đối phương. Kiểu chiến thuật dương đông kích tây này không chí là để tránh cú đấm nặng ký của đối phương và bảo vệ mình, hơn nữa, nếu vận dụng thích đáng còn có thể tiêu hao sức lực đối phương, tạo cơ sở cho việc giành thắng lợi cuối cùng. Nói tới quan hệ, đạo lý con người cũng như vậy.

Khi quan hệ hai người đang căng thẳng, bỗng xuất hiện một tin tức hay một tình huống không có liên quan gì tới việc căng thẳng giữa hai người, sự chú ý của họ sẽ chuyển sang “vật ngoài trái đất” kia, từ đó mức độ căng thẳng sẽ trực tiếp giảm xuống. Cũng như cái nồi áp suất đang có áp lực ngày một cao bỗng xuất hiện một lỗ rò nhỏ thì áp lực sẽ tụt xuống nhanh chóng.

Nguyên tắc tâm lý này là chiến thuật khéo léo tránh uy thế của đối phương. Nói cụ thể hơn, đưa ra một số câu hỏi không có liên quan gì đến sự truy kích của đối phương. Ban đầu đối phương sẽ kinh ngạc một lát, dừng lại, trước khi tiếp nhận câu hỏi, anh ta sẽ cảm thấy cần trả lời câu hỏi chẳng đâu vào đâu này hoặc sẽ bị kích động vì bị chọc tức. Bất kể thế nào thì sự chú ý của đối phương chí ít cũng đã phân tán, khí thế giảm đi nhiều. Về những sự việc như vậy, một trường hợp làm tôi có ấn tượng sâu sắc:

Việc này xẩy ra vào cuối những năm 60 khi phong trào học của Nhật bản đang lên tới đỉnh cao, một vị giáo sư được sự uỷ thác của các ngành đến tiếp xúc với học sinh, mà các phần tử tích cực của phong trào học này thì mồm năm miệng mười làm cho vị giáo sư không biết trả lời thế nào. Ông ta nhận uỷ thác của ngành tới, về danh phận thì không thể trình bày tự do kiến giải của mình được, không thể nói năng thiếu cẩn thận được, ngoài ra, vị giáo sư này cũng cảm thấy chán ngấy với cuộc tranh luận diễn ra đã lâu mà chẳng đi tới đâu này. Sau khi một đại biểu sinh viên đưa ra chủ trương của họ một cách sắc bén, vị giáo sư hỏi lại một câu “Xin lỗi, vừa rồi tôi không nghe câu anh hỏi là gì vậy?” Anh chàng học sinh mau mồm mau miệng kia nhất thời ngớ người ra. Tất nhiên, tiếp theo đó ông ta không thể tránh khỏi sự công kích mạnh mẽ hơn từ phía học sinh, nhưng tác dụng của câu nói này vẫn không thể đánh giá thấp, trong khoảnh khắc nào đó mà đã làm nhụt khí của đối phương.

Còn một ví dụ khác hay hơn. Khi dòng người diễu hành công nhiên đối đầu, giằng co với cảnh sát, cục diện đã tới mức căng thẳng cực độ, bỗng có tiếng loa phóng thanh truyền đến. “Theo tư liệu của Cục khí tượng quốc gia, từ nay tới mai…” hóa ra là dự báo khí tượng. Người điều hành và cảnh sát cùng cười rộ lên. Tất nhiên, không khí cực kỳ căng thẳng cũng dịu đi, cuối cũng đã may mắn tránh được cuộc xung đột có nguy cơ xảy ra. Khi vợ chồng hay bạn bè xảy ra xích mích, bạn của một bên bỗng tới chơi, cũng có thể có hiệu quả giống vậy.

Chọn tập
Bình luận
2880
× sticky