Sách ebook được sưu tầm từ Internet, Bản quyền sách thuộc về Tác giả & Nhà xuất bản. Trang Web hiện đặt quảng cáo để có kinh phí duy trì hoạt động, mong Quý Bạn đọc thông cảm ạ.

Làm Thế Nào Để Chinh Phục Đối Phương

66. Để Cấp Dưới Ý Thức Mạnh Đến Nguyên Tắc Quan Hệ Trên Dưới

Tác giả: Hoàng Văn Tuấn
Chọn tập

Gần đây chúng ta thường nghe thấy những câu than thở như cấp trên không chỉ huy được cấp dưới, bố mẹ không bảo được con cái. Hiện tượng này đặt ra cho chúng ta một vấn đề đáng suy nghĩ: Hay là con người bây giờ không còn sợ quyền uy, không còn chịu sự sai khiến của quyền uy nữa? Theo quan sát của tôi, tôi cho rằng trách nhiệm không chỉ ở phía những người chống đối mà cha mẹ và cấp trên cũng phải gánh một phần trách nhiệm khá lớn.

Muốn làm cho đối phương ý thức được quan hệ trên dưới, chắc chắn có nhiều cách. Cách tồi nhất là luôn đặt quyền lực của mình nơi cửa miệng, mở miệng là ra lệnh cấp dưới. Tất nhiên, quả thực phương pháp này đã tỏ ra địa vị khác nhau giữa người ra lệnh và người tiếp nhận, song tuyệt không phải là kế lâu dài. Cấp dưới hoặc người ít tuổi hơn sẽ chịu nhẫn chịu một thời gian không lâu sẽ tỏ ra bất mãn thậm chí còn tỏ ý chống đối.

Ngược lại, có những cấp trên lại nhún nhường, khách khí một cách vô lý đối với cấp dưới, nghe cấp dưới lý giải, ca cẩm một cách thân thiện, thông cảm. Tuy phương pháp không đồng nhất, nhưng ở họ lại có một điểm chung là không thể đánh giá cấp dưới chính xác được. Một bên hễ thấy cấp dưới là sai bảo, ra lệnh, một bên gặp việc là nhún nhường, hai người đều mất đi điểm cơ bản để đánh giá đúng đắn, đối xử đúng đắn. Tất nhiên người dưới sẽ không phục tùng người trên, trạng thái tinh thần của họ là mặc kệ, không còn tỏ thái độ cung kính khiêm nhường với cấp trên nữa.

Do đó, những cấp trên tài giỏi có thể nắm chắc điểm cơ bản là đối xử với cấp dưới đáng phạt thì phạt, đáng thưởng thì thưởng, hơn nữa không nên lần lữa. Như vậy sẽ vô tình tăng cường quan hệ giữa chi phối và bị chi phối, mà sự đánh giá đúng mức, chính xác cũng làm tăng thêm sự tín nhiệm của cấp dưới đối với cấp trên.

Do đó, những cấp trên biết cách chỉ huy đôi khi có thể ra lệnh cho cấp dưới làm những việc mà anh ta khó có đủ năng lực, tự nhiên thành tích công tác của cấp dưới không tốt, lúc này có thể khiển trách, dập tắt lòng kiêu ngạo của cấp dưới; có khi lại giao cho anh ta một việc dễ, chẳng cần nói, cấp dưới thực sự làm rất tốt, lúc này cần kịp thời biểu dương anh ta, khích lệ tinh thần của cấp dưới.

Những ông bố bà mẹ thường lắc đầu kêu ca rằng con cái không nghe lời, họ chỉ biết ra sức khuyên răn con phải học tập cho tốt, còn khi con cái giành được thành tích tốt thì lại không biểu dương thích đáng. Toàn là khuyên răn, thậm chí là ép buộc, mà không có biểu hiện khích lệ, thảo nào con trẻ có tâm trạng chống đối.

Chọn tập
Bình luận
2880
× sticky