Lưu Chi Thủ giới thiệu rằng, nơi này tuy náo nhiệt, song không phải là một thị trấn thuộc phủ chế của đất Tạng. Song nơi đây đi về phía nam là vùng khai thác vàng, đi lên phía bắc là mỏ ngọc, đi về phía đông lại có các bãi chăn thả gia súc lý tưởng bên hồ Tiên Tề, nên ban đầu nơi đây là chỗ tụ họp của các băng đảng trộm cướp. Vài trăm năm trước, một đám Lạt ma đã đánh đuổi cướp phỉ đi, rồi xây dựng chùa Lạt ma Kim Đỉnh tại đây. Do núi Thiên Thê gắn liền với những truyền thuyết thần kỳ, nên nơi này đã trở thành vùng thánh địa cho tín đồ tìm về lễ bái. Nhân khí hội tụ, dần dần đã trở thành một khu chợ sầm uất chuyên buôn bán vàng, ngọc và súc vật. Nhưng đất này lại không thuộc sự quản lý của quan phủ, chủ nhân thực sự của nó có lẽ là vị Phật sống trong chùa.
Chùa Lạt ma Kim Đỉnh kỳ thực có tên là chùa Đạt Nặc, nhưng vì trong chùa có một toà tháp trắng cao lớn, trên đỉnh có cột phướn bảy tầng được đúc hoàn toàn bằng vàng mười, nên người Tạng quen gọi là chùa Kim Đỉnh.
o O o
Vùng Tây Tạng Phật giáo thịnh hành, chùa chiền đông đảo, Phật giáo Mật Tông Tây Tạng phân chia thành rất nhiều chi phái, mỗi phái một vẻ. Năm xưa khi công chúa Văn Thành vào đất Tạng đã dẫn theo ba nghìn ba trăm thợ khéo và nhân tài thuộc mọi ngành nghề, trong đó có vị cao nhân sau khi tìm hiểu về phong thuỷ đất Tạng đã phát hiện ra rằng, toàn bộ vùng đất Tạng có cách cục “Ma nữ sái thi”[18], nên nơi đây đất đai cằn cỗi, khí hậu khắc nghiệt, địa hình hiểm trở. Vì muốn thay đổi cách cục phong thuỷ hung dữ, công chúa Văn Thành đã cho xây dựng chùa Phật tại các vị trí trọng yếu trên người Ma nữ như mắt, tim gan, tứ chi để trấn áp cục tướng phá bại. Ví dụ như chùa Đại Chiêu tại vị trí tim, cung Bố Đạt La ở vùng gan bụng.
Song kỳ lạ là ở chỗ, trong phá cục này có một vị trí cực kỳ hiểm yếu vẫn chưa được xây chùa trấn áp, đó chính là vị trí âm vật.
Khác với những phá cục Ma nữ thông thường, ở vị trí âm vật của Ma nữ sái thi trên đất Tạng có một ngọn núi, vị trí của nó thuộc âm, tính chất cũng thuộc âm, hơn nữa luận theo thế núi, là số âm đảo ngược, càng lên trên âm khí càng nặng. Bởi vậy, đám cao nhân này đoán định rằng nơi đây là “mầm âm chọc trời”, là cửa huyệt mà Ma nữ dùng để hấp thu âm khí của trời đất.
Dưới chân núi “mầm âm chọc trời” là một cảnh tượng hoàn toàn khác biệt. Cây cỏ tốt tươi, dê béo ngựa tốt, phía nam có vàng, phía bắc có ngọc, là một vùng trù phú hiếm có của đất Tạng. Điều này hoàn toàn không phù hợp với cục tướng phong thuỷ nơi đây, nên rất khó lý giải. Bởi vậy, đội ngũ nhân tài thợ khéo người Hán e sợ đường đột động thổ sẽ làm đảo lộn toàn bộ cục diện, nên chưa xây dựng chùa chiền ở đây.
Trong sách vở xưa kia có chép rằng ngọn núi này tên là Khắc Mạc Đắc Nhã Đô, tương truyền đó là phiên âm tiếng Ba Tư cổ trong Mật Tông Tây Tạng, có nghĩa là “nơi tiếp giáp giữa thiên giới và địa ngục”. Còn người đất Tạng lại gọi núi này là núi Thiên Thê, tức thang trời, vì trên núi có một dãy bậc thang thô sơ chạy tít đến mây mù, không nhìn thấy điểm kết thúc. Không hiểu sao những người leo lên núi bằng dãy bậc thang này đa phần đều mất tích, không rõ đã đi đâu; cũng có một số ít người rơi trở xuống chân núi. Các tín đồ người Tây Tạng đều tin rằng, những người mất tích là đã đắc đạo mà lên được thiên giới, còn những người rơi xuống là kẻ tội đồ bất kính lừa dối đức Phật.
Sau khi ra khỏi núi Quy Giới, Lỗ Nhất Khí và Hạ Táo Hoa vốn định đợi những người còn lại tới đủ mới tiếp tục đi đến núi Thiên Thê. Song Lưu Chi Thủ kiên quyết yêu cầu bốn người bọn họ nên đi trước, bởi lẽ hiện tại không ai biết được đám Lỗ Nhất Khí còn sống hay đã chết, như vậy, sẽ khiến người phía Chu gia lơ là cảnh giác. Những trợ thủ còn lại của Lỗ gia đã có Hắc Oa dẫn đường, vẫn có thể thuận lợi tới được nơi cần đến.
Khi vừa tới chân núi Thiên Thê, Lỗ Nhất Khí có chút hoài nghi, không biết đây có phải là nơi cất giấu bảo bối mà mình cần tìm không, bởi lẽ nơi này quá sầm uất náo nhiệt. Theo lý mà nói, dù là bảo cấu hay hung huyệt, đều nên ở nơi vắng vẻ tĩnh mịch, chứ không thể là nơi dân cư đông đúc như thế này.
Lưu Chi Thủ giới thiệu rằng, nơi này tuy náo nhiệt, song không phải là một thị trấn thuộc phủ chế của đất Tạng. Song nơi đây đi về phía nam là vùng khai thác vàng, đi lên phía bắc là mỏ ngọc, đi về phía đông lại có các bãi chăn thả gia súc lý tưởng bên hồ Tiên Tề, nên ban đầu nơi đây là chỗ tụ họp của các băng đảng trộm cướp. Vài trăm năm trước, một đám Lạt ma đã đánh đuổi cướp phỉ đi, rồi xây dựng chùa Lạt ma Kim Đỉnh tại đây. Do núi Thiên Thê gắn liền với những truyền thuyết thần kỳ, nên nơi này đã trở thành vùng thánh địa cho tín đồ tìm về lễ bái. Nhân khí hội tụ, dần dần đã trở thành một khu chợ sầm uất chuyên buôn bán vàng, ngọc và súc vật. Nhưng đất này lại không thuộc sự quản lý của quan phủ, chủ nhân thực sự của nó có lẽ là vị Phật sống trong chùa.
Chùa Lạt ma Kim Đỉnh kỳ thực có tên là chùa Đạt Nặc, nhưng vì trong chùa có một toà tháp trắng cao lớn, trên đỉnh có cột phướn bảy tầng được đúc hoàn toàn bằng vàng mười, nên người Tạng quen gọi là chùa Kim Đỉnh.
Sau khi ngôi chùa được xây dựng, truyền thuyết về thang trời nhập thiên giới cũng đã được thực chất hoá. Các tín đồ đua nhau tìm tới, cúng dường vô số kể. Lại có rất nhiều tín đồ vì muốn leo thang lên trời nên khi tới đây đã dâng cúng toàn bộ tài sản cho chùa, rồi một mình leo thang mà lên, sau đó không thấy trở về nữa.
Kỳ thực tín đồ cúng dường chỉ là một phần, các chợ buôn bán vàng, ngọc, lừa ngựa gia súc do Lạt ma quản lý, cùng các cửa hàng, cửa tiệm, xưởng sản xuất trong thị trấn mỗi mùa đều phải dâng nộp cho chùa một lượng lớn tiền thuế, do đó nguồn tài lực của chùa Kim Đỉnh dồi dào đến nỗi dư sức biến toàn bộ ngôi chùa thành vàng ròng.
Mặt trời đã nhô lên trên đỉnh núi phía xa xăm, dát ánh vàng kim rực rỡ lên ngôi chùa Kim Đỉnh trang nghiêm tĩnh lặng. Trong sắc nắng ban mai lấp lánh, có một điểm chói sáng khác thường, đó chính là cột phướn bảy tầng bằng vàng ròng trên đỉnh ngọn tháp trắng.
Lỗ Nhất Khí đứng bên vách núi Bán Bộ, từ vị trí này không những có thể bao quát toàn bộ chùa Lạt ma, mà còn có thể nhìn thấy quá nửa số chợ búa nhà cửa sầm uất xung quanh. Chợ bán vàng ngọc và chợ bán lừa ngựa nằm ở hai đầu thị trấn, được nối liền bằng một con đường lớn hình vòng cung chạy qua trước chùa Lạt ma. Đứng từ vị trí này cũng có thể quan sát được cả hai khu chợ.
Lỗ Nhất Khí đề xuất cần tìm vị trí thích hợp để nghiên cứu tổng thể tình hình nơi đây. Lưu Chi Thủ cũng không thông thạo địa hình vùng này cho lắm, nên chỉ còn cách một mình lẩn vào trong trấn tìm kiếm hậu duệ Mặc gia tại nơi này để hỏi thăm. Một bộ phận người Mặc gia đã toả đi nghe ngóng tình hình, ngay cả thủ lĩnh của đám hậu duệ Mặc gia là Sách Khố Lạt cũng không có mặt. Song Lưu Chi Thủ vẫn thu lượm được thông tin, trở về dẫn đám Lỗ Nhất Khí leo lên vách Bán Bộ của núi Nam Lĩnh đối diện với núi Thiên Thê.
– Con đường kia có vẻ không ổn! – Lỗ Nhất Khí chỉ về một con đường đối diện thẳng với cổng chính của chùa Lạt ma.
– Đó là một con đường nhỏ, thực ra cũng chưa thể gọi nó là đường, đó chỉ là một khe dài chật hẹp nằm giữa các ngôi nhà! – Lưu Chi Thủ nhận ra vị trí đó.
– Đường đối diện thẳng với cửa chính gọi là đường xung, con đường mòn này tuy nhỏ, song vẫn sẽ rò rỉ khí Phật. Trước cổng chính của chùa chiền trên đất Trung Nguyên không những không thể đối diện với đường thẳng, mà còn phải xây thêm một bức tường Phật hiệu. – Hạ Táo Hoa cũng đã nhận ra điểm bất hợp lý.
– Tôi ngờ rằng kiến trúc đất Tạng không coi trọng phong thuỷ. – Lưu Chi Thủ nói.
– Không phải! Ở đây có coi trọng, hơn nữa còn rất rất coi trọng là đằng khác! – Lỗ Nhất Khí lập tức phủ định – Mọi người hãy nhìn kỹ con đường kia, phần đầu rộng rãi, hẹp dần về phía đuôi, cho tới đầu cùng thì hợp lại nhọn hoắt. Còn trước cổng chùa có con đường lớn chạy ngang tạo thành hình vòng cung, một đầu nối với chợ vàng ngọc, một đầu nối với chợ lừa ngựa. Mọi người hãy nhìn tiếp phía trong chùa, có hình đài cao ba tầng, hành lang bánh xe kinh luân ngay ngắn ở giữa, tháp trắng ở sau đỉnh, hai điện dàn hàng. Xung quanh tường cao vây kín, chạy thẳng tới núi Thiên Thê.
– Đúng vậy, cách cục này hoàn toàn khác với chùa chiền thông thường. – Giọng điệu Lưu Chi Thủ tựa như đang làm chứng cho suy luận của Lỗ Nhất Khí.
– Bởi vì đây vốn dĩ không phải là cách cục phong thuỷ của chùa chiền, mà là cách cục phong thuỷ của nhà cự phú.
– Nhà cự phú? – Hạ Táo Hoa có vẻ bất ngờ.
– Cách cục kiến trúc này có tên là “Tỳ hưu thôn thực”[19], đa phần thấy ở dinh cơ của thương nhân Huy Châu. Nơi đây lấy cổng chùa làm miệng, đường nhỏ làm lưỡi, con đường lớn hình vòng cung nối liền hai chợ làm hai cánh tay, đài ba tầng lần lượt là môi, mũi, trán; tháp trắng là sừng tỳ hưu, hành lang bánh xe kinh luân ngay ngắn ở giữa là phần sống mũi chạy từ đầu mũi đến gốc mũi, hai điện dàn hàng ngang là mắt, tường cao nối liền với núi, là lấy núi Thiên Thê làm cơ thể tỳ hưu.
– Có lẽ là trùng hợp chăng? – Hạ Táo Hoa đọc rộng hiểu nhiều, người có kiến thức thường khó thuyết phục.
– Nhìn vào sự trơn tru của con đường nhỏ, sự đối xứng của hai khu chợ và các vị trí của kiến trúc trong chùa, có lẽ không phải là trùng hợp. – Lỗ Nhất Khí vẫn kiên trì quan điểm của mình – Hơn nữa, lối kiến trúc của chùa là đài cao bằng phẳng, bậc thang dốc đứng, hành lang xuyên suốt, tường bao kín mít, tất cả đều rất phù hợp với lối kiến trúc nhằm bố cục khảm nút của khảm tử gia.
– Đúng là không phải trùng hợp! – Dưỡng Quỷ Tỳ nãy giờ im lặng lúc này cũng khẽ khàng lên tiếng – Chu gia vì muốn khôi phục đế vị, đã cho xây dựng rất nhiều đường khẩu và các cứ điểm rõ, cứ điểm ngầm khắp mọi nơi nhằm vơ vét tiền bạc, của cải để trang trải cho việc lớn. Tôi từng nghe nói hàng năm tiến cống nhiều nhất là một ngôi chùa, có lẽ chính là ở đây.
– Nói như vậy thì chùa Lạt ma là sào huyệt ngầm của Chu gia ư? – Câu hỏi của Hạ Táo Hoa có phần ngô nghê.
– Trước đây tôi cứ nghĩ rằng Cứ Điên đường là lực lượng của Chu môn đóng tại nơi đây, còn chùa Lạt ma có lẽ đã bị chúng lợi dụng. Tôi chưa bao giờ dám nghĩ Phật sống trong chùa cũng là người trong Chu môn! – Lưu Chi Thủ bất giác thấy ớn lạnh trong lòng, bởi lẽ nếu ngay cả Phật sống trong chùa cũng là người của Chu gia, cũng đồng nghĩa với việc trên vùng đất này, dù là dân tộc nào, bộ lạc nào, dù là người nghèo hay giàu, là dân du mục hay thương nhân, tất cả đều phải chịu sự kiểm soát và thao túng của Chu gia.
– Thôi nói nhiều mà làm gì, Chu gia trâu gia gì cũng mặc, cứ để anh Nhất Khí tìm ra vị trí chính xác của bảo cấu, chúng ta quật bảo trấn huyệt xong rồi chuồn cho lẹ!
Lời nói của Hạ Táo Hoa đã nhắc nhở Lỗ Nhất Khí, việc chính vẫn chưa thực hiện, đám tay chân tuần tra của Cứ Điên đường rất có thể chỉ lát nữa thôi sẽ ập tới.
Cậu bèn khép hờ hai mắt, bắt đầu tụ khí ngưng thần, để thân tâm cùng hướng theo tự nhiên, rồi huyễn hoá thành một Lỗ Nhất Khí vô hình thoát khỏi xác thân phàm tục, trôi về phía ngôi chùa đó, ngọn núi đó.
Cảm giác vô cùng mờ mịt, tựa như làn khói bếp bảng lảng dưới chân ngọn núi. Từ trong cảm giác mơ hồ, Lỗ Nhất Khí tìm kiếm một điểm sáng, một đốm khí động, một đốm hào quang, tựa như một đốm lửa bay dạt theo làn khói bếp.
– Nhìn thấy chưa? – Dưỡng Quỷ Tỳ đột nhiên lên tiếng hỏi, cũng không biết là đang hỏi ai.
– Cái gì?
– Nhìn thấy cái gì?
Hạ Táo Hoa và Lưu Chi Thủ đồng thanh hỏi lại.
Lỗ Nhất Khí không nói gì, cậu vẫn đang chìm đắm trong thế giới cảm giác của bản thân.
– Đốm lửa! – Dưỡng Quỷ Tỳ nói thật khẽ.
– Đốm lửa làm sao? – Trước những sự việc chưa hiểu rõ, Hạ Táo Hoa thường cật vấn cho đến đầu đến đũa.
– Bọn họ tới rồi! Tôi đi xem thử. – Dưỡng Quỷ Tỳ vẫn không chịu nói cho rõ ràng – Nếu tôi chưa quay lại ngay, mọi người hãy đợi tôi ở sau núi!
Dưỡng Quỷ Tỳ vừa dứt lời, thân hình đã lướt đi, nhanh chóng băng xuống dưới núi.
Dưỡng Quỷ Tỳ đi rồi, Lưu Chi Thủ và Hạ Táo Hoa cũng bắt đầu sốt ruột, bởi Lỗ Nhất Khí mãi vẫn chưa tỉnh lại từ trong trạng thái mơ màng.
Xa xa đã nghe thấy tiếng lục lạc ngựa vẳng tới từ dưới chân núi, có lẽ đội tuần tra của Cứ Điên đường đã tới. Hạ Táo Hoa và Lưu Chi Thủ vội vã tìm chỗ thích hợp để ẩn nấp, chuẩn bị nghênh địch.
Cảm giác của Lỗ Nhất Khí đã không còn mơ màng nữa, chỉ có điều vẫn chưa thể thoát ra khỏi một cảnh giới khác. Và cậu đã sợ hãi, đã khiếp đảm, bất giác muốn vùng vẫy, muốn trốn chạy. Song tất cả những nỗ lực này chỉ có thể bật ra thành một tiếng gầm xé phổi, tựa như tiếng rống của một con thú lớn trúng thương.
Trong một gian phòng tại viện phía đông của chùa Lạt ma Kim Đỉnh, Chu Chân Mệnh đang ngồi xếp bằng vận khí, điều chỉnh nguyên khí nội đan.
Chu Chân Mệnh đã tới chùa Lạt ma Kim Đỉnh được nhiều ngày. Trong những ngày này, hắn đã sử dụng các vị thuốc mật chế của người Tạng và phương pháp vận khí của Đạo gia để tập trung điều trị nội thương. Hai ngày trước, tin tức từ núi Quy Giới truyền về, nói rằng khảm diện thần kỳ trên đường canh Âm Thế đã vận hành, núi đổ đường sập, đám người Lỗ gia đều đang kẹt trong khảm diện, vẫn chưa tìm ra dấu vết của Lỗ Nhất Khí. Điều này đã vượt ra ngoài dự tính của hắn. Cả người lẫn vật đều không lấy được, cũng có nghĩa là cả hai đầu mối đều đã đứt ngang. Bởi vậy, hắn lập tức điều hai kẻ có khả năng “sống thấy bảo bối, chết thấy hồn” là Thức Bảo linh đồng và thầy cúng đến đó tìm kiếm, như vậy Lỗ Nhất Khí có chạy lên trời cũng không thoát. Đồng thời lại lệnh cho cao thủ Chu môn ở mọi ngả đường đều tề tựu tại núi Quy Giới để cùng tìm kiếm.
Song đến tận bây giờ vẫn chưa nhận được tin tức gì từ Thức Bảo linh đồng và lão thầy cúng, khiến Chu Chân Mệnh đứng ngồi không yên.
Đúng vào lúc này, có một người hộc tốc chạy lên gian tĩnh thất phía trên, chính là có tin tức quan trọng cần bẩm báo với Phật sống Kim Đỉnh. Rất nhanh, một vị Lạt ma trung niên dẫn theo một Lạt ma trẻ tuổi đi thẳng tới cửa phòng của Chu Chân Mệnh. Vị Lạt ma trung niên là một trong những đệ tử chân truyền của Phật sống, còn Lạt ma trẻ tuổi là người chuyên thu đồ cúng ở cổng chùa. Lạt ma thu đồ cúng đồng thời cũng thu thập mọi loại thông tin, là một sợi dây liên lạc giữa tín đồ ngoài chùa và Phật sống.
Đệ tử của Phật sống gõ hai tiếng vào cửa phòng Chu Chân Mệnh, sau đó cúi người chắp tay, nói qua khe cửa bằng một thứ tiếng Hán lơ lớ:
– Tin tức từ ngoại đường, người Lỗ gia một nam hai nữ đã tới đây!
Khi Chu Chân Mệnh nghe được thông tin này, vừa hay nội khí chu thiên đã xoay vòng trở lại. Vòng vận khí vừa rồi đã khiến hắn cảm thấy thư thái nhẹ nhõm khắp xương cốt tứ chi:
– Tốt! Lệnh cho ngoại đường phong toả chặt chẽ những chốt trọng yếu, tung hết lực lượng do thám tản đi khắp nơi, tìm ra người cho ta!
Đệ tử của Phật sống dặn dò Lạt ma trẻ tuổi vài câu gì đó bằng tiếng Tạng, Lạt ma trẻ tuổi lập tức quay người lật đật chạy đi, vội vã y như lúc tới.
Chú thích
[18] Có nghĩa là ma nữ phơi thây.
[19] Có nghĩa là tỳ hưu nuốt thức ăn.
Lưu Chi Thủ giới thiệu rằng, nơi này tuy náo nhiệt, song không phải là một thị trấn thuộc phủ chế của đất Tạng. Song nơi đây đi về phía nam là vùng khai thác vàng, đi lên phía bắc là mỏ ngọc, đi về phía đông lại có các bãi chăn thả gia súc lý tưởng bên hồ Tiên Tề, nên ban đầu nơi đây là chỗ tụ họp của các băng đảng trộm cướp. Vài trăm năm trước, một đám Lạt ma đã đánh đuổi cướp phỉ đi, rồi xây dựng chùa Lạt ma Kim Đỉnh tại đây. Do núi Thiên Thê gắn liền với những truyền thuyết thần kỳ, nên nơi này đã trở thành vùng thánh địa cho tín đồ tìm về lễ bái. Nhân khí hội tụ, dần dần đã trở thành một khu chợ sầm uất chuyên buôn bán vàng, ngọc và súc vật. Nhưng đất này lại không thuộc sự quản lý của quan phủ, chủ nhân thực sự của nó có lẽ là vị Phật sống trong chùa.
Chùa Lạt ma Kim Đỉnh kỳ thực có tên là chùa Đạt Nặc, nhưng vì trong chùa có một toà tháp trắng cao lớn, trên đỉnh có cột phướn bảy tầng được đúc hoàn toàn bằng vàng mười, nên người Tạng quen gọi là chùa Kim Đỉnh.
o O o
Vùng Tây Tạng Phật giáo thịnh hành, chùa chiền đông đảo, Phật giáo Mật Tông Tây Tạng phân chia thành rất nhiều chi phái, mỗi phái một vẻ. Năm xưa khi công chúa Văn Thành vào đất Tạng đã dẫn theo ba nghìn ba trăm thợ khéo và nhân tài thuộc mọi ngành nghề, trong đó có vị cao nhân sau khi tìm hiểu về phong thuỷ đất Tạng đã phát hiện ra rằng, toàn bộ vùng đất Tạng có cách cục “Ma nữ sái thi”[18], nên nơi đây đất đai cằn cỗi, khí hậu khắc nghiệt, địa hình hiểm trở. Vì muốn thay đổi cách cục phong thuỷ hung dữ, công chúa Văn Thành đã cho xây dựng chùa Phật tại các vị trí trọng yếu trên người Ma nữ như mắt, tim gan, tứ chi để trấn áp cục tướng phá bại. Ví dụ như chùa Đại Chiêu tại vị trí tim, cung Bố Đạt La ở vùng gan bụng.
Song kỳ lạ là ở chỗ, trong phá cục này có một vị trí cực kỳ hiểm yếu vẫn chưa được xây chùa trấn áp, đó chính là vị trí âm vật.
Khác với những phá cục Ma nữ thông thường, ở vị trí âm vật của Ma nữ sái thi trên đất Tạng có một ngọn núi, vị trí của nó thuộc âm, tính chất cũng thuộc âm, hơn nữa luận theo thế núi, là số âm đảo ngược, càng lên trên âm khí càng nặng. Bởi vậy, đám cao nhân này đoán định rằng nơi đây là “mầm âm chọc trời”, là cửa huyệt mà Ma nữ dùng để hấp thu âm khí của trời đất.
Dưới chân núi “mầm âm chọc trời” là một cảnh tượng hoàn toàn khác biệt. Cây cỏ tốt tươi, dê béo ngựa tốt, phía nam có vàng, phía bắc có ngọc, là một vùng trù phú hiếm có của đất Tạng. Điều này hoàn toàn không phù hợp với cục tướng phong thuỷ nơi đây, nên rất khó lý giải. Bởi vậy, đội ngũ nhân tài thợ khéo người Hán e sợ đường đột động thổ sẽ làm đảo lộn toàn bộ cục diện, nên chưa xây dựng chùa chiền ở đây.
Trong sách vở xưa kia có chép rằng ngọn núi này tên là Khắc Mạc Đắc Nhã Đô, tương truyền đó là phiên âm tiếng Ba Tư cổ trong Mật Tông Tây Tạng, có nghĩa là “nơi tiếp giáp giữa thiên giới và địa ngục”. Còn người đất Tạng lại gọi núi này là núi Thiên Thê, tức thang trời, vì trên núi có một dãy bậc thang thô sơ chạy tít đến mây mù, không nhìn thấy điểm kết thúc. Không hiểu sao những người leo lên núi bằng dãy bậc thang này đa phần đều mất tích, không rõ đã đi đâu; cũng có một số ít người rơi trở xuống chân núi. Các tín đồ người Tây Tạng đều tin rằng, những người mất tích là đã đắc đạo mà lên được thiên giới, còn những người rơi xuống là kẻ tội đồ bất kính lừa dối đức Phật.
Sau khi ra khỏi núi Quy Giới, Lỗ Nhất Khí và Hạ Táo Hoa vốn định đợi những người còn lại tới đủ mới tiếp tục đi đến núi Thiên Thê. Song Lưu Chi Thủ kiên quyết yêu cầu bốn người bọn họ nên đi trước, bởi lẽ hiện tại không ai biết được đám Lỗ Nhất Khí còn sống hay đã chết, như vậy, sẽ khiến người phía Chu gia lơ là cảnh giác. Những trợ thủ còn lại của Lỗ gia đã có Hắc Oa dẫn đường, vẫn có thể thuận lợi tới được nơi cần đến.
Khi vừa tới chân núi Thiên Thê, Lỗ Nhất Khí có chút hoài nghi, không biết đây có phải là nơi cất giấu bảo bối mà mình cần tìm không, bởi lẽ nơi này quá sầm uất náo nhiệt. Theo lý mà nói, dù là bảo cấu hay hung huyệt, đều nên ở nơi vắng vẻ tĩnh mịch, chứ không thể là nơi dân cư đông đúc như thế này.
Lưu Chi Thủ giới thiệu rằng, nơi này tuy náo nhiệt, song không phải là một thị trấn thuộc phủ chế của đất Tạng. Song nơi đây đi về phía nam là vùng khai thác vàng, đi lên phía bắc là mỏ ngọc, đi về phía đông lại có các bãi chăn thả gia súc lý tưởng bên hồ Tiên Tề, nên ban đầu nơi đây là chỗ tụ họp của các băng đảng trộm cướp. Vài trăm năm trước, một đám Lạt ma đã đánh đuổi cướp phỉ đi, rồi xây dựng chùa Lạt ma Kim Đỉnh tại đây. Do núi Thiên Thê gắn liền với những truyền thuyết thần kỳ, nên nơi này đã trở thành vùng thánh địa cho tín đồ tìm về lễ bái. Nhân khí hội tụ, dần dần đã trở thành một khu chợ sầm uất chuyên buôn bán vàng, ngọc và súc vật. Nhưng đất này lại không thuộc sự quản lý của quan phủ, chủ nhân thực sự của nó có lẽ là vị Phật sống trong chùa.
Chùa Lạt ma Kim Đỉnh kỳ thực có tên là chùa Đạt Nặc, nhưng vì trong chùa có một toà tháp trắng cao lớn, trên đỉnh có cột phướn bảy tầng được đúc hoàn toàn bằng vàng mười, nên người Tạng quen gọi là chùa Kim Đỉnh.
Sau khi ngôi chùa được xây dựng, truyền thuyết về thang trời nhập thiên giới cũng đã được thực chất hoá. Các tín đồ đua nhau tìm tới, cúng dường vô số kể. Lại có rất nhiều tín đồ vì muốn leo thang lên trời nên khi tới đây đã dâng cúng toàn bộ tài sản cho chùa, rồi một mình leo thang mà lên, sau đó không thấy trở về nữa.
Kỳ thực tín đồ cúng dường chỉ là một phần, các chợ buôn bán vàng, ngọc, lừa ngựa gia súc do Lạt ma quản lý, cùng các cửa hàng, cửa tiệm, xưởng sản xuất trong thị trấn mỗi mùa đều phải dâng nộp cho chùa một lượng lớn tiền thuế, do đó nguồn tài lực của chùa Kim Đỉnh dồi dào đến nỗi dư sức biến toàn bộ ngôi chùa thành vàng ròng.
Mặt trời đã nhô lên trên đỉnh núi phía xa xăm, dát ánh vàng kim rực rỡ lên ngôi chùa Kim Đỉnh trang nghiêm tĩnh lặng. Trong sắc nắng ban mai lấp lánh, có một điểm chói sáng khác thường, đó chính là cột phướn bảy tầng bằng vàng ròng trên đỉnh ngọn tháp trắng.
Lỗ Nhất Khí đứng bên vách núi Bán Bộ, từ vị trí này không những có thể bao quát toàn bộ chùa Lạt ma, mà còn có thể nhìn thấy quá nửa số chợ búa nhà cửa sầm uất xung quanh. Chợ bán vàng ngọc và chợ bán lừa ngựa nằm ở hai đầu thị trấn, được nối liền bằng một con đường lớn hình vòng cung chạy qua trước chùa Lạt ma. Đứng từ vị trí này cũng có thể quan sát được cả hai khu chợ.
Lỗ Nhất Khí đề xuất cần tìm vị trí thích hợp để nghiên cứu tổng thể tình hình nơi đây. Lưu Chi Thủ cũng không thông thạo địa hình vùng này cho lắm, nên chỉ còn cách một mình lẩn vào trong trấn tìm kiếm hậu duệ Mặc gia tại nơi này để hỏi thăm. Một bộ phận người Mặc gia đã toả đi nghe ngóng tình hình, ngay cả thủ lĩnh của đám hậu duệ Mặc gia là Sách Khố Lạt cũng không có mặt. Song Lưu Chi Thủ vẫn thu lượm được thông tin, trở về dẫn đám Lỗ Nhất Khí leo lên vách Bán Bộ của núi Nam Lĩnh đối diện với núi Thiên Thê.
– Con đường kia có vẻ không ổn! – Lỗ Nhất Khí chỉ về một con đường đối diện thẳng với cổng chính của chùa Lạt ma.
– Đó là một con đường nhỏ, thực ra cũng chưa thể gọi nó là đường, đó chỉ là một khe dài chật hẹp nằm giữa các ngôi nhà! – Lưu Chi Thủ nhận ra vị trí đó.
– Đường đối diện thẳng với cửa chính gọi là đường xung, con đường mòn này tuy nhỏ, song vẫn sẽ rò rỉ khí Phật. Trước cổng chính của chùa chiền trên đất Trung Nguyên không những không thể đối diện với đường thẳng, mà còn phải xây thêm một bức tường Phật hiệu. – Hạ Táo Hoa cũng đã nhận ra điểm bất hợp lý.
– Tôi ngờ rằng kiến trúc đất Tạng không coi trọng phong thuỷ. – Lưu Chi Thủ nói.
– Không phải! Ở đây có coi trọng, hơn nữa còn rất rất coi trọng là đằng khác! – Lỗ Nhất Khí lập tức phủ định – Mọi người hãy nhìn kỹ con đường kia, phần đầu rộng rãi, hẹp dần về phía đuôi, cho tới đầu cùng thì hợp lại nhọn hoắt. Còn trước cổng chùa có con đường lớn chạy ngang tạo thành hình vòng cung, một đầu nối với chợ vàng ngọc, một đầu nối với chợ lừa ngựa. Mọi người hãy nhìn tiếp phía trong chùa, có hình đài cao ba tầng, hành lang bánh xe kinh luân ngay ngắn ở giữa, tháp trắng ở sau đỉnh, hai điện dàn hàng. Xung quanh tường cao vây kín, chạy thẳng tới núi Thiên Thê.
– Đúng vậy, cách cục này hoàn toàn khác với chùa chiền thông thường. – Giọng điệu Lưu Chi Thủ tựa như đang làm chứng cho suy luận của Lỗ Nhất Khí.
– Bởi vì đây vốn dĩ không phải là cách cục phong thuỷ của chùa chiền, mà là cách cục phong thuỷ của nhà cự phú.
– Nhà cự phú? – Hạ Táo Hoa có vẻ bất ngờ.
– Cách cục kiến trúc này có tên là “Tỳ hưu thôn thực”[19], đa phần thấy ở dinh cơ của thương nhân Huy Châu. Nơi đây lấy cổng chùa làm miệng, đường nhỏ làm lưỡi, con đường lớn hình vòng cung nối liền hai chợ làm hai cánh tay, đài ba tầng lần lượt là môi, mũi, trán; tháp trắng là sừng tỳ hưu, hành lang bánh xe kinh luân ngay ngắn ở giữa là phần sống mũi chạy từ đầu mũi đến gốc mũi, hai điện dàn hàng ngang là mắt, tường cao nối liền với núi, là lấy núi Thiên Thê làm cơ thể tỳ hưu.
– Có lẽ là trùng hợp chăng? – Hạ Táo Hoa đọc rộng hiểu nhiều, người có kiến thức thường khó thuyết phục.
– Nhìn vào sự trơn tru của con đường nhỏ, sự đối xứng của hai khu chợ và các vị trí của kiến trúc trong chùa, có lẽ không phải là trùng hợp. – Lỗ Nhất Khí vẫn kiên trì quan điểm của mình – Hơn nữa, lối kiến trúc của chùa là đài cao bằng phẳng, bậc thang dốc đứng, hành lang xuyên suốt, tường bao kín mít, tất cả đều rất phù hợp với lối kiến trúc nhằm bố cục khảm nút của khảm tử gia.
– Đúng là không phải trùng hợp! – Dưỡng Quỷ Tỳ nãy giờ im lặng lúc này cũng khẽ khàng lên tiếng – Chu gia vì muốn khôi phục đế vị, đã cho xây dựng rất nhiều đường khẩu và các cứ điểm rõ, cứ điểm ngầm khắp mọi nơi nhằm vơ vét tiền bạc, của cải để trang trải cho việc lớn. Tôi từng nghe nói hàng năm tiến cống nhiều nhất là một ngôi chùa, có lẽ chính là ở đây.
– Nói như vậy thì chùa Lạt ma là sào huyệt ngầm của Chu gia ư? – Câu hỏi của Hạ Táo Hoa có phần ngô nghê.
– Trước đây tôi cứ nghĩ rằng Cứ Điên đường là lực lượng của Chu môn đóng tại nơi đây, còn chùa Lạt ma có lẽ đã bị chúng lợi dụng. Tôi chưa bao giờ dám nghĩ Phật sống trong chùa cũng là người trong Chu môn! – Lưu Chi Thủ bất giác thấy ớn lạnh trong lòng, bởi lẽ nếu ngay cả Phật sống trong chùa cũng là người của Chu gia, cũng đồng nghĩa với việc trên vùng đất này, dù là dân tộc nào, bộ lạc nào, dù là người nghèo hay giàu, là dân du mục hay thương nhân, tất cả đều phải chịu sự kiểm soát và thao túng của Chu gia.
– Thôi nói nhiều mà làm gì, Chu gia trâu gia gì cũng mặc, cứ để anh Nhất Khí tìm ra vị trí chính xác của bảo cấu, chúng ta quật bảo trấn huyệt xong rồi chuồn cho lẹ!
Lời nói của Hạ Táo Hoa đã nhắc nhở Lỗ Nhất Khí, việc chính vẫn chưa thực hiện, đám tay chân tuần tra của Cứ Điên đường rất có thể chỉ lát nữa thôi sẽ ập tới.
Cậu bèn khép hờ hai mắt, bắt đầu tụ khí ngưng thần, để thân tâm cùng hướng theo tự nhiên, rồi huyễn hoá thành một Lỗ Nhất Khí vô hình thoát khỏi xác thân phàm tục, trôi về phía ngôi chùa đó, ngọn núi đó.
Cảm giác vô cùng mờ mịt, tựa như làn khói bếp bảng lảng dưới chân ngọn núi. Từ trong cảm giác mơ hồ, Lỗ Nhất Khí tìm kiếm một điểm sáng, một đốm khí động, một đốm hào quang, tựa như một đốm lửa bay dạt theo làn khói bếp.
– Nhìn thấy chưa? – Dưỡng Quỷ Tỳ đột nhiên lên tiếng hỏi, cũng không biết là đang hỏi ai.
– Cái gì?
– Nhìn thấy cái gì?
Hạ Táo Hoa và Lưu Chi Thủ đồng thanh hỏi lại.
Lỗ Nhất Khí không nói gì, cậu vẫn đang chìm đắm trong thế giới cảm giác của bản thân.
– Đốm lửa! – Dưỡng Quỷ Tỳ nói thật khẽ.
– Đốm lửa làm sao? – Trước những sự việc chưa hiểu rõ, Hạ Táo Hoa thường cật vấn cho đến đầu đến đũa.
– Bọn họ tới rồi! Tôi đi xem thử. – Dưỡng Quỷ Tỳ vẫn không chịu nói cho rõ ràng – Nếu tôi chưa quay lại ngay, mọi người hãy đợi tôi ở sau núi!
Dưỡng Quỷ Tỳ vừa dứt lời, thân hình đã lướt đi, nhanh chóng băng xuống dưới núi.
Dưỡng Quỷ Tỳ đi rồi, Lưu Chi Thủ và Hạ Táo Hoa cũng bắt đầu sốt ruột, bởi Lỗ Nhất Khí mãi vẫn chưa tỉnh lại từ trong trạng thái mơ màng.
Xa xa đã nghe thấy tiếng lục lạc ngựa vẳng tới từ dưới chân núi, có lẽ đội tuần tra của Cứ Điên đường đã tới. Hạ Táo Hoa và Lưu Chi Thủ vội vã tìm chỗ thích hợp để ẩn nấp, chuẩn bị nghênh địch.
Cảm giác của Lỗ Nhất Khí đã không còn mơ màng nữa, chỉ có điều vẫn chưa thể thoát ra khỏi một cảnh giới khác. Và cậu đã sợ hãi, đã khiếp đảm, bất giác muốn vùng vẫy, muốn trốn chạy. Song tất cả những nỗ lực này chỉ có thể bật ra thành một tiếng gầm xé phổi, tựa như tiếng rống của một con thú lớn trúng thương.
Trong một gian phòng tại viện phía đông của chùa Lạt ma Kim Đỉnh, Chu Chân Mệnh đang ngồi xếp bằng vận khí, điều chỉnh nguyên khí nội đan.
Chu Chân Mệnh đã tới chùa Lạt ma Kim Đỉnh được nhiều ngày. Trong những ngày này, hắn đã sử dụng các vị thuốc mật chế của người Tạng và phương pháp vận khí của Đạo gia để tập trung điều trị nội thương. Hai ngày trước, tin tức từ núi Quy Giới truyền về, nói rằng khảm diện thần kỳ trên đường canh Âm Thế đã vận hành, núi đổ đường sập, đám người Lỗ gia đều đang kẹt trong khảm diện, vẫn chưa tìm ra dấu vết của Lỗ Nhất Khí. Điều này đã vượt ra ngoài dự tính của hắn. Cả người lẫn vật đều không lấy được, cũng có nghĩa là cả hai đầu mối đều đã đứt ngang. Bởi vậy, hắn lập tức điều hai kẻ có khả năng “sống thấy bảo bối, chết thấy hồn” là Thức Bảo linh đồng và thầy cúng đến đó tìm kiếm, như vậy Lỗ Nhất Khí có chạy lên trời cũng không thoát. Đồng thời lại lệnh cho cao thủ Chu môn ở mọi ngả đường đều tề tựu tại núi Quy Giới để cùng tìm kiếm.
Song đến tận bây giờ vẫn chưa nhận được tin tức gì từ Thức Bảo linh đồng và lão thầy cúng, khiến Chu Chân Mệnh đứng ngồi không yên.
Đúng vào lúc này, có một người hộc tốc chạy lên gian tĩnh thất phía trên, chính là có tin tức quan trọng cần bẩm báo với Phật sống Kim Đỉnh. Rất nhanh, một vị Lạt ma trung niên dẫn theo một Lạt ma trẻ tuổi đi thẳng tới cửa phòng của Chu Chân Mệnh. Vị Lạt ma trung niên là một trong những đệ tử chân truyền của Phật sống, còn Lạt ma trẻ tuổi là người chuyên thu đồ cúng ở cổng chùa. Lạt ma thu đồ cúng đồng thời cũng thu thập mọi loại thông tin, là một sợi dây liên lạc giữa tín đồ ngoài chùa và Phật sống.
Đệ tử của Phật sống gõ hai tiếng vào cửa phòng Chu Chân Mệnh, sau đó cúi người chắp tay, nói qua khe cửa bằng một thứ tiếng Hán lơ lớ:
– Tin tức từ ngoại đường, người Lỗ gia một nam hai nữ đã tới đây!
Khi Chu Chân Mệnh nghe được thông tin này, vừa hay nội khí chu thiên đã xoay vòng trở lại. Vòng vận khí vừa rồi đã khiến hắn cảm thấy thư thái nhẹ nhõm khắp xương cốt tứ chi:
– Tốt! Lệnh cho ngoại đường phong toả chặt chẽ những chốt trọng yếu, tung hết lực lượng do thám tản đi khắp nơi, tìm ra người cho ta!
Đệ tử của Phật sống dặn dò Lạt ma trẻ tuổi vài câu gì đó bằng tiếng Tạng, Lạt ma trẻ tuổi lập tức quay người lật đật chạy đi, vội vã y như lúc tới.
Chú thích
[18] Có nghĩa là ma nữ phơi thây.
[19] Có nghĩa là tỳ hưu nuốt thức ăn.