Trang Web hiện đặt quảng cáo để có kinh phí duy trì hoạt động, mong Quý Bạn đọc thông cảm. Sách ebook được sưu tầm từ Internet, Bản quyền sách thuộc về Tác giả & Nhà xuất bản

Lời Nguyền Lỗ Ban

Quyển 5 – Chương 9: Qua cột đổ

Tác giả: Viên Thái Cực
Chọn tập

Đây chính là con đường qua đầm được tổ tiên nhà họ Lỗ sắp đặt sẵn khi thiết kế bảo cấu! Nhưng đây lại là con đường chỉ được sử dụng một lần duy nhất. Sau khi nhiệt độ của nước đầm hồi phục lại trạng thái bình thường, sau khi độ căng mặt nước của nước đầm tăng lên, cùng với sự xối chảy của dòng thác Nhạn Linh, con đường thạch cao chắc chắn sẽ không trụ được bao lâu.

Lỗ Thiên Liễu thu hông đề khí, thận trọng băng qua mặt phẳng thạch cao. Cho dù thạch cao đã đông kết thành khối, song vẫn rất giòn yếu, đi trên đó là một việc hết sức khó khăn và nguy hiểm. Nhưng đối với Lỗ Thiên Liễu, đây là con đường duy nhất mà tổ tiên để lại, vì vậy cô nhất định phải đi qua.

Mặt phẳng thạch cao quả thực không hề chắc chắn, khó đảm bảo có thể đỡ nổi trọng lượng cơ thể Lỗ Thiên Liễu. Song Lỗ Thiên Liễu có đủ kỹ xảo để băng qua những bề mặt nguy hiểm như thế này, kỹ xảo đó cô đã học được từ Du Hữu Thích. Du Hữu Thích gọi chiêu này là “rùa trượt băng”, do hắn lĩnh hội được sau một lần nhìn thấy con rùa già không dưới chục cân bò trên lớp băng mỏng dính để phơi nắng. Lúc này, Lỗ Thiên Liễu cũng chẳng khác gì một con rùa trên mặt phẳng thạch cao, cố gắng duỗi dài tứ chi, thở ra để cơ thể xẹp xuống, từ từ bò về phía trước. Mặc dù động tác trông rất khó coi, nhưng có thể mở rộng diện tích chịu lực, phân tán điểm tác dụng lực, nên hiệu quả rất khả quan.

Đoạn khó khăn nhất chính là phía dưới thác Nhạn Linh. Trên lớp thạch cao tại đó đã tích một lớp nước đọng. Mặc dù đám vụn nước đang bay phơi phới từ trên thác xuống có vẻ không tạo ra lực va đập, nhưng khối lượng của nước đọng, lại cộng thêm mức độ khó khăn khi phải trườn bò trên nước, khiến quả tim cô tựa như rút ngược lên tận cổ.

Tốc độ rất chậm, rất chậm. Bụi nước táp đẫm khuôn mặt, bám đầy lên tóc, thấm qua quần áo khiến toàn bộ cơ thể Lỗ Thiên Liễu đều ướt sũng. Lỗ Thiên Liễu tựa như đang đón nhận một nghi lễ thanh tẩy, tận hưởng cảm giác mát mẻ sảng khoái khi đắm mình trong làn bụi nước đang phả xuống, lưu luyến không muốn rời đi.

Phía sau những lùm cây kín đáo trên những ngọn núi xung quang, có một vài cặp mắt đang nhìn chằm chằm lên cơ thể thiếu nữ đang chìm trong màn bụi nước. Những cặp mắt đang chiếu ra những tia nhìn vô cùng phức tạp, không thể đoán lường.

Bên cạnh đầm nước lớn, từ trong cột mây chướng ngại, từ trong bụi cỏ, từ trong khe đá, lẩy bẩy bước ra rất nhiều cơ thể bẩn thỉu trương phềnh. Đó là những cơ thể bé xíu, song đôi mắt lại lớn khác thường, có điều chỉ lờ đờ mở ra được một khe nhỏ, để lộ tròng mắt vàng ệch, không nhìn thấy tròng đen…

Khi bò qua dưới thác Nhạn Linh, Lỗ Thiên Liễu đã dừng lại một chút. Vì vị trí này có nước thác đổ xuống, là nơi được làm lạnh sớm nhất và cũng chắc chắn nhất. Cô muốn dừng lại ở đó để điều hoà hơi thở, và cũng là để bề mặt thạch cao ở phía trước có thời gian đông kết chắc chắc hơn.

Bên dưới màn mụi nước mịt mờ, Lỗ Thiên Liễu cảm thấy cơ thể mình được thấm đẫm trong làn nước suối mát lạnh. Dòng nước tinh khiết chảy dọc theo da thịt, dịu dàng vuốt ve từng chân tơ kẽ tóc, tỉ mỉ tẩy rửa từng mảy bụi trên cơ thể cô, giống hệt như công phu Tịch trần mà cô đã học. Chỉ trong một khoảnh khắc ngắn ngủi, nhưng cũng đủ giúp Lỗ Thiên Liễu tìm lại được một số thứ vốn thuộc về mình, cũng trỗi dậy trong cô niềm tin và nỗi khát khao tiến lên phía trước.

Khi lớp nước trên bề mặt thạch cao đã cao hơn hai tấc, lòng bàn tay Lỗ Thiên Liễu khẽ đẩy nhẹ về phía sau để lấy đà, cơ thể cô lao vụt đi tựa như một con cá trượt trên boong thuyền đẫm nước, loáng một cái đã đến được mép đầm phía trong cùng.

Bờ đầm ở đây không có chỗ đặt chân, chỉ có một tảng đá lớn hình tròn và khe hở chật hẹp giữa hai vách đá dựng đứng hai bên. Nếu muốn thoát khỏi mặt đầm từ vị trí này, chỉ còn cách trèo lên tảng đá hoặc chui qua khe hở.

Với khả năng khinh công không tệ, Lỗ Thiên Liễu hoàn toàn có thể tung mình lên trên tảng đá. Đáng tiếc là không có vị trí mượn lực để nhảy lên, bề mặt thạch cao phía dưới không thể chống đỡ nổi lực đạo đó.

Khe hở ở hai bên tảng đá không lớn, song Lỗ Thiên Liễu muốn lách vào cũng không phải chuyện khó khăn. Trước hết, cô nhẹ nhàng tung Phi nhứ bạc vào trong khe, không thấy va đập vào vách, có lẽ bên trong còn có một không gian rộng. Lỗ Thiên Liễu khẽ xoay eo lưng thon thả, lách người qua khe hở ở một bên.

Cơ thể mới chui vào được một nửa, cô liền dừng lại. Đây là phương pháp mà người nhà họ Lỗ quen dùng, khi đi vào chỗ tối tăm, luôn phải “một nửa trong nhà nửa ngoài đường”, ở trong trạng thái có thể tiến cũng có thể lui. Trước hết, cần nhận biết rõ tình hình bên trong, phán đoán xem có nguy hiểm hay không sau đó mới tiếp tục tiến vào.

Lỗ Thiên Liễu nhặt lấy một viên đá nhỏ, rồi ném vào sâu trong bóng tối, sau đó tụ khí ngưng thần tập trung phán đoán. Từ tiếng vọng do viên đá phát ra, có thể đoán rằng bên trong là một không gian khá rộng, chạy dốc về phía trước một khoảng rất dài. Lỗ Thiên Liễu lại thò tay vào trong sờ soạng một hồi. Xung quanh rất khô ráo, không hề thấy rêu bám hay bùn đất.

“Đây quả nhiên là một nơi kín đáo. Phía trên vụn nước bắn xuống như lông vũ, nhưng chỉ văng trên bề mặt tảng đá, phía dưới vẫn rất khô ráo. Mặt nước đầm bên dưới có dâng lên tới đâu cũng không thể chảy vào trong khe hở, bên trong lại có một không gian rộng lớn, quả là một nơi tuyệt hảo cho việc cất giấu.” – Lỗ Thiên Liễu thầm nghĩ, rồi cơ thể khẽ nhích một cái, đã chui tọt vào bên trong khe hở.

Sau khi chui vào bên trong, Lỗ Thiên Liễu lấy ra con mắt bạch xà. Nhưng ánh sáng nhàn nhạt toả ra từ nó không soi sáng được nhiều, cũng không soi được xa. Nhưng cô có thể nhìn thấy rõ những giọt nước đang theo nhau chảy xuống từ đuôi tóc. Dòng nước đã xối sạch bụi bặm trên viên đá nhỏ trước mặt cô.

Lỗ Thiên Liễu vô thức cúi xuống nhìn, đột nhiên mặt mày biến sắc, lập tức bất chấp tất cả xoay người vùng vẫy lách qua khe hở chạy trở ra ngoài, suýt nữa thì đánh rơi cả con mắt bạch xà đang cầm trong tay. Cô vừa bỏ chạy vừa thầm cầu khấn, mong cho hành động lỗ mãng của mình chưa gây ra hậu quả gì.

Sau khi lách được ra ngoài, Lỗ Thiên Liễu phủ phục trên bề mặt thạch cao ở rìa đầm thở hổn hển, vẫn còn sợ hãi đến mặt mày tái mét, không ngớt thầm trách móc bản thân: “Đi lại trên giang hồ đã nhiều, tại sao vẫn bộp chộp thiếu cẩn trọng đến thế?”

Cô tự trách móc vì cô đã yêu cầu ở bản thân quá cao, kỳ thực chính nhờ bản tính cẩn trọng mà cô mới phát hiện ra, trên mặt phiến đá đã được xối sạch bụi bặm xuất hiện một vết chạm dích dắc hình chữ chi.

Vết chạm hình dích dắc chỉ có thợ mộc hoàng gia đời Minh mới sử dụng. Phương pháp này xuất hiện sớm nhất trên đá lát đường hầm của Hiếu Lăng đời Minh. Trong “Minh Hoàng lý hậu sách” có đoạn miêu tả về đường hầm lát đá: “…Đường rộng rãi vuông vắn, hoa văn là hai đường thẳng song song nối với nhau bởi một đường xéo…”. Vì vậy, thợ thuyền đã gọi kiểu hoa văn này là hoa văn hoàng đạo. Vì phương thức chạm khắc này được sử dụng đầu tiên trong lăng mộ hoàng gia, nên dương trạch và nhà cửa của dân thường sẽ không sử dụng loại hoa văn này, mà dùng các loại hoa văn mỹ quan hơn như hoa văn vặn thừng, hoa văn đường thẳng. Nếu người thợ sử dụng loại hoa văn dích dắc trong dương trạch, có thể coi là đã phạm ám phá, gây ảnh hưởng tới cát tướng phong thuỷ.

Cho dù là cát tướng hay hung tướng, đó chắc chắn là dấu tích cho thấy người nhà họ Chu đã động chạm đến nơi này. Vì vậy, nếu đi tiếp vào bên trong, sẽ chỉ có khảm, nút mà không thể có bảo vật.

Sở dĩ Lỗ Thiên Liễu có thể khẳng định như vậy, vẫn còn một nguyên nhân khác, đó là cục Huyền Vũ, chính xác hơn là cục tướng Huyền Vũ tràn đầy. Cũng không biết là tìm thấy cục phong thuỷ trước rồi mới cất giấu bảo vật tại đây, hay cất giấu bảo vật trước, sau đó nhờ tác dụng của bảo khí mới hình thành nên cục thế. Nhưng cho dù thế nào đi nữa, thứ được tàng trữ trong cục thế linh thiêng thần thánh nơi đây chắc chắn là Thuỷ bảo, mà nơi tàng trữ Thuỷ bảo chắc chắn không thể khô khan như ban nãy. Khi mới thò nửa người vào bên trong, cô đã phát giác ra những chỗ cô sờ đến đều khô ráo, không chút ẩm ướt, nhưng lại sơ suất không chú ý tới điểm này.

Thế nhưng từ khe đá và hoa văn trên đá, cô cũng đã biết được một sự thực. Đó là trong vòng hơn trăm năm qua, đối phương không những đã sục sạo tìm kiếm khắp lượt nơi đây, mà còn tiến hành tác động, thay đổi.

“Đối phương đã phải bỏ ra một lượng sức người sức của khổng lồ như vậy mà vẫn chưa thể phá giải được bí mật, liệu mình có thể tìm ra không?” – Lỗ Thiên Liễu băn khoăn tự hỏi.

Lớp nước tích tụ trên bề mặt thạch cao mỗi lúc một nhiều thêm. Mực nước dâng cao, tức là trọng lượng của nước cũng tăng lên, bề mặt thạch cao có thể vỡ vụn bất cứ lúc nào. Khi đó, Lỗ Thiên Liễu sẽ lọt thỏm xuống đầm nước ma quái với sức hút khủng khiếp phía dưới.

Thời gian cấp bách, nhưng ngược lại, đã khiến Lỗ Thiên Liễu càng thềm điềm tĩnh.

“Hình cầu lấy điểm để hợp thành, tiếp xúc là điểm, tâm là điểm; không phải hình cầu đều có đường, bề mặt hay hình thù như thế nào, dùng huyền giác mà biết”, đây là một đoạn trong chương “Hình” của cuốn “Huyền giác”. Đoạn văn tự trên bỗng chập chờn mấy lần trong trí não Lỗ Thiên Liễu, rồi dần trở nên rõ nét.

Việc cần làm nhất lúc này là phải xác định rõ “hình” của nơi đây, phải tìm ra “điểm” chính xác. Lỗ Thiên Liễu đưa hai tay vin vào bề mặt tròn trịa nhẵn nhụi của tảng đá lớn, cố gắng ngẩng đầu nhìn lên. Tư thế này rất khó, nếu không phải cô đã từng học được công phu uốn dẻo “rùa vươn mình” từ Du Hữu Thích, chắc chắn không thể thực hiện được động tác này.

Lớp lớp bụi nước vẫn mù mịt bay xuống, rơi trên bề mặt tròn trịa của tảng đá, táp đầy lên khuôn mặt Lỗ Thiên Liễu. Trong màn bụi nước mịt mù, ánh sáng đa dạng. Lại thêm bụi nước khiến đôi mắt trở nên nhạt nhoà, khiến thị giác phát sinh những biến đổi không thể ngờ tới.

Đúng như nội dung của chương “Hình” trong “Huyền giác” đã nói, vật thể hình cầu được hình thành bằng cách tập hợp các điểm, trung tâm của nó là điểm, bề mặt của nó cũng là điểm. Khi có vật bằng phẳng tiếp xúc với nó, chắc chắn sẽ là tiếp xúc điểm. Nếu không phải vật hình cầu, sẽ xuất hiện đường thẳng và mặt phẳng, nhưng hình dạng được tạo thành bởi các đường thẳng và mặt phẳng là hình gì, trong tâm mỗi người lại có sự lĩnh ngộ khác nhau.

Mỗi tảng đá lớn bị kẹp giữa hai vách núi, cho dù thác nước có xói mòn nó kiểu gì, thì khả năng để nó trở thành hình cầu gần như bằng không. Nếu như không thể tạo thành hình cầu, vậy các đường thẳng và mặt phẳng của tảng đá sẽ tạo thành hình dạng như thế nào?

Bên dưới màn bụi nước tung bay phơi phới, Lỗ Thiên Liễu đang trong tư thế gắng gượng ngẩng đầu đã nhìn thấy hình dạng của một ngôi nhà hết sức đơn giản, mơ hồ như có như không. Tuy rằng đó chỉ là một hình ảnh chập chờn xuất hiện dưới tác dụng của bụi nước, nhưng Lỗ Thiên Liễu tự đáy lòng đã chắc chắn mười mươi đó là hình dạng của một ngôi nhà, mà không cần tính tới sự khúc xạ của ánh sáng và sai lệch của thị giác.

Có hình dạng của ngôi nhà, chắc chắn sẽ có vị trí cánh cửa. Lỗ Thiên Liễu không nhìn thấy cửa, vì vậy chỉ có thể tìm kiếm dựa vào linh tính và ba giác siêu phàm.

Trong vô thức, Lỗ Thiên Liễu đã đứng dậy, đứng thẳng trên mặt phẳng thạch cao vô cùng yếu ớt. Có thể nhận ra, lúc này cô đã rơi vào trạng thái hư vô, quên bẵng cả sự tồn tại của chính mình, quên bẵng cả những mối hiểm nguy đang rình rập.

Chính trong trạng thái hư vô quên đi tất thảy, ba giác trong sáng của Lỗ Thiên Liễu đã đạt tới một cảnh giới khó có thể tưởng tượng.

Cô nghe thấy tiếng giọt nước đang thẩm thấu, tiếng sương mù đang lan toả, tiếng đoá hoa đang nở xoè. Cô ngửi thấy làn hương hoa phảng phất trên tảng đá, trong màn bụi nước đang mờ mịt bay xuống, dưới thác Nhạn Linh.

Cô vuốt ve trên tảng đá đang chảy tràn nước thác. Cô không sờ thấy cửa, nhưng lại sờ thấy một kẽ nứt.

Tảng đá dù sao vẫn chỉ là tảng đá, cho dù nó có bị nứt, thì đó cũng chỉ là một vết nứt chứ không phải là cánh cửa. Thứ Lỗ Thiên Liễu vừa sờ thấy có được coi là vết nứt hay không cũng rất khó nói, vì nó chỉ là một kẽ mảnh như sợi tóc và dài chưa đến nửa tấc, và cũng chẳng biết sâu được bao nhiêu.

Chỉ có ba giác nhạy bén của Lỗ Thiên Liễu mới có thể phát hiện ra vết gợn tinh vi này. Điều đó khiến cô vui sướng đến ngây ngất, tựa như đã sờ được vào khoen cửa trên bảo cấu. Nhưng khác là ở chỗ khoen cửa thường là một vật cứng làm từ sắt hoặc đồng, còn khe nứt kia lại đem đến cho cô một cảm giác rất đỗi mềm mại, nuột nà.

Cảm giác mềm mại và nuột nà nhường đấy chỉ xuất hiện ở chồi non vừa nhú khỏi mặt đất. Nhưng kỳ lạ là tại sao một chồi non yếu ớt lại có thể chui ra từ trong lòng tảng đá? Là muốn hiển dương sự thần kỳ của tạo hoá tự nhiên, hay muốn ẩn dụ rằng mệnh của trời, lực của bảo là không thể trái?

Chồi non đang lớn lên, hương hoa đang đậm dần, vết nứt trên tảng đá cũng đang kéo dài, đang mở rộng.

Và thế là ngôi nhà chập chờn trong hư ảo đã mở ra một cánh cửa; trên tảng đá tròn trịa trong cõi thực đã tách ra một vết nứt.

Khi vết nứt đã mở rộng, từ bên trong cũng trồi ra một khóm hoa không biết tên gì, sắc cây xanh mượt, vẻ non nớt dịu dàng. Trên mỗi cành cây đều rủ xuống từng chùm hoa nhỏ xíu, thanh thoát, sắc hoa trắng muốt, loáng thoáng ánh xanh lam, lấp lánh trong veo như ngọc báu. Những bông hoa y hệt như nhành hoa dại mà Lỗ Thiên Liễu đang cài trên tóc.

Lỗ Thiên Liễu đưa tay chạm khẽ lên những cành hoa, cảm giác từ trong đám lá cành toả ra một làn sương mù ấm áp. Vết nứt trên tảng đá vẫn không ngừng mở rộng, và càng có nhiều hơn những nhành hoa lách ra từ kẽ đá, liên tục uốn cong, bật dậy, vươn dài.

Sức mạnh của hạt giống nảy mầm, của chồi non trỗi dậy thật khó lòng tưởng tượng. Khe nứt bé xíu trên tảng đá đã trở thành điểm đột phá của nguồn sức mạnh tự nhiên, khác nào chỗ khuyết trên khảm diện. Dưới tác dụng của sức mạnh thần kỳ đó, tảng đá chậm rãi mở ra một lỗ hổng.

Lỗ Thiên Liễu thu hông đề khí, thận trọng băng qua mặt phẳng thạch cao. Cho dù thạch cao đã đông kết thành khối, song vẫn rất giòn yếu, đi trên đó là một việc hết sức khó khăn và nguy hiểm. Nhưng đối với Lỗ Thiên Liễu, đây là con đường duy nhất mà tổ tiên để lại, vì vậy cô nhất định phải đi qua.

Mặt phẳng thạch cao quả thực không hề chắc chắn, khó đảm bảo có thể đỡ nổi trọng lượng cơ thể Lỗ Thiên Liễu. Song Lỗ Thiên Liễu có đủ kỹ xảo để băng qua những bề mặt nguy hiểm như thế này, kỹ xảo đó cô đã học được từ Du Hữu Thích. Du Hữu Thích gọi chiêu này là “rùa trượt băng”, do hắn lĩnh hội được sau một lần nhìn thấy con rùa già không dưới chục cân bò trên lớp băng mỏng dính để phơi nắng. Lúc này, Lỗ Thiên Liễu cũng chẳng khác gì một con rùa trên mặt phẳng thạch cao, cố gắng duỗi dài tứ chi, thở ra để cơ thể xẹp xuống, từ từ bò về phía trước. Mặc dù động tác trông rất khó coi, nhưng có thể mở rộng diện tích chịu lực, phân tán điểm tác dụng lực, nên hiệu quả rất khả quan.

Đoạn khó khăn nhất chính là phía dưới thác Nhạn Linh. Trên lớp thạch cao tại đó đã tích một lớp nước đọng. Mặc dù đám vụn nước đang bay phơi phới từ trên thác xuống có vẻ không tạo ra lực va đập, nhưng khối lượng của nước đọng, lại cộng thêm mức độ khó khăn khi phải trườn bò trên nước, khiến quả tim cô tựa như rút ngược lên tận cổ.

Tốc độ rất chậm, rất chậm. Bụi nước táp đẫm khuôn mặt, bám đầy lên tóc, thấm qua quần áo khiến toàn bộ cơ thể Lỗ Thiên Liễu đều ướt sũng. Lỗ Thiên Liễu tựa như đang đón nhận một nghi lễ thanh tẩy, tận hưởng cảm giác mát mẻ sảng khoái khi đắm mình trong làn bụi nước đang phả xuống, lưu luyến không muốn rời đi.

Phía sau những lùm cây kín đáo trên những ngọn núi xung quang, có một vài cặp mắt đang nhìn chằm chằm lên cơ thể thiếu nữ đang chìm trong màn bụi nước. Những cặp mắt đang chiếu ra những tia nhìn vô cùng phức tạp, không thể đoán lường.

Bên cạnh đầm nước lớn, từ trong cột mây chướng ngại, từ trong bụi cỏ, từ trong khe đá, lẩy bẩy bước ra rất nhiều cơ thể bẩn thỉu trương phềnh. Đó là những cơ thể bé xíu, song đôi mắt lại lớn khác thường, có điều chỉ lờ đờ mở ra được một khe nhỏ, để lộ tròng mắt vàng ệch, không nhìn thấy tròng đen…

Khi bò qua dưới thác Nhạn Linh, Lỗ Thiên Liễu đã dừng lại một chút. Vì vị trí này có nước thác đổ xuống, là nơi được làm lạnh sớm nhất và cũng chắc chắn nhất. Cô muốn dừng lại ở đó để điều hoà hơi thở, và cũng là để bề mặt thạch cao ở phía trước có thời gian đông kết chắc chắc hơn.

Bên dưới màn mụi nước mịt mờ, Lỗ Thiên Liễu cảm thấy cơ thể mình được thấm đẫm trong làn nước suối mát lạnh. Dòng nước tinh khiết chảy dọc theo da thịt, dịu dàng vuốt ve từng chân tơ kẽ tóc, tỉ mỉ tẩy rửa từng mảy bụi trên cơ thể cô, giống hệt như công phu Tịch trần mà cô đã học. Chỉ trong một khoảnh khắc ngắn ngủi, nhưng cũng đủ giúp Lỗ Thiên Liễu tìm lại được một số thứ vốn thuộc về mình, cũng trỗi dậy trong cô niềm tin và nỗi khát khao tiến lên phía trước.

Khi lớp nước trên bề mặt thạch cao đã cao hơn hai tấc, lòng bàn tay Lỗ Thiên Liễu khẽ đẩy nhẹ về phía sau để lấy đà, cơ thể cô lao vụt đi tựa như một con cá trượt trên boong thuyền đẫm nước, loáng một cái đã đến được mép đầm phía trong cùng.

Bờ đầm ở đây không có chỗ đặt chân, chỉ có một tảng đá lớn hình tròn và khe hở chật hẹp giữa hai vách đá dựng đứng hai bên. Nếu muốn thoát khỏi mặt đầm từ vị trí này, chỉ còn cách trèo lên tảng đá hoặc chui qua khe hở.

Với khả năng khinh công không tệ, Lỗ Thiên Liễu hoàn toàn có thể tung mình lên trên tảng đá. Đáng tiếc là không có vị trí mượn lực để nhảy lên, bề mặt thạch cao phía dưới không thể chống đỡ nổi lực đạo đó.

Khe hở ở hai bên tảng đá không lớn, song Lỗ Thiên Liễu muốn lách vào cũng không phải chuyện khó khăn. Trước hết, cô nhẹ nhàng tung Phi nhứ bạc vào trong khe, không thấy va đập vào vách, có lẽ bên trong còn có một không gian rộng. Lỗ Thiên Liễu khẽ xoay eo lưng thon thả, lách người qua khe hở ở một bên.

Cơ thể mới chui vào được một nửa, cô liền dừng lại. Đây là phương pháp mà người nhà họ Lỗ quen dùng, khi đi vào chỗ tối tăm, luôn phải “một nửa trong nhà nửa ngoài đường”, ở trong trạng thái có thể tiến cũng có thể lui. Trước hết, cần nhận biết rõ tình hình bên trong, phán đoán xem có nguy hiểm hay không sau đó mới tiếp tục tiến vào.

Lỗ Thiên Liễu nhặt lấy một viên đá nhỏ, rồi ném vào sâu trong bóng tối, sau đó tụ khí ngưng thần tập trung phán đoán. Từ tiếng vọng do viên đá phát ra, có thể đoán rằng bên trong là một không gian khá rộng, chạy dốc về phía trước một khoảng rất dài. Lỗ Thiên Liễu lại thò tay vào trong sờ soạng một hồi. Xung quanh rất khô ráo, không hề thấy rêu bám hay bùn đất.

“Đây quả nhiên là một nơi kín đáo. Phía trên vụn nước bắn xuống như lông vũ, nhưng chỉ văng trên bề mặt tảng đá, phía dưới vẫn rất khô ráo. Mặt nước đầm bên dưới có dâng lên tới đâu cũng không thể chảy vào trong khe hở, bên trong lại có một không gian rộng lớn, quả là một nơi tuyệt hảo cho việc cất giấu.” – Lỗ Thiên Liễu thầm nghĩ, rồi cơ thể khẽ nhích một cái, đã chui tọt vào bên trong khe hở.

Sau khi chui vào bên trong, Lỗ Thiên Liễu lấy ra con mắt bạch xà. Nhưng ánh sáng nhàn nhạt toả ra từ nó không soi sáng được nhiều, cũng không soi được xa. Nhưng cô có thể nhìn thấy rõ những giọt nước đang theo nhau chảy xuống từ đuôi tóc. Dòng nước đã xối sạch bụi bặm trên viên đá nhỏ trước mặt cô.

Lỗ Thiên Liễu vô thức cúi xuống nhìn, đột nhiên mặt mày biến sắc, lập tức bất chấp tất cả xoay người vùng vẫy lách qua khe hở chạy trở ra ngoài, suýt nữa thì đánh rơi cả con mắt bạch xà đang cầm trong tay. Cô vừa bỏ chạy vừa thầm cầu khấn, mong cho hành động lỗ mãng của mình chưa gây ra hậu quả gì.

Sau khi lách được ra ngoài, Lỗ Thiên Liễu phủ phục trên bề mặt thạch cao ở rìa đầm thở hổn hển, vẫn còn sợ hãi đến mặt mày tái mét, không ngớt thầm trách móc bản thân: “Đi lại trên giang hồ đã nhiều, tại sao vẫn bộp chộp thiếu cẩn trọng đến thế?”

Cô tự trách móc vì cô đã yêu cầu ở bản thân quá cao, kỳ thực chính nhờ bản tính cẩn trọng mà cô mới phát hiện ra, trên mặt phiến đá đã được xối sạch bụi bặm xuất hiện một vết chạm dích dắc hình chữ chi.

Vết chạm hình dích dắc chỉ có thợ mộc hoàng gia đời Minh mới sử dụng. Phương pháp này xuất hiện sớm nhất trên đá lát đường hầm của Hiếu Lăng đời Minh. Trong “Minh Hoàng lý hậu sách” có đoạn miêu tả về đường hầm lát đá: “…Đường rộng rãi vuông vắn, hoa văn là hai đường thẳng song song nối với nhau bởi một đường xéo…”. Vì vậy, thợ thuyền đã gọi kiểu hoa văn này là hoa văn hoàng đạo. Vì phương thức chạm khắc này được sử dụng đầu tiên trong lăng mộ hoàng gia, nên dương trạch và nhà cửa của dân thường sẽ không sử dụng loại hoa văn này, mà dùng các loại hoa văn mỹ quan hơn như hoa văn vặn thừng, hoa văn đường thẳng. Nếu người thợ sử dụng loại hoa văn dích dắc trong dương trạch, có thể coi là đã phạm ám phá, gây ảnh hưởng tới cát tướng phong thuỷ.

Cho dù là cát tướng hay hung tướng, đó chắc chắn là dấu tích cho thấy người nhà họ Chu đã động chạm đến nơi này. Vì vậy, nếu đi tiếp vào bên trong, sẽ chỉ có khảm, nút mà không thể có bảo vật.

Sở dĩ Lỗ Thiên Liễu có thể khẳng định như vậy, vẫn còn một nguyên nhân khác, đó là cục Huyền Vũ, chính xác hơn là cục tướng Huyền Vũ tràn đầy. Cũng không biết là tìm thấy cục phong thuỷ trước rồi mới cất giấu bảo vật tại đây, hay cất giấu bảo vật trước, sau đó nhờ tác dụng của bảo khí mới hình thành nên cục thế. Nhưng cho dù thế nào đi nữa, thứ được tàng trữ trong cục thế linh thiêng thần thánh nơi đây chắc chắn là Thuỷ bảo, mà nơi tàng trữ Thuỷ bảo chắc chắn không thể khô khan như ban nãy. Khi mới thò nửa người vào bên trong, cô đã phát giác ra những chỗ cô sờ đến đều khô ráo, không chút ẩm ướt, nhưng lại sơ suất không chú ý tới điểm này.

Thế nhưng từ khe đá và hoa văn trên đá, cô cũng đã biết được một sự thực. Đó là trong vòng hơn trăm năm qua, đối phương không những đã sục sạo tìm kiếm khắp lượt nơi đây, mà còn tiến hành tác động, thay đổi.

“Đối phương đã phải bỏ ra một lượng sức người sức của khổng lồ như vậy mà vẫn chưa thể phá giải được bí mật, liệu mình có thể tìm ra không?” – Lỗ Thiên Liễu băn khoăn tự hỏi.

Lớp nước tích tụ trên bề mặt thạch cao mỗi lúc một nhiều thêm. Mực nước dâng cao, tức là trọng lượng của nước cũng tăng lên, bề mặt thạch cao có thể vỡ vụn bất cứ lúc nào. Khi đó, Lỗ Thiên Liễu sẽ lọt thỏm xuống đầm nước ma quái với sức hút khủng khiếp phía dưới.

Thời gian cấp bách, nhưng ngược lại, đã khiến Lỗ Thiên Liễu càng thềm điềm tĩnh.

“Hình cầu lấy điểm để hợp thành, tiếp xúc là điểm, tâm là điểm; không phải hình cầu đều có đường, bề mặt hay hình thù như thế nào, dùng huyền giác mà biết”, đây là một đoạn trong chương “Hình” của cuốn “Huyền giác”. Đoạn văn tự trên bỗng chập chờn mấy lần trong trí não Lỗ Thiên Liễu, rồi dần trở nên rõ nét.

Việc cần làm nhất lúc này là phải xác định rõ “hình” của nơi đây, phải tìm ra “điểm” chính xác. Lỗ Thiên Liễu đưa hai tay vin vào bề mặt tròn trịa nhẵn nhụi của tảng đá lớn, cố gắng ngẩng đầu nhìn lên. Tư thế này rất khó, nếu không phải cô đã từng học được công phu uốn dẻo “rùa vươn mình” từ Du Hữu Thích, chắc chắn không thể thực hiện được động tác này.

Lớp lớp bụi nước vẫn mù mịt bay xuống, rơi trên bề mặt tròn trịa của tảng đá, táp đầy lên khuôn mặt Lỗ Thiên Liễu. Trong màn bụi nước mịt mù, ánh sáng đa dạng. Lại thêm bụi nước khiến đôi mắt trở nên nhạt nhoà, khiến thị giác phát sinh những biến đổi không thể ngờ tới.

Đúng như nội dung của chương “Hình” trong “Huyền giác” đã nói, vật thể hình cầu được hình thành bằng cách tập hợp các điểm, trung tâm của nó là điểm, bề mặt của nó cũng là điểm. Khi có vật bằng phẳng tiếp xúc với nó, chắc chắn sẽ là tiếp xúc điểm. Nếu không phải vật hình cầu, sẽ xuất hiện đường thẳng và mặt phẳng, nhưng hình dạng được tạo thành bởi các đường thẳng và mặt phẳng là hình gì, trong tâm mỗi người lại có sự lĩnh ngộ khác nhau.

Mỗi tảng đá lớn bị kẹp giữa hai vách núi, cho dù thác nước có xói mòn nó kiểu gì, thì khả năng để nó trở thành hình cầu gần như bằng không. Nếu như không thể tạo thành hình cầu, vậy các đường thẳng và mặt phẳng của tảng đá sẽ tạo thành hình dạng như thế nào?

Bên dưới màn bụi nước tung bay phơi phới, Lỗ Thiên Liễu đang trong tư thế gắng gượng ngẩng đầu đã nhìn thấy hình dạng của một ngôi nhà hết sức đơn giản, mơ hồ như có như không. Tuy rằng đó chỉ là một hình ảnh chập chờn xuất hiện dưới tác dụng của bụi nước, nhưng Lỗ Thiên Liễu tự đáy lòng đã chắc chắn mười mươi đó là hình dạng của một ngôi nhà, mà không cần tính tới sự khúc xạ của ánh sáng và sai lệch của thị giác.

Có hình dạng của ngôi nhà, chắc chắn sẽ có vị trí cánh cửa. Lỗ Thiên Liễu không nhìn thấy cửa, vì vậy chỉ có thể tìm kiếm dựa vào linh tính và ba giác siêu phàm.

Trong vô thức, Lỗ Thiên Liễu đã đứng dậy, đứng thẳng trên mặt phẳng thạch cao vô cùng yếu ớt. Có thể nhận ra, lúc này cô đã rơi vào trạng thái hư vô, quên bẵng cả sự tồn tại của chính mình, quên bẵng cả những mối hiểm nguy đang rình rập.

Chính trong trạng thái hư vô quên đi tất thảy, ba giác trong sáng của Lỗ Thiên Liễu đã đạt tới một cảnh giới khó có thể tưởng tượng.

Cô nghe thấy tiếng giọt nước đang thẩm thấu, tiếng sương mù đang lan toả, tiếng đoá hoa đang nở xoè. Cô ngửi thấy làn hương hoa phảng phất trên tảng đá, trong màn bụi nước đang mờ mịt bay xuống, dưới thác Nhạn Linh.

Cô vuốt ve trên tảng đá đang chảy tràn nước thác. Cô không sờ thấy cửa, nhưng lại sờ thấy một kẽ nứt.

Tảng đá dù sao vẫn chỉ là tảng đá, cho dù nó có bị nứt, thì đó cũng chỉ là một vết nứt chứ không phải là cánh cửa. Thứ Lỗ Thiên Liễu vừa sờ thấy có được coi là vết nứt hay không cũng rất khó nói, vì nó chỉ là một kẽ mảnh như sợi tóc và dài chưa đến nửa tấc, và cũng chẳng biết sâu được bao nhiêu.

Chỉ có ba giác nhạy bén của Lỗ Thiên Liễu mới có thể phát hiện ra vết gợn tinh vi này. Điều đó khiến cô vui sướng đến ngây ngất, tựa như đã sờ được vào khoen cửa trên bảo cấu. Nhưng khác là ở chỗ khoen cửa thường là một vật cứng làm từ sắt hoặc đồng, còn khe nứt kia lại đem đến cho cô một cảm giác rất đỗi mềm mại, nuột nà.

Cảm giác mềm mại và nuột nà nhường đấy chỉ xuất hiện ở chồi non vừa nhú khỏi mặt đất. Nhưng kỳ lạ là tại sao một chồi non yếu ớt lại có thể chui ra từ trong lòng tảng đá? Là muốn hiển dương sự thần kỳ của tạo hoá tự nhiên, hay muốn ẩn dụ rằng mệnh của trời, lực của bảo là không thể trái?

Chồi non đang lớn lên, hương hoa đang đậm dần, vết nứt trên tảng đá cũng đang kéo dài, đang mở rộng.

Và thế là ngôi nhà chập chờn trong hư ảo đã mở ra một cánh cửa; trên tảng đá tròn trịa trong cõi thực đã tách ra một vết nứt.

Khi vết nứt đã mở rộng, từ bên trong cũng trồi ra một khóm hoa không biết tên gì, sắc cây xanh mượt, vẻ non nớt dịu dàng. Trên mỗi cành cây đều rủ xuống từng chùm hoa nhỏ xíu, thanh thoát, sắc hoa trắng muốt, loáng thoáng ánh xanh lam, lấp lánh trong veo như ngọc báu. Những bông hoa y hệt như nhành hoa dại mà Lỗ Thiên Liễu đang cài trên tóc.

Lỗ Thiên Liễu đưa tay chạm khẽ lên những cành hoa, cảm giác từ trong đám lá cành toả ra một làn sương mù ấm áp. Vết nứt trên tảng đá vẫn không ngừng mở rộng, và càng có nhiều hơn những nhành hoa lách ra từ kẽ đá, liên tục uốn cong, bật dậy, vươn dài.

Sức mạnh của hạt giống nảy mầm, của chồi non trỗi dậy thật khó lòng tưởng tượng. Khe nứt bé xíu trên tảng đá đã trở thành điểm đột phá của nguồn sức mạnh tự nhiên, khác nào chỗ khuyết trên khảm diện. Dưới tác dụng của sức mạnh thần kỳ đó, tảng đá chậm rãi mở ra một lỗ hổng.

Chọn tập
Bình luận