Trang Web hiện đặt quảng cáo để có kinh phí duy trì hoạt động, mong Quý Bạn đọc thông cảm ạ! Sách ebook được sưu tầm từ Internet, Bản quyền sách thuộc về Tác giả & Nhà xuất bản

Lời Nguyền Lỗ Ban

Quyển 5 – Chương 7: Trúc rối loạn

Tác giả: Viên Thái Cực
Chọn tập

Đến lúc này Lỗ Thiên Liễu mới nhìn rõ đám quỷ anh, vóc dáng và diện mạo của chúng quả thật giống hệt trẻ nhỏ, nhưng động tác có phần đờ đẫn cứng nhắc. Nếu không phải tận mắt chứng kiến, chẳng ai ngờ được chúng có thể chạy nhanh đến vậy. Tất cả bọn chúng đều trần như nhộng, trên làn da trắng bệch nổi phồng lên những mạch máu ngoằn ngoèo màu tím anh. Trên chiếc đầu lớn tròn xoe, lại mọc ra một đầu mũi nhọn hoắt và hàm răng nanh lởm chởm. Nơi đôi mắt là một khe hở rất dài và lớn, nhưng lại giống như không thể mở ra.

Bây giờ vách Quỷ anh đã thành hình, giống như một chiếc ống tròn, chụp cứng lấy bốn người. Lũ quỷ anh sau khi tạo thành bức tường, hình dạng mỗi đứa một khác, thảo nào số lượng của chúng đông đảo hơn nhiều so với vách Bách anh. Vì chúng có lớn có nhỏ, lại méo mó biến dạng theo đủ kiểu khác nhau.

“Vách Bách anh, vòng tuyệt mệnh”, đây là câu nói mà tất cả các khảm tử gia trong giang hồ đều thuộc nằm lòng.

o O o

Trúc trong rừng đạm trúc mọc vô cùng hỗn loạn. Kể từ lúc bắt đầu lên núi, đây là khu rừng đầu tiên không thấy có dấu vết sửa sang của con người. Rất nhiều thân trúc nghiêng ngả, cong queo, đổ gãy, cành úa lá tươi đan rối vào nhau, không phân biệt được đâu là cây sống đâu là cây chết. Từ trong rừng trúc thi thoảng lại bay ra một thứ mùi hôi tanh nồng nặc, tựa như mùi chuột chết.

Lúc này trời đã sáng hẳn, mưa phùn lại rơi mù mịt như sương. Toàn bộ khu rừng chìm trong tiếng rì rầm của hạt mưa nhỏ trên lá trúc, cành trúc.

Phải chăng họ đã đi nhầm đường? Đi quanh một vòng rồi lại lạc vào đường rừng? Lần này, ngay cả Chúc Tiết Cao cũng không dám chắc chắn. Hay là bọn họ đã bỏ qua lối rẽ nào? Điều này mọi người đều bác bỏ, từ khu rừng lãnh sam đến rừng đạm trúc, bọn họ không hề nhìn thấy một lối rẽ nào.

-Hay là vòng ngược chiều rồi? Lẽ ra phải đi vòng qua bên kia rừng lãnh sam. Mau quay lại thôi, khảm tử gia chẳng nói nơi không có đường chính là đường chết hay sao? – Du Hữu Thích lo lắng.

-Ai nói ở đây không có đường? Chỉ có điều không biết con đường này có đi qua được hay không! – Lỗ Thịnh Nghĩa nói.

-Vậy ư? Ở đây có đường? – Du Hữu Thích nhìn vào rừng trúc, vẻ đầy nghi hoặc.

Bên trong rừng trúc cành xiêu lá úa, nhìn kiểu gì cũng không giống đường đi. Cho dù có đường, hẳn cũng không phải dành cho con người.

-Người ta có thể làm ra hình thù ngay ngắn, thì tại sao không thể làm ra hình thù hoang sơ? – Lỗ Thiên Liễu xen vào một câu.

-Đúng vậy! Thôi mặc kệ, cứ đi rồi tính. Cho dù là con đường khảm diện do đối phương bày ra, chúng ta vẫn cứ phải đi. Chỉ cần không bị lạc đường, chẳng may có sai vẫn quay lại được! – Chúc Tiết Cao lúc nào cũng muốn đơn giản hóa các vấn đề phức tạp.

Lần này Lỗ Thịnh Nghĩa đi trước dẫn đường. Công pháp Định cơ vốn được dùng để xác định phương hướng, phạm vi, hình dạng thích hợp nhất của công trình kiến trúc trong bất cứ điều kiện địa hình nào, vì vậy, ông có thể phát hiện ra đường đi trong khu rừng trúc hỗn tạp rối loạn cũng là hợp tình hợp lý.

Quả nhiên có đường, mặc dù con đường rất khó đi.

Lỗ Thiên Liễu lần này không đi cuối cùng, vì cô phải bám sát theo cha, sử dụng ba giác nhạy bén để giúp ông phát giác ra những điểm bất thường. Hơn nữa, nếu xuất hiện điều gì bất trắc, cô cũng có thể kịp thời trợ giúp cho ông.

Lúc này, người đi cuối cùng là Chu thiên sư. Đây là sự lạ, vì trên suốt đường đi, Chu thiên sư với tư cách là bậc tôn trưởng, lại là người tu hành đạo hạnh cao thâm, nên luôn là nhân vật trung tâm của cả đoàn người, nhưng không hiểu sao lúc này ông lại có vẻ lo âu sợ hãi. Vẫn còn một việc quái lạ hơn nữa, hôm trước Chu thiên sư bảo tay đệ tử tránh xa vùng đất dưỡng thi, nhưng từ lúc đó trở đi, không hề gọi hắn một lần. Sau khi thoát khỏi vùng đất dưỡng thi, ông cũng không đi tìm, thậm chí chẳng buồn nhắc đến, dường như đã quên bẵng mất con người đó.

Ai cũng biết Chu thiên sư không thể lú lẫn đến mức độ ấy. Ông ta làm như vậy, chắc chắn còn có dụng ý khác. Chỉ có Ngũ Lang bản tính thực thà, mới ngây ngô hỏi ông ta tay đệ tử đã đi đâu, nhưng Chu thiên sư nét mặt khác thường, chỉ trả lời gọn lỏn:

-Có chuyện!

Càng đi sâu vào trong rừng trúc, đường càng dễ đi, nhưng thông thường khi đường đi dễ dàng, người ta sẽ không quay đầu nhìn lại phía sau. Cũng chính vì thế mà họ đã không phát hiện ra một hiện tượng bất thường có liên quan tới tính mạng.

Ngay cả người đi cuối cùng là Chu thiên sư cũng không phát hiện ra hiện tượng này. Tất cả những nơi mà họ đã đi qua đều không thể quay trở lại. Những cành trúc tươi trúc héo thoạt nhìn tưởng như rối loạn không theo quy tắc, nhưng kỳ thực, chúng đã tạo thành vô số các rào chéo ngược trên suốt dọc đường đi, giống như những hom giỏ bắt cá. Đi theo chiều thuận chỉ cần đẩy khẽ cành trúc là có thể lách qua, nhưng nếu quay ngược lại, sẽ phải đối diện với vô số gai trúc tua tủa đâm thẳng đến trước mặt.

-A, có người! – Lỗ Thịnh Nghĩa vừa vòng qua một khóm trúc rậm, liền giật bắn mình trước một bóng người thình lình hiện ra trước mắt.

-Ồ! Tại sao lại là anh ta? – Lỗ Thiên Liễu tuy cũng sợ đến toát mồ hôi lạnh, song vừa nhìn đã nhận ra bóng người trước mắt.

Đó là một kẻ đáng lẽ không thể xuất hiện ở đây, một kẻ đáng lẽ phải đi cùng cả bọn. Kẻ đó đứng thẳng đơ ngay phía trước, xoay nghiêng về phía đoàn người, thân hình đu đưa nhẹ bẫng, tựa như một bộ da treo trong rừng trúc.

-Là đệ tử của thầy kìa! Đi nhanh thật đấy, đã tới tận đây! Nhưng hình như có vẻ hơi dặt dẹo, cứ như vừa ăn đẫy cơm rượu nước đầu! – Thủy Du Bạo quay đầu nói với Chu thiên sư.

Sắc mặt của Chu thiên sư lúc này hết sức khó coi, song không hề có vẻ kinh ngạc hay bất ngờ, dường như đã có dự cảm từ trước.

Kẻ đó đúng là đệ tử của Chu thiên sư, nhưng đã chết. Một cành trúc sắc nhọn đâm xuyên vào sau gáy hắn, rồi thò ra qua chiếc miệng há hốc, nhấc bổng thi thể hắn lên, đưa qua đưa lại, chỉ còn đầu mũi chân kéo rê trên đất, trông dật dờ như thể đang bay.

Du Hữu Thích thận trọng lại gần xác chết, hắn muốn quan sát xem ngọn trúc to bằng miệng chén kia đã xuyên thủng qua gáy kẻ kia bằng cách nào, và còn nguyên nhân nào khác khiến hắn thiệt mạng hay không.

Xác chết vẫn quần áo chỉnh tề, không hề có dấu vết của giãy giụa xô xát, có thể phán đoán rằng hắn đã bị ngọn trúc đâm thình lình trong trạng thái không hề phòng bị. Song cơ thể người thấp hơn ngọn trúc, tại sao ngọn trúc lại có thể đâm xuyên qua gáy? Chắc hẳn không phải là do hắn tự vít cành xuống. Còn nữa, một thân xác trai tráng vạm vỡ thế kia treo trên đầu ngọn trúc, tại sao cành trúc lại không hề trĩu xuống?

Du Hữu Thích đưa Nga Mi thích đẩy khẽ vào xác chết, cái xác bèn đong đưa như con lắc.

-Cẩn thận, tôi đoán có thứ gia vị nào khác. Với thân thủ của hắn, chắc chắn không thể để cành trúc đâm trúng người mới phải! – Thủy Du Bạo nhắc nhở Du Hữu Thích.

Du Hữu Thích không nói gì, chỉ khẽ gật đầu. Hắn không động vào cái xác nữa, mà vòng về phía trước xác chết.

Đột ngột, hai con mắt của hắn trợn trừng lên như muốn vọt ra ngoài, mặt mũi tái xanh tái xám, lập tức xoay người, gập lưng, “ọe” lên mấy tiếng như muốn nôn. Một tên đầu sỏ cướp hồ giết người không gớm tay giờ lại nôn ọe trước xác chết? Sợ ư? Hay kinh tởm? Cả hai!

Lỗ Thiên Liễu tuy rất hiếu kỳ, nhưng lại không dám chạy tới nhìn, sức chịu đựng của cô trên phương diện này thua xa Du Hữu Thích. Vì vậy, khi Thủy Du Bạo nhấp một ngụm rượu rồi đi đến bên cạnh cái xác, vụt một cái xoay nó về phía mọi người, Lỗ Thiên Liễu lập tức nhắm chặt mắt lại quay vội đi.

Quá nửa thi thể ở phía bên kia da thịt nhăn đét lại như xác chết khô, một nửa đầu đã trơ xương như đầu lâu, chỉ còn vắt vẻo vài dải thịt, trên đó lúc nhúc vô số dòi bọ đang thi nhau rỉa rúc.

Thảm trạng quả thực khủng khiếp, cũng hết sức quái đản. Mức độ nát rữa khô đét của nửa thi thể bên kia thường chỉ có những xác chết đã nhiều năm, trong khi tay đệ tử của Chu thiên sư mới biến mất chưa được hai ngày. Và khó hiểu hơn nữa là cái xác lại một nửa mục rữa một nửa nguyên lành như còn sống, không biết là bị trúng nút thuốc độc, hay trúng ngón tà thuật bàng môn nào?

-Chẳng trách lại bị cành trúc nhấc bổng lên, chỉ còn một nửa trọng lượng… Ồ, không đúng, bên trong cũng đã bị moi móc hết rồi, chẳng còn được bằng một nửa nữa… – Những người khác đều thấy ghê rợn không dám nhìn, chỉ có Thủy Du Bạo vẫn thản thiên như không, không những tiến lại gần xem xét, lại còn phân tích rất hào hứng, tựa như đang bàn luận về một món ăn, khiến mọi người đều cảm thấy con người này thật tàn nhẫn.

Trong lúc lão Thủy vẫn đang lải nhải không thôi, từ trong đám cành lá dày đặc phía trên bỗng có hai bóng đen lao vụt tới. Lỗ Thiên Liễu vội kéo Lỗ Thịnh Nghĩa ngồi thụp xuống. Ngũ Lang lập tức xoay tròn thanh phác đao che chắn phần đầu. Chúc Tiết Cao né người lách xuống bên dưới một đám trúc nghiêng vẹo, ngay cả Du Hữu Thích đang gập người nôn ọe cũng thuận thế đổ rạp người về trước.

Chỉ có Thủy Du Bạo và Chu thiên sư vẫn đứng trơ trơ.Thủy Du Bạo câm bặt, nét mặt sầm lại như tảng đá. Chu thiên sư vẻ mặt lãnh đạm, người không nhúc nhích.

Hai bóng đen không lớn, khi lao xuống ngang với độ cao của thân người, liền liệng thành vòng tròn, tách nhau ra, lần lượt rơi trên vai Thủy Du Bạo và Chu thiên sư.

Đậu trên vai Thủy Du Bạo chính là con sáo mắt đỏ, còn đậu trên vai Chu thiên sư là một con vẹt lông xanh lớn hơn con sáo khá nhiều. Lông vũ trên mình nó màu xanh lam, từ cổ trở lên xanh biếc đến chói mắt, bên dưới phần cổ ngả sang màu đen. Đây chính là con vẹt mà Chu thiên sư nuôi dưỡng, người nuôi chim gọi giống này là “Lửa ma đêm”.

Con vẹt vừa đáp xuống vai Chu thiên sư, lập tức the thé liên hồi:

-Chưởng giáo mất tích, Long Hổ bị đánh. Chạy rồi! Tan rồi! Chưởng giáo mất tích, Long Hổ bị đánh. Chạy rồi! Tan rồi…

Chu thiên sư mặt không biến sắc, ánh mắt bén nhọn kinh người chiếu thẳng về phía Thủy Du Bạo:

-Ngươi là ai?

Tiếng kêu quang quác liên hồi của con vẹt không hề ảnh hưởng đến âm hưởng sắc bén rành mạch trong lời nói của Chu thiên sư.

-Người được chưởng giáo thiên sư phái đến! – Lời Thủy Du Bạo ngắn gọn điềm tĩnh chưa từng có.

-Chưởng giáo thiên sư đã đi đâu?

-Đi đến nơi cần đến, đi theo hướng cần đi!

-Ngươi tính toán hết rồi phải không?

-Là có người tính toán hơi muộn!

-Thật ghê gớm! Ẩn mình trên núi Long Hổ suốt bao nhiêu năm, lại lừa gạt được chưởng giáo thiên sư tin tưởng. May mà bảo bối vẫn chưa lấy được, ngươi đã lộ hình quá sớm!

-Trong lòng một bầu khí thanh linh, không có hình mà lộ, cũng có thể hiện hình tùy theo cảnh. – Thủy Du Bạo không những điềm tĩnh, mà còn hiển hiện ít nhiều khí độ thanh nhàn của tiên gia.

-Con vẹt của ta bay chậm hơn con sáo kia đến trăm dặm một ngày, có lẽ đã đến chậm mất bốn năm ngày, vì vậy nó phải rời núi Long Hổ trước khi con sáo của người xuất phát. Không biết con sáo của người lấy đâu ra thông tin khẩu truyền của chưởng giáo thiên sư? – Suy luận của Chu thiên sư rất có lý, vấn đề chỉ ra cũng rất có khí thế lấn át.

-Này, ông Chu, ông đừng có nói cái giọng đấy, làm tôi canh chẳng ra canh cháo chẳng ra cháo. Tôi chẳng phải là thiên sư, bấm độn không biết tính toán không hay, đừng hỏi tôi ba cái thứ vớ va vớ vẩn kia nữa. Đáng lẽ tôi đã bỏ đi rồi, là mọi người khăng khăng níu kéo tôi ở lại, sao bây giờ lại thành ra mũi lợn thối hoắc bỏ vào nồi kho, dù có lý cũng cãi không lại! – Thủy Du Bạo lại quay trở về với cách nói năng bạt mạng chẳng coi ai ra gì, cãi chày cãi cối, hẳn là do không trả lời được câu hỏi của Chu thiên sư nên thuận miệng nói càn.

-Tốt lắm! Hôm nay phải đào tận gốc trốc tận rễ, nhổ đi cái đinh găm dưới đế giày! – Du Hữu Thích nhăm nhăm đổ thêm dầu vào lửa. Mấy ngày hôm nay hắn hết cự nự với Chu thiên sư, lại đấu khẩu với Thủy Du Bạo, cuối cùng cũng chộp được một cơ hội để phát tiết.

-Chuyện gì thế? Hai người tự dưng đứng trơ ra như khúc tre ở đấy làm gì, có đi không? Đừng có ở luôn đây mà đấu khẩu đấy nhé! – Chúc Tiết Cao chui ra từ đám trúc nghiêng ngả, thấy bộ dạng của hai lão già như vậy thì lấy làm kinh ngạc.

-Các người đi trước đi!

Cả hai lão già đang hằm hè nhau lại bật ra cùng một câu.

-Vậy chúng tôi đi trước đây! – Lỗ Thiên Liễu nãy giờ lắng nghe rất chăm chú, cũng phát giác ra những khuất tất bên trong. Con vẹt Lửa ma đêm của Chu thiên sư mang tin tức đến, nói rằng núi Long Hổ đã bị tấn công, chưởng giáo thiên sư mất tích, nên Chu thiên sư đã nghi ngờ về thân phận và ý đồ thực sự của Thủy Du Bạo. Trong khi Thủy Du Bạo lại ám chỉ Chu thiên sư có ý đồ ám muội. Chuyện này trước mắt không ai có thể phân rõ trắng đen, nên Lỗ Thiên Liễu quyết định tạm thời tránh mặt.

-Chúng tôi đi thật đấy! – Lỗ Thiên Liễu lại quay đầu lại nhìn hai lão già đang gườm gườm nhau như hai con gà chọi.

Chu thiên sư và Thủy Du Bạo đều không lên tiếng, chỉ khẽ gật đầu.

Bọn họ vòng qua phía trước cỗ xác người lủng lẳng trên cành trúc, đi về phía trước, và phát hiện ra rằng, ở vạt rừng phía trước, những cây trúc nghiêng ngả đổ rạp không có nhiều thay đổi, song những thân cây thẳng tắp vươn cao trông lại có vẻ to lớn hơn nhiều so với những chỗ họ đã đi qua.

Đúng lúc Lỗ Thịnh Nghĩa đang định rẽ đám cành lá rối loạn để lách lên, trong Lỗ Thiên Liễu lại vụt lên một cảm giác y hệt như khi ở trước rừng cây lãnh sam. Cô vội vàng chụp lấy Lỗ Thịnh Nghĩa giữ lại, nói dứt khoát:

-Từ từ đã!

Trên đám trúc ở đây có những thứ không thuộc về cây trúc. Trước khi tìm được và xử lý ổn thỏa những thứ đó, họ không được tiến thêm nửa bước.

Hai lão già đã chuyển từ đấu khẩu sang đấu mắt, đấu thế.

Lúc này, bối rối nhất chính là đám Lỗ Thiên Liễu, tiến lên không được, mà lui lại cũng chẳng xong, không muốn ở lại mà cũng không thể không ở lại. Đám dòi bọ quằn quại trên khuôn mặt nửa thịt chết nửa xương khô của cỗ thây ma, khiến nó như đang nhếch một nụ cười ma quái, dè bỉu đám người đang lúng túng trước mặt.

Sáo mắt đỏ và Lửa ma đêm đột nhiên lao vút lên không, khiến mọi người cứ ngỡ Chu thiên sư và Thủy Du Bạo sắp động thủ đến nơi. Ngoái đầu nhìn lại, thấy hai lão già vẫn đứng bất động, trong khi hai con chim cũng không bay đi xa, chỉ lượn vòng vòng bên trên rừng trúc, dáng vẻ đầy sợ hãi hoảng loạn.

“Linh cầm cảnh báo”! Lỗ Thiên Liễu biết hiện tượng này có ý nghĩa gì. Cô bất giác lùi lại một bước, tập trung tinh thần, dùng ba giác nhạy bén để lục soát trong rừng trúc. Nhưng do suốt nhiều ngày bôn ba mệt mỏi, tinh thần lại ở trong trạng thái căng thẳng cao độ, nên hiện giờ ba giác của cô không thể đạt đến trạng thái tốt nhất. Nhưng cho dù như vậy, cô vẫn nghe thấy có vật gì đang trườn đi một cách chậm chạp, mang theo một thứ mùi hết sức khó ngửi.

Lỗ Thiên Liễu đột nhiên cảm thấy trước mắt lòe nhòe, bèn vội vàng chớp mạnh đôi mắt để rũ đi những hạt bụi mưa bám trên mi. Song trước mắt vẫn thấy hơi chao đảo. Một số thứ đúng ra không thể di chuyển giờ đang di chuyển. Là thứ gì? Là cây trúc! Là cành trúc! Là các đốt trên cành trúc!

-Cây trúc kìa! – Lỗ Thiên Liễu không biết phải nói thế nào, chỉ biết đưa tay chỉ vào cây trúc, kêu toáng lên.

Cô vừa đưa tay ra chỉ, bỗng một đoạn thân trúc ngay phía trước vụt một cái đã lao đến sát gần, lắc lư rơi thẳng xuống đầu Lỗ Thiên Liễu.

-Chạy mau! – Chúc Tiết Cao vừa quát lớn, vừa vung tay đẩy Lỗ Thiên Liễu sang một bên, một thanh nan tre vàng óng vung ra, quấn ngay lấy “đoạn trúc”. “Đoạn trúc” đã rơi xuống đất, song từ trong rừng tiếp tục văng ra vô số “đoạn trúc” bay đến tới tấp, khiến bó lạt tre không thể nào bắt cho xuể.

Vừa chạy ngược trở lại, Lỗ Thiên Liễu đã phát hiện ra lối về trúc ken tua tủa như hom giỏ. Bọn họ đã trở thành cá nằm trong đó, không thể trở ra.

-Á! Nóng quá! Nóng chết mất! – Ngũ Lang đi đoạn hậu bỗng rú lên. Có thể khiến một gã trai mình đồng da sắt phải kêu la thảm thiết đến thế, nỗi đau đớn hẳn là khó tưởng tượng.

Ngũ Lang vừa kêu rú, vừa đưa tay ra sau lưng giật phăng một miếng “vỏ trúc” màu xanh nhạt. Miếng “vỏ trúc” bị rứt xuống, lôi theo cả một mảng áo của Ngũ Lang, trên mảng lưng trần hằn rõ một vết cháy sém có hình vỏ trúc.

-Chạy đi đâu? Không quay lại được!

-Lách sang bên trái!

-Hay là nấp dưới đám trúc nhỏ trước đã!

-Không được, chúng nhiều quá! Lát nữa bị vây kín sẽ không còn đường chạy!

Mọi người đã hoảng loạn cực độ. Lúc này những “đoạn trúc” đã bay đến rợp trời rợp đất.

-Chạy sang đây! – Là giọng của Thủy Du Bạo.

Cuộc đối đầu giữa Chu thiên sư và Thủy Du Bạo không biết đã kết thúc từ bao giờ, lúc này Thủy Du Bạo đang đứng trước một vạt trúc khô héo, đưa tay vẫy Lỗ Thịnh Nghĩa.

Lỗ Thịnh Nghĩa ngần ngừ một thoáng, không biết có nên đi theo Thủy Du Bạo hay không. Chính trong khoảnh khắc ngần ngừ đó, một “đoạn trúc” đã rơi xuống cổ ông, rồi lập tức quấn một vòng quanh cổ hệt như vắt cho ông một tấm khăn quàng màu xanh nhạt. Nhưng dải khăn quàng quá chặt, lại ấm quá thể, hai mắt Lỗ Thịnh Nghĩa đã lồi hẳn ra, đến kêu cũng không kêu được thành tiếng, “phịch” một cái ngã lăn xuống đất.

Lỗ Thiên Liễu vung Phi nhứ bạc đánh văng hai “đoạn trúc” đang lao đến, đưa tay trái định gỡ dải “vỏ trúc” thít trên cổ Lỗ Thịnh Nghĩa, song lại không thể tìm thấy đầu mối ở đâu, không biết phải gỡ từ chỗ nào.

“Phụt” – Thủy Du Bạo ngửa cổ phun ra một ngụm rượu tung tóe trên không, ngụm rượu rất lớn, song hơi phun của Thủy Du Bạo cũng rất dài. Luồng hơi dài đã phun rượu thành một tấm màn rất rộng, bao trọn lấy bọn Lỗ Thiên Liễu. Mấy giọt rượu cuối cùng vừa hay rơi trúng “chiếc khăn quàng” thít quanh cổ Lỗ Thịnh Nghĩa, “chiếc khăn” giật lên mấy cái, rồi nhũn ra tuột xuống.

Thủy Du Bạo chụp lấy sau cổ áo Lỗ Thịnh Nghĩa, chỉ một tay đã kéo bật ông lên. Sau đó lại buông tay, chưa đợi Lỗ Thịnh Nghĩa ngã sụp xuống, đã vỗ mạnh một chưởng vào giữa lưng ông. Chưởng này khiến Lỗ Thịnh Nghĩa hít thở lại được, mặc dù quanh cổ bỏng rát đau đớn, nhưng chân đã đứng vững được.

Màn rượu của Thủy Du Bạo vừa phun ra, những “đoạn trúc” đã lao đến sát gần bỗng rung lắc dữ dội, lập tức bay ngược trở lại, có đoạn quay về cây trúc, có đoạn rơi vào trong bụi.

-Chạy mau! Rượu chỉ có thể ngăn cản tạm thời! – Thủy Du Bạo vừa nói vừa đẩy Lỗ Thịnh Nghĩa.

Lỗ Thịnh Nghĩa vừa kịp định thần, không còn sự lựa chọn nào khác, chỉ biết cắm đầu chạy theo Thủy Du Bạo.

Con đường mà Thủy Du Bạo phát hiện bị che phủ hoàn toàn bởi đám cành trúc rối loạn thấp lè tè, phải cúi lom khom mới có thể luồn qua. Nhưng lúc này, chỉ cần có đường đi, chỉ cần tránh được sự công kích, cho dù phải bò mà đi, bọn họ cũng phải liều mạng.

Đến khi không thể chạy nổi nữa, bọn họ mới ngồi phệt xuống đất thở hồng hộc. Nhưng đến tận lúc này, bọn họ vẫn chưa thể ra khỏi con đường bị phủ kín dưới cành trúc rậm rịt.

Khi đã đỡ hổn hển, Lỗ Thiên Liễu đến bên Lỗ Thịnh Nghĩa để xem xét vết thương cho ông, liền phát hiện phần da trên cổ ông đã cháy đen và khô quắt lại, trên đó có vô số lỗ nhỏ li ti, nhưng không thấy có máu rỉ ra từ trong lỗ.

-Không biết là thứ quái đản gì? Vết thương trông rất bất thường! – Lỗ Thiên Liễu vừa nói vừa đưa mắt về phía Thủy Du Bạo.

Chưa đợi Thủy Du Bạo lên tiếng, Chúc Tiết Cao đã tranh nói trước:

-Đây là dơi đốt trúc, thường gọi là sâu hỏa lưu. Hoa văn, màu sắc trên mình chúng trông giống hết như một đoạn trúc, và chỉ sinh sống trong rừng đạm trúc. Bên dưới cơ thể có trăm chân, vừa dùng để di chuyển, vừa dùng làm vòi hút thức ăn. Trong rừng đạm trúc, chúng hút nước trên lá trúc, sau khi vào trong cơ thể sẽ chuyển hóa thành một thứ dung dịch ăn mòn cực mạnh. Khi gặp vật sống, chúng sẽ bám lên cơ thể, trăm chân cắm sâu vào da thịt, nhả dung dịch vào cơ thể sống để làm cho cơ thịt nát rữa, rồi hút lấy để ăn. Sau khi hút no, chúng sẽ bò về cây trúc, nhả thứ dung dịch vừa hút được xuống gốc trúc. Bởi vậy những cây trúc có dơi đốt trúc ký sinh đều cao lớn hơn hẳn. Xác đệ tử của Chu thiên sư chính là bị giống quái vật này cắn hút, nên mới thối rữa nhanh chóng đến vậy!

-Tại sao không nói sớm? Giống quái vật đó hình như còn biết bay! – Du Hữu Thích cằn nhằn.

-Không phải bay, mà là nhảy. Giống này trước đây tôi đã từng thấy, nhưng to nhất cũng chỉ bằng cái đũa, có biết đâu lại lớn đến thế? – Chúc Tiết Cao nói.

Thực ra giống dơi đốt trúc này còn có tên là dơi trúc. Trong trước tác “Dị trùng điển phả” có chép rằng: “Dơi trúc, hình dạng màu sắc giống như thân trúc, hút máu thịt rát như lửa thiêu, to bằng thân trúc nơi chúng ở…”

-Vết thương phải xử lý như thế nào đây? – Người bị thương chính là cha mình và Ngũ Lang, nên Lỗ Thiên Liễu vô cùng lo lắng, không biết mức độ nguy hiểm của vết thương và phương pháp điều trị ra sao.

-Thịt bị dung dịch trong thân dơi thiêu đốt, nên hoại tử mà thành ra như vậy. Cứ để kệ nó, vết thương sẽ dần bình phục! – Thủy Du Bạo nói.

-Phải rồi, ông Thủy, thứ rượu của ông xem ra rất vạn năng, hay là thử dùng nó để chữa cho họ xem sao? – Du Hữu Thích đã bắt đầu tò mò với rượu của Thủy Du Bạo. Cũng dễ hiểu, vì bình rượu của lão đã hết lần này đến lần khác phát huy tác dụng thần kỳ.

-Không phải món nào thêm muối cũng hợp, vết thương này tôi cũng bó tay! – Thủy Du Bạo nói.

-Hỏi Chu thiên sư xem ông ấy có cách gì không? – Chúc Tiết Cao nói với Du Hữu Thích.

-Chu thiên sư! Ô, cái lão mũi trâu này biến đi đâu rồi nhỉ? Không chạy cùng chúng ta ư?

Lúc này mọi người mới phát hiện ra Chu thiên sư đã không thấy đâu nữa, không biết ngay từ đầu đã không chạy cùng mọi người, hay là đã thất lạc trên đường tháo chạy.

Trong lòng Lỗ Thiên Liễu bỗng dấy lên một cảm giác như thể bị lừa gạt. Tại sao cô lại có cảm giác này. Cô đã bị ai lừa? Cô không rõ, nhưng chắc chắn đã có một ai đó đã lừa gạt mọi người. Là Chu thiên sư? Hay là Thủy Du Bạo?

Nếu là Chu thiên sư, vậy vẫn còn may, chí ít lúc này cũng đã thoát khỏi ông ta. Mà không đúng! Cũng có thể bọn họ đã bị ông ta đưa đến một con đường không thể quay về. Nhưng con đường họ đang đi lại do Thủy Du Bạo dẫn vào. Phải rồi! Tại sao Thủy Du Bạo lại biết được con đường ẩn kín trong trúc thấp? Tại sao rượu của Thủy Du Bạo lại có thể khắc chế được lũ dơi đốt trúc? Nếu thông tin mà con vẹt “Lửa ma đêm” của Chu thiên sư mang đến là chính xác, thì Lão Thủy Du Bạo kia rốt cục là ai?

-Chúng ta hãy nhanh chóng tiến lên, phải thoát khỏi rừng trúc này trước đã! – Lỗ Thiên Liễu đề nghị.

Cuối cùng cũng đã thoát khỏi con đường phải cúi lom khom mà đi, nhưng họ vẫn chưa thể ra khỏi rừng đạm trúc. Khi bọn họ đã có thể đứng thẳng người, nhìn về phía trước, trải dài trước mắt vẫn là đọt xanh tua tủa, cành đan chằng chịt, bóng lá điệp trùng. Trong cảm giác của họ, rừng trúc ở đây như thể vô cùng vô tận, không bao giờ đi được đến tận cùng.

-Khu vực này có vẻ thoáng đãng hơn nhiều! – Chúc Tiết Cao cuối cùng cũng lên tiếng. Nếu không phải cảm thấy sự lạ, một người như gã tuyệt đối không bao giờ chủ động phá tan sự yên lặng.

Chúc Tiết Cao vừa lên tiếng, những người khác cũng lập tức nhận ra. Khu vực này trúc bụi và cành lá rối ren mỗi lúc một thưa, những búi trúc nhỏ dày đặc không còn thấy nữa. Trúc nghiêng và trúc thẳng thay đổi không nhiều, chỉ có vẻ thưa lá trơ trụi hơn trước chút ít. Thế nhưng những cây trúc chết khô và bị gãy cụt lại thấy nhiều hơn.

Lúc này đổi sang Lỗ Thiên Liễu đi trước dẫn đường, cô không yên tâm để Lỗ Thịnh Nghĩa đang bị thương đi đầu.

Lỗ Thiên Liễu bước đi vô cùng thận trọng, chỉ men theo những gốc cây trúc thẳng, không chui qua bên dưới những thân trúc ngả nghiêng, và tuyệt đối không bước qua những cây trúc đổ gãy. Đây là phương pháp di chuyển đề phòng dính nút mà các khảm tử gia thường dùng nhất. Nhưng cùng với sự thay đổi của rừng trúc, tình hình mỗi lúc càng trở nên phức tạp. Nếu vẫn kiên quyết di chuyển theo cách này, e rằng chẳng còn đường nào đi được nữa. Vì vậy, họ đành phải đánh liều tiến bừa về phía trước.

Người trúng chiêu đầu tiên lại là Ngũ Lang.

Khi Lỗ Thiên Liễu thận trọng bước qua một thân trúc khô héo đổ ngang, Ngũ Lang đang bám sát sau lưng cô bỗng rú lên một tiếng, cả cơ thể lập tức bị nhấc bổng khỏi mặt đất. Mặc dù Ngũ Lang đầu óc chậm chạp, song phản ứng lại vô cùng mau lẹ, lập tức bấm vào chốt lẫy tại chuôi phác đao, chúc mũi đao xuống dưới, cán đao xoay mạnh, mũi đao liền chém vòng về phía sau lưng.

Ngũ Lang mang theo một cành trúc to ngang miệng chén, hạ xuống đất. Cành trúc đã đâm xuyên vào nách Ngũ Lang, máu tươi phun ra đầm đìa.

-A! Cành trúc vọt ngược lên trên. Tôi đã nói mà, đệ tử của Chu thiên sư không thể tự nhiên lại bị treo trên cành trúc! Cành trúc tự vọt lên trên! – Du Hữu Thích tận mắt nhìn thấy rõ cây trúc bên cạnh Ngũ Lang đột nhiên cao vọt lên hơn một thước, cành trúc nhọn hoắt trụi lá trên cây trúc cũng theo đó đâm xéo lên trên, tốc độ cực nhanh, xiên thẳng vào nách Ngũ Lang. Chắc chắn đệ tử của Chu thiên sư cũng bị đâm trúng theo kiểu này, nhưng vì thi thể trông quá ghê sợ, nên khi đó hắn đã không chú ý quan sát kỹ cành trúc cắm sau gáy.

-Cái gì mà trúc vọt lên trên? – Chúc Tiết Cao nghe thấy thì nổi lòng hiếu kỳ, chạy vượt qua trước mặt Lỗ Thịnh Nghĩa, muốn nhìn rõ hơn.

-Chính là nó… Ối! – Du Hữu Thích chưa nói hết lời, Chúc Tiết Cao cũng chưa kịp nhìn rõ, rừng trúc bỗng rùng rùng biến đổi, mọc vọt lên cao, cành trúc vun vút xé gió đâm lên, thân trúc va vào nhau chát chúa.

Chắc chắn là đã có người động chạm phải một thứ không nên động chạm. Ngũ Lang vừa chạm đất, lại tiếp tục bị một cành trúc khác đánh văng đi, đôi chân Chúc Tiết Cao và Du Hữu Thích chớp mắt đã bị các cành trúc trói chặt, Lỗ Thịnh Nghĩa và Thủy Du Bạo bị vô số cành trúc chằng chịt ken kín quanh người, tựa như bị nhốt trong một chiếc lồng lớn. Người thê thảm nhất chính là Lỗ Thiên Liễu, cô bị một cây trúc đổ nghiêng trên đất đánh bật lên rất cao, rất xa. Chưa kịp rơi xuống đất, từ bên dưới lại có một đoạn đạm trúc to lớn vùn vụt lao lên, trên thân cây tua tủa những cành xiên nhọn hoắt. Trong đó, một cành đâm trúng eo, một cành khác đâm trúng bụng cô. Nhưng hai cành trúc đều không xuyên sâu vào trong cơ thể cô giống như với Ngũ Lang, xung lực cực mạnh của cú đâm chỉ khiến cô bị đánh văng đi.

Lỗ Thiên Liễu đáp xuống rất nhẹ nhàng, dù sao cô cũng là một cao thủ khinh công. Nhưng cô lại rơi xuống trong tư thế tứ chi tiếp đất, duỗi thẳng chân tay nằm sõng soài trên mặt đất hệt như con ếch chết, im lìm không nhúc nhích.

-Tất cả đứng yên! Không được động đậy! Chỉ hơi nhúc nhích, cành trúc sẽ biến hóa! – Lỗ Thịnh Nghĩa không thể cử động, chỉ có thể hét lên – Liễu Nhi, con không sao chứ? – Lỗ Thịnh Nghĩa nhất thời không nhìn thấy Lỗ Thiên Liễu đâu, vì hai đòn tấn công đã đánh bật cô văng ra xa hơn hai chục bước.

-Con không sao, không sao hết! Con chưa rõ đây là loại cạm bẫy nút gì, nên không dám cử động! – Lỗ Thiên Liễu đáp.

-Là trận Trăm đốt đan xen! Khi chưa động vào chốt lẫy, nó chẳng khác rừng trúc bình thường. Chỉ cần chốt lẫy động, cây trúc sẽ chịu lực mà hoạt động, nhưng ngoại trừ một số cây đặc biệt, thì phương hướng lực đạo và phương thức hoạt động của những cây khác đều là tùy cơ, không thể phán đoán được vị trí của chốt lẫy! – Lúc này Lỗ Thịnh Nghĩa mới nhìn thấy Lỗ Thiên Liễu.

-Nói như vậy là không có cách giải ư? – Lỗ Thiên Liễu hỏi.

-Đúng vậy! Không có cách giải, chỉ có thể tránh! – Lỗ Thịnh Nghĩa đáp.

Trận Trăm đốt đan xen, ban đầu được gọi là Cuồng chi mạn dã[9], là cục thứ mười tám trong Kỳ môn Độn giáp. Nghe nói khi Hoàng Đế giao chiến với Xuy Vưu, đã ngộ ra được cục này từ trong giáp đạo của thần cây. Cục này ít được sử dụng trong nghề khảm tử, vì nó cần đến bố cục rộng lớn và phải tốn rất nhiều thời gian để thiết kế. Nhưng nó lại thường xuyên được sử dụng trong binh pháp, như vào thời Tống, tướng lĩnh nhà họ Dương đã dùng một nghìn cây mâu ba trượng để phá đội ngựa giáp sắt liên hoàn; hay Lý Thế Dân đầu thời Đường dùng chạc sừng hươu bắt giết Lưu Hắc Thát trong rừng Tiểu Đào, đều là vận dụng chiêu này.

Nhưng nhà binh chỉ dùng đến phần hình, tuyệt đối không thể đạt đến mức độ tinh vi kín kẽ, mắt xích liên hoàn như khảm tử gia. Giống như khảm diện trước mắt, cành khô cành tươi đan xen rối loạn, chằng chịt ngả nghiêng, không thể phân biệt, cho dù là cao thủ trong nghề khảm tử chưa chắc đã thoát ra được.

-Ngũ Lang, đừng nhổ ngọn trúc ra, chưa chuẩn bị cầm máu, máu ộc ra sẽ mất mạng đấy. Gắng đợi bọn ta tình cách lại gần! – Du Hữu Thích biết Ngũ Lang tính tình lỗ mãng, vội lên tiếng ngăn cản.

-Quái lạ thật, tôi thấy con bé Liễu cũng bị đâm trúng hai phát, tại sao lại không hề hấn gì? – Chúc Tiết Cao băn khoăn.

-Ha ha! Trên người con bé có mang bảo bối gia truyền của gia tộc tôi, tôi đã giấu bảo bối vào người nó rồi! – Du Hữu Thích vẻ đầy đắc ý, dường như đã quên bẵng mất mình đang bị vây khốc trong đám cành trúc.

Thì ra sau khi qua rừng Giá Trinh, Du Hữu Thích cảm thấy địa thế nơi đây hiểm ác khôn lường, lại nghĩ vận khí của tổ tiên đã hoàn toàn bị phá vỡ, dù có liều mạng cũng khó đương đầu với số mệnh. Chỉ còn cách đặt hết hy vọng vào một người có đủ linh tính, bảo vệ cho người này an toàn để lấy được bảo bối, khi đó, bản thân mình cũng sẽ được hưởng lây chút bảo khí mà hóa giải phá cục của gia tộc. Hắn đã lựa chọn Lỗ Thiên Liễu. Hắn từng nghe nói trên cơ thể cô có làn khí thần thánh, và cũng tận mắt chứng kiến, nên khẳng định rằng cô chính là người thích hợp nhất. Bởi vậy, hắn đã kín đáo tìm cơ hội để đưa bộ áo giáp đồng rẽ nước cho Lỗ Thiên Liễu mặc vào.

Áo giáp đồng rẽ nước được đan từ sợi đồng xanh, thứ đồng được kéo sợi từ khối đồng xanh nung chảy từ cột đồng mà vua Trụ nhà Thương dùng để nung đốt người sống. Cột đồng đã được nung đỏ trong than lửa, tôi bằng máu người không biết bao nhiêu lần, đã thẩm thấu đan khí tinh huyết của không biết bao nhiêu sinh linh, còn cứng rắn hơn cả thép trời. Sau này, được ẩn sĩ triều Chu là Liêu Công Toàn chế thành sợi đồng dài ba nghìn thước, lại được thợ khéo Ma Bà ở Âm Sơn đan thành ba bộ áo giáp, một bộ “tránh lửa”, một bộ “rẽ nước”, một bộ “phá kim loại”. Nhưng sau khi triều Chu bị tiêu diệt, ba bộ áo giáp cũng đã biệt tích. Có người nói rằng chúng được ban tặng cho Khương Thượng, cũng có người nói rằng chúng được ban cho người có công lớn nhất trong số các chư hầu, nhưng thật giả thế nào, không thể khảo chứng được. Còn bộ áo giáp đồng của Du Hữu Thích là do tổ tiên hắn kiếm được từ Tây Dương, sau đó đã phải nhờ vả không biết bao nhiêu cao nhân mới có thể đọc được một vài con chữ kỳ quặc còn sót lại trên áo, thì ra chính là bộ giáp “rẽ nước” trong ba bộ áo giáp đồng xanh. Nhưng bộ giáp “rẽ nước” cũng đã không còn nguyên vẹn, bị khuyết mất vạt dưới và ống tay, chỉ còn lại phần thân áo dùng để bảo vệ trước ngực và sau lưng. Lỗ Thiên Liễu nhờ mặc bộ áo giáp này trong người, nên mới thoát khỏi kết cục thảm khốc.

-Đã không sợ bị đâm thủng, tại sao lại không lợi dụng lực đâm để bật lên ngọn trúc, sau đó vít cong ngọn trúc rồi bật sang cây khác, băng qua khảm diện từ trên cao. – Chúc Tiết Cao nói đúng, các nút lẫy trên cây trúc thông thường sẽ không được bố trí trên ngọn trúc, khảm nút “nơi không có đường chính là đường chết” cũng sẽ không thể thiết kế trên phần ngọn. Vì ngọn trúc mềm dẻo, không ai có thể di chuyển trên đó được. Bởi vậy, phần ngọn trúc cũng tương tự như chỗ khuyết của khảm diện thông thường.

-Liễu Nhi, sau khi con đứng dậy hãy lùi lại hai bước, sẽ đụng phải một cành trúc đang bị vít căng. Sau khi lẫy động, bên trái sẽ có một cành trúc lớn chếch xuống rồi bật lên, đâm trúng ngang lưng con, con có thể mượn sức mạnh của nó để bật lên ngọn trúc! – Lỗ Thịnh Nghĩa quan sát kỹ lưỡng bố cục xung quanh Lỗ Thiên Liễu, rồi mới đưa ra phương án.

Lỗ Thiên Liễu làm đúng theo lời Lỗ Thịnh Nghĩa, lùi lại, chạm nút, rồi bị đánh bật lên cao. Sau khi bật lên, cô không rơi xuống nữa. Cô không vít cong ngọn trúc để chuyển sang ngọn khác như Chúc Tiết Cao đã gợi ý, mà sau khi bị đánh văng lên, cô đã phóng Phi nhứ bạc đi, dùng chiêu cánh tay xích quấn lấy ngọn trúc. Sau đó, cô dùng hai chiếc Phi nhứ bạc thay phiên nhau quấn vào các ngọn trúc, đu người băng qua trận Trăm đốt đan xen.

Nhìn thấy Lỗ Thiên Liễu thuận lợi thoát ra, những người đang bị vây khốn mỗi người một vẻ biểu cảm. Có thể nhận ra, mỗi người họ đều mang trong lòng một suy nghĩ khác nhau.

Lỗ Thiên Liễu mặc dù vô cùng lo lắng, không biết những người còn lại có thể thoát ra an toàn hay không. Nhưng lúc này đã không còn phương cách nào khác, bản thân cô may mắn rơi vào rìa khảm nên không bị vây khốn, nên buộc phải đi trước một bước, lấy việc chính làm trọng.

Cơ thể mảnh mai của cô thoăn thoắt chuyền qua ngọn trúc, lướt đi giữa không trung. Khi cô lướt lên tới điểm cao nhất, linh hồn dường như đã bứt ra khỏi xác thân.

Chú thích

[9] Có nghĩa là cành cây cuồng dại đầy đồng.

Đến lúc này Lỗ Thiên Liễu mới nhìn rõ đám quỷ anh, vóc dáng và diện mạo của chúng quả thật giống hệt trẻ nhỏ, nhưng động tác có phần đờ đẫn cứng nhắc. Nếu không phải tận mắt chứng kiến, chẳng ai ngờ được chúng có thể chạy nhanh đến vậy. Tất cả bọn chúng đều trần như nhộng, trên làn da trắng bệch nổi phồng lên những mạch máu ngoằn ngoèo màu tím anh. Trên chiếc đầu lớn tròn xoe, lại mọc ra một đầu mũi nhọn hoắt và hàm răng nanh lởm chởm. Nơi đôi mắt là một khe hở rất dài và lớn, nhưng lại giống như không thể mở ra.

Bây giờ vách Quỷ anh đã thành hình, giống như một chiếc ống tròn, chụp cứng lấy bốn người. Lũ quỷ anh sau khi tạo thành bức tường, hình dạng mỗi đứa một khác, thảo nào số lượng của chúng đông đảo hơn nhiều so với vách Bách anh. Vì chúng có lớn có nhỏ, lại méo mó biến dạng theo đủ kiểu khác nhau.

“Vách Bách anh, vòng tuyệt mệnh”, đây là câu nói mà tất cả các khảm tử gia trong giang hồ đều thuộc nằm lòng.

o O o

Trúc trong rừng đạm trúc mọc vô cùng hỗn loạn. Kể từ lúc bắt đầu lên núi, đây là khu rừng đầu tiên không thấy có dấu vết sửa sang của con người. Rất nhiều thân trúc nghiêng ngả, cong queo, đổ gãy, cành úa lá tươi đan rối vào nhau, không phân biệt được đâu là cây sống đâu là cây chết. Từ trong rừng trúc thi thoảng lại bay ra một thứ mùi hôi tanh nồng nặc, tựa như mùi chuột chết.

Lúc này trời đã sáng hẳn, mưa phùn lại rơi mù mịt như sương. Toàn bộ khu rừng chìm trong tiếng rì rầm của hạt mưa nhỏ trên lá trúc, cành trúc.

Phải chăng họ đã đi nhầm đường? Đi quanh một vòng rồi lại lạc vào đường rừng? Lần này, ngay cả Chúc Tiết Cao cũng không dám chắc chắn. Hay là bọn họ đã bỏ qua lối rẽ nào? Điều này mọi người đều bác bỏ, từ khu rừng lãnh sam đến rừng đạm trúc, bọn họ không hề nhìn thấy một lối rẽ nào.

-Hay là vòng ngược chiều rồi? Lẽ ra phải đi vòng qua bên kia rừng lãnh sam. Mau quay lại thôi, khảm tử gia chẳng nói nơi không có đường chính là đường chết hay sao? – Du Hữu Thích lo lắng.

-Ai nói ở đây không có đường? Chỉ có điều không biết con đường này có đi qua được hay không! – Lỗ Thịnh Nghĩa nói.

-Vậy ư? Ở đây có đường? – Du Hữu Thích nhìn vào rừng trúc, vẻ đầy nghi hoặc.

Bên trong rừng trúc cành xiêu lá úa, nhìn kiểu gì cũng không giống đường đi. Cho dù có đường, hẳn cũng không phải dành cho con người.

-Người ta có thể làm ra hình thù ngay ngắn, thì tại sao không thể làm ra hình thù hoang sơ? – Lỗ Thiên Liễu xen vào một câu.

-Đúng vậy! Thôi mặc kệ, cứ đi rồi tính. Cho dù là con đường khảm diện do đối phương bày ra, chúng ta vẫn cứ phải đi. Chỉ cần không bị lạc đường, chẳng may có sai vẫn quay lại được! – Chúc Tiết Cao lúc nào cũng muốn đơn giản hóa các vấn đề phức tạp.

Lần này Lỗ Thịnh Nghĩa đi trước dẫn đường. Công pháp Định cơ vốn được dùng để xác định phương hướng, phạm vi, hình dạng thích hợp nhất của công trình kiến trúc trong bất cứ điều kiện địa hình nào, vì vậy, ông có thể phát hiện ra đường đi trong khu rừng trúc hỗn tạp rối loạn cũng là hợp tình hợp lý.

Quả nhiên có đường, mặc dù con đường rất khó đi.

Lỗ Thiên Liễu lần này không đi cuối cùng, vì cô phải bám sát theo cha, sử dụng ba giác nhạy bén để giúp ông phát giác ra những điểm bất thường. Hơn nữa, nếu xuất hiện điều gì bất trắc, cô cũng có thể kịp thời trợ giúp cho ông.

Lúc này, người đi cuối cùng là Chu thiên sư. Đây là sự lạ, vì trên suốt đường đi, Chu thiên sư với tư cách là bậc tôn trưởng, lại là người tu hành đạo hạnh cao thâm, nên luôn là nhân vật trung tâm của cả đoàn người, nhưng không hiểu sao lúc này ông lại có vẻ lo âu sợ hãi. Vẫn còn một việc quái lạ hơn nữa, hôm trước Chu thiên sư bảo tay đệ tử tránh xa vùng đất dưỡng thi, nhưng từ lúc đó trở đi, không hề gọi hắn một lần. Sau khi thoát khỏi vùng đất dưỡng thi, ông cũng không đi tìm, thậm chí chẳng buồn nhắc đến, dường như đã quên bẵng mất con người đó.

Ai cũng biết Chu thiên sư không thể lú lẫn đến mức độ ấy. Ông ta làm như vậy, chắc chắn còn có dụng ý khác. Chỉ có Ngũ Lang bản tính thực thà, mới ngây ngô hỏi ông ta tay đệ tử đã đi đâu, nhưng Chu thiên sư nét mặt khác thường, chỉ trả lời gọn lỏn:

-Có chuyện!

Càng đi sâu vào trong rừng trúc, đường càng dễ đi, nhưng thông thường khi đường đi dễ dàng, người ta sẽ không quay đầu nhìn lại phía sau. Cũng chính vì thế mà họ đã không phát hiện ra một hiện tượng bất thường có liên quan tới tính mạng.

Ngay cả người đi cuối cùng là Chu thiên sư cũng không phát hiện ra hiện tượng này. Tất cả những nơi mà họ đã đi qua đều không thể quay trở lại. Những cành trúc tươi trúc héo thoạt nhìn tưởng như rối loạn không theo quy tắc, nhưng kỳ thực, chúng đã tạo thành vô số các rào chéo ngược trên suốt dọc đường đi, giống như những hom giỏ bắt cá. Đi theo chiều thuận chỉ cần đẩy khẽ cành trúc là có thể lách qua, nhưng nếu quay ngược lại, sẽ phải đối diện với vô số gai trúc tua tủa đâm thẳng đến trước mặt.

-A, có người! – Lỗ Thịnh Nghĩa vừa vòng qua một khóm trúc rậm, liền giật bắn mình trước một bóng người thình lình hiện ra trước mắt.

-Ồ! Tại sao lại là anh ta? – Lỗ Thiên Liễu tuy cũng sợ đến toát mồ hôi lạnh, song vừa nhìn đã nhận ra bóng người trước mắt.

Đó là một kẻ đáng lẽ không thể xuất hiện ở đây, một kẻ đáng lẽ phải đi cùng cả bọn. Kẻ đó đứng thẳng đơ ngay phía trước, xoay nghiêng về phía đoàn người, thân hình đu đưa nhẹ bẫng, tựa như một bộ da treo trong rừng trúc.

-Là đệ tử của thầy kìa! Đi nhanh thật đấy, đã tới tận đây! Nhưng hình như có vẻ hơi dặt dẹo, cứ như vừa ăn đẫy cơm rượu nước đầu! – Thủy Du Bạo quay đầu nói với Chu thiên sư.

Sắc mặt của Chu thiên sư lúc này hết sức khó coi, song không hề có vẻ kinh ngạc hay bất ngờ, dường như đã có dự cảm từ trước.

Kẻ đó đúng là đệ tử của Chu thiên sư, nhưng đã chết. Một cành trúc sắc nhọn đâm xuyên vào sau gáy hắn, rồi thò ra qua chiếc miệng há hốc, nhấc bổng thi thể hắn lên, đưa qua đưa lại, chỉ còn đầu mũi chân kéo rê trên đất, trông dật dờ như thể đang bay.

Du Hữu Thích thận trọng lại gần xác chết, hắn muốn quan sát xem ngọn trúc to bằng miệng chén kia đã xuyên thủng qua gáy kẻ kia bằng cách nào, và còn nguyên nhân nào khác khiến hắn thiệt mạng hay không.

Xác chết vẫn quần áo chỉnh tề, không hề có dấu vết của giãy giụa xô xát, có thể phán đoán rằng hắn đã bị ngọn trúc đâm thình lình trong trạng thái không hề phòng bị. Song cơ thể người thấp hơn ngọn trúc, tại sao ngọn trúc lại có thể đâm xuyên qua gáy? Chắc hẳn không phải là do hắn tự vít cành xuống. Còn nữa, một thân xác trai tráng vạm vỡ thế kia treo trên đầu ngọn trúc, tại sao cành trúc lại không hề trĩu xuống?

Du Hữu Thích đưa Nga Mi thích đẩy khẽ vào xác chết, cái xác bèn đong đưa như con lắc.

-Cẩn thận, tôi đoán có thứ gia vị nào khác. Với thân thủ của hắn, chắc chắn không thể để cành trúc đâm trúng người mới phải! – Thủy Du Bạo nhắc nhở Du Hữu Thích.

Du Hữu Thích không nói gì, chỉ khẽ gật đầu. Hắn không động vào cái xác nữa, mà vòng về phía trước xác chết.

Đột ngột, hai con mắt của hắn trợn trừng lên như muốn vọt ra ngoài, mặt mũi tái xanh tái xám, lập tức xoay người, gập lưng, “ọe” lên mấy tiếng như muốn nôn. Một tên đầu sỏ cướp hồ giết người không gớm tay giờ lại nôn ọe trước xác chết? Sợ ư? Hay kinh tởm? Cả hai!

Lỗ Thiên Liễu tuy rất hiếu kỳ, nhưng lại không dám chạy tới nhìn, sức chịu đựng của cô trên phương diện này thua xa Du Hữu Thích. Vì vậy, khi Thủy Du Bạo nhấp một ngụm rượu rồi đi đến bên cạnh cái xác, vụt một cái xoay nó về phía mọi người, Lỗ Thiên Liễu lập tức nhắm chặt mắt lại quay vội đi.

Quá nửa thi thể ở phía bên kia da thịt nhăn đét lại như xác chết khô, một nửa đầu đã trơ xương như đầu lâu, chỉ còn vắt vẻo vài dải thịt, trên đó lúc nhúc vô số dòi bọ đang thi nhau rỉa rúc.

Thảm trạng quả thực khủng khiếp, cũng hết sức quái đản. Mức độ nát rữa khô đét của nửa thi thể bên kia thường chỉ có những xác chết đã nhiều năm, trong khi tay đệ tử của Chu thiên sư mới biến mất chưa được hai ngày. Và khó hiểu hơn nữa là cái xác lại một nửa mục rữa một nửa nguyên lành như còn sống, không biết là bị trúng nút thuốc độc, hay trúng ngón tà thuật bàng môn nào?

-Chẳng trách lại bị cành trúc nhấc bổng lên, chỉ còn một nửa trọng lượng… Ồ, không đúng, bên trong cũng đã bị moi móc hết rồi, chẳng còn được bằng một nửa nữa… – Những người khác đều thấy ghê rợn không dám nhìn, chỉ có Thủy Du Bạo vẫn thản thiên như không, không những tiến lại gần xem xét, lại còn phân tích rất hào hứng, tựa như đang bàn luận về một món ăn, khiến mọi người đều cảm thấy con người này thật tàn nhẫn.

Trong lúc lão Thủy vẫn đang lải nhải không thôi, từ trong đám cành lá dày đặc phía trên bỗng có hai bóng đen lao vụt tới. Lỗ Thiên Liễu vội kéo Lỗ Thịnh Nghĩa ngồi thụp xuống. Ngũ Lang lập tức xoay tròn thanh phác đao che chắn phần đầu. Chúc Tiết Cao né người lách xuống bên dưới một đám trúc nghiêng vẹo, ngay cả Du Hữu Thích đang gập người nôn ọe cũng thuận thế đổ rạp người về trước.

Chỉ có Thủy Du Bạo và Chu thiên sư vẫn đứng trơ trơ.Thủy Du Bạo câm bặt, nét mặt sầm lại như tảng đá. Chu thiên sư vẻ mặt lãnh đạm, người không nhúc nhích.

Hai bóng đen không lớn, khi lao xuống ngang với độ cao của thân người, liền liệng thành vòng tròn, tách nhau ra, lần lượt rơi trên vai Thủy Du Bạo và Chu thiên sư.

Đậu trên vai Thủy Du Bạo chính là con sáo mắt đỏ, còn đậu trên vai Chu thiên sư là một con vẹt lông xanh lớn hơn con sáo khá nhiều. Lông vũ trên mình nó màu xanh lam, từ cổ trở lên xanh biếc đến chói mắt, bên dưới phần cổ ngả sang màu đen. Đây chính là con vẹt mà Chu thiên sư nuôi dưỡng, người nuôi chim gọi giống này là “Lửa ma đêm”.

Con vẹt vừa đáp xuống vai Chu thiên sư, lập tức the thé liên hồi:

-Chưởng giáo mất tích, Long Hổ bị đánh. Chạy rồi! Tan rồi! Chưởng giáo mất tích, Long Hổ bị đánh. Chạy rồi! Tan rồi…

Chu thiên sư mặt không biến sắc, ánh mắt bén nhọn kinh người chiếu thẳng về phía Thủy Du Bạo:

-Ngươi là ai?

Tiếng kêu quang quác liên hồi của con vẹt không hề ảnh hưởng đến âm hưởng sắc bén rành mạch trong lời nói của Chu thiên sư.

-Người được chưởng giáo thiên sư phái đến! – Lời Thủy Du Bạo ngắn gọn điềm tĩnh chưa từng có.

-Chưởng giáo thiên sư đã đi đâu?

-Đi đến nơi cần đến, đi theo hướng cần đi!

-Ngươi tính toán hết rồi phải không?

-Là có người tính toán hơi muộn!

-Thật ghê gớm! Ẩn mình trên núi Long Hổ suốt bao nhiêu năm, lại lừa gạt được chưởng giáo thiên sư tin tưởng. May mà bảo bối vẫn chưa lấy được, ngươi đã lộ hình quá sớm!

-Trong lòng một bầu khí thanh linh, không có hình mà lộ, cũng có thể hiện hình tùy theo cảnh. – Thủy Du Bạo không những điềm tĩnh, mà còn hiển hiện ít nhiều khí độ thanh nhàn của tiên gia.

-Con vẹt của ta bay chậm hơn con sáo kia đến trăm dặm một ngày, có lẽ đã đến chậm mất bốn năm ngày, vì vậy nó phải rời núi Long Hổ trước khi con sáo của người xuất phát. Không biết con sáo của người lấy đâu ra thông tin khẩu truyền của chưởng giáo thiên sư? – Suy luận của Chu thiên sư rất có lý, vấn đề chỉ ra cũng rất có khí thế lấn át.

-Này, ông Chu, ông đừng có nói cái giọng đấy, làm tôi canh chẳng ra canh cháo chẳng ra cháo. Tôi chẳng phải là thiên sư, bấm độn không biết tính toán không hay, đừng hỏi tôi ba cái thứ vớ va vớ vẩn kia nữa. Đáng lẽ tôi đã bỏ đi rồi, là mọi người khăng khăng níu kéo tôi ở lại, sao bây giờ lại thành ra mũi lợn thối hoắc bỏ vào nồi kho, dù có lý cũng cãi không lại! – Thủy Du Bạo lại quay trở về với cách nói năng bạt mạng chẳng coi ai ra gì, cãi chày cãi cối, hẳn là do không trả lời được câu hỏi của Chu thiên sư nên thuận miệng nói càn.

-Tốt lắm! Hôm nay phải đào tận gốc trốc tận rễ, nhổ đi cái đinh găm dưới đế giày! – Du Hữu Thích nhăm nhăm đổ thêm dầu vào lửa. Mấy ngày hôm nay hắn hết cự nự với Chu thiên sư, lại đấu khẩu với Thủy Du Bạo, cuối cùng cũng chộp được một cơ hội để phát tiết.

-Chuyện gì thế? Hai người tự dưng đứng trơ ra như khúc tre ở đấy làm gì, có đi không? Đừng có ở luôn đây mà đấu khẩu đấy nhé! – Chúc Tiết Cao chui ra từ đám trúc nghiêng ngả, thấy bộ dạng của hai lão già như vậy thì lấy làm kinh ngạc.

-Các người đi trước đi!

Cả hai lão già đang hằm hè nhau lại bật ra cùng một câu.

-Vậy chúng tôi đi trước đây! – Lỗ Thiên Liễu nãy giờ lắng nghe rất chăm chú, cũng phát giác ra những khuất tất bên trong. Con vẹt Lửa ma đêm của Chu thiên sư mang tin tức đến, nói rằng núi Long Hổ đã bị tấn công, chưởng giáo thiên sư mất tích, nên Chu thiên sư đã nghi ngờ về thân phận và ý đồ thực sự của Thủy Du Bạo. Trong khi Thủy Du Bạo lại ám chỉ Chu thiên sư có ý đồ ám muội. Chuyện này trước mắt không ai có thể phân rõ trắng đen, nên Lỗ Thiên Liễu quyết định tạm thời tránh mặt.

-Chúng tôi đi thật đấy! – Lỗ Thiên Liễu lại quay đầu lại nhìn hai lão già đang gườm gườm nhau như hai con gà chọi.

Chu thiên sư và Thủy Du Bạo đều không lên tiếng, chỉ khẽ gật đầu.

Bọn họ vòng qua phía trước cỗ xác người lủng lẳng trên cành trúc, đi về phía trước, và phát hiện ra rằng, ở vạt rừng phía trước, những cây trúc nghiêng ngả đổ rạp không có nhiều thay đổi, song những thân cây thẳng tắp vươn cao trông lại có vẻ to lớn hơn nhiều so với những chỗ họ đã đi qua.

Đúng lúc Lỗ Thịnh Nghĩa đang định rẽ đám cành lá rối loạn để lách lên, trong Lỗ Thiên Liễu lại vụt lên một cảm giác y hệt như khi ở trước rừng cây lãnh sam. Cô vội vàng chụp lấy Lỗ Thịnh Nghĩa giữ lại, nói dứt khoát:

-Từ từ đã!

Trên đám trúc ở đây có những thứ không thuộc về cây trúc. Trước khi tìm được và xử lý ổn thỏa những thứ đó, họ không được tiến thêm nửa bước.

Hai lão già đã chuyển từ đấu khẩu sang đấu mắt, đấu thế.

Lúc này, bối rối nhất chính là đám Lỗ Thiên Liễu, tiến lên không được, mà lui lại cũng chẳng xong, không muốn ở lại mà cũng không thể không ở lại. Đám dòi bọ quằn quại trên khuôn mặt nửa thịt chết nửa xương khô của cỗ thây ma, khiến nó như đang nhếch một nụ cười ma quái, dè bỉu đám người đang lúng túng trước mặt.

Sáo mắt đỏ và Lửa ma đêm đột nhiên lao vút lên không, khiến mọi người cứ ngỡ Chu thiên sư và Thủy Du Bạo sắp động thủ đến nơi. Ngoái đầu nhìn lại, thấy hai lão già vẫn đứng bất động, trong khi hai con chim cũng không bay đi xa, chỉ lượn vòng vòng bên trên rừng trúc, dáng vẻ đầy sợ hãi hoảng loạn.

“Linh cầm cảnh báo”! Lỗ Thiên Liễu biết hiện tượng này có ý nghĩa gì. Cô bất giác lùi lại một bước, tập trung tinh thần, dùng ba giác nhạy bén để lục soát trong rừng trúc. Nhưng do suốt nhiều ngày bôn ba mệt mỏi, tinh thần lại ở trong trạng thái căng thẳng cao độ, nên hiện giờ ba giác của cô không thể đạt đến trạng thái tốt nhất. Nhưng cho dù như vậy, cô vẫn nghe thấy có vật gì đang trườn đi một cách chậm chạp, mang theo một thứ mùi hết sức khó ngửi.

Lỗ Thiên Liễu đột nhiên cảm thấy trước mắt lòe nhòe, bèn vội vàng chớp mạnh đôi mắt để rũ đi những hạt bụi mưa bám trên mi. Song trước mắt vẫn thấy hơi chao đảo. Một số thứ đúng ra không thể di chuyển giờ đang di chuyển. Là thứ gì? Là cây trúc! Là cành trúc! Là các đốt trên cành trúc!

-Cây trúc kìa! – Lỗ Thiên Liễu không biết phải nói thế nào, chỉ biết đưa tay chỉ vào cây trúc, kêu toáng lên.

Cô vừa đưa tay ra chỉ, bỗng một đoạn thân trúc ngay phía trước vụt một cái đã lao đến sát gần, lắc lư rơi thẳng xuống đầu Lỗ Thiên Liễu.

-Chạy mau! – Chúc Tiết Cao vừa quát lớn, vừa vung tay đẩy Lỗ Thiên Liễu sang một bên, một thanh nan tre vàng óng vung ra, quấn ngay lấy “đoạn trúc”. “Đoạn trúc” đã rơi xuống đất, song từ trong rừng tiếp tục văng ra vô số “đoạn trúc” bay đến tới tấp, khiến bó lạt tre không thể nào bắt cho xuể.

Vừa chạy ngược trở lại, Lỗ Thiên Liễu đã phát hiện ra lối về trúc ken tua tủa như hom giỏ. Bọn họ đã trở thành cá nằm trong đó, không thể trở ra.

-Á! Nóng quá! Nóng chết mất! – Ngũ Lang đi đoạn hậu bỗng rú lên. Có thể khiến một gã trai mình đồng da sắt phải kêu la thảm thiết đến thế, nỗi đau đớn hẳn là khó tưởng tượng.

Ngũ Lang vừa kêu rú, vừa đưa tay ra sau lưng giật phăng một miếng “vỏ trúc” màu xanh nhạt. Miếng “vỏ trúc” bị rứt xuống, lôi theo cả một mảng áo của Ngũ Lang, trên mảng lưng trần hằn rõ một vết cháy sém có hình vỏ trúc.

-Chạy đi đâu? Không quay lại được!

-Lách sang bên trái!

-Hay là nấp dưới đám trúc nhỏ trước đã!

-Không được, chúng nhiều quá! Lát nữa bị vây kín sẽ không còn đường chạy!

Mọi người đã hoảng loạn cực độ. Lúc này những “đoạn trúc” đã bay đến rợp trời rợp đất.

-Chạy sang đây! – Là giọng của Thủy Du Bạo.

Cuộc đối đầu giữa Chu thiên sư và Thủy Du Bạo không biết đã kết thúc từ bao giờ, lúc này Thủy Du Bạo đang đứng trước một vạt trúc khô héo, đưa tay vẫy Lỗ Thịnh Nghĩa.

Lỗ Thịnh Nghĩa ngần ngừ một thoáng, không biết có nên đi theo Thủy Du Bạo hay không. Chính trong khoảnh khắc ngần ngừ đó, một “đoạn trúc” đã rơi xuống cổ ông, rồi lập tức quấn một vòng quanh cổ hệt như vắt cho ông một tấm khăn quàng màu xanh nhạt. Nhưng dải khăn quàng quá chặt, lại ấm quá thể, hai mắt Lỗ Thịnh Nghĩa đã lồi hẳn ra, đến kêu cũng không kêu được thành tiếng, “phịch” một cái ngã lăn xuống đất.

Lỗ Thiên Liễu vung Phi nhứ bạc đánh văng hai “đoạn trúc” đang lao đến, đưa tay trái định gỡ dải “vỏ trúc” thít trên cổ Lỗ Thịnh Nghĩa, song lại không thể tìm thấy đầu mối ở đâu, không biết phải gỡ từ chỗ nào.

“Phụt” – Thủy Du Bạo ngửa cổ phun ra một ngụm rượu tung tóe trên không, ngụm rượu rất lớn, song hơi phun của Thủy Du Bạo cũng rất dài. Luồng hơi dài đã phun rượu thành một tấm màn rất rộng, bao trọn lấy bọn Lỗ Thiên Liễu. Mấy giọt rượu cuối cùng vừa hay rơi trúng “chiếc khăn quàng” thít quanh cổ Lỗ Thịnh Nghĩa, “chiếc khăn” giật lên mấy cái, rồi nhũn ra tuột xuống.

Thủy Du Bạo chụp lấy sau cổ áo Lỗ Thịnh Nghĩa, chỉ một tay đã kéo bật ông lên. Sau đó lại buông tay, chưa đợi Lỗ Thịnh Nghĩa ngã sụp xuống, đã vỗ mạnh một chưởng vào giữa lưng ông. Chưởng này khiến Lỗ Thịnh Nghĩa hít thở lại được, mặc dù quanh cổ bỏng rát đau đớn, nhưng chân đã đứng vững được.

Màn rượu của Thủy Du Bạo vừa phun ra, những “đoạn trúc” đã lao đến sát gần bỗng rung lắc dữ dội, lập tức bay ngược trở lại, có đoạn quay về cây trúc, có đoạn rơi vào trong bụi.

-Chạy mau! Rượu chỉ có thể ngăn cản tạm thời! – Thủy Du Bạo vừa nói vừa đẩy Lỗ Thịnh Nghĩa.

Lỗ Thịnh Nghĩa vừa kịp định thần, không còn sự lựa chọn nào khác, chỉ biết cắm đầu chạy theo Thủy Du Bạo.

Con đường mà Thủy Du Bạo phát hiện bị che phủ hoàn toàn bởi đám cành trúc rối loạn thấp lè tè, phải cúi lom khom mới có thể luồn qua. Nhưng lúc này, chỉ cần có đường đi, chỉ cần tránh được sự công kích, cho dù phải bò mà đi, bọn họ cũng phải liều mạng.

Đến khi không thể chạy nổi nữa, bọn họ mới ngồi phệt xuống đất thở hồng hộc. Nhưng đến tận lúc này, bọn họ vẫn chưa thể ra khỏi con đường bị phủ kín dưới cành trúc rậm rịt.

Khi đã đỡ hổn hển, Lỗ Thiên Liễu đến bên Lỗ Thịnh Nghĩa để xem xét vết thương cho ông, liền phát hiện phần da trên cổ ông đã cháy đen và khô quắt lại, trên đó có vô số lỗ nhỏ li ti, nhưng không thấy có máu rỉ ra từ trong lỗ.

-Không biết là thứ quái đản gì? Vết thương trông rất bất thường! – Lỗ Thiên Liễu vừa nói vừa đưa mắt về phía Thủy Du Bạo.

Chưa đợi Thủy Du Bạo lên tiếng, Chúc Tiết Cao đã tranh nói trước:

-Đây là dơi đốt trúc, thường gọi là sâu hỏa lưu. Hoa văn, màu sắc trên mình chúng trông giống hết như một đoạn trúc, và chỉ sinh sống trong rừng đạm trúc. Bên dưới cơ thể có trăm chân, vừa dùng để di chuyển, vừa dùng làm vòi hút thức ăn. Trong rừng đạm trúc, chúng hút nước trên lá trúc, sau khi vào trong cơ thể sẽ chuyển hóa thành một thứ dung dịch ăn mòn cực mạnh. Khi gặp vật sống, chúng sẽ bám lên cơ thể, trăm chân cắm sâu vào da thịt, nhả dung dịch vào cơ thể sống để làm cho cơ thịt nát rữa, rồi hút lấy để ăn. Sau khi hút no, chúng sẽ bò về cây trúc, nhả thứ dung dịch vừa hút được xuống gốc trúc. Bởi vậy những cây trúc có dơi đốt trúc ký sinh đều cao lớn hơn hẳn. Xác đệ tử của Chu thiên sư chính là bị giống quái vật này cắn hút, nên mới thối rữa nhanh chóng đến vậy!

-Tại sao không nói sớm? Giống quái vật đó hình như còn biết bay! – Du Hữu Thích cằn nhằn.

-Không phải bay, mà là nhảy. Giống này trước đây tôi đã từng thấy, nhưng to nhất cũng chỉ bằng cái đũa, có biết đâu lại lớn đến thế? – Chúc Tiết Cao nói.

Thực ra giống dơi đốt trúc này còn có tên là dơi trúc. Trong trước tác “Dị trùng điển phả” có chép rằng: “Dơi trúc, hình dạng màu sắc giống như thân trúc, hút máu thịt rát như lửa thiêu, to bằng thân trúc nơi chúng ở…”

-Vết thương phải xử lý như thế nào đây? – Người bị thương chính là cha mình và Ngũ Lang, nên Lỗ Thiên Liễu vô cùng lo lắng, không biết mức độ nguy hiểm của vết thương và phương pháp điều trị ra sao.

-Thịt bị dung dịch trong thân dơi thiêu đốt, nên hoại tử mà thành ra như vậy. Cứ để kệ nó, vết thương sẽ dần bình phục! – Thủy Du Bạo nói.

-Phải rồi, ông Thủy, thứ rượu của ông xem ra rất vạn năng, hay là thử dùng nó để chữa cho họ xem sao? – Du Hữu Thích đã bắt đầu tò mò với rượu của Thủy Du Bạo. Cũng dễ hiểu, vì bình rượu của lão đã hết lần này đến lần khác phát huy tác dụng thần kỳ.

-Không phải món nào thêm muối cũng hợp, vết thương này tôi cũng bó tay! – Thủy Du Bạo nói.

-Hỏi Chu thiên sư xem ông ấy có cách gì không? – Chúc Tiết Cao nói với Du Hữu Thích.

-Chu thiên sư! Ô, cái lão mũi trâu này biến đi đâu rồi nhỉ? Không chạy cùng chúng ta ư?

Lúc này mọi người mới phát hiện ra Chu thiên sư đã không thấy đâu nữa, không biết ngay từ đầu đã không chạy cùng mọi người, hay là đã thất lạc trên đường tháo chạy.

Trong lòng Lỗ Thiên Liễu bỗng dấy lên một cảm giác như thể bị lừa gạt. Tại sao cô lại có cảm giác này. Cô đã bị ai lừa? Cô không rõ, nhưng chắc chắn đã có một ai đó đã lừa gạt mọi người. Là Chu thiên sư? Hay là Thủy Du Bạo?

Nếu là Chu thiên sư, vậy vẫn còn may, chí ít lúc này cũng đã thoát khỏi ông ta. Mà không đúng! Cũng có thể bọn họ đã bị ông ta đưa đến một con đường không thể quay về. Nhưng con đường họ đang đi lại do Thủy Du Bạo dẫn vào. Phải rồi! Tại sao Thủy Du Bạo lại biết được con đường ẩn kín trong trúc thấp? Tại sao rượu của Thủy Du Bạo lại có thể khắc chế được lũ dơi đốt trúc? Nếu thông tin mà con vẹt “Lửa ma đêm” của Chu thiên sư mang đến là chính xác, thì Lão Thủy Du Bạo kia rốt cục là ai?

-Chúng ta hãy nhanh chóng tiến lên, phải thoát khỏi rừng trúc này trước đã! – Lỗ Thiên Liễu đề nghị.

Cuối cùng cũng đã thoát khỏi con đường phải cúi lom khom mà đi, nhưng họ vẫn chưa thể ra khỏi rừng đạm trúc. Khi bọn họ đã có thể đứng thẳng người, nhìn về phía trước, trải dài trước mắt vẫn là đọt xanh tua tủa, cành đan chằng chịt, bóng lá điệp trùng. Trong cảm giác của họ, rừng trúc ở đây như thể vô cùng vô tận, không bao giờ đi được đến tận cùng.

-Khu vực này có vẻ thoáng đãng hơn nhiều! – Chúc Tiết Cao cuối cùng cũng lên tiếng. Nếu không phải cảm thấy sự lạ, một người như gã tuyệt đối không bao giờ chủ động phá tan sự yên lặng.

Chúc Tiết Cao vừa lên tiếng, những người khác cũng lập tức nhận ra. Khu vực này trúc bụi và cành lá rối ren mỗi lúc một thưa, những búi trúc nhỏ dày đặc không còn thấy nữa. Trúc nghiêng và trúc thẳng thay đổi không nhiều, chỉ có vẻ thưa lá trơ trụi hơn trước chút ít. Thế nhưng những cây trúc chết khô và bị gãy cụt lại thấy nhiều hơn.

Lúc này đổi sang Lỗ Thiên Liễu đi trước dẫn đường, cô không yên tâm để Lỗ Thịnh Nghĩa đang bị thương đi đầu.

Lỗ Thiên Liễu bước đi vô cùng thận trọng, chỉ men theo những gốc cây trúc thẳng, không chui qua bên dưới những thân trúc ngả nghiêng, và tuyệt đối không bước qua những cây trúc đổ gãy. Đây là phương pháp di chuyển đề phòng dính nút mà các khảm tử gia thường dùng nhất. Nhưng cùng với sự thay đổi của rừng trúc, tình hình mỗi lúc càng trở nên phức tạp. Nếu vẫn kiên quyết di chuyển theo cách này, e rằng chẳng còn đường nào đi được nữa. Vì vậy, họ đành phải đánh liều tiến bừa về phía trước.

Người trúng chiêu đầu tiên lại là Ngũ Lang.

Khi Lỗ Thiên Liễu thận trọng bước qua một thân trúc khô héo đổ ngang, Ngũ Lang đang bám sát sau lưng cô bỗng rú lên một tiếng, cả cơ thể lập tức bị nhấc bổng khỏi mặt đất. Mặc dù Ngũ Lang đầu óc chậm chạp, song phản ứng lại vô cùng mau lẹ, lập tức bấm vào chốt lẫy tại chuôi phác đao, chúc mũi đao xuống dưới, cán đao xoay mạnh, mũi đao liền chém vòng về phía sau lưng.

Ngũ Lang mang theo một cành trúc to ngang miệng chén, hạ xuống đất. Cành trúc đã đâm xuyên vào nách Ngũ Lang, máu tươi phun ra đầm đìa.

-A! Cành trúc vọt ngược lên trên. Tôi đã nói mà, đệ tử của Chu thiên sư không thể tự nhiên lại bị treo trên cành trúc! Cành trúc tự vọt lên trên! – Du Hữu Thích tận mắt nhìn thấy rõ cây trúc bên cạnh Ngũ Lang đột nhiên cao vọt lên hơn một thước, cành trúc nhọn hoắt trụi lá trên cây trúc cũng theo đó đâm xéo lên trên, tốc độ cực nhanh, xiên thẳng vào nách Ngũ Lang. Chắc chắn đệ tử của Chu thiên sư cũng bị đâm trúng theo kiểu này, nhưng vì thi thể trông quá ghê sợ, nên khi đó hắn đã không chú ý quan sát kỹ cành trúc cắm sau gáy.

-Cái gì mà trúc vọt lên trên? – Chúc Tiết Cao nghe thấy thì nổi lòng hiếu kỳ, chạy vượt qua trước mặt Lỗ Thịnh Nghĩa, muốn nhìn rõ hơn.

-Chính là nó… Ối! – Du Hữu Thích chưa nói hết lời, Chúc Tiết Cao cũng chưa kịp nhìn rõ, rừng trúc bỗng rùng rùng biến đổi, mọc vọt lên cao, cành trúc vun vút xé gió đâm lên, thân trúc va vào nhau chát chúa.

Chắc chắn là đã có người động chạm phải một thứ không nên động chạm. Ngũ Lang vừa chạm đất, lại tiếp tục bị một cành trúc khác đánh văng đi, đôi chân Chúc Tiết Cao và Du Hữu Thích chớp mắt đã bị các cành trúc trói chặt, Lỗ Thịnh Nghĩa và Thủy Du Bạo bị vô số cành trúc chằng chịt ken kín quanh người, tựa như bị nhốt trong một chiếc lồng lớn. Người thê thảm nhất chính là Lỗ Thiên Liễu, cô bị một cây trúc đổ nghiêng trên đất đánh bật lên rất cao, rất xa. Chưa kịp rơi xuống đất, từ bên dưới lại có một đoạn đạm trúc to lớn vùn vụt lao lên, trên thân cây tua tủa những cành xiên nhọn hoắt. Trong đó, một cành đâm trúng eo, một cành khác đâm trúng bụng cô. Nhưng hai cành trúc đều không xuyên sâu vào trong cơ thể cô giống như với Ngũ Lang, xung lực cực mạnh của cú đâm chỉ khiến cô bị đánh văng đi.

Lỗ Thiên Liễu đáp xuống rất nhẹ nhàng, dù sao cô cũng là một cao thủ khinh công. Nhưng cô lại rơi xuống trong tư thế tứ chi tiếp đất, duỗi thẳng chân tay nằm sõng soài trên mặt đất hệt như con ếch chết, im lìm không nhúc nhích.

-Tất cả đứng yên! Không được động đậy! Chỉ hơi nhúc nhích, cành trúc sẽ biến hóa! – Lỗ Thịnh Nghĩa không thể cử động, chỉ có thể hét lên – Liễu Nhi, con không sao chứ? – Lỗ Thịnh Nghĩa nhất thời không nhìn thấy Lỗ Thiên Liễu đâu, vì hai đòn tấn công đã đánh bật cô văng ra xa hơn hai chục bước.

-Con không sao, không sao hết! Con chưa rõ đây là loại cạm bẫy nút gì, nên không dám cử động! – Lỗ Thiên Liễu đáp.

-Là trận Trăm đốt đan xen! Khi chưa động vào chốt lẫy, nó chẳng khác rừng trúc bình thường. Chỉ cần chốt lẫy động, cây trúc sẽ chịu lực mà hoạt động, nhưng ngoại trừ một số cây đặc biệt, thì phương hướng lực đạo và phương thức hoạt động của những cây khác đều là tùy cơ, không thể phán đoán được vị trí của chốt lẫy! – Lúc này Lỗ Thịnh Nghĩa mới nhìn thấy Lỗ Thiên Liễu.

-Nói như vậy là không có cách giải ư? – Lỗ Thiên Liễu hỏi.

-Đúng vậy! Không có cách giải, chỉ có thể tránh! – Lỗ Thịnh Nghĩa đáp.

Trận Trăm đốt đan xen, ban đầu được gọi là Cuồng chi mạn dã[9], là cục thứ mười tám trong Kỳ môn Độn giáp. Nghe nói khi Hoàng Đế giao chiến với Xuy Vưu, đã ngộ ra được cục này từ trong giáp đạo của thần cây. Cục này ít được sử dụng trong nghề khảm tử, vì nó cần đến bố cục rộng lớn và phải tốn rất nhiều thời gian để thiết kế. Nhưng nó lại thường xuyên được sử dụng trong binh pháp, như vào thời Tống, tướng lĩnh nhà họ Dương đã dùng một nghìn cây mâu ba trượng để phá đội ngựa giáp sắt liên hoàn; hay Lý Thế Dân đầu thời Đường dùng chạc sừng hươu bắt giết Lưu Hắc Thát trong rừng Tiểu Đào, đều là vận dụng chiêu này.

Nhưng nhà binh chỉ dùng đến phần hình, tuyệt đối không thể đạt đến mức độ tinh vi kín kẽ, mắt xích liên hoàn như khảm tử gia. Giống như khảm diện trước mắt, cành khô cành tươi đan xen rối loạn, chằng chịt ngả nghiêng, không thể phân biệt, cho dù là cao thủ trong nghề khảm tử chưa chắc đã thoát ra được.

-Ngũ Lang, đừng nhổ ngọn trúc ra, chưa chuẩn bị cầm máu, máu ộc ra sẽ mất mạng đấy. Gắng đợi bọn ta tình cách lại gần! – Du Hữu Thích biết Ngũ Lang tính tình lỗ mãng, vội lên tiếng ngăn cản.

-Quái lạ thật, tôi thấy con bé Liễu cũng bị đâm trúng hai phát, tại sao lại không hề hấn gì? – Chúc Tiết Cao băn khoăn.

-Ha ha! Trên người con bé có mang bảo bối gia truyền của gia tộc tôi, tôi đã giấu bảo bối vào người nó rồi! – Du Hữu Thích vẻ đầy đắc ý, dường như đã quên bẵng mất mình đang bị vây khốc trong đám cành trúc.

Thì ra sau khi qua rừng Giá Trinh, Du Hữu Thích cảm thấy địa thế nơi đây hiểm ác khôn lường, lại nghĩ vận khí của tổ tiên đã hoàn toàn bị phá vỡ, dù có liều mạng cũng khó đương đầu với số mệnh. Chỉ còn cách đặt hết hy vọng vào một người có đủ linh tính, bảo vệ cho người này an toàn để lấy được bảo bối, khi đó, bản thân mình cũng sẽ được hưởng lây chút bảo khí mà hóa giải phá cục của gia tộc. Hắn đã lựa chọn Lỗ Thiên Liễu. Hắn từng nghe nói trên cơ thể cô có làn khí thần thánh, và cũng tận mắt chứng kiến, nên khẳng định rằng cô chính là người thích hợp nhất. Bởi vậy, hắn đã kín đáo tìm cơ hội để đưa bộ áo giáp đồng rẽ nước cho Lỗ Thiên Liễu mặc vào.

Áo giáp đồng rẽ nước được đan từ sợi đồng xanh, thứ đồng được kéo sợi từ khối đồng xanh nung chảy từ cột đồng mà vua Trụ nhà Thương dùng để nung đốt người sống. Cột đồng đã được nung đỏ trong than lửa, tôi bằng máu người không biết bao nhiêu lần, đã thẩm thấu đan khí tinh huyết của không biết bao nhiêu sinh linh, còn cứng rắn hơn cả thép trời. Sau này, được ẩn sĩ triều Chu là Liêu Công Toàn chế thành sợi đồng dài ba nghìn thước, lại được thợ khéo Ma Bà ở Âm Sơn đan thành ba bộ áo giáp, một bộ “tránh lửa”, một bộ “rẽ nước”, một bộ “phá kim loại”. Nhưng sau khi triều Chu bị tiêu diệt, ba bộ áo giáp cũng đã biệt tích. Có người nói rằng chúng được ban tặng cho Khương Thượng, cũng có người nói rằng chúng được ban cho người có công lớn nhất trong số các chư hầu, nhưng thật giả thế nào, không thể khảo chứng được. Còn bộ áo giáp đồng của Du Hữu Thích là do tổ tiên hắn kiếm được từ Tây Dương, sau đó đã phải nhờ vả không biết bao nhiêu cao nhân mới có thể đọc được một vài con chữ kỳ quặc còn sót lại trên áo, thì ra chính là bộ giáp “rẽ nước” trong ba bộ áo giáp đồng xanh. Nhưng bộ giáp “rẽ nước” cũng đã không còn nguyên vẹn, bị khuyết mất vạt dưới và ống tay, chỉ còn lại phần thân áo dùng để bảo vệ trước ngực và sau lưng. Lỗ Thiên Liễu nhờ mặc bộ áo giáp này trong người, nên mới thoát khỏi kết cục thảm khốc.

-Đã không sợ bị đâm thủng, tại sao lại không lợi dụng lực đâm để bật lên ngọn trúc, sau đó vít cong ngọn trúc rồi bật sang cây khác, băng qua khảm diện từ trên cao. – Chúc Tiết Cao nói đúng, các nút lẫy trên cây trúc thông thường sẽ không được bố trí trên ngọn trúc, khảm nút “nơi không có đường chính là đường chết” cũng sẽ không thể thiết kế trên phần ngọn. Vì ngọn trúc mềm dẻo, không ai có thể di chuyển trên đó được. Bởi vậy, phần ngọn trúc cũng tương tự như chỗ khuyết của khảm diện thông thường.

-Liễu Nhi, sau khi con đứng dậy hãy lùi lại hai bước, sẽ đụng phải một cành trúc đang bị vít căng. Sau khi lẫy động, bên trái sẽ có một cành trúc lớn chếch xuống rồi bật lên, đâm trúng ngang lưng con, con có thể mượn sức mạnh của nó để bật lên ngọn trúc! – Lỗ Thịnh Nghĩa quan sát kỹ lưỡng bố cục xung quanh Lỗ Thiên Liễu, rồi mới đưa ra phương án.

Lỗ Thiên Liễu làm đúng theo lời Lỗ Thịnh Nghĩa, lùi lại, chạm nút, rồi bị đánh bật lên cao. Sau khi bật lên, cô không rơi xuống nữa. Cô không vít cong ngọn trúc để chuyển sang ngọn khác như Chúc Tiết Cao đã gợi ý, mà sau khi bị đánh văng lên, cô đã phóng Phi nhứ bạc đi, dùng chiêu cánh tay xích quấn lấy ngọn trúc. Sau đó, cô dùng hai chiếc Phi nhứ bạc thay phiên nhau quấn vào các ngọn trúc, đu người băng qua trận Trăm đốt đan xen.

Nhìn thấy Lỗ Thiên Liễu thuận lợi thoát ra, những người đang bị vây khốn mỗi người một vẻ biểu cảm. Có thể nhận ra, mỗi người họ đều mang trong lòng một suy nghĩ khác nhau.

Lỗ Thiên Liễu mặc dù vô cùng lo lắng, không biết những người còn lại có thể thoát ra an toàn hay không. Nhưng lúc này đã không còn phương cách nào khác, bản thân cô may mắn rơi vào rìa khảm nên không bị vây khốn, nên buộc phải đi trước một bước, lấy việc chính làm trọng.

Cơ thể mảnh mai của cô thoăn thoắt chuyền qua ngọn trúc, lướt đi giữa không trung. Khi cô lướt lên tới điểm cao nhất, linh hồn dường như đã bứt ra khỏi xác thân.

Chú thích

[9] Có nghĩa là cành cây cuồng dại đầy đồng.

Chọn tập
Bình luận