Trang Web hiện đặt quảng cáo để có kinh phí duy trì hoạt động, mong Quý Bạn đọc thông cảm ạ! Sách ebook được sưu tầm từ Internet, Bản quyền sách thuộc về Tác giả & Nhà xuất bản

Lời Nguyền Lỗ Ban

Quyển 4 – Chương 26: Phân âm dương

Tác giả: Viên Thái Cực
Chọn tập

Cả đoàn người ẩn mình trên đảo nhỏ Thái Hồ quan sát suốt hai ngày hai đêm, không thấy có bóng dáng kẻ nào theo dõi, trong giang hồ cũng không có tin đồn đặc biệt nào. Thế là Chu thiên sư dẫn đầu, nhân lúc đêm sâu đưa mọi người tiến vào ranh giới Chiết Giang, đi thẳng tới đỉnh Bút Đầu trên núi Giang Lang.

Suốt dọc đường đi, bọn họ vô cùng thận trọng. Đầu tiên, ngoài những người đã biết rõ nội tình, tất cả những người khác đi theo đều không được biết họ đang đi đâu. Tất cả các chặng hành trình trong mỗi ngày đều được quyết định ngay trước khi xuất phát, đi đâu cũng phái người do thám trước, sau khi xác nhận an toàn mới truyền tin cho người phía sau tiến lên. Cuối cùng còn phái người đoạn hậu để xoá sạch dấu vết, đồng thời quan sát xem có kẻ bám đuôi hay không.

Đi trước dò đường là Quan Ngũ Lang. Trong cả đoàn người, ngoài Lỗ Thiên Liễu và Lỗ Thịnh Nghĩa ra, anh ta là người đáng tin nhất. Đi sau cùng xoá dấu vết là hai tiểu đồng của Chu thiên sư. Vì tiểu đồng tuổi nhỏ, ít gây chú ý, hành sự cũng kỹ lưỡng, và quan trọng nhất là chúng không biết bất cứ nội tình gì, không có bất cứ xung đột lợi ích nào với mục đích chuyến đi.

Những người còn lại đi cùng một nhóm, như vậy có thể tiếp ứng và coi chừng lẫn nhau, đề phòng có người lén lút tìm cơ hội tung tin tức ra ngoài.

Lão bếp già Thuỷ Du Bạo suốt dọc đường đi tay không lúc nào rời bầu rượu, vừa ngáo ngơ ngắm cảnh, vừa liên tục nốc rượu, rảnh chuyện lại đấu khẩu với người khác, hoá ra lại là người vui vẻ thảnh thơi nhất trong bọn.

Du Hữu Thích đi sau cùng, vừa đi vừa đẩy một con thuyền. Đó là một con thuyền nhỏ có gắn một bánh xe dưới đáy, trông rất giống với loại thuyền nhỏ thả chim cốc săn cá. Xỏ cây sào qua nút thừng đằng trước và đằng sau, rồi gác đầu sào lên vai, lại chẳng khác gì một cỗ xe nhỏ. Nhưng khác là ở chỗ loại thuyền thả chim cốc đều được làm bằng gỗ, còn chiếc thuyền này có vỏ bằng đồng. Nó được đúc hoàn toàn từ loại đồng điếu màu đen vớt từ đáy sông Lưu Quang dưới chân núi Lưu Quang. Loại đồng này nhẹ như gỗ, cứng như thép, đã được ghi chép ngay từ đời Tống trong tác phẩm “Kim liệu phổ”. Sông Lưu Quang nước xiết nhiều xoáy, sâu không thấy đáy, nên chỉ thi thoảng mới có người nhặt được vài mảnh quặng đồng dạt vào bờ. Nếu ai cũng bơi lội thiện nghệ như Du Hữu Thích để lặn xuống sông mò, thì đồng điếu dưới đáy sông đã bị vét sạch từ lâu.

Trên thuyền chất đầy đồ đạc, phần lớn là những vật dụng cần thiết và lương khô, nước uống. Ngoài ra còn có những món đồ tế nhuyễn mà Du Hữu Thích đã tích cóp trong nhiều năm qua, bao gồm tấm áo giáp đồng rẽ nước do tổ tiên họ Du để lại, nên thuyền rất nặng. Du Hữu Thích đi sau đẩy thuyền, hai đệ tử của hắn đi trước quàng thừng kéo phụ. Đi sau Du Hữu Thích là người anh em kết nghĩa của hắn Hoàng Đại Giải, hắn và Du Hữu Thích thay phiên nhau đẩy thuyền.

Du Hữu Thích cho dù là đẩy thuyền hay đi không, lúc nào cũng không rời mắt khỏi Thuỷ Du Bạo. Hắn đã nói sẽ trông chừng lão bếp già kia, nên nhất định phải giữ lời. Suốt dọc đường đi, Thuỷ Du Bạo vẫn tỏ ra lịch sự với Du Hữu Thích, vì rượu cho lão uống đều do Du Hữu Thích mua về, hơn nữa vài bình rượu dự trữ cho mấy ngày sau đều để cả trên thuyền của Du Hữu Thích.

Đỉnh Bút Đầu trên núi Giang Lang không quá cao. Vì vậy, ngoài hai đệ tử của Du Hữu Thích ở lại trông thuyền, tất cả những người còn lại đều thong dong lên núi giống như một đoàn khách vãng cảnh.

Mọi người lưu lại đình Văn Hoa trên đỉnh núi đợi suốt hai ngày đêm, nhưng vẫn không thấy bóng dáng người đưa tin thứ hai của núi Long Hổ đâu cả. Cuối cùng, đến cả Chu thiên sư cũng bắt đầu nghi ngờ Thuỷ Du Bạo.

-Nếu tôi lừa gạt các người, các người cứ việc đem tôi ra chiên, rán, luộc, hầm, quay, nướng, chín rồi không thèm ăn đổ thẳng vào thùng rác là xong! – Thuỷ Du Bạo lớn giọng thề thốt.

Lỗ Thiên Liễu vốn thẳng tính, không nhịn được lại bật cười, nói:

-Ông thì chỉ có chiên, rán, luộc, hầm, tổ sư núi Long Hổ ăn những món ông nấu không nổi giận mà ăn thịt ông luôn à?

-Ý cô nói là tôi nấu ăn khó nuốt à? Không tin vào tay nghề của tôi à? Cô cứ hỏi Chu thiên sư mà xem! Không thì đợi lúc nào xuống núi, tôi nấu cho cô ăn thử sẽ biết liền! – Thuỷ Du Bạo tỏ ra bực bội, xem ra lão rất để bụng những đánh giá của người khác về tay nghề nấu nướng của mình.

Chẳng ai thèm tiếp tục đấu khẩu với Thuỷ Du Bạo, vài câu qua lại khi nãy đã khiến mọi người nuốt nước miếng còn không kịp. Hai ngày trên núi, chỉ ăn lương khô uống nước suối cầm hơi, mồm miệng ai cũng thấy nhạt nhẽo đến khó chịu.

Tất cả mọi người cứ chôn chân tại chỗ ngồi đợi cũng chẳng phải cách hay. Mọi người bàn bạc một hồi, rồi quyết định để Chu thiên sư, Lỗ Thiên Liễu, Lỗ Thịnh Nghĩa ở lại tiếp tục chờ tin, để cho họ phần lương khô còn lại, rồi những người khác xuống núi trước.

Đến ngày thứ năm, những người dưới núi đoán chừng đám Lỗ Thiên Liễu đã ăn hết lương khô, liền cho người chuyển thức ăn lên núi. Thuỷ Du Bạo kiên quyết đòi đi, vì đích thân lão đã nấu được hai món ăn đắc ý, muốn Lỗ Thiên Liễu thưởng thức tài nghệ của mình.

Thế là Du Hữu Thích liền cùng Thuỷ Du Bạo lên đỉnh Bút Đầu.

Hai người vừa lên đến đỉnh, đồ ăn tiếp tế còn chưa kịp dọn ra thì kẻ đưa tin đã đến. Lần này vẫn là tin truyền khẩu, chỉ là hai câu đơn giản: “Dang cánh đông nam, lông vũ chạm biển”. Mặc dù kẻ đưa tin không phải là người, những vẫn phát âm rất chuẩn xác.

Chu thiên sư và Thuỷ Du Bạo đều nhận ra đó là con sáo mắt đỏ mà chưởng giáo thiên sư vô cùng yêu quý. Thiên Sư giáo nuôi rất nhiều chim sáo, vì nó là một trong bốn loại linh cầm, có thể qua lại giữa hai thế giới âm dương. Trong Thiên Sư pháp có kiểu phép thuật dùng chim sáo truyền tiếng ma để hỏi về kiếp trước, kiếp này. Mà lai lịch của giống chim sáo này lại càng đặc biệt. Tên gọi chính xác của nó là “dịch duệ”, trong “Linh cầm truyện” có viết: “Dịch duệ là giống chim trời, có thể tự do đi lại giữa hai cõi âm dương, mắt lửa nhận yêu tà, miệng nói tiếng ma quỷ. Thích vùng đất ác, thường đi ban đêm, mỏ ăn óc quỷ, móng cào xác chết. Nuôi nó, là thứ vũ khí lợi hại hộ cát đuổi tà”.

Thuỷ Du Bạo vừa nhìn thấy con sáo mắt đỏ, liền đổ một chút rượu vào lòng bàn tay. Con sáo lập tức sà xuống bàn tay lão, chúi đầu uống rượu. Vừa nhìn đã biết là đôi bạn chí thân, một người một chim, cùng là phường nát rượu. Xem ra chưởng giáo thiên sư lần này đã quá to gan mạo hiểm, dám dùng hai kẻ đó để đưa tin.

-Lão Thuỷ, đừng có chuốc say nó, kiểm tra xem còn có thêm lời nhắn nào không, không khéo lại giấu nhẹm mất thông tin gì đấy! – Mặc dù Du Hữu Thích nhìn chim sáo uống rượu cũng cảm thấy rất tò mò thú vị, nhưng vẫn không quên bài học lần trước của Thuỷ Du Bạo.

-Hề hề! Có tiến bộ! Lắt léo chửi khéo ta là giống súc sinh à? Yên tâm đi, cứ để nó uống, uống cho đã rồi chuyện gì cũng phun ra hết, uống chưa đã thì hai cái miệng trên dưới của ngươi cùng hỏi cũng chẳng cạy ra nổi một chữ! – Thuỷ Du Bạo nói đoạn, lại đổ thêm chút rượu vào lòng bàn tay.

Chu thiên sư và Lỗ Thịnh Nghĩa nghe lời trả treo của Thuỷ Du Bạo với Du Hữu Thích, đều không dám bật cười. Nhưng vẫn là Lỗ Thiên Liễu không nhịn được, lại cười phá lên.

Du Hữu Thích nhất thời chưa kịp hiểu ra, thấy Lỗ Thiên Liễu bật cười còn ngơ ngác hỏi:

-Con bé kia, cười cái gì?

Lỗ Thiên Liễu đỏ mặt, quay đầu đi, chỉ cười mà không nói.

Du Hữu Thích đưa tay gãi gãi đầu, rồi mới sực tỉnh, nhảy dựng lên:

-Lão cua già chết tiệt! Dám chửi ta miệng đít lẫn lộn à?

Thuỷ Du Bạo chẳng thèm đếm xỉa tới Du Hữu Thích, một tay nâng con sáo, tay còn lại bưng đĩa thức ăn mà lão vừa mang đến lên:

-Lỗ tiểu thư, cô nếm thử xem, đây là món cải trắng chao dầu chính tay tôi nấu đấy! Ngon tuyệt!

Con sáo uống sạch trơn chút rượu trong lòng bàn tay Thuỷ Du Bạo, sau đó lại bật ra hai câu lơ lớ nghe không rõ tiếng gì với tiếng gì.

-Nói gì thế? Nói lại lần nữa đi! Nói lại lần nữa đi! – Chu thiên sư vội vàng giục giã, lo sợ sẽ bỏ sót thông tin quan trọng.

Song cho dù Chu thiên sư có thúc giục thế nào, con sáo vẫn cụp cánh rụt cổ lờ đi, không đoái hoài gì tới.

-A! Là say thật rồi hay là lên cơn nói nhảm đấy hử? Nói năng cũng chẳng đến đầu đến đũa! – Thuỷ Du Bạo mắng con sáo, rồi ngoảnh lại nói với Chu thiên sư – Thiên sư, đừng giục nó nữa, cái giống súc sinh chết tiệt này quen thói rồi, tại chưởng giáo thiên sư chiều quá đâm hư. Mấy lời vừa nãy tôi đã nghe ra, hình như là “Bát quái có đường, tự mình tìm xem” thì phải!

Mọi người nghe Thuỷ Du Bạo nói vậy, liền nhớ lại câu nói ngọng líu ngọng lô của con sáo ban nãy, có vẻ cũng gần giống thế.

Lỗ Thiên Liễu vội lấy Bát quái gỗ ra. Bát quái gỗ sau khi ghép thành đã được Du Hữu Thích dùng bong bóng cá bọc lại, không dễ bung ra. Các đường nét và chữ viết phía sau Bát quái rất rõ ràng, cứ như mới được vẽ lên, song hình vẽ được tạo nên từ các đường nét lại rất quái lạ, không thể nhận ra nó có ý nghĩa gì.

Bát quái gỗ được chuyền tay hết người này đến người khác, đã chuyền khắp một vòng mà ai cũng nhăn mày nhíu trán chẳng hiểu gì.

Chỉ có Thuỷ Du Bạo không xem Bát quái. Lão cứ một tay bưng đĩa thức ăn một tay cầm đôi đũa lẵng nhẵng bám theo Lỗ Thiên Liễu, miệng lải nhải không ngừng:

-Lỗ tiểu thư ơi, cô cứ nếm một miếng xem nào! Tôi đảm bảo không lừa cô đâu, phải nói là ngon tuyệt vời! Tôi gọi cô là chị được chưa? Nếm một miếng đi. Nếu cô ăn mà thấy không ngon, tôi gọi cô là là thím là mợ luôn! Bắt tôi gọi cô là mẹ trẻ cũng xong! Cô đừng nghe người khác nói xằng, cái thứ cá chẳng ra cá rùa chẳng ra rùa, còn khoác lác tổ tiên được theo chân Tam Bảo thái giám ra hải ngoại trở trò gian thương buôn lậu. Kể cả cứ cho là thật đi, thì tổ tiên hắn chắc chắn cũng chưa có diễm phúc được ăn món cải trắng ngon tuyệt thế này đâu!

Du Hữu Thích dường như sực nhớ ra điều gì, vội nói:

-Đưa Bát quái cho tôi xem lại!

Cuối cùng, trong ánh mắt chờ đợi của mọi người, Du Hữu Thích đã khẳng định chắc nịch rằng, hình dạng của nét vẽ giống như sơ đồ hành trình của thuyền viễn dương trước khi Tam Bảo thái giám lên đường.

-Nếu đúng là sơ đồ hành trình của Tam Bảo thái giám, vậy thì chúng ta không cần suy nghĩ về kết quả nữa. Vì sự thực đã chứng minh, phương pháp “vượt biển xa” của hoàng đế Vĩnh Lạc đã không đem lại kết quả như mong muốn. Than ôi! Ai cũng nói Thiên Sư giáo chúng ta làu thông thiên địa, nắm cả âm dương, vậy mà đôi khi chỉ một huyền cơ nho nhỏ cũng không đủ sức phá giải! – Lời nói của Chu thiên sư đầy cảm khái, xen lẫn nỗi thất vọng nặng nề.

-“Làu thông thiên địa, nắm cả âm dương!” – Lỗ Thiên Liễu lặp lại lời nói của Chu thiên sư, tựa như có một tia chớp xẹt qua trí não. Chương “Âm dương” trong cuốn “Huyền giác” có câu: “Vạn vật đều có âm dương, dùng cảm giác để nhận biết vật, cần phải thấy suốt cả âm dương. Áp dụng vào hành động, cần phải nhìn rõ phải trái, lần rõ trong ngoài, nghe rõ động tĩnh, phân rõ sáng tối…”

Lỗ Thiên Liễu cầm Bát quái gỗ lên, đưa một ngón tay ấn vào vị trí của hình vẽ, sau đó từ từ lật Bát quái lại, hướng mặt phải lên trên. Người đầu tiên hiểu được hành động của cô chính là Chu thiên sư. Ông lập tức dấn lên một bước, đưa hai tay đỡ nhẹ lấy mép Bát quái. Những ngón tay đặt trên mép Bát quái có phần run rẩy, hơi thở vốn bình hoà cũng trở nên gấp gáp. Một vị thiên sư đạo hạnh cao thâm lại có phản ứng này, chứng tỏ ông đang trong trạng thái vô cùng kích động và hưng phấn.

Phương vị Tôn Mộc! Vị trí tương ứng ở mặt trước của đồ hình được cấu thành từ các nét vẽ là vị trí Tốn Mộc của Bát quái. Quẻ tượng Tốn Mộc chủ về đông nam, Tốn vi Phong, tượng quẻ là gió. Nhưng Lỗ Thiên Liễu và Chu thiên sư đều học về loại Bát quái số tiên thiên cổ xưa hơn, nên biết rằng vị trí này còn có một tầng ý nghĩa khác. Quẻ Tốn Mộc, cũng là quẻ thuận. Trong vạn vật của thế gian, thứ gì thuận nhất? Chính là nước. Ngoài ra, trong phần chú giải của quẻ Tốn vi Phong hậu thiên còn viết rằng: “Hạ xuống mà chưa lên, sau đó sẽ hưng khởi”, kỳ thực là được giải thích căn cứ theo hiện tượng sóng sau bè sóng trước của tướng Thuỷ hậu thiên.

Lỗ Thiên Liễu và Chu thiên sư cùng đưa mắt nhìn nhau, họ đều đang cố gắng để tĩnh tâm trở lại. Tâm thái còn có thể dùng định lực của Đạo gia để trấn tĩnh, nhưng mạch tư duy rối bời thì không có cách nào ngăn trở được.

Đồ hình được tạo thành từ các nét vẽ lại tương ứng với vị trí Tốn Mộc của Bát quái hậu thiên, cũng chính là vị trí Thuỷ trong tám số thành thế của Bát quái số tiên thiên cổ xưa. “Hoả linh kế” là Thuỷ minh, “giả Chân Vũ” là mượn sức của thuỷ thần, “viễn hải tế” là đi đường thuỷ, cũng có thể giải thích là bờ biển ở rất xa. Tất cả những nội dung đó có vẻ như để làm bước đệm và định nghĩa cho vế cuối cùng.

Lỗ Thiên Liễu thở ra một hơi thật khẽ, đây chính là phương pháp trấn tĩnh mà cô đã học được từ cuốn “Huyền giác”. Đợi khi tâm tĩnh trở lại, cô mới chậm rãi cất lời:

-Con nhớ thiên sư đã kể, vị lão đạo sĩ trên núi Võ Đang có nói hoàng đế Vĩnh Lạc không biết do đâu mà biết được rằng Tử Cấm Thành tại Bắc Bình và đỉnh Thiên Trụ của núi Võ Đang là hai huyệt nhãn âm dương của trời đất, hơn nữa còn là nam bắc âm dương đảo lộn. Thầy nghĩ xem, nguyên lý này phải chăng cũng phù hợp với Bát quái số tiên thiên cổ xưa?

Chu thiên sư lập tức gật đầu.

-Vậy nếu coi vị trí mắt cá dương bên trong Bát quái là Bắc Bình, vị trí mắt cá âm là núi Võ Đang, vậy thì vị trí tương ứng với đầu ngón tay của con ở mặt sau sẽ là nơi nào?

-Khí ngang sang đông, đi thẳng về nam, là phương đông nam của Thần Châu. “Dang cánh đông nam, lông vũ chạm biển”, có lẽ là Phúc Kiến… – Chu thiên sư vẫn đang đắn đo, đang băn khoăn, vì ông cũng không dám khẳng định.

Trong lúc Chu thiên sư vẫn đang ngập ngừng, muốn nói lại thôi, thì Lỗ Thịnh Nghĩa không thể ngồi yên được nữa, bèn buột ra một câu:

-“Vũ Di thắng cảnh phương đông, trập trùng ngàn đỉnh như lông vũ xoè”.

“Vũ Di thắng cảnh phương đông, trập trùng ngàn đỉnh như lông vũ xoè” và “Dang cánh đông nam, lông vũ chạm biển” đều là nói về khu vực phía đông núi Vũ Di ở Phúc Kiến. Nơi đây núi non trùng điệp, đỉnh núi tầng tầng, vách núi san sát, khe núi dọc ngang, giống hệt như tầng tầng lông vũ xoè rộng.

Lỗ Thịnh Nghĩa biết được nơi này trong một lần đi tìm kiếm tung tích báu vật ở Thiệu Hưng. Lần đó, ông đã quen được một người thợ đan tre. Người thợ đan sống trong một sơn thôn chìm sâu trong rừng trúc xanh mướt bạt ngàn ngay tại vùng núi non trùng điệp ken dày như lông vũ nơi đó.

Người thợ đan tên là Chúc Tiết Cao, tay nghề đan lát thuộc hàng cao siêu hiếm có. Khi gã đan đồ tre trúc, các khâu chẻ tre, pha nan, chuốt nan, đan lát, tạo hình đều nhanh thoăn thoắt, chớp mắt đã xong, khiến người ta không khỏi trầm trồ thán phục. Và đáng kinh ngạc hơn nữa là trong quá trình đan, gã còn biết lợi dụng sự khác biệt về màu sắc đậm nhạt của mỗi nan tre để tạo thành các hoa văn trang trí khác nhau trên thành phẩm. Lỗ Thịnh Nghĩa đã từng tận mắt nhìn thấy gã đan một chiếc sọt tre, chỉ thấy mười ngón tay múa tít như bay, nan tre hết phất sang trái lại vụt sang phải, còn chưa kịp nhìn kỹ, thì một chiếc sọt tre vàng óng điểm xuyết những bông cục đen nhánh đã được đan xong.

Việc Lỗ Thịnh Nghĩa kết thân với gã còn có một duyên do khác. Đó là vì ông đã phát giác ra kỹ pháp đặc thù của Lỗ gia trong rất nhiều món đồ tre trúc do Chúc Tiết Cao đan. Ví dụ khi đan các loại đồ gia dụng, Chúc Tiết Cao thường đan thêm các chốt ngầm gia cố bên cạnh những bộ phận phải chịu tải, kỹ xảo này có cùng nguyên lý với phương pháp tạo thêm khớp mộng ngầm ở giữa trụ xà trong công phu Giá lương (bắc xà) của nhà họ Lỗ. Hay như khi đan những hoa văn nổi ở bên ngoài đồ tre trúc, kỹ xảo kéo nan đan xen rất giống với phương pháp khắc gỗ “chừa vuông khắc nổi” của nhà họ Lỗ. Điểm quan trọng nhất là loại giỏ xách cỡ lớn với mắt đan sáu ô do gã đan có cách sắp xếp nan tre giống hệt như quy luật “rào trúc cắm nghiêng” độc nhất vô nhị của nhà họ Lỗ. Vì vậy, Lỗ Thịnh Nghĩa cho rằng đây là hậu duệ của các tiền bối Lỗ gia từng lưu lại bảo vệ bảo bối ở nơi nào đó; cho dù không phải, chắc chắn cũng phải có mối liên quan.

Sau vài lần tiếp xúc với Chúc Tiết Cao, Lỗ Thịnh Nghĩa phát hiện người này là một nghệ nhân lặng lẽ sống cách biệt với đời. Từ nhỏ đến lớn gã chỉ ở lì trong núi, đã ngoài ba chục tuổi mà mới xuống núi có hai lần. Tay nghề đan lát của gã quả thực do tổ tiên truyền lại, song không hề để lại bất cứ tin tức hay manh mối nào có liên quan tới Lỗ gia.

Nhưng có một hiện tượng hết sức kỳ lạ, đối diện với đủ kiểu thăm dò của Lỗ Thịnh Nghĩa, gã thợ đan cứ ngẩn ngơ như thể ngủ mê chưa tỉnh. Nhưng trong lúc giao tiếp xử sự thường ngày, Chúc Tiết Cao lại tỏ ra rất từng trải, nói năng cử chỉ chẳng thua kém một người lão luyện giang hồ. Hơn thế nữa, định lực của gã rất mực cao siêu, không dễ kích động, chỉ nhìn vẻ mặt khó mà phán đoán được tâm tư của gã.

Thực ra con người ai cũng có hai mặt, nên một kẻ như Chúc Tiết Cao là rất khó đoán. Hoặc là gã là kẻ chất phác ngây ngô cực độ, hoặc là ngay cả một kẻ lão luyện giang hồ như Lỗ Thịnh Nghĩa cũng đã bị qua mặt. Đúng là lòng người thăm thẳm lấy gì đo.

Mỗi lần Lỗ Thịnh Nghĩa ra ngoài có việc, nếu đi qua vùng núi Thiên Linh, đều tạt qua thăm người bạn này. Cuộc sống trong núi khó khăn hơn nhiều so với bên ngoài, nên Lỗ Thịnh Nghĩa cũng nhiều lần chu cấp cho gã.

Trong chuyến đi lần này, chặng dừng chân đầu tiên của họ chính là sơn thôn nơi Chúc Tiết Cao cư trú.

Nơi đây giống như một đại dương xanh biếc. Một dòng suối nhỏ xuyên suốt qua khe núi, vách núi hai bên tre trúc phủ um tùm. Trên con đường nhỏ men theo vách núi, có ba bốn thanh niên cao to lực lưỡng vác theo những cây tre vừa đốn đi xuống dốc. Trên một tảng đá tròn nhẵn thín bên bờ suối, có mấy người đàn bà trẻ già lẫn lộn đang ngồi thong dong sửa sang, trau chuốt từng sợi nan tre. Những sợi nan mềm mại trơn tru, lấp loáng một màu xanh mướt như sơn, mượt mà như làn nước suối đang róc rách vắt qua dưới chân phiến đá. Bên suối có một máng dẫn nước ghép từ thân tre lớn bổ đôi, gác trên giá dựng từ thân trúc nhỏ, bắt nguồn từ bờ suối, quanh co chạy hút vào tận rừng sâu.

-Quả là một nơi tuyệt vời! Sống ở đây, người phàm hẳn cũng nhuốm hơi hướng thần tiên! – Đây có lẽ là câu nói tử tế nhất của Thuỷ Du Bạo trong chuyến đi này.

Lỗ Thịnh Nghĩa đã nhìn thấy Chúc Tiết Cao ở bãi rộng đầu thôn. Tuy nói là đầu thôn, nhưng đứng từ đây lại hoàn toàn không thể nhìn thấy khung cảnh trong thôn, vì toàn bộ sơn thôn đã chìm khuất trong bóng tre trúc dày đặc, Nếu không có người dẫn đường, chẳng ai ngờ được ở đây lại có một sơn thôn đông đúc đến thế.

Gã thờ đan đang dạy mấy đứa trẻ đan đồ chơi. Nhìn thấy đám Lỗ Thịnh Nghĩa đi đến, gã không hề tỏ ra ngạc nhiên, cũng chẳng thấy vẻ vui mừng khi có bạn nơi xa tìm đến.

Suốt dọc đường đi, bọn họ vô cùng thận trọng. Đầu tiên, ngoài những người đã biết rõ nội tình, tất cả những người khác đi theo đều không được biết họ đang đi đâu. Tất cả các chặng hành trình trong mỗi ngày đều được quyết định ngay trước khi xuất phát, đi đâu cũng phái người do thám trước, sau khi xác nhận an toàn mới truyền tin cho người phía sau tiến lên. Cuối cùng còn phái người đoạn hậu để xoá sạch dấu vết, đồng thời quan sát xem có kẻ bám đuôi hay không.

Đi trước dò đường là Quan Ngũ Lang. Trong cả đoàn người, ngoài Lỗ Thiên Liễu và Lỗ Thịnh Nghĩa ra, anh ta là người đáng tin nhất. Đi sau cùng xoá dấu vết là hai tiểu đồng của Chu thiên sư. Vì tiểu đồng tuổi nhỏ, ít gây chú ý, hành sự cũng kỹ lưỡng, và quan trọng nhất là chúng không biết bất cứ nội tình gì, không có bất cứ xung đột lợi ích nào với mục đích chuyến đi.

Những người còn lại đi cùng một nhóm, như vậy có thể tiếp ứng và coi chừng lẫn nhau, đề phòng có người lén lút tìm cơ hội tung tin tức ra ngoài.

Lão bếp già Thuỷ Du Bạo suốt dọc đường đi tay không lúc nào rời bầu rượu, vừa ngáo ngơ ngắm cảnh, vừa liên tục nốc rượu, rảnh chuyện lại đấu khẩu với người khác, hoá ra lại là người vui vẻ thảnh thơi nhất trong bọn.

Du Hữu Thích đi sau cùng, vừa đi vừa đẩy một con thuyền. Đó là một con thuyền nhỏ có gắn một bánh xe dưới đáy, trông rất giống với loại thuyền nhỏ thả chim cốc săn cá. Xỏ cây sào qua nút thừng đằng trước và đằng sau, rồi gác đầu sào lên vai, lại chẳng khác gì một cỗ xe nhỏ. Nhưng khác là ở chỗ loại thuyền thả chim cốc đều được làm bằng gỗ, còn chiếc thuyền này có vỏ bằng đồng. Nó được đúc hoàn toàn từ loại đồng điếu màu đen vớt từ đáy sông Lưu Quang dưới chân núi Lưu Quang. Loại đồng này nhẹ như gỗ, cứng như thép, đã được ghi chép ngay từ đời Tống trong tác phẩm “Kim liệu phổ”. Sông Lưu Quang nước xiết nhiều xoáy, sâu không thấy đáy, nên chỉ thi thoảng mới có người nhặt được vài mảnh quặng đồng dạt vào bờ. Nếu ai cũng bơi lội thiện nghệ như Du Hữu Thích để lặn xuống sông mò, thì đồng điếu dưới đáy sông đã bị vét sạch từ lâu.

Trên thuyền chất đầy đồ đạc, phần lớn là những vật dụng cần thiết và lương khô, nước uống. Ngoài ra còn có những món đồ tế nhuyễn mà Du Hữu Thích đã tích cóp trong nhiều năm qua, bao gồm tấm áo giáp đồng rẽ nước do tổ tiên họ Du để lại, nên thuyền rất nặng. Du Hữu Thích đi sau đẩy thuyền, hai đệ tử của hắn đi trước quàng thừng kéo phụ. Đi sau Du Hữu Thích là người anh em kết nghĩa của hắn Hoàng Đại Giải, hắn và Du Hữu Thích thay phiên nhau đẩy thuyền.

Du Hữu Thích cho dù là đẩy thuyền hay đi không, lúc nào cũng không rời mắt khỏi Thuỷ Du Bạo. Hắn đã nói sẽ trông chừng lão bếp già kia, nên nhất định phải giữ lời. Suốt dọc đường đi, Thuỷ Du Bạo vẫn tỏ ra lịch sự với Du Hữu Thích, vì rượu cho lão uống đều do Du Hữu Thích mua về, hơn nữa vài bình rượu dự trữ cho mấy ngày sau đều để cả trên thuyền của Du Hữu Thích.

Đỉnh Bút Đầu trên núi Giang Lang không quá cao. Vì vậy, ngoài hai đệ tử của Du Hữu Thích ở lại trông thuyền, tất cả những người còn lại đều thong dong lên núi giống như một đoàn khách vãng cảnh.

Mọi người lưu lại đình Văn Hoa trên đỉnh núi đợi suốt hai ngày đêm, nhưng vẫn không thấy bóng dáng người đưa tin thứ hai của núi Long Hổ đâu cả. Cuối cùng, đến cả Chu thiên sư cũng bắt đầu nghi ngờ Thuỷ Du Bạo.

-Nếu tôi lừa gạt các người, các người cứ việc đem tôi ra chiên, rán, luộc, hầm, quay, nướng, chín rồi không thèm ăn đổ thẳng vào thùng rác là xong! – Thuỷ Du Bạo lớn giọng thề thốt.

Lỗ Thiên Liễu vốn thẳng tính, không nhịn được lại bật cười, nói:

-Ông thì chỉ có chiên, rán, luộc, hầm, tổ sư núi Long Hổ ăn những món ông nấu không nổi giận mà ăn thịt ông luôn à?

-Ý cô nói là tôi nấu ăn khó nuốt à? Không tin vào tay nghề của tôi à? Cô cứ hỏi Chu thiên sư mà xem! Không thì đợi lúc nào xuống núi, tôi nấu cho cô ăn thử sẽ biết liền! – Thuỷ Du Bạo tỏ ra bực bội, xem ra lão rất để bụng những đánh giá của người khác về tay nghề nấu nướng của mình.

Chẳng ai thèm tiếp tục đấu khẩu với Thuỷ Du Bạo, vài câu qua lại khi nãy đã khiến mọi người nuốt nước miếng còn không kịp. Hai ngày trên núi, chỉ ăn lương khô uống nước suối cầm hơi, mồm miệng ai cũng thấy nhạt nhẽo đến khó chịu.

Tất cả mọi người cứ chôn chân tại chỗ ngồi đợi cũng chẳng phải cách hay. Mọi người bàn bạc một hồi, rồi quyết định để Chu thiên sư, Lỗ Thiên Liễu, Lỗ Thịnh Nghĩa ở lại tiếp tục chờ tin, để cho họ phần lương khô còn lại, rồi những người khác xuống núi trước.

Đến ngày thứ năm, những người dưới núi đoán chừng đám Lỗ Thiên Liễu đã ăn hết lương khô, liền cho người chuyển thức ăn lên núi. Thuỷ Du Bạo kiên quyết đòi đi, vì đích thân lão đã nấu được hai món ăn đắc ý, muốn Lỗ Thiên Liễu thưởng thức tài nghệ của mình.

Thế là Du Hữu Thích liền cùng Thuỷ Du Bạo lên đỉnh Bút Đầu.

Hai người vừa lên đến đỉnh, đồ ăn tiếp tế còn chưa kịp dọn ra thì kẻ đưa tin đã đến. Lần này vẫn là tin truyền khẩu, chỉ là hai câu đơn giản: “Dang cánh đông nam, lông vũ chạm biển”. Mặc dù kẻ đưa tin không phải là người, những vẫn phát âm rất chuẩn xác.

Chu thiên sư và Thuỷ Du Bạo đều nhận ra đó là con sáo mắt đỏ mà chưởng giáo thiên sư vô cùng yêu quý. Thiên Sư giáo nuôi rất nhiều chim sáo, vì nó là một trong bốn loại linh cầm, có thể qua lại giữa hai thế giới âm dương. Trong Thiên Sư pháp có kiểu phép thuật dùng chim sáo truyền tiếng ma để hỏi về kiếp trước, kiếp này. Mà lai lịch của giống chim sáo này lại càng đặc biệt. Tên gọi chính xác của nó là “dịch duệ”, trong “Linh cầm truyện” có viết: “Dịch duệ là giống chim trời, có thể tự do đi lại giữa hai cõi âm dương, mắt lửa nhận yêu tà, miệng nói tiếng ma quỷ. Thích vùng đất ác, thường đi ban đêm, mỏ ăn óc quỷ, móng cào xác chết. Nuôi nó, là thứ vũ khí lợi hại hộ cát đuổi tà”.

Thuỷ Du Bạo vừa nhìn thấy con sáo mắt đỏ, liền đổ một chút rượu vào lòng bàn tay. Con sáo lập tức sà xuống bàn tay lão, chúi đầu uống rượu. Vừa nhìn đã biết là đôi bạn chí thân, một người một chim, cùng là phường nát rượu. Xem ra chưởng giáo thiên sư lần này đã quá to gan mạo hiểm, dám dùng hai kẻ đó để đưa tin.

-Lão Thuỷ, đừng có chuốc say nó, kiểm tra xem còn có thêm lời nhắn nào không, không khéo lại giấu nhẹm mất thông tin gì đấy! – Mặc dù Du Hữu Thích nhìn chim sáo uống rượu cũng cảm thấy rất tò mò thú vị, nhưng vẫn không quên bài học lần trước của Thuỷ Du Bạo.

-Hề hề! Có tiến bộ! Lắt léo chửi khéo ta là giống súc sinh à? Yên tâm đi, cứ để nó uống, uống cho đã rồi chuyện gì cũng phun ra hết, uống chưa đã thì hai cái miệng trên dưới của ngươi cùng hỏi cũng chẳng cạy ra nổi một chữ! – Thuỷ Du Bạo nói đoạn, lại đổ thêm chút rượu vào lòng bàn tay.

Chu thiên sư và Lỗ Thịnh Nghĩa nghe lời trả treo của Thuỷ Du Bạo với Du Hữu Thích, đều không dám bật cười. Nhưng vẫn là Lỗ Thiên Liễu không nhịn được, lại cười phá lên.

Du Hữu Thích nhất thời chưa kịp hiểu ra, thấy Lỗ Thiên Liễu bật cười còn ngơ ngác hỏi:

-Con bé kia, cười cái gì?

Lỗ Thiên Liễu đỏ mặt, quay đầu đi, chỉ cười mà không nói.

Du Hữu Thích đưa tay gãi gãi đầu, rồi mới sực tỉnh, nhảy dựng lên:

-Lão cua già chết tiệt! Dám chửi ta miệng đít lẫn lộn à?

Thuỷ Du Bạo chẳng thèm đếm xỉa tới Du Hữu Thích, một tay nâng con sáo, tay còn lại bưng đĩa thức ăn mà lão vừa mang đến lên:

-Lỗ tiểu thư, cô nếm thử xem, đây là món cải trắng chao dầu chính tay tôi nấu đấy! Ngon tuyệt!

Con sáo uống sạch trơn chút rượu trong lòng bàn tay Thuỷ Du Bạo, sau đó lại bật ra hai câu lơ lớ nghe không rõ tiếng gì với tiếng gì.

-Nói gì thế? Nói lại lần nữa đi! Nói lại lần nữa đi! – Chu thiên sư vội vàng giục giã, lo sợ sẽ bỏ sót thông tin quan trọng.

Song cho dù Chu thiên sư có thúc giục thế nào, con sáo vẫn cụp cánh rụt cổ lờ đi, không đoái hoài gì tới.

-A! Là say thật rồi hay là lên cơn nói nhảm đấy hử? Nói năng cũng chẳng đến đầu đến đũa! – Thuỷ Du Bạo mắng con sáo, rồi ngoảnh lại nói với Chu thiên sư – Thiên sư, đừng giục nó nữa, cái giống súc sinh chết tiệt này quen thói rồi, tại chưởng giáo thiên sư chiều quá đâm hư. Mấy lời vừa nãy tôi đã nghe ra, hình như là “Bát quái có đường, tự mình tìm xem” thì phải!

Mọi người nghe Thuỷ Du Bạo nói vậy, liền nhớ lại câu nói ngọng líu ngọng lô của con sáo ban nãy, có vẻ cũng gần giống thế.

Lỗ Thiên Liễu vội lấy Bát quái gỗ ra. Bát quái gỗ sau khi ghép thành đã được Du Hữu Thích dùng bong bóng cá bọc lại, không dễ bung ra. Các đường nét và chữ viết phía sau Bát quái rất rõ ràng, cứ như mới được vẽ lên, song hình vẽ được tạo nên từ các đường nét lại rất quái lạ, không thể nhận ra nó có ý nghĩa gì.

Bát quái gỗ được chuyền tay hết người này đến người khác, đã chuyền khắp một vòng mà ai cũng nhăn mày nhíu trán chẳng hiểu gì.

Chỉ có Thuỷ Du Bạo không xem Bát quái. Lão cứ một tay bưng đĩa thức ăn một tay cầm đôi đũa lẵng nhẵng bám theo Lỗ Thiên Liễu, miệng lải nhải không ngừng:

-Lỗ tiểu thư ơi, cô cứ nếm một miếng xem nào! Tôi đảm bảo không lừa cô đâu, phải nói là ngon tuyệt vời! Tôi gọi cô là chị được chưa? Nếm một miếng đi. Nếu cô ăn mà thấy không ngon, tôi gọi cô là là thím là mợ luôn! Bắt tôi gọi cô là mẹ trẻ cũng xong! Cô đừng nghe người khác nói xằng, cái thứ cá chẳng ra cá rùa chẳng ra rùa, còn khoác lác tổ tiên được theo chân Tam Bảo thái giám ra hải ngoại trở trò gian thương buôn lậu. Kể cả cứ cho là thật đi, thì tổ tiên hắn chắc chắn cũng chưa có diễm phúc được ăn món cải trắng ngon tuyệt thế này đâu!

Du Hữu Thích dường như sực nhớ ra điều gì, vội nói:

-Đưa Bát quái cho tôi xem lại!

Cuối cùng, trong ánh mắt chờ đợi của mọi người, Du Hữu Thích đã khẳng định chắc nịch rằng, hình dạng của nét vẽ giống như sơ đồ hành trình của thuyền viễn dương trước khi Tam Bảo thái giám lên đường.

-Nếu đúng là sơ đồ hành trình của Tam Bảo thái giám, vậy thì chúng ta không cần suy nghĩ về kết quả nữa. Vì sự thực đã chứng minh, phương pháp “vượt biển xa” của hoàng đế Vĩnh Lạc đã không đem lại kết quả như mong muốn. Than ôi! Ai cũng nói Thiên Sư giáo chúng ta làu thông thiên địa, nắm cả âm dương, vậy mà đôi khi chỉ một huyền cơ nho nhỏ cũng không đủ sức phá giải! – Lời nói của Chu thiên sư đầy cảm khái, xen lẫn nỗi thất vọng nặng nề.

-“Làu thông thiên địa, nắm cả âm dương!” – Lỗ Thiên Liễu lặp lại lời nói của Chu thiên sư, tựa như có một tia chớp xẹt qua trí não. Chương “Âm dương” trong cuốn “Huyền giác” có câu: “Vạn vật đều có âm dương, dùng cảm giác để nhận biết vật, cần phải thấy suốt cả âm dương. Áp dụng vào hành động, cần phải nhìn rõ phải trái, lần rõ trong ngoài, nghe rõ động tĩnh, phân rõ sáng tối…”

Lỗ Thiên Liễu cầm Bát quái gỗ lên, đưa một ngón tay ấn vào vị trí của hình vẽ, sau đó từ từ lật Bát quái lại, hướng mặt phải lên trên. Người đầu tiên hiểu được hành động của cô chính là Chu thiên sư. Ông lập tức dấn lên một bước, đưa hai tay đỡ nhẹ lấy mép Bát quái. Những ngón tay đặt trên mép Bát quái có phần run rẩy, hơi thở vốn bình hoà cũng trở nên gấp gáp. Một vị thiên sư đạo hạnh cao thâm lại có phản ứng này, chứng tỏ ông đang trong trạng thái vô cùng kích động và hưng phấn.

Phương vị Tôn Mộc! Vị trí tương ứng ở mặt trước của đồ hình được cấu thành từ các nét vẽ là vị trí Tốn Mộc của Bát quái. Quẻ tượng Tốn Mộc chủ về đông nam, Tốn vi Phong, tượng quẻ là gió. Nhưng Lỗ Thiên Liễu và Chu thiên sư đều học về loại Bát quái số tiên thiên cổ xưa hơn, nên biết rằng vị trí này còn có một tầng ý nghĩa khác. Quẻ Tốn Mộc, cũng là quẻ thuận. Trong vạn vật của thế gian, thứ gì thuận nhất? Chính là nước. Ngoài ra, trong phần chú giải của quẻ Tốn vi Phong hậu thiên còn viết rằng: “Hạ xuống mà chưa lên, sau đó sẽ hưng khởi”, kỳ thực là được giải thích căn cứ theo hiện tượng sóng sau bè sóng trước của tướng Thuỷ hậu thiên.

Lỗ Thiên Liễu và Chu thiên sư cùng đưa mắt nhìn nhau, họ đều đang cố gắng để tĩnh tâm trở lại. Tâm thái còn có thể dùng định lực của Đạo gia để trấn tĩnh, nhưng mạch tư duy rối bời thì không có cách nào ngăn trở được.

Đồ hình được tạo thành từ các nét vẽ lại tương ứng với vị trí Tốn Mộc của Bát quái hậu thiên, cũng chính là vị trí Thuỷ trong tám số thành thế của Bát quái số tiên thiên cổ xưa. “Hoả linh kế” là Thuỷ minh, “giả Chân Vũ” là mượn sức của thuỷ thần, “viễn hải tế” là đi đường thuỷ, cũng có thể giải thích là bờ biển ở rất xa. Tất cả những nội dung đó có vẻ như để làm bước đệm và định nghĩa cho vế cuối cùng.

Lỗ Thiên Liễu thở ra một hơi thật khẽ, đây chính là phương pháp trấn tĩnh mà cô đã học được từ cuốn “Huyền giác”. Đợi khi tâm tĩnh trở lại, cô mới chậm rãi cất lời:

-Con nhớ thiên sư đã kể, vị lão đạo sĩ trên núi Võ Đang có nói hoàng đế Vĩnh Lạc không biết do đâu mà biết được rằng Tử Cấm Thành tại Bắc Bình và đỉnh Thiên Trụ của núi Võ Đang là hai huyệt nhãn âm dương của trời đất, hơn nữa còn là nam bắc âm dương đảo lộn. Thầy nghĩ xem, nguyên lý này phải chăng cũng phù hợp với Bát quái số tiên thiên cổ xưa?

Chu thiên sư lập tức gật đầu.

-Vậy nếu coi vị trí mắt cá dương bên trong Bát quái là Bắc Bình, vị trí mắt cá âm là núi Võ Đang, vậy thì vị trí tương ứng với đầu ngón tay của con ở mặt sau sẽ là nơi nào?

-Khí ngang sang đông, đi thẳng về nam, là phương đông nam của Thần Châu. “Dang cánh đông nam, lông vũ chạm biển”, có lẽ là Phúc Kiến… – Chu thiên sư vẫn đang đắn đo, đang băn khoăn, vì ông cũng không dám khẳng định.

Trong lúc Chu thiên sư vẫn đang ngập ngừng, muốn nói lại thôi, thì Lỗ Thịnh Nghĩa không thể ngồi yên được nữa, bèn buột ra một câu:

-“Vũ Di thắng cảnh phương đông, trập trùng ngàn đỉnh như lông vũ xoè”.

“Vũ Di thắng cảnh phương đông, trập trùng ngàn đỉnh như lông vũ xoè” và “Dang cánh đông nam, lông vũ chạm biển” đều là nói về khu vực phía đông núi Vũ Di ở Phúc Kiến. Nơi đây núi non trùng điệp, đỉnh núi tầng tầng, vách núi san sát, khe núi dọc ngang, giống hệt như tầng tầng lông vũ xoè rộng.

Lỗ Thịnh Nghĩa biết được nơi này trong một lần đi tìm kiếm tung tích báu vật ở Thiệu Hưng. Lần đó, ông đã quen được một người thợ đan tre. Người thợ đan sống trong một sơn thôn chìm sâu trong rừng trúc xanh mướt bạt ngàn ngay tại vùng núi non trùng điệp ken dày như lông vũ nơi đó.

Người thợ đan tên là Chúc Tiết Cao, tay nghề đan lát thuộc hàng cao siêu hiếm có. Khi gã đan đồ tre trúc, các khâu chẻ tre, pha nan, chuốt nan, đan lát, tạo hình đều nhanh thoăn thoắt, chớp mắt đã xong, khiến người ta không khỏi trầm trồ thán phục. Và đáng kinh ngạc hơn nữa là trong quá trình đan, gã còn biết lợi dụng sự khác biệt về màu sắc đậm nhạt của mỗi nan tre để tạo thành các hoa văn trang trí khác nhau trên thành phẩm. Lỗ Thịnh Nghĩa đã từng tận mắt nhìn thấy gã đan một chiếc sọt tre, chỉ thấy mười ngón tay múa tít như bay, nan tre hết phất sang trái lại vụt sang phải, còn chưa kịp nhìn kỹ, thì một chiếc sọt tre vàng óng điểm xuyết những bông cục đen nhánh đã được đan xong.

Việc Lỗ Thịnh Nghĩa kết thân với gã còn có một duyên do khác. Đó là vì ông đã phát giác ra kỹ pháp đặc thù của Lỗ gia trong rất nhiều món đồ tre trúc do Chúc Tiết Cao đan. Ví dụ khi đan các loại đồ gia dụng, Chúc Tiết Cao thường đan thêm các chốt ngầm gia cố bên cạnh những bộ phận phải chịu tải, kỹ xảo này có cùng nguyên lý với phương pháp tạo thêm khớp mộng ngầm ở giữa trụ xà trong công phu Giá lương (bắc xà) của nhà họ Lỗ. Hay như khi đan những hoa văn nổi ở bên ngoài đồ tre trúc, kỹ xảo kéo nan đan xen rất giống với phương pháp khắc gỗ “chừa vuông khắc nổi” của nhà họ Lỗ. Điểm quan trọng nhất là loại giỏ xách cỡ lớn với mắt đan sáu ô do gã đan có cách sắp xếp nan tre giống hệt như quy luật “rào trúc cắm nghiêng” độc nhất vô nhị của nhà họ Lỗ. Vì vậy, Lỗ Thịnh Nghĩa cho rằng đây là hậu duệ của các tiền bối Lỗ gia từng lưu lại bảo vệ bảo bối ở nơi nào đó; cho dù không phải, chắc chắn cũng phải có mối liên quan.

Sau vài lần tiếp xúc với Chúc Tiết Cao, Lỗ Thịnh Nghĩa phát hiện người này là một nghệ nhân lặng lẽ sống cách biệt với đời. Từ nhỏ đến lớn gã chỉ ở lì trong núi, đã ngoài ba chục tuổi mà mới xuống núi có hai lần. Tay nghề đan lát của gã quả thực do tổ tiên truyền lại, song không hề để lại bất cứ tin tức hay manh mối nào có liên quan tới Lỗ gia.

Nhưng có một hiện tượng hết sức kỳ lạ, đối diện với đủ kiểu thăm dò của Lỗ Thịnh Nghĩa, gã thợ đan cứ ngẩn ngơ như thể ngủ mê chưa tỉnh. Nhưng trong lúc giao tiếp xử sự thường ngày, Chúc Tiết Cao lại tỏ ra rất từng trải, nói năng cử chỉ chẳng thua kém một người lão luyện giang hồ. Hơn thế nữa, định lực của gã rất mực cao siêu, không dễ kích động, chỉ nhìn vẻ mặt khó mà phán đoán được tâm tư của gã.

Thực ra con người ai cũng có hai mặt, nên một kẻ như Chúc Tiết Cao là rất khó đoán. Hoặc là gã là kẻ chất phác ngây ngô cực độ, hoặc là ngay cả một kẻ lão luyện giang hồ như Lỗ Thịnh Nghĩa cũng đã bị qua mặt. Đúng là lòng người thăm thẳm lấy gì đo.

Mỗi lần Lỗ Thịnh Nghĩa ra ngoài có việc, nếu đi qua vùng núi Thiên Linh, đều tạt qua thăm người bạn này. Cuộc sống trong núi khó khăn hơn nhiều so với bên ngoài, nên Lỗ Thịnh Nghĩa cũng nhiều lần chu cấp cho gã.

Trong chuyến đi lần này, chặng dừng chân đầu tiên của họ chính là sơn thôn nơi Chúc Tiết Cao cư trú.

Nơi đây giống như một đại dương xanh biếc. Một dòng suối nhỏ xuyên suốt qua khe núi, vách núi hai bên tre trúc phủ um tùm. Trên con đường nhỏ men theo vách núi, có ba bốn thanh niên cao to lực lưỡng vác theo những cây tre vừa đốn đi xuống dốc. Trên một tảng đá tròn nhẵn thín bên bờ suối, có mấy người đàn bà trẻ già lẫn lộn đang ngồi thong dong sửa sang, trau chuốt từng sợi nan tre. Những sợi nan mềm mại trơn tru, lấp loáng một màu xanh mướt như sơn, mượt mà như làn nước suối đang róc rách vắt qua dưới chân phiến đá. Bên suối có một máng dẫn nước ghép từ thân tre lớn bổ đôi, gác trên giá dựng từ thân trúc nhỏ, bắt nguồn từ bờ suối, quanh co chạy hút vào tận rừng sâu.

-Quả là một nơi tuyệt vời! Sống ở đây, người phàm hẳn cũng nhuốm hơi hướng thần tiên! – Đây có lẽ là câu nói tử tế nhất của Thuỷ Du Bạo trong chuyến đi này.

Lỗ Thịnh Nghĩa đã nhìn thấy Chúc Tiết Cao ở bãi rộng đầu thôn. Tuy nói là đầu thôn, nhưng đứng từ đây lại hoàn toàn không thể nhìn thấy khung cảnh trong thôn, vì toàn bộ sơn thôn đã chìm khuất trong bóng tre trúc dày đặc, Nếu không có người dẫn đường, chẳng ai ngờ được ở đây lại có một sơn thôn đông đúc đến thế.

Gã thờ đan đang dạy mấy đứa trẻ đan đồ chơi. Nhìn thấy đám Lỗ Thịnh Nghĩa đi đến, gã không hề tỏ ra ngạc nhiên, cũng chẳng thấy vẻ vui mừng khi có bạn nơi xa tìm đến.

Chọn tập
Bình luận