Sách ebook được sưu tầm từ Internet, Bản quyền sách thuộc về Tác giả & Nhà xuất bản. Trang Web hiện đặt quảng cáo để có kinh phí duy trì hoạt động, mong Quý Bạn đọc thông cảm ạ.

Thất Tuyệt Ma Kiếm

Chương 18 : Hiệp sĩ lại là quân trộm cướp

Tác giả: Ngọa Long Sinh
Chọn tập

Thiếu niên áo trắng trầm ngâm một lúc rồi hỏi:

– Tại hạ tuy chưa được gặp Giang Nam Song Hiệp nhưng đã biết tiếng. Họ đều là những hiệp sĩ nổi danh bậc nhất đương thời. Sao lại hùa về với các vị sát hại tiên phụ để mang tiếng xấu?

Trương Tử Thanh đáp:

– Vì lệnh tôn biết rõ Giang Nam Song Hiệp chỉ có tiếng là hiệp sĩ mà thực ra là quân đạo tặc nên chúng giết đi để bịt miệng.

Thiếu niên áo trắng cười lạt nói:

– Bảo chúa chỉ nói qua loa vài câu như vậy mà bảo tại hạ tin ngay là Giang Nam Song Hiệp đã sát hại gia phụ chẳng hóa ra dễ dàng lắm ư?

Trương Tử Thanh thủng thẳng đáp:

– Ta sẽ đưa bằng cớ ra.

Thiếu niên áo trắng hỏi:

– Bằng cớ gì?

Trương Tử Thanh đáp:

– Một bức thơ do bút tích của Hàn Ðào ở Từ Châu viết.

Thiếu niên áo trắng hỏi:

– Phong thở đó hiện giờ ở đâu?

Trương Tử Thanh đáp:

– Người ta thường nói bậc trí giả nghĩ ngàn điều tất có một điều sơ suất. Hàn Ðào yên trí lão phu đã đốt phong thơ đó đi rồi, dè đâu lão phu vẫn còn giữ lại.

Thiếu niên áo trắng vẩn lạnh lùng hỏi:

– Phong thơ ấy ở đâu?

Trương Tử Thanh đáp:

– Hiện cất ở trong Thiết Hoa Bảo này.

Thiếu niên áo trắng thấy lão bị chặt đứt cả hai tay rồi, gã muốn lão đi lấy thơ cho mình xem lập tức nhưng vẫn tỏ vẻ hững hờ, trầm ngâm một lúc rồi nói:

– Trương Tử Thanh! Bảo chúa sai người nhà đi lấy thơ đến đây cho tại hạ coi mới có thể tin được.

Trương Tử Thanh trịnh trọng nói:

– Phong thơ đó là một vật rất bí mật, chỗ cất giấu chính ta muốn tìm cũng chưa dễ đã thấy ngay được.

Thiếu niên áo trắng nói:

– Chưa có thơ thì tại hạ khó mà tin lời bảo chúa.

Trương Tử Thanh chậm chạp đứng lên nói:

– Hai tay ta bị chặt hết rồi dù còn có võ công cũng chẳng làm gì được. Ngươi muốn coi thơ thì phải đi theo ta lấy cho mới được.

Thiếu niên áo trắng ngần ngừ hỏi:

– Chỗ bảo chúa dấu thơ có gần đây không?

Trương Tử Thanh đáp:

– Chỉ cách chừng nửa dậm đường.

Thiếu niên áo trắng đáp:

– Ðược rồi! Tại hạ hy vọng là bảo chúa không sai lời.

Gã quay lại nhìn bọn Từ Thiên Hưng và Bàng Phi lạnh lùng nói:

– Các vị đã chẳng giúp được gì cho ai thì ở đây làm chi nữa? Sao không về đi?

Từ Thiên Hưng đáp:

– Thiết Hoa Bảo bố trí nhiều trạm canh cực kỳ nguy hiểm, nếu không có trúc phù của Trương Tử Thanh thì bọn tại hạ chẳng tài nào ra thoát được.

Trương Tử Thanh quay lại ngó Từ Thiên Hưng nói:

– Các vị cứ ngồi trong sảnh đường này mà chờ.

Rồi hắn rảo bước ra ngoài.

Thiếu niên áo trắng nóng lòng coi bức thơ kia nên đối với tấm thân tàn phế của Trương Tử Thanh không tiện bức bách lão thái quá. Còn bọn người vụ lợi này chẳng có tư cách gì đáng kể, nên gã bỏ mặc họ, theo sau Trương Tử Thanh đi ngay.

Trương Tử Thanh bị trọng thương mất máu quá nhiều, dù hắn được thiếu niên áo trắng cho uống linh đan, song thân thể hư nhược mà bên ngoài sảnh đường đèo núi vừa dốc vừa quanh co, cất bước cực kỳ khó khăn.

Thiếu niên áo trắng đảo mắt nhìn quanh bốn mặt, chẳng thấy bóng người nào thì cho là bọn gia đinh canh giữ ngoài sảnh đường thấy trong hai vị bảo chúa một vị đã bị trọng thương thành tàn phế, còn một vị cũng bị cụt tay bỏ trốn, Thiết Hoa Bảo khác nào quân không tướng, rắn không đầu, mạnh ai nấy chạy cho thoát thân.

Trước tình trạng này, thiếu niên áo trắng tra kiếm vào vỏ, tiến lên hai bước nâng đỡ cho Trương Tử Thanh.

Trương Tử Thanh không ngờ thiếu niên áo trắng lại ra tay nâng đỡ mình, trong lòng rất lấy làm kỳ. Hắn hắng giọng một tiếng rồi nói:

– Lão phu còn gắng gượng được, không dám phiền đại giá!

Thiếu niên áo trắng lạnh lùng đáp:

– Tại hạ muốn được coi bức thư kia ngay, nên đỡ bảo chúa đi cho lẹ.

Trương Tử Thanh hỏi:

– Tại hạ lấy thư cho công tử rồi, không hiểu công tử sẽ đền bồi bằng cách nào?

Thiếu niên áo trắng đáp:

– Tại hạ tha chết cho gia nhân và không giết chết bảo chúa. Như vậy đã đủ chưa?

Trương Tử Thanh đáp:

– Bạn hữu giang hồ thường đồn đại công tử lòng dạ độc ác, thủ đoạn tàn nhẫn, mà thật ra công tử rất biết điều.

Thiếu niên áo trắng lạnh lùng nói:

– Bậc đại trượng phu dĩ nhiên ân oán phải cho phân minh. Tại hạ muốn báo thù thì giết hại bọn vô tội làm chi. Cả đến kẻ thù mà tại hạ chịu ơn cũng nhất định báo đền.

Gã ngừng lại một chút rồi nói tiếp:

– Tại hạ muốn hỏi bảo chúa một điều, bảo chúa có chịu nói thật không?

Trương Tử Thanh đáp:

– Công tử cứ hỏi đi, lão phu biết điều gì nói điều đó.

Thiếu niên áo trắng hỏi:

– Hồi sinh tiền gia phụ có danh dự gì trong võ lâm không?

Trương Tử Thanh đáp:

– Lão nhân gia là một hiệp sĩ nhân nghĩa, ai cũng khen ngợi.

Thiếu niên áo trắng hỏi bằng một giọng nghiêm nghị và sắc bén:

– Bảo chúa đã biết vậy mà sao còn đi liên thủ với những người khác để hạ sát?

Trương Tử Thanh đáp:

– Chỉ vì lệnh tôn là người chính phái, rất đạo đức nên bọn Giang Nam Song Hiệp mới giết lão nhân gia.

Thiếu niên áo trắng hỏi:

– Bảo chúa nói vậy thì ra Giang Nam Song Hiệp chủ động vụ này hay sao?

Trương Tử Thanh đáp:

– Sự thức chính là thế đó! Bọn lão phu chỉ là những quân cờ của Giang Nam Song Hiệp mà thôi.

Thiếu niên áo trắng hỏi:

– Sao các vị lại đi nghe lời Giang Nam Song Hiệp?

Trương Tử Thanh thở dài đáp:

– Thực tình mà nói thì vụ này có mấy chỗ ngoắt ngoéo. Một là bị Giang Nam Song Hiệp ngầm hạ độc thủ uy hiếp, bọn lão phu sa vào cạm bẫy. Hai là Giang Nam Song Hiệp đem trọng lợi ra nhử bọn lão phu. Giang Nam Song Hiệp chỉ cần giết được lệnh tôn còn những đồ cổ ngoạn, danh họa… của lão nhân gia thì anh em lão phu chia nhau.

Thiếu niên áo trắng hỏi vặn:

– Các vị tham lợi mà nghe theo lời yêu cầu của Giang Nam Song Hiệp ư?

Trương Tử Thanh khẻ thở dài đáp:

– Lão phu không nghe lời họ cũng không được. Ngoài trọng lợi lão phu còn bị bọn họ uy hiếp sinh mạng.

Thiếu niên áo trắng cười lạt hỏi:

– Vụ này đồng bạn của bảo chúa có biết không?

Trương Tử Thanh lắc đầu đáp:

– Bọn họ không ai biết hết. Chỉ một mình lão phu hiểu rõ nội tình mà thôi.

Hai người vừa đi vừa nói chuyện. Thoắt cái đã đến một ngọn núi, bổng Trương Tử Thanh dừng lại nói:

– Tới nới rồi!

Thiếu niên áo trắng đưa mục quang nhìn quanh một lượt. Tuy trong đêm tối mà gã vẫn nhìn rõ cảnh vật trong vòng mấy trượng. Gã ngửng đầu trông lên thấy vách núi cheo leo không có đường lên liền hỏi:

– Bây giờ trèo lên bằng đường lối nào?

Trương Tử Thanh thủng thẳng đáp:

– Nơi đây là chỗ lão phu cất giấu mọi vật trân quí, ngoài tại hạ ra không một ai biết đường.

Thiếu niên áo trắng hỏi:

– Phong thư đó cũng giấu trong kho bí mật này ư?

Trương Tử Thanh gật đầu đáp:

– Ðúng thế!

Thiếu niên áo trắng hỏi:

– Làm thế nào mở được kho bí mật này mà vào?

Trương Tử Thanh đáp:

– Lão phu nói miệng, Lý công tử theo đó mà mở là được.

Thiếu niên áo trắng trầm giọng đáp:

– Ðược rồi! Tại hạ nghe đây!

Trương Tử Thanh nói:

– Trên vách núi này có khắc một con chim ưng…

Thiếu niên áo trắng nhìn kỹ quả nhiên thấy trên vách đá có khắc một con chim ưng đang bay.

Trương Tử Thanh lại nói:

– Công tử thò ngón tay điểm vào mỏ con chim ưng một cái.

Thiếu niên áo trắng nghe lời điểm ngón tay vào mỏ con ưng. Gã cảm thấy chỗ đụng tay vào đột nhiên tụt xuống.

Trương Tử Thanh nói:

– Lùi lại năm bước cho mau!

Thiếu niên áo trắng vội lùi lại năm bước.

Trương Tử Thanh nói:

– Phải chờ cho cơ quan phát động đã. Lão phu sẽ bảo công tử cách mở cửa.

Bổng nghe Trương Tử Thanh lên tiếng:

– Lại điểm ngón tay vào đuôi con ưng, nhưng chỉ một cái rồi rụt về ngay.

Thiếu niên áo trắng làm theo lời Trương Tử Thanh lấy đầu ngón tay dí vào đuôi chim ưng rồi rụt tay về. Gã động tâm nghĩ thầm:

– Vách đá lại giữ nguyên tình trạng như cũ. Không hiểu cha này giở trò gì đây?

Ðột nhiên một trận lách cách vang lên. Vách đá nhẵn thín đột nhiên thụt vào để hở ra một cái cửa.

Trương Tử Thanh nói:

– Người nào không biết rõ cơ quan bố trí bên trong mà tiến vào tất bị trọng thương.

Thiếu niên áo trắng lạnh lùng hỏi:

– Nếu bảo chúa để tại hạ tiến vào rồi bị cơ quan mai phục đả thương thì biết đâu bảo chúa chẳng trốn thoát?

Trương Tử Thanh thủng thẳng đáp:

– Những cơ quan bố trí trong vách này tuy lợi hại nhưng chưa chắc đã đả thương được Lý công tử.

Thiếu niên áo trắng nói:

– Bảo chúa nói vậy chẳng hóa ra cho tại hạ là một nhân vật phi thường hay sao? Tại hạ hy vọng bảo chúa đừng giở trò quái gở để mà chịu khổ.

Trương Tử Thanh cười mát nói:

– Suốt đời lão phu thu tàng những danh họa, cổ ngoạn, ngọc khí, châu báu dù đến bậc vương hầu hiện nay cũng khó bằng được. Bây giờ lão phu tuổi đã già, đối với những báu vật này cảm thấy đau khổ vô cùng! Giả tỷ lão phu không thu cất báu vật có phải ngày nay mình tìm nơi thanh tĩnh ẩn cư hưởng thú lâm tuyền, khỏi lụy về nó không? Chẳng những lão phu phải khổ sở trong những ngày tàn mà tai vạ còn lây đến con cháu. Cổ nhân có nói người nổi tiếng để lụy cho thân mình, thực ra châu báu cổ ngoạn còn làm phiền lụy hơn nhiều…

Thiếu niên áo trắng lạnh lùng ngắt lời:

– Bây giờ bảo chúa mới hối hận thì đã muộn quá rồi.

Trương Tử Thanh cười nói:

– Vì thế trước lúc lâm tử, lão phu muốn làm một vài việc có ích cho người đời.

Lão nói xong cất bước đi trước. Thiếu niên áo trắng theo sau.

Trương Tử Thanh co chân lên đá vào cửa động một cái. Cánh cửa đá đột nhiên mở rộng.

Thiếu niên áo trắng thủng thẳng hỏi:

– Sao các hạ không vào đi?

Trương Tử Thanh đáp:

– Bây giờ chưa vào được.

Thiếu niên áo trắng trầm ngâm một chút rồi nói:

– Những cơ quan bảo chúa sắp đặt rất tinh xảo!

Trương Tử Thanh nói:

– Phải chờ có tiếng nhạc vang lên mới tiến vào được.

Thiếu niên áo trắng không thúc giục mà cũng không nói chuyện gì với Trương Tử Thanh nữa.

Sau khoảng thời gian chừng uống cạn tuần trà, quả nhiên có tiếng nhạc vọng ra.

Trương Tử Thanh nói:

– Bây giờ vào được rồi!

Rồi lão cất bước tiến về phía trước. Lão đi vào một con đường hầm dài chừng hai trượng thì đến trước một tòa cửa đá.

Thiếu niên áo trắng ngấm ngầm để ý nhìn cảnh vật xung quanh, bụng bảo dạ:

– Ðường hầm này chỉ lọt vừa một người đi. Hắn mà bố trí cạm bẫy thì bất luận một tay võ công cao cường đến đâu cũng không tránh được bọn mai phục xông ra tập kích.

Bổng thấy Trương Tử Thanh vung cước lên đá vào cánh cửa đá ba cái. Cửa đá tự nhiên mở rộng.

Trương Tử Thanh nói:

– Tại hạ đã đứt mất hai tay rồi, phiền Lý công tử thắp lửa lên. Trên chiếc án lớn mé hữu có đá lửa đặt trong cái hộp sắt nhỏ.

Trong nhà tối đen như mực, giơ bàn tay không trông rõ ngón. Thiếu niên áo trắng ngấm ngầm vận khí, gã vươn tay ra quả nhiên sờ thấy một chiếc án bên trên có để một cái hộp gỗ. Hắn mở hộp lấy đá lửa bật lên thắp nến.

Dưới ánh lửa sáng, trong nhà đầy châu báu cùng bảo khí làm hoa cả mắt.

Căn động đá này dài đến bốn trượng, rộng hơn hai trượng. Bốn vách đều dùng gỗ đàn hương làm thành giá để bày các đồ ngọc khí cổ ngoạn.

Trương Tử Thanh khẽ nói:

– Lý công tử thắp thêm lửa cho sáng hơn để thưởng ngoạn. Ở đây có mấy vật trân quí đặc biệt, bỏ trong hai chiếc rương sắt. Nếu Lý công tử cao hứng thì lão phu cũng mở cho coi.

Thiếu niên áo trắng chuyển động cặp mắt thấy một chiếc đèn pha lê buộc từ trên nóc nhà treo rủ xuống. Gã thắp đèn lên. Những đồ cổ ngoạn quí giá dưới ánh đèn chỉ trong khoảnh khắc biến thành sáng như ban ngày.

Trương Tử Thanh chậm chạp bước tới góc nhà. Lão chú ý nhìn một cái rương sắt cao bằng đầu người nói:

– Trong rương này có mấy vật quí báu vô ngần!

Thiếu niên áo trắng lạnh lùng nói:

– Tại hạ muốn xem bức thư của Hàn Ðào trước.

Trương Tử Thanh nói:

– Bức thư đó cũng để trong rương sắt.

Thiếu niên áo trắng lại hỏi:

– Làm thế nào mở ra được?

Trương Tử Thanh đưa mắt nhìn con ếch bằng ngọc trên giá gỗ nói:

– Chìa khóa mở rương ở trong bụng con ếch kia!

Thiếu niên áo trắng cầm lấy con ếch ngọc mở ra quả thấy một chiếc chìa khóa sắt.

Gã liền lấy ra hỏi:

– Cách mở thế nào?

Trương Tử Thanh đáp:

– Tra chìa vào lỗ khóa trên mặt rương xoay đi ba vòng là mở được ngay.

Thiếu niên áo trắng mơ rương ra thấy bên trong đựng rất nhiều hộp gỗ đủ cỡ to nhỏ, hộp nào coi cũng đáng giá và bằng thứ gỗ hiếm có. Ngoài ra còn đôi ngựa ngọc, ba hạt dạ minh châu và con gà bằng ngọc đến giờ tự nó gáy lên là những phẩm vật trân quí nhất.

Thiếu niên áo trắng lạnh lùng nói:

– Tại hạ muốn coi lá thơ có bút tích của Hàn Ðào kia mà?

Trương Tử Thanh thò đầu vào rương ngó một lúc rồi hỏi:

– Công tử có nhìn thấy chiếc hộp gỗ màu vàng không?

Thiếu niên áo trắng đáp:

– Tại hạ thấy rồi.

Trương Tử Thanh nói:

– Công tử nhấc cái hộp vàng đó lên, mở ra là thấy thủ thư của Hàn Ðào ở bên trong.

Thiếu niên áo trắng cầm chiếc hộp vàng mở nắp quả thấy trong hộp có đặt một tờ hoa tiêu trắng. Vì lâu ngày quá rồi nên dù Trương Tử Thanh tồn trữ rất kỷ mà sắc trắng cũng đã biến thành màu vàng.

Trương Tử Thanh chậm rãi nói:

– Y viết lá thơ này cho lão phu cách đây đã 20 năm. Nhưng tra xét cũng chẳng khó gì. Cứ đem đối chiếu với chữ của hắn là biết rõ ràng.

Thiếu niên áo trắng đặt chiếc hộp gỗ xuống, mờ tờ giấy ra coi.

Trong giấy viết:

“Kính gửi Tử Thanh huynh!

Theo chỗ đệ biết thì trong võ lâm hiện nay những người thu cất danh họa cổ ngoạn không ai nhiều hơn Lý Thanh Trần. Tiểu đệ muốn giúp Tử Thanh huynh một tay để đoạt những đồ cổ ngoạn và danh họa mà Lý Thanh Trần đã thu thập. Giang Nam Song Hiệp chúng ta quyết không lấy một mảy may gì hết, có điều các quí huynh phả i xuất đầu lộ diện, còn anh em ta cải trang làm bọn tùy tùng nhân khi hắn không để ý ra tay hạ sát liền. Nếu Trương huynh muốn hợp tác với chúng ta thì canh một tối nay tới chỗ đó hội diện để đặt kế hoạch cẩn thận cho một lần hành động là thành công ngay.

Dưới thụ danh Hàn Ðào.”

Thiếu niên áo trắng cảm thấy bầu máu nóng sôi lên sùng sục. Tay cầm lá thơ không ngớt run bần bật. Hiển nhiên phong thơ này đối với gã có một ảnh hưởng rất mãnh liệt.

Trương Tử Thanh khẻ thở dài nói:

– Hay hơn hết là Lý công tử hãy bình tĩnh lại.

Thiếu niên áo trắng gập mảnh giấy hoa tiêu cất vào bọc nói:

– Tại hạ trấn tĩnh rồi.

Gã ngừng lại một chút, hỏi:

– Hàn Ðào có biết bảo chúa còn cất phong thơ này không?

Trương Tử Thanh lắc đầu đáp:

– Y không biết đâu. Nếu y mà biết lão phu còn cất giữ thì đâu đợi đến Lý công tử tới đây động thủ.

Thiếu niên áo trắng lạnh lùng hỏi:

– Tại hạ hãy tạm giữ lá thơ này. Trương bảo chúa nghĩ thế nào?

Trương Tử Thanh cười lạt đáp:

– Dĩ nhiên là lão phu giao lại cho Lý công tử để Lý công tử còn mở cuộc điều tra, xin công tử kín chuyện cho.

Thiếu niên áo trắng đáp:

– Bảo chúa bất tất phải quan tâm. Dĩ nhiên tại hạ giữ cẩn thận.

Trương Tử Thanh dặn:

– Khi công tử điều tra cần giữ sao cho Giang Nam Song Hiệp không hay biết mới được.

Thiếu niên áo trắng gật đầu đáp:

– Ða tạ Trương bảo chúa…

Gã ngừng lại một chút rồi nói tiếp:

– Bây giờ tại hạ muốn nghe rõ đầu đuôi câu chuyện.

Trương Tử Thanh thều thào nói:

– Câu chuyện này khá dài.

Thiếu niên áo trắng lại móc trong bọc lấy một viên thuốc nói:

– Bảo chúa mất máu nhiều quá nên kiệt lực không chống đỡ được, hãy uống thêm một viên này nữa.

Trương Tử Thanh lắc đầu đáp:

– Lão phu còn chịu đựng được. Huống chi trong bảo khố này có cất những dược vật hay nhất trên thế gian.

Lão bị chặt hai tay, cắt hai tai. Toàn thân máu me bê bết coi bộ rất thê thảm khổ sở, song lão nói mấy câu này ra vẻ hào hùng.

Thiếu niên áo trắng hững hờ đáp:

– Trong tòa thạch thất này bảo chúa cất danh họa cổ ngoạn nhiều như vậy, song tại hạ coi như cỏ rác…

Trương Tử Thanh khẻ thở dài ngắt lời:

– Lý công tử lấy gió mát trăng thanh làm bạn, thật khác người thế tục.

Thiếu niên áo trắng giơ tay lên ngăn lại:

– Thương thế của bảo chúa nặng lắm, mà thời gian đối với tại hạ lại rất quí báu. Tại hạ muốn nghe tình hình gia phụ đã bị hại trong trường hợp nào?

Trương Tử Thanh gật đầu đáp:

– Lão phu sẽ thuật rõ gốc ngọn cho công tử nghe.

Thiếu niên áo trắng giục:

– Nếu bảo chúa không cần nghỉ ngơi thì xin nói ngay bây giờ.

Trương Tử Thanh hỏi:

– Lý công tử đã coi hết phong thư chưa?

Thiếu niên áo trắng không trả lời, hỏi lại:

– Bọn Ngũ Quái các vị đã dúng tay vào vụ này cùng Giang Nam Song Hiệp trong trường hợp nào?

Trương Tử Thanh thở phào một cái đáp:

– Vụ này xảy ra hồi 20 năm về trước. Bọn lão phu năm người muốn cướp một chuyến bảo tiêu, liền hội họp ở Kim Lăng. Lệnh tôn hôm đó cũng ở đấy và gặp bọn lão phu.

Thiếu niên áo trắng hỏi:

– Sao? Món hàng đó có liên quan gì đến gia phụ?

Trương Tử Thanh gật đầu đáp:

– Lệnh tôn đã nổi tiếng thanh cao, chẳng những lão gia không đi lại với bọn võ lâm đồng đạo thành tích bất hảo, lão gia còn không chơi bời cả với bọn người trong các tiêu cục. Trước kia bọn lão phu có chạm trán thì lệnh tôn cũng không thèm hỏi gì đến. Nhưng lần này gặp nhau ở Kim Lăng, lệnh tôn tỏ thái độ khác hẳn, niềm nở kêu bọn lão phu lại. Ðây là một chuyện khác thường.

Trong lòng lão phu đã nghĩ ngay đến tất có chuyện gì xảy ra…

Thiếu niên áo trắng ngắt lời:

– Có phải gia phụ bảo các vị đừng đụng vào món hàng đó không?

Trương Tử Thanh đáp:

– Ðúng thế! Lệnh tôn bảo bọn lão phu là đã theo lời yêu cầu của một ông bạn và xin bọn lão phu nên nể mặt lão gia mà sớm rời khỏi Kim Lăng…

Thiếu niên áo trắng xen vào:

– Phải chăng vì thế mà các vị đem lòng tức giận?

Trương Tử Thanh lắc đầu đáp:

– Không phải! Bọn lão phu tuy ưng lời với lệnh tôn không động đến món hàng kia, nhưng trong lòng tiếc rẻ vì biết rõ chuyến bảo tiêu này có mấy vật rất trân quí.

Thiếu niên áo trắng hỏi ngay:

– Thế là ngoài mặt các vị ưng lời nhưng rồi không thủ tín, vẫn hạ thủ cướp tiêu chứ gì?

Trương Tử Thanh đáp:

– Thế thì công tử chỉ đoán đúng một trong mười phần mà thôi.

Thiếu niên áo trắng hỏi:

– Sao lại bảo là mười phần chỉ đoán trúng có một?

Trương Tử Thanh đáp:

– Muốn đụng đến món tiêu này hồi đó ít ra là có tới chín bọn trong các nhân vật lục lâm. Ấy là chưa kể đến những tên đại đạo qua lại một mình trên sông biển. Còn bọn lão phu đã hứa lời với lệnh tôn thực không có ý dám động đến món bảo tiêu đó nữa. Nhưng bọn lão phu không tin là lực lượng lệnh tôn có thể chế phục được những nhân vật lục lâm khác mưu đồ cướp tiêu. Vì thế bọn lão phu liền thay hình đổi dạng ngấm ngầm theo dõi.

Thiếu niên áo trắng lại hỏi:

– Các vị có phát giác được điều gì không?

Trương Tử Thanh đáp:

– Bọn lão phu theo dõi cho đến Qui Ðức vẫn chưa phát giác ra được nhân vật nào ngấm ngầm dòm ngó món tiêu đó, liền đem lòng tín phục oai danh của lệnh tôn và quyết định trở về không theo dõi nữa. Dọc đường bọn lão phu gặp Giang Nam Song Hiệp. Vì năm anh em lão phu đã cải trang rồi nên Giang Nam Song Hiệp không nhận ra. Bọn lão phu mừng thầm không đụng vào bảo tiêu và cho là lệnh tôn đã mời cả Giang Nam Song Hiệp ngấm ngầm hộ vệ…

Thiếu niên áo trắng ngắt lời:

– Phải chăng Giang Nam Song Hiệp đến cướp tiêu?

Trương Tử Thanh đáp:

– Ngay khi đó bọn lão phu không biết. Mãi nửa năm sau, lệnh tôn ở Từ Châu đến kiếm năm anh em lão phu chất vấn vụ trộm tiêu này. Bọn lão phu không đụng đến dĩ nhiên không thừa nhận. Thế là hai bên lời qua tiếng lại rồi đi tới chỗ động thủ. Bọn lão phu năm người liên thủ vẩn không địch nổi lệnh tôn. Ba người bị điểm huyệt và bị lệnh tôn tra hỏi liền xưng ra có gặp Giang Nam Song Hiệp. Lệnh tôn nghe xong, giải khai huyệt đạo cho bọn lão phu rồi bỏ đi luôn…

Thiếu niên áo trắng lại giục:

– Rồi sau sao nữa?

Trương Tử Thanh đáp:

– Ba tháng sau, trên chốn giang hồ đồn đại một tin khủng khiếp. Giang Nam Song Hiệp đang đi hành hiệp gặp phải đối thủ rồi bị trọng thương. Lão phu biết ngay đây là lệnh tôn đòi song hiệp phải trả lại hàng. Hai bên không thỏa thuận gây chuyện động thủ và lệnh tôn trong lúc nóng giận đã đả thương Giang Nam Song Hiệp.

Thiếu niên áo trắng hỏi:

– Vì thế mà bọn họ căm hận gia phụ rồi liên lạc với các vị để báo thù phải không?

Trương Tử Thanh đáp:

– Giang Nam Song Hiệp mà gia hại lệnh tôn không phải chỉ vì mối thù cướp tiêu, họ cay nhất lệnh tôn đã phát giác ra hành động trộm cướp làm mất thanh danh “song hiệp” của họ.

Thiếu niên áo trắng nói:

– Theo chỗ tại hạ biết thì hiện nay Giang Nam Song Hiệp vẫn lừng lẫy tiếng tâm. Thế thì trước kia dù có chuyện cướp tiêu và việc tranh chấp với tiên phụ hẳn còn có điều chi ngoắt ngoéo.

Trương Tử Thanh đáp:

– Lý công tử quả là người nhận xét tinh vi. Lão phu còn giữ được một vật để chứng minh, dù Giang Nam Song Hiệp có lấy cả nước sông Tam Giang cũng chẳng thể nào rửa sạch vết nhơ được.

Thiếu niên áo trắng hỏi:

– Chứng cớ đó hiện ở đâu?

Trương Tử Thanh đáp:

– Cũng ở trong rương sắt này. Lý công tử cứ lấy chiếc hộp gỗ sắc tía ra mà coi là biết tại hạ không nói ngoa.

Thiếu niên áo trắng lấy chiếc hộp tía mở coi thấy một vuông lụa viết đầy chữ xếp vuông vắn trong đó.

Trương Tử Thanh nói:

– Giang Nam Song Hiệp chịu hạ mình cải trang làm tùy tùng cho bọn lão phu để đối phó với lệnh tôn. Chỗ dụng tâm của chúng là lấy tờ cam kết này. Ngờ đâu người tính không bằng trời định, tang chứng đó lại lọt vào tay Trương mỗ.

Thiếu niên áo trắng lạnh lùng hỏi:

– Trong này có chứng cớ gì?

Trương Tử Thanh nói:

– Giang Nam Song Hiệp lừng lẫy tiếng tăm. Lệnh tôn đã đoạt lại món bảo tiêu ở tay họ, đồng thời lại phát giác ra nhiều việc xấu xa. Có điều lệnh tôn là người nhân hậu, nghĩ đến họ nổi danh không phải dễ dàng, nên giấu nhẹm không công bố những việc xấu xa của hai người mà chỉ bức bách họ viết một tờ sám hối. Lệnh tôn là người quân tử, khí độ rộng rãi, lão gia không nghĩ tới Giang Nam Song Hiệp sẽ dùng mọi thủ đoạn để lấy lại tờ cam kết sám hối.

Thiếu niên áo trắng trầm ngâm một lúc rồi hỏi:

– Tại hạ tuy chưa được gặp Giang Nam Song Hiệp nhưng đã biết tiếng. Họ đều là những hiệp sĩ nổi danh bậc nhất đương thời. Sao lại hùa về với các vị sát hại tiên phụ để mang tiếng xấu?

Trương Tử Thanh đáp:

– Vì lệnh tôn biết rõ Giang Nam Song Hiệp chỉ có tiếng là hiệp sĩ mà thực ra là quân đạo tặc nên chúng giết đi để bịt miệng.

Thiếu niên áo trắng cười lạt nói:

– Bảo chúa chỉ nói qua loa vài câu như vậy mà bảo tại hạ tin ngay là Giang Nam Song Hiệp đã sát hại gia phụ chẳng hóa ra dễ dàng lắm ư?

Trương Tử Thanh thủng thẳng đáp:

– Ta sẽ đưa bằng cớ ra.

Thiếu niên áo trắng hỏi:

– Bằng cớ gì?

Trương Tử Thanh đáp:

– Một bức thơ do bút tích của Hàn Ðào ở Từ Châu viết.

Thiếu niên áo trắng hỏi:

– Phong thở đó hiện giờ ở đâu?

Trương Tử Thanh đáp:

– Người ta thường nói bậc trí giả nghĩ ngàn điều tất có một điều sơ suất. Hàn Ðào yên trí lão phu đã đốt phong thơ đó đi rồi, dè đâu lão phu vẫn còn giữ lại.

Thiếu niên áo trắng vẩn lạnh lùng hỏi:

– Phong thơ ấy ở đâu?

Trương Tử Thanh đáp:

– Hiện cất ở trong Thiết Hoa Bảo này.

Thiếu niên áo trắng thấy lão bị chặt đứt cả hai tay rồi, gã muốn lão đi lấy thơ cho mình xem lập tức nhưng vẫn tỏ vẻ hững hờ, trầm ngâm một lúc rồi nói:

– Trương Tử Thanh! Bảo chúa sai người nhà đi lấy thơ đến đây cho tại hạ coi mới có thể tin được.

Trương Tử Thanh trịnh trọng nói:

– Phong thơ đó là một vật rất bí mật, chỗ cất giấu chính ta muốn tìm cũng chưa dễ đã thấy ngay được.

Thiếu niên áo trắng nói:

– Chưa có thơ thì tại hạ khó mà tin lời bảo chúa.

Trương Tử Thanh chậm chạp đứng lên nói:

– Hai tay ta bị chặt hết rồi dù còn có võ công cũng chẳng làm gì được. Ngươi muốn coi thơ thì phải đi theo ta lấy cho mới được.

Thiếu niên áo trắng ngần ngừ hỏi:

– Chỗ bảo chúa dấu thơ có gần đây không?

Trương Tử Thanh đáp:

– Chỉ cách chừng nửa dậm đường.

Thiếu niên áo trắng đáp:

– Ðược rồi! Tại hạ hy vọng là bảo chúa không sai lời.

Gã quay lại nhìn bọn Từ Thiên Hưng và Bàng Phi lạnh lùng nói:

– Các vị đã chẳng giúp được gì cho ai thì ở đây làm chi nữa? Sao không về đi?

Từ Thiên Hưng đáp:

– Thiết Hoa Bảo bố trí nhiều trạm canh cực kỳ nguy hiểm, nếu không có trúc phù của Trương Tử Thanh thì bọn tại hạ chẳng tài nào ra thoát được.

Trương Tử Thanh quay lại ngó Từ Thiên Hưng nói:

– Các vị cứ ngồi trong sảnh đường này mà chờ.

Rồi hắn rảo bước ra ngoài.

Thiếu niên áo trắng nóng lòng coi bức thơ kia nên đối với tấm thân tàn phế của Trương Tử Thanh không tiện bức bách lão thái quá. Còn bọn người vụ lợi này chẳng có tư cách gì đáng kể, nên gã bỏ mặc họ, theo sau Trương Tử Thanh đi ngay.

Trương Tử Thanh bị trọng thương mất máu quá nhiều, dù hắn được thiếu niên áo trắng cho uống linh đan, song thân thể hư nhược mà bên ngoài sảnh đường đèo núi vừa dốc vừa quanh co, cất bước cực kỳ khó khăn.

Thiếu niên áo trắng đảo mắt nhìn quanh bốn mặt, chẳng thấy bóng người nào thì cho là bọn gia đinh canh giữ ngoài sảnh đường thấy trong hai vị bảo chúa một vị đã bị trọng thương thành tàn phế, còn một vị cũng bị cụt tay bỏ trốn, Thiết Hoa Bảo khác nào quân không tướng, rắn không đầu, mạnh ai nấy chạy cho thoát thân.

Trước tình trạng này, thiếu niên áo trắng tra kiếm vào vỏ, tiến lên hai bước nâng đỡ cho Trương Tử Thanh.

Trương Tử Thanh không ngờ thiếu niên áo trắng lại ra tay nâng đỡ mình, trong lòng rất lấy làm kỳ. Hắn hắng giọng một tiếng rồi nói:

– Lão phu còn gắng gượng được, không dám phiền đại giá!

Thiếu niên áo trắng lạnh lùng đáp:

– Tại hạ muốn được coi bức thư kia ngay, nên đỡ bảo chúa đi cho lẹ.

Trương Tử Thanh hỏi:

– Tại hạ lấy thư cho công tử rồi, không hiểu công tử sẽ đền bồi bằng cách nào?

Thiếu niên áo trắng đáp:

– Tại hạ tha chết cho gia nhân và không giết chết bảo chúa. Như vậy đã đủ chưa?

Trương Tử Thanh đáp:

– Bạn hữu giang hồ thường đồn đại công tử lòng dạ độc ác, thủ đoạn tàn nhẫn, mà thật ra công tử rất biết điều.

Thiếu niên áo trắng lạnh lùng nói:

– Bậc đại trượng phu dĩ nhiên ân oán phải cho phân minh. Tại hạ muốn báo thù thì giết hại bọn vô tội làm chi. Cả đến kẻ thù mà tại hạ chịu ơn cũng nhất định báo đền.

Gã ngừng lại một chút rồi nói tiếp:

– Tại hạ muốn hỏi bảo chúa một điều, bảo chúa có chịu nói thật không?

Trương Tử Thanh đáp:

– Công tử cứ hỏi đi, lão phu biết điều gì nói điều đó.

Thiếu niên áo trắng hỏi:

– Hồi sinh tiền gia phụ có danh dự gì trong võ lâm không?

Trương Tử Thanh đáp:

– Lão nhân gia là một hiệp sĩ nhân nghĩa, ai cũng khen ngợi.

Thiếu niên áo trắng hỏi bằng một giọng nghiêm nghị và sắc bén:

– Bảo chúa đã biết vậy mà sao còn đi liên thủ với những người khác để hạ sát?

Trương Tử Thanh đáp:

– Chỉ vì lệnh tôn là người chính phái, rất đạo đức nên bọn Giang Nam Song Hiệp mới giết lão nhân gia.

Thiếu niên áo trắng hỏi:

– Bảo chúa nói vậy thì ra Giang Nam Song Hiệp chủ động vụ này hay sao?

Trương Tử Thanh đáp:

– Sự thức chính là thế đó! Bọn lão phu chỉ là những quân cờ của Giang Nam Song Hiệp mà thôi.

Thiếu niên áo trắng hỏi:

– Sao các vị lại đi nghe lời Giang Nam Song Hiệp?

Trương Tử Thanh thở dài đáp:

– Thực tình mà nói thì vụ này có mấy chỗ ngoắt ngoéo. Một là bị Giang Nam Song Hiệp ngầm hạ độc thủ uy hiếp, bọn lão phu sa vào cạm bẫy. Hai là Giang Nam Song Hiệp đem trọng lợi ra nhử bọn lão phu. Giang Nam Song Hiệp chỉ cần giết được lệnh tôn còn những đồ cổ ngoạn, danh họa… của lão nhân gia thì anh em lão phu chia nhau.

Thiếu niên áo trắng hỏi vặn:

– Các vị tham lợi mà nghe theo lời yêu cầu của Giang Nam Song Hiệp ư?

Trương Tử Thanh khẻ thở dài đáp:

– Lão phu không nghe lời họ cũng không được. Ngoài trọng lợi lão phu còn bị bọn họ uy hiếp sinh mạng.

Thiếu niên áo trắng cười lạt hỏi:

– Vụ này đồng bạn của bảo chúa có biết không?

Trương Tử Thanh lắc đầu đáp:

– Bọn họ không ai biết hết. Chỉ một mình lão phu hiểu rõ nội tình mà thôi.

Hai người vừa đi vừa nói chuyện. Thoắt cái đã đến một ngọn núi, bổng Trương Tử Thanh dừng lại nói:

– Tới nới rồi!

Thiếu niên áo trắng đưa mục quang nhìn quanh một lượt. Tuy trong đêm tối mà gã vẫn nhìn rõ cảnh vật trong vòng mấy trượng. Gã ngửng đầu trông lên thấy vách núi cheo leo không có đường lên liền hỏi:

– Bây giờ trèo lên bằng đường lối nào?

Trương Tử Thanh thủng thẳng đáp:

– Nơi đây là chỗ lão phu cất giấu mọi vật trân quí, ngoài tại hạ ra không một ai biết đường.

Thiếu niên áo trắng hỏi:

– Phong thư đó cũng giấu trong kho bí mật này ư?

Trương Tử Thanh gật đầu đáp:

– Ðúng thế!

Thiếu niên áo trắng hỏi:

– Làm thế nào mở được kho bí mật này mà vào?

Trương Tử Thanh đáp:

– Lão phu nói miệng, Lý công tử theo đó mà mở là được.

Thiếu niên áo trắng trầm giọng đáp:

– Ðược rồi! Tại hạ nghe đây!

Trương Tử Thanh nói:

– Trên vách núi này có khắc một con chim ưng…

Thiếu niên áo trắng nhìn kỹ quả nhiên thấy trên vách đá có khắc một con chim ưng đang bay.

Trương Tử Thanh lại nói:

– Công tử thò ngón tay điểm vào mỏ con chim ưng một cái.

Thiếu niên áo trắng nghe lời điểm ngón tay vào mỏ con ưng. Gã cảm thấy chỗ đụng tay vào đột nhiên tụt xuống.

Trương Tử Thanh nói:

– Lùi lại năm bước cho mau!

Thiếu niên áo trắng vội lùi lại năm bước.

Trương Tử Thanh nói:

– Phải chờ cho cơ quan phát động đã. Lão phu sẽ bảo công tử cách mở cửa.

Bổng nghe Trương Tử Thanh lên tiếng:

– Lại điểm ngón tay vào đuôi con ưng, nhưng chỉ một cái rồi rụt về ngay.

Thiếu niên áo trắng làm theo lời Trương Tử Thanh lấy đầu ngón tay dí vào đuôi chim ưng rồi rụt tay về. Gã động tâm nghĩ thầm:

– Vách đá lại giữ nguyên tình trạng như cũ. Không hiểu cha này giở trò gì đây?

Ðột nhiên một trận lách cách vang lên. Vách đá nhẵn thín đột nhiên thụt vào để hở ra một cái cửa.

Trương Tử Thanh nói:

– Người nào không biết rõ cơ quan bố trí bên trong mà tiến vào tất bị trọng thương.

Thiếu niên áo trắng lạnh lùng hỏi:

– Nếu bảo chúa để tại hạ tiến vào rồi bị cơ quan mai phục đả thương thì biết đâu bảo chúa chẳng trốn thoát?

Trương Tử Thanh thủng thẳng đáp:

– Những cơ quan bố trí trong vách này tuy lợi hại nhưng chưa chắc đã đả thương được Lý công tử.

Thiếu niên áo trắng nói:

– Bảo chúa nói vậy chẳng hóa ra cho tại hạ là một nhân vật phi thường hay sao? Tại hạ hy vọng bảo chúa đừng giở trò quái gở để mà chịu khổ.

Trương Tử Thanh cười mát nói:

– Suốt đời lão phu thu tàng những danh họa, cổ ngoạn, ngọc khí, châu báu dù đến bậc vương hầu hiện nay cũng khó bằng được. Bây giờ lão phu tuổi đã già, đối với những báu vật này cảm thấy đau khổ vô cùng! Giả tỷ lão phu không thu cất báu vật có phải ngày nay mình tìm nơi thanh tĩnh ẩn cư hưởng thú lâm tuyền, khỏi lụy về nó không? Chẳng những lão phu phải khổ sở trong những ngày tàn mà tai vạ còn lây đến con cháu. Cổ nhân có nói người nổi tiếng để lụy cho thân mình, thực ra châu báu cổ ngoạn còn làm phiền lụy hơn nhiều…

Thiếu niên áo trắng lạnh lùng ngắt lời:

– Bây giờ bảo chúa mới hối hận thì đã muộn quá rồi.

Trương Tử Thanh cười nói:

– Vì thế trước lúc lâm tử, lão phu muốn làm một vài việc có ích cho người đời.

Lão nói xong cất bước đi trước. Thiếu niên áo trắng theo sau.

Trương Tử Thanh co chân lên đá vào cửa động một cái. Cánh cửa đá đột nhiên mở rộng.

Thiếu niên áo trắng thủng thẳng hỏi:

– Sao các hạ không vào đi?

Trương Tử Thanh đáp:

– Bây giờ chưa vào được.

Thiếu niên áo trắng trầm ngâm một chút rồi nói:

– Những cơ quan bảo chúa sắp đặt rất tinh xảo!

Trương Tử Thanh nói:

– Phải chờ có tiếng nhạc vang lên mới tiến vào được.

Thiếu niên áo trắng không thúc giục mà cũng không nói chuyện gì với Trương Tử Thanh nữa.

Sau khoảng thời gian chừng uống cạn tuần trà, quả nhiên có tiếng nhạc vọng ra.

Trương Tử Thanh nói:

– Bây giờ vào được rồi!

Rồi lão cất bước tiến về phía trước. Lão đi vào một con đường hầm dài chừng hai trượng thì đến trước một tòa cửa đá.

Thiếu niên áo trắng ngấm ngầm để ý nhìn cảnh vật xung quanh, bụng bảo dạ:

– Ðường hầm này chỉ lọt vừa một người đi. Hắn mà bố trí cạm bẫy thì bất luận một tay võ công cao cường đến đâu cũng không tránh được bọn mai phục xông ra tập kích.

Bổng thấy Trương Tử Thanh vung cước lên đá vào cánh cửa đá ba cái. Cửa đá tự nhiên mở rộng.

Trương Tử Thanh nói:

– Tại hạ đã đứt mất hai tay rồi, phiền Lý công tử thắp lửa lên. Trên chiếc án lớn mé hữu có đá lửa đặt trong cái hộp sắt nhỏ.

Trong nhà tối đen như mực, giơ bàn tay không trông rõ ngón. Thiếu niên áo trắng ngấm ngầm vận khí, gã vươn tay ra quả nhiên sờ thấy một chiếc án bên trên có để một cái hộp gỗ. Hắn mở hộp lấy đá lửa bật lên thắp nến.

Dưới ánh lửa sáng, trong nhà đầy châu báu cùng bảo khí làm hoa cả mắt.

Căn động đá này dài đến bốn trượng, rộng hơn hai trượng. Bốn vách đều dùng gỗ đàn hương làm thành giá để bày các đồ ngọc khí cổ ngoạn.

Trương Tử Thanh khẽ nói:

– Lý công tử thắp thêm lửa cho sáng hơn để thưởng ngoạn. Ở đây có mấy vật trân quí đặc biệt, bỏ trong hai chiếc rương sắt. Nếu Lý công tử cao hứng thì lão phu cũng mở cho coi.

Thiếu niên áo trắng chuyển động cặp mắt thấy một chiếc đèn pha lê buộc từ trên nóc nhà treo rủ xuống. Gã thắp đèn lên. Những đồ cổ ngoạn quí giá dưới ánh đèn chỉ trong khoảnh khắc biến thành sáng như ban ngày.

Trương Tử Thanh chậm chạp bước tới góc nhà. Lão chú ý nhìn một cái rương sắt cao bằng đầu người nói:

– Trong rương này có mấy vật quí báu vô ngần!

Thiếu niên áo trắng lạnh lùng nói:

– Tại hạ muốn xem bức thư của Hàn Ðào trước.

Trương Tử Thanh nói:

– Bức thư đó cũng để trong rương sắt.

Thiếu niên áo trắng lại hỏi:

– Làm thế nào mở ra được?

Trương Tử Thanh đưa mắt nhìn con ếch bằng ngọc trên giá gỗ nói:

– Chìa khóa mở rương ở trong bụng con ếch kia!

Thiếu niên áo trắng cầm lấy con ếch ngọc mở ra quả thấy một chiếc chìa khóa sắt.

Gã liền lấy ra hỏi:

– Cách mở thế nào?

Trương Tử Thanh đáp:

– Tra chìa vào lỗ khóa trên mặt rương xoay đi ba vòng là mở được ngay.

Thiếu niên áo trắng mơ rương ra thấy bên trong đựng rất nhiều hộp gỗ đủ cỡ to nhỏ, hộp nào coi cũng đáng giá và bằng thứ gỗ hiếm có. Ngoài ra còn đôi ngựa ngọc, ba hạt dạ minh châu và con gà bằng ngọc đến giờ tự nó gáy lên là những phẩm vật trân quí nhất.

Thiếu niên áo trắng lạnh lùng nói:

– Tại hạ muốn coi lá thơ có bút tích của Hàn Ðào kia mà?

Trương Tử Thanh thò đầu vào rương ngó một lúc rồi hỏi:

– Công tử có nhìn thấy chiếc hộp gỗ màu vàng không?

Thiếu niên áo trắng đáp:

– Tại hạ thấy rồi.

Trương Tử Thanh nói:

– Công tử nhấc cái hộp vàng đó lên, mở ra là thấy thủ thư của Hàn Ðào ở bên trong.

Thiếu niên áo trắng cầm chiếc hộp vàng mở nắp quả thấy trong hộp có đặt một tờ hoa tiêu trắng. Vì lâu ngày quá rồi nên dù Trương Tử Thanh tồn trữ rất kỷ mà sắc trắng cũng đã biến thành màu vàng.

Trương Tử Thanh chậm rãi nói:

– Y viết lá thơ này cho lão phu cách đây đã 20 năm. Nhưng tra xét cũng chẳng khó gì. Cứ đem đối chiếu với chữ của hắn là biết rõ ràng.

Thiếu niên áo trắng đặt chiếc hộp gỗ xuống, mờ tờ giấy ra coi.

Trong giấy viết:

“Kính gửi Tử Thanh huynh!

Theo chỗ đệ biết thì trong võ lâm hiện nay những người thu cất danh họa cổ ngoạn không ai nhiều hơn Lý Thanh Trần. Tiểu đệ muốn giúp Tử Thanh huynh một tay để đoạt những đồ cổ ngoạn và danh họa mà Lý Thanh Trần đã thu thập. Giang Nam Song Hiệp chúng ta quyết không lấy một mảy may gì hết, có điều các quí huynh phả i xuất đầu lộ diện, còn anh em ta cải trang làm bọn tùy tùng nhân khi hắn không để ý ra tay hạ sát liền. Nếu Trương huynh muốn hợp tác với chúng ta thì canh một tối nay tới chỗ đó hội diện để đặt kế hoạch cẩn thận cho một lần hành động là thành công ngay.

Dưới thụ danh Hàn Ðào.”

Thiếu niên áo trắng cảm thấy bầu máu nóng sôi lên sùng sục. Tay cầm lá thơ không ngớt run bần bật. Hiển nhiên phong thơ này đối với gã có một ảnh hưởng rất mãnh liệt.

Trương Tử Thanh khẻ thở dài nói:

– Hay hơn hết là Lý công tử hãy bình tĩnh lại.

Thiếu niên áo trắng gập mảnh giấy hoa tiêu cất vào bọc nói:

– Tại hạ trấn tĩnh rồi.

Gã ngừng lại một chút, hỏi:

– Hàn Ðào có biết bảo chúa còn cất phong thơ này không?

Trương Tử Thanh lắc đầu đáp:

– Y không biết đâu. Nếu y mà biết lão phu còn cất giữ thì đâu đợi đến Lý công tử tới đây động thủ.

Thiếu niên áo trắng lạnh lùng hỏi:

– Tại hạ hãy tạm giữ lá thơ này. Trương bảo chúa nghĩ thế nào?

Trương Tử Thanh cười lạt đáp:

– Dĩ nhiên là lão phu giao lại cho Lý công tử để Lý công tử còn mở cuộc điều tra, xin công tử kín chuyện cho.

Thiếu niên áo trắng đáp:

– Bảo chúa bất tất phải quan tâm. Dĩ nhiên tại hạ giữ cẩn thận.

Trương Tử Thanh dặn:

– Khi công tử điều tra cần giữ sao cho Giang Nam Song Hiệp không hay biết mới được.

Thiếu niên áo trắng gật đầu đáp:

– Ða tạ Trương bảo chúa…

Gã ngừng lại một chút rồi nói tiếp:

– Bây giờ tại hạ muốn nghe rõ đầu đuôi câu chuyện.

Trương Tử Thanh thều thào nói:

– Câu chuyện này khá dài.

Thiếu niên áo trắng lại móc trong bọc lấy một viên thuốc nói:

– Bảo chúa mất máu nhiều quá nên kiệt lực không chống đỡ được, hãy uống thêm một viên này nữa.

Trương Tử Thanh lắc đầu đáp:

– Lão phu còn chịu đựng được. Huống chi trong bảo khố này có cất những dược vật hay nhất trên thế gian.

Lão bị chặt hai tay, cắt hai tai. Toàn thân máu me bê bết coi bộ rất thê thảm khổ sở, song lão nói mấy câu này ra vẻ hào hùng.

Thiếu niên áo trắng hững hờ đáp:

– Trong tòa thạch thất này bảo chúa cất danh họa cổ ngoạn nhiều như vậy, song tại hạ coi như cỏ rác…

Trương Tử Thanh khẻ thở dài ngắt lời:

– Lý công tử lấy gió mát trăng thanh làm bạn, thật khác người thế tục.

Thiếu niên áo trắng giơ tay lên ngăn lại:

– Thương thế của bảo chúa nặng lắm, mà thời gian đối với tại hạ lại rất quí báu. Tại hạ muốn nghe tình hình gia phụ đã bị hại trong trường hợp nào?

Trương Tử Thanh gật đầu đáp:

– Lão phu sẽ thuật rõ gốc ngọn cho công tử nghe.

Thiếu niên áo trắng giục:

– Nếu bảo chúa không cần nghỉ ngơi thì xin nói ngay bây giờ.

Trương Tử Thanh hỏi:

– Lý công tử đã coi hết phong thư chưa?

Thiếu niên áo trắng không trả lời, hỏi lại:

– Bọn Ngũ Quái các vị đã dúng tay vào vụ này cùng Giang Nam Song Hiệp trong trường hợp nào?

Trương Tử Thanh thở phào một cái đáp:

– Vụ này xảy ra hồi 20 năm về trước. Bọn lão phu năm người muốn cướp một chuyến bảo tiêu, liền hội họp ở Kim Lăng. Lệnh tôn hôm đó cũng ở đấy và gặp bọn lão phu.

Thiếu niên áo trắng hỏi:

– Sao? Món hàng đó có liên quan gì đến gia phụ?

Trương Tử Thanh gật đầu đáp:

– Lệnh tôn đã nổi tiếng thanh cao, chẳng những lão gia không đi lại với bọn võ lâm đồng đạo thành tích bất hảo, lão gia còn không chơi bời cả với bọn người trong các tiêu cục. Trước kia bọn lão phu có chạm trán thì lệnh tôn cũng không thèm hỏi gì đến. Nhưng lần này gặp nhau ở Kim Lăng, lệnh tôn tỏ thái độ khác hẳn, niềm nở kêu bọn lão phu lại. Ðây là một chuyện khác thường.

Trong lòng lão phu đã nghĩ ngay đến tất có chuyện gì xảy ra…

Thiếu niên áo trắng ngắt lời:

– Có phải gia phụ bảo các vị đừng đụng vào món hàng đó không?

Trương Tử Thanh đáp:

– Ðúng thế! Lệnh tôn bảo bọn lão phu là đã theo lời yêu cầu của một ông bạn và xin bọn lão phu nên nể mặt lão gia mà sớm rời khỏi Kim Lăng…

Thiếu niên áo trắng xen vào:

– Phải chăng vì thế mà các vị đem lòng tức giận?

Trương Tử Thanh lắc đầu đáp:

– Không phải! Bọn lão phu tuy ưng lời với lệnh tôn không động đến món hàng kia, nhưng trong lòng tiếc rẻ vì biết rõ chuyến bảo tiêu này có mấy vật rất trân quí.

Thiếu niên áo trắng hỏi ngay:

– Thế là ngoài mặt các vị ưng lời nhưng rồi không thủ tín, vẫn hạ thủ cướp tiêu chứ gì?

Trương Tử Thanh đáp:

– Thế thì công tử chỉ đoán đúng một trong mười phần mà thôi.

Thiếu niên áo trắng hỏi:

– Sao lại bảo là mười phần chỉ đoán trúng có một?

Trương Tử Thanh đáp:

– Muốn đụng đến món tiêu này hồi đó ít ra là có tới chín bọn trong các nhân vật lục lâm. Ấy là chưa kể đến những tên đại đạo qua lại một mình trên sông biển. Còn bọn lão phu đã hứa lời với lệnh tôn thực không có ý dám động đến món bảo tiêu đó nữa. Nhưng bọn lão phu không tin là lực lượng lệnh tôn có thể chế phục được những nhân vật lục lâm khác mưu đồ cướp tiêu. Vì thế bọn lão phu liền thay hình đổi dạng ngấm ngầm theo dõi.

Thiếu niên áo trắng lại hỏi:

– Các vị có phát giác được điều gì không?

Trương Tử Thanh đáp:

– Bọn lão phu theo dõi cho đến Qui Ðức vẫn chưa phát giác ra được nhân vật nào ngấm ngầm dòm ngó món tiêu đó, liền đem lòng tín phục oai danh của lệnh tôn và quyết định trở về không theo dõi nữa. Dọc đường bọn lão phu gặp Giang Nam Song Hiệp. Vì năm anh em lão phu đã cải trang rồi nên Giang Nam Song Hiệp không nhận ra. Bọn lão phu mừng thầm không đụng vào bảo tiêu và cho là lệnh tôn đã mời cả Giang Nam Song Hiệp ngấm ngầm hộ vệ…

Thiếu niên áo trắng ngắt lời:

– Phải chăng Giang Nam Song Hiệp đến cướp tiêu?

Trương Tử Thanh đáp:

– Ngay khi đó bọn lão phu không biết. Mãi nửa năm sau, lệnh tôn ở Từ Châu đến kiếm năm anh em lão phu chất vấn vụ trộm tiêu này. Bọn lão phu không đụng đến dĩ nhiên không thừa nhận. Thế là hai bên lời qua tiếng lại rồi đi tới chỗ động thủ. Bọn lão phu năm người liên thủ vẩn không địch nổi lệnh tôn. Ba người bị điểm huyệt và bị lệnh tôn tra hỏi liền xưng ra có gặp Giang Nam Song Hiệp. Lệnh tôn nghe xong, giải khai huyệt đạo cho bọn lão phu rồi bỏ đi luôn…

Thiếu niên áo trắng lại giục:

– Rồi sau sao nữa?

Trương Tử Thanh đáp:

– Ba tháng sau, trên chốn giang hồ đồn đại một tin khủng khiếp. Giang Nam Song Hiệp đang đi hành hiệp gặp phải đối thủ rồi bị trọng thương. Lão phu biết ngay đây là lệnh tôn đòi song hiệp phải trả lại hàng. Hai bên không thỏa thuận gây chuyện động thủ và lệnh tôn trong lúc nóng giận đã đả thương Giang Nam Song Hiệp.

Thiếu niên áo trắng hỏi:

– Vì thế mà bọn họ căm hận gia phụ rồi liên lạc với các vị để báo thù phải không?

Trương Tử Thanh đáp:

– Giang Nam Song Hiệp mà gia hại lệnh tôn không phải chỉ vì mối thù cướp tiêu, họ cay nhất lệnh tôn đã phát giác ra hành động trộm cướp làm mất thanh danh “song hiệp” của họ.

Thiếu niên áo trắng nói:

– Theo chỗ tại hạ biết thì hiện nay Giang Nam Song Hiệp vẫn lừng lẫy tiếng tâm. Thế thì trước kia dù có chuyện cướp tiêu và việc tranh chấp với tiên phụ hẳn còn có điều chi ngoắt ngoéo.

Trương Tử Thanh đáp:

– Lý công tử quả là người nhận xét tinh vi. Lão phu còn giữ được một vật để chứng minh, dù Giang Nam Song Hiệp có lấy cả nước sông Tam Giang cũng chẳng thể nào rửa sạch vết nhơ được.

Thiếu niên áo trắng hỏi:

– Chứng cớ đó hiện ở đâu?

Trương Tử Thanh đáp:

– Cũng ở trong rương sắt này. Lý công tử cứ lấy chiếc hộp gỗ sắc tía ra mà coi là biết tại hạ không nói ngoa.

Thiếu niên áo trắng lấy chiếc hộp tía mở coi thấy một vuông lụa viết đầy chữ xếp vuông vắn trong đó.

Trương Tử Thanh nói:

– Giang Nam Song Hiệp chịu hạ mình cải trang làm tùy tùng cho bọn lão phu để đối phó với lệnh tôn. Chỗ dụng tâm của chúng là lấy tờ cam kết này. Ngờ đâu người tính không bằng trời định, tang chứng đó lại lọt vào tay Trương mỗ.

Thiếu niên áo trắng lạnh lùng hỏi:

– Trong này có chứng cớ gì?

Trương Tử Thanh nói:

– Giang Nam Song Hiệp lừng lẫy tiếng tăm. Lệnh tôn đã đoạt lại món bảo tiêu ở tay họ, đồng thời lại phát giác ra nhiều việc xấu xa. Có điều lệnh tôn là người nhân hậu, nghĩ đến họ nổi danh không phải dễ dàng, nên giấu nhẹm không công bố những việc xấu xa của hai người mà chỉ bức bách họ viết một tờ sám hối. Lệnh tôn là người quân tử, khí độ rộng rãi, lão gia không nghĩ tới Giang Nam Song Hiệp sẽ dùng mọi thủ đoạn để lấy lại tờ cam kết sám hối.

Chọn tập
Bình luận