Sách ebook được sưu tầm từ Internet, Bản quyền sách thuộc về Tác giả & Nhà xuất bản. Trang Web hiện đặt quảng cáo để có kinh phí duy trì hoạt động, mong Quý Bạn đọc thông cảm ạ.

Bão Lửa U23 – Thường Châu Tuyết Trắng

Những “lùm Xùm”

Tác giả: Nhiều Tác Giả
Chọn tập

NHỮNG “LÙM XÙM” HAY LÀ CÂU CHUYỆN HẬU THÀNH CÔNG CỦA U23

– Trương Anh Ngọc – 

Trong suy nghĩ của rất nhiều người, các cầu thủ trẻ là hiện thân của những gì ngây thơ và đẹp đẽ, trong sáng, là đại diện cho một thế hệ trẻ tài năng mà phải rất lâu nữa nền bóng đá này mới có thể sản sinh, và thành công của họ trong giải đấu trên đất Trung Quốc là một câu chuyện kết hợp nhiều yếu tố kỳ diệu và phi thường.

Cư dân mạng đã dậy sóng vào ngày mà đội tuyển trở về. Những tấm ảnh bung ra trên mạng cho thấy đội tuyển về nước trên chuyến bay của một hãng hàng không giá rẻ. Chuyến bay ấy thực ra chẳng có vấn đề gì, ngoài việc những tấm ảnh cho thấy điều mà không ít người cho là vô cùng phản cảm: một cô người mẫu không xinh cũng chẳng xấu, không béo cũng chẳng gầy và ăn mặc không-thực-sự-phù-hợp-khung-cảnh-lắm bá vai bá cổ với một vài cầu thủ trẻ. Người ta nhìn thấy rõ sự tương phản: cô người mẫu đang cười rất tươi, còn các cầu thủ được “tiếp cận” thì hoặc nhìn đi chỗ khác, hoặc cũng cười, nhưng ngượng. 

Thật khó có thể tìm ra được những ý nghĩa thực sự tích cực từ những hình ảnh ấy, khi có lẽ, không ít người tin rằng, người ta đang cố tình làm vấy bẩn hình ảnh đẹp đẽ mà họ đã có từ những chàng trai đáng yêu của đội U23. Trong suy nghĩ của rất nhiều người, các cầu thủ trẻ là hiện thân của những gì ngây thơ và đẹp đẽ, trong sáng, là đại diện cho một thế hệ trẻ tài năng mà phải rất lâu nữa nền bóng đá này mới có thể sản sinh, và thành công của họ trong giải đấu trên đất Trung Quốc là một câu chuyện kết hợp nhiều yếu tố kỳ diệu và phi thường. Điều đã xảy ra trong chuyến bay trở về, với sự có mặt của nhiều quan chức, và sau đó được các nhà tổ chức lý giải theo hướng là một sự cố không đáng có, giống như một hiện thực tàn nhẫn mà ngay tức khắc các cầu thủ U23 phải đối mặt khi chiến thắng trở về và câu chuyện cổ tích của họ được đối xử theo một cách không thể vụ lợi hơn: đấy là cách người ta sẽ khai thác tối đa hình ảnh và tên tuổi của họ. 

Những gì đã diễn ra trong hơn một tuần sau khi hành trình ở Thường Châu kết thúc không làm ngỡ ngàng một ai. Đội bóng trẻ ấy không khác gì một cái bánh ngon mà mỗi người đều muốn xin một mảnh, có mảnh lớn, có mảnh nhỏ, có khi chỉ là mảnh vụn, khi người người nhà nhà đều muốn. Tâm lý được nhìn, được sờ, được xin chữ ký, được bày tỏ sự yêu mến với họ của người hâm mộ là hoàn toàn dễ hiểu. Họ là những người hùng lớn lao của hàng triệu người yêu bóng đá và cả không yêu bóng đá. Nhưng cái cách mà người ta khai thác họ tối đa trong suốt cả một quãng thời gian ngắn sau khi đội trở về cho thấy sự khao khát của không ít các doanh nghiệp và cá nhân muốn gắn một mảnh vinh quang của đội bóng trên áo mình. Và như thế, đội bóng như một gánh xiếc đi hết nơi này đến nơi kia, trong những buổi vinh danh hết ở thành phố lại đến địa phương, với nội dung na ná giống nhau, có lẽ còn đem lại sự mệt mỏi còn hơn cả các trận đấu của giải.

Có không ít điều gợi lên nhiều suy nghĩ từ những gì ta đã thấy, không chỉ ở cái cách mà người ta ồn ào và háo hức tổ chức vinh danh họ cũng như đẩy họ vào những tình huống dở khóc dở cười như trên máy bay trong chuyến trở về. Sau những chiến thắng nức lòng là người người nhà nhà “xuống tiền” trong một cơn mưa lời hứa tặng tiền thưởng. Vấn đề không chỉ nằm ở chỗ không phải lúc nào những lời hứa tiền tỉ ấy cũng được thực hiện ngay (và nhiều trường hợp, báo chí đã phải lên tiếng để yêu cầu các Mạnh Thường Quân vui tính ấy thực hiện lời hứa) mà ở cái gọi là “văn hoá thưởng”. Chuyện thưởng ở bóng đá nước ngoài không phải là hiếm, nhưng không hề có hình thức “sướng lên” rồi thưởng như ở ta, một phần có lẽ là vì ở ta, người ta đã quen với những chiến thắng theo kiểu nhất thời và từ đó “đánh đu” theo cảm hứng của số đông, vung tiền theo kiểu trọc phú để thưởng cho các cầu thủ, trong khi số tiền có thực sự đến với họ không là bao nhiêu và chẳng mấy ai được biết. Câu chuyện về việc “xem thấy sướng là thưởng” và sử dụng những chiến thắng của đội bóng, không chỉ U23 lần này, để đánh bóng tên tuổi, là một thứ văn hoá ăn theo các hiện tượng bóng đá khá thịnh hành ở ta trong những năm qua, chụp giật, khả ố và đầy vụ lợi.

Có người nói với tôi rằng, văn hoá ấy tồn tại bởi cái phông văn hoá trong cách hành xử của không ít người, không ít doanh nghiệp còn quá thấp, quá thiếu sự chân thành. Đúng là thế, và sợ rằng, cái phông văn hoá trong cách hành xử ấy sẽ còn như thế mãi, không đổi, trong một thời gian dài nữa…

Chọn tập
Bình luận
720
× sticky