Sách ebook được sưu tầm từ Internet, Bản quyền sách thuộc về Tác giả & Nhà xuất bản. Trang Web hiện đặt quảng cáo để có kinh phí duy trì hoạt động, mong Quý Bạn đọc thông cảm ạ.

Ai Nói Voi Không Thể Khiêu Vũ?

[27] IBM – Lời tạm biệt

Tác giả: Louis V. Gerstner
Thể loại: Kinh Tế - Quản Lý
Chọn tập


Khi chuẩn bị rời khỏi IBM, tôi cảm nhận được sự nuối tiếc. Tôi rời McKinsey khi 35 tuổi, vui mừng với những gì mình đã học được và háo hức bắt đầu một cuộc sống mới với vai trò một nhà điều hành. Các đồng nghiệp của tôi thường rời McKinsey và gia nhập tổ chức của một trong những khách hàng của mình, còn tôi thì đơn thuần là đi theo một con đường mà người khác đã vạch ra.


Tôi rời American Express sau 11 năm đầu tiên trong sự nghiệp của mình vì bất đồng quan điểm với những chiến lược doanh nghiệp của công ty. Nếu không có những biến cố khác biệt tại American Express, có lẽ tôi cũng sẽ vẫn làm việc ở đó cho đến ngày hôm nay.


Như tôi đã nói, hình thức mua lại dựa trên vốn vay (LBO) của RJR Nabisco đã bị chỉ trích gay gắt ngay từ đầu, vì thế việc tôi rời khỏi đó là điều tất yếu, song nó cũng là phản hồi của tôi đối với sự thay đổi lớn lúc đó của IBM, đó là nỗ lực dẫn dắt hoạt động của IBM.


Cảm giác của tôi khi rời IBM hoàn toàn khác xa so với những lần trước đó. Trong những lần trước, tôi luôn hướng tới một tương lai mới với nhiều những thách thức mới. Mặc dù hứng thú với cuộc sống mới sau khi rời khỏi IBM, nhưng tôi thật sự cảm nhận được rằng những năm tháng cuối cùng của mình tại IBM chính là thời gian tuyệt vời nhất trong cuộc đời tôi.


Tôi đến với IBM với vị thế của một người hoàn toàn mới lạ, với một động lực thay đổi tổ chức này. Tôi phải đưa ra rất nhiều những quyết định khó khăn, kéo toàn bộ công ty đi theo một con đường mà nó hoàn toàn không mong muốn. Trong quá trình đó, thẳm sâu trong trái tim, tôi nhận ra mình đã thật sự là một con người IBM. Thật thú vị là một người hoàn toàn xa lạ như tôi lại “sử dụng” văn phòng của CEO lâu hơn bất cứ một Giám đốc điều hành nào của IBM, thậm chí lâu hơn cả gia đình Watson. Dưới đây là bức thư tôi gửi đến đồng nghiệp để thông báo về việc nghỉ hưu của mình:


Ngày 29 tháng 1 năm 2002


L.V. Gerstner, Jr.


Chủ tịch và Giám đốc điều hành


Tiêu đề: Sự thay đổi CEO


Các đồng nghiệp thân mến,


Khi tôi gia nhập IBM ngày 1 tháng 4 năm 1993, tôi chưa bao giờ hình dung đến ngày về hưu của mình. Ban Giám đốc yêu cầu tôi tập trung vào mục tiêu ngắn hạn lúc bấy giờ, đó là cứu công ty. Với những hiểu biết vô cùng hạn chế của mình về IBM lúc đó, tôi thật sự không biết liệu điều đó có thể trở thành hiện thực hay không. Tôi thật sự không biết mình sẽ cần bao nhiêu thời gian để hoàn thành sứ mệnh đó.


Tất nhiên, với sự hỗ trợ và dẫn dắt của hàng nghìn nhân viên IBM, tôi đã thực hiện thành công sứ mệnh của mình: đưa công ty trở lại. Công việc đó, cùng với nhiệm vụ được ủy thác của tôi, được hoàn thiện vào giữa những năm 1990. Nhưng trong quá trình đó, có nhiều điều xảy ra – một số điều thật sự khiến tôi ngạc nhiên. Tôi nhận ra mình ngày càng yêu IBM. Tôi quyết định, cũng như nhiều người trong các bạn, đây là công ty tốt nhất thế giới mà mình có thể cống hiến trọn vẹn sự nghiệp. IBM là một trải nghiệm thú vị, quan trọng, nhưng cũng gây nản lòng và kiệt sức – nhưng tôi thật sự yêu và trân trọng mỗi giây mỗi phút ở nơi đây.


Nhưng chín năm đã trôi qua, và bây giờ là lúc để tôi nghỉ hưu. Tôi đã luôn sử dụng email để trò chuyện với các bạn về những sự phát triển quan trọng cũng như những định hướng chiến lược của chúng ta. Và giờ đây, tôi muốn thực hiện điều đó một lần nữa. Cách đây không lâu, Ban Giám đốc đã lựa chọn Sam Palmisano là CEO mới của công ty chúng ta, điều này sẽ có hiệu lực từ ngày 1 tháng 3 năm 2002. Ngoài ra, John Thompson, Phó Chủ tịch, cũng sẽ thông báo với công ty về dự định nghỉ hưu của mình vào ngày 1 tháng 9 năm 2002. Tôi biết rằng toàn bộ nhân viên IBM đều muốn tôi nói lời cảm ơn sâu sắc đến John vì những đóng góp không ngừng nghỉ của ông trong 36 năm qua cho bộ phận dịch vụ của IBM – một sự nghiệp đáng ngưỡng mộ với việc xây dựng bộ phận phần mềm IBM, tập trung vào con đường mà chúng tôi đã vạch ra cũng như tìm kiếm những cơ hội thị trường mới cho IBM.


Theo yêu cầu của ban giám đốc, cũng như theo nguyện vọng của Sam, tôi sẽ tiếp tục đảm nhiệm vai trò chủ tịch cho đến cuối năm nay. Từ ngày 1 tháng 3 trở đi, Sam sẽ là người lãnh đạo mới của chúng ta. Tôi sẽ tiếp tục hỗ trợ và giúp đỡ bất cứ khi nào ông ấy cần lời khuyên của tôi.


Hãy để tôi nói một vài điều về thời gian chuyển giao vị trí này, bởi vì một số người tin rằng các CEO của IBM phải là những người có nhiều kinh nghiệm và trên 60 tuổi. Điều đó không quan trọng. Không có một quy luật hay giới hạn tuổi tác nào đối với việc này. Công ty đã sẵn sàng và người lãnh đạo mới cũng vậy. Tôi chưa bao giờ cảm thấy lạc quan và tin tưởng vào tương lai của công ty đến như vậy.


Hai năm qua, tôi và Sam đã nỗ lực cộng tác để chuẩn bị cho một sự chuyển giao vai trò lãnh đạo. Được hỗ trợ bởi Ban giám đốc, chúng tôi đã tiến hành một quy trình nguyên tắc, rõ ràng và triệt để.


Rất nhiều người trong các bạn biết về Sam và làm việc cùng ông ấy. Sam thật sự là một nhà lãnh đạo có một không hai, nhiệt huyết với công ty, cam kết với những giá trị và nguyên tắc của tổ chức, và đề cao cũng như tuyệt đối tuân thủ các nguyên tắc – điều thật sự cần thiết cho thành công của chúng ta. Vượt xa hơn những điều này, Sam còn đã dành hết tâm huyết cho màu xanh IBM. Và với những gì đã làm, Sam hiểu rõ hơn ai hết “tính cách” của IBM, những thay đổi quy mô toàn cầu mà nó có thể thực hiện cũng như cách thức mà công ty cần tiếp tục thay đổi trong những năm tiếp theo. Tôi biết rằng các bạn sẽ dành cho Sam những sự ủng hộ mà các bạn đã hào phóng dành cho tôi trong suốt những năm qua.


Được làm việc cùng các bạn trong chín năm qua thật sự là ân huệ mà tôi có được. Tôi vô cùng tự hào về những điều mà chúng ta đã đạt được. Tất cả những nỗ lực của chúng ta đã đưa IBM trở lại. Ngày nay, các chiến lược của chúng ta đều rất đúng, năng lực cải tiến của chúng ta không ai sánh kịp, văn hóa của chúng ta đang tiến tới một định hướng đúng đắn. Và chúng ta đã khôi phục lại niềm tự hào mà chúng ta từng có. Đây là những điều tưởng chừng như là không thể vào thời điểm năm 1993, khi hầu hết mọi người đều cho rằng chúng ta sẽ thất bại hoàn toàn và quá ít người tin rằng chúng ta có thể sống sót. Nhưng với sự liều lĩnh, sự xuất sắc của các bạn, cũng như con đường mà chúng ta đã quyết định, các bạn đã chưa bao giờ từ bỏ. Cảm ơn các bạn đã khôi phục vị trí dẫn đầu của IBM.


Như tôi đã nói, sau ngày 1 tháng 3, tôi sẽ toàn tâm giúp đỡ Sam và toàn bộ nhóm lãnh đạo trong khả năng của mình. Và sau khi tôi từ chức khỏi vị trí Chủ tịch, tôi vẫn muốn các bạn biết rằng tôi sẽ luôn cổ vũ cho công ty khổng lồ và những con người kiệt xuất nơi đây. Tôi sẽ là con người IBM cho đến suốt quãng đời còn lại.


Louis Gerstner


Những đồng nghiệp cấp cao nhất của tôi – Sam Palmisano, John Thompson, Nick Donofrio và nhiều người khác nữa – những người luôn làm việc bên tôi, đáng giá như chính những danh tiếng, thành công mà tôi mang lại cho thời kỳ Phục Hưng của IBM. Họ đã dành cả sự nghiệp của mình cho IBM. Họ chứng kiến tất cả: những ngày tháng huy hoàng, những ngày tháng cùng cực và cả những tháng ngày phục hồi ngoạn mục của IBM. Sự ủng hộ của họ sâu sắc hơn tôi rất nhiều và những trải nghiệm của họ thì nhiều hơn tôi vô số lần.


Đối với tôi, IBM thời điểm trước ngày 1 tháng 4 năm 1993 là một lâu đài tráng lệ với rất nhiều phòng mà lại thiếu cửa ra. Tôi sẽ không bao giờ tiến vào trong đó. Tôi sợ hãi trước việc phải tiến vào căn nhà đó. Nhưng tôi đã phải thay đổi và tôi biết rằng tất cả những lý do để không thay đổi đều nằm trong những căn phòng đó. Tôi có thể nhớ lại rất nhiều trường hợp trong những ngày đầu khi tôi đang phác thảo một sự thay đổi mà tôi nghĩ là cần thiết, nhóm của tôi đã nói:


“Ồ, chúng tôi đã thử điều này trước đó rồi và nó không hiệu quả.” Tôi không thể kiểm chứng “những lần trước đó” hoặc có thể là tôi sẽ phải tìm hiểu tất cả những lý do để không thay đổi.


Một lần, tôi nghe các đồng nghiệp của mình kể lại những trải nghiệm đặc biệt, bao gồm cả hạnh phúc lẫn khổ đau, đã tạo nên cuộc sống hay thậm chí là cả công ty của chúng tôi. Gần đây, tôi yêu cầu một đồng nghiệp kể cho tôi nghe về vị CEO tiền nhiệm của tôi – người kế nhiệm Tom Watson. Đó thật sự là những giây phút thú vị, và tôi đã ước rằng thời gian tại IBM của mình có thể cho phép tôi thực hiện những sự kết nối giữa những cái mới và cái cũ, không phải là những sự kết nối mang tính chiến thuật hay văn hóa bởi vì những sự kết nối đó chúng tôi đã thực hiện rất nhiều rồi.


Sự kết nối mà tôi không làm được đó là sự kết nối cá nhân – những tiếng cười và cả những giọt nước mắt khi cùng gia nhập một công ty khổng lồ, cùng đào tạo và phát triển, cùng thắng lợi và cùng thất bại.


Vâng, tôi mãi mãi cũng luôn chỉ là một người ngoài. Nhưng dù thế nào thì đó cũng là công việc của tôi. Tôi biết rằng Sam Palmisano có cơ hội để thực hiện những sự kết nối mà tôi chưa làm được. Thách thức đối với ông ấy là làm thế nào để cho những điều đó không bị lãng quên, và ông ấy sẽ phải biết rằng các động lực thúc đẩy IBM hướng nội và chỉ chú trọng đến các vấn đề nội bộ vẫn còn có ảnh hưởng lớn. Tiếp tục thay đổi là phần quan trọng nhất trong công việc của CEO tại IBM.


Khi chuẩn bị rời khỏi IBM, tôi cảm nhận được sự nuối tiếc. Tôi rời McKinsey khi 35 tuổi, vui mừng với những gì mình đã học được và háo hức bắt đầu một cuộc sống mới với vai trò một nhà điều hành. Các đồng nghiệp của tôi thường rời McKinsey và gia nhập tổ chức của một trong những khách hàng của mình, còn tôi thì đơn thuần là đi theo một con đường mà người khác đã vạch ra.


Tôi rời American Express sau 11 năm đầu tiên trong sự nghiệp của mình vì bất đồng quan điểm với những chiến lược doanh nghiệp của công ty. Nếu không có những biến cố khác biệt tại American Express, có lẽ tôi cũng sẽ vẫn làm việc ở đó cho đến ngày hôm nay.


Như tôi đã nói, hình thức mua lại dựa trên vốn vay (LBO) của RJR Nabisco đã bị chỉ trích gay gắt ngay từ đầu, vì thế việc tôi rời khỏi đó là điều tất yếu, song nó cũng là phản hồi của tôi đối với sự thay đổi lớn lúc đó của IBM, đó là nỗ lực dẫn dắt hoạt động của IBM.


Cảm giác của tôi khi rời IBM hoàn toàn khác xa so với những lần trước đó. Trong những lần trước, tôi luôn hướng tới một tương lai mới với nhiều những thách thức mới. Mặc dù hứng thú với cuộc sống mới sau khi rời khỏi IBM, nhưng tôi thật sự cảm nhận được rằng những năm tháng cuối cùng của mình tại IBM chính là thời gian tuyệt vời nhất trong cuộc đời tôi.


Tôi đến với IBM với vị thế của một người hoàn toàn mới lạ, với một động lực thay đổi tổ chức này. Tôi phải đưa ra rất nhiều những quyết định khó khăn, kéo toàn bộ công ty đi theo một con đường mà nó hoàn toàn không mong muốn. Trong quá trình đó, thẳm sâu trong trái tim, tôi nhận ra mình đã thật sự là một con người IBM. Thật thú vị là một người hoàn toàn xa lạ như tôi lại “sử dụng” văn phòng của CEO lâu hơn bất cứ một Giám đốc điều hành nào của IBM, thậm chí lâu hơn cả gia đình Watson. Dưới đây là bức thư tôi gửi đến đồng nghiệp để thông báo về việc nghỉ hưu của mình:


Ngày 29 tháng 1 năm 2002


L.V. Gerstner, Jr.


Chủ tịch và Giám đốc điều hành


Tiêu đề: Sự thay đổi CEO


Các đồng nghiệp thân mến,


Khi tôi gia nhập IBM ngày 1 tháng 4 năm 1993, tôi chưa bao giờ hình dung đến ngày về hưu của mình. Ban Giám đốc yêu cầu tôi tập trung vào mục tiêu ngắn hạn lúc bấy giờ, đó là cứu công ty. Với những hiểu biết vô cùng hạn chế của mình về IBM lúc đó, tôi thật sự không biết liệu điều đó có thể trở thành hiện thực hay không. Tôi thật sự không biết mình sẽ cần bao nhiêu thời gian để hoàn thành sứ mệnh đó.


Tất nhiên, với sự hỗ trợ và dẫn dắt của hàng nghìn nhân viên IBM, tôi đã thực hiện thành công sứ mệnh của mình: đưa công ty trở lại. Công việc đó, cùng với nhiệm vụ được ủy thác của tôi, được hoàn thiện vào giữa những năm 1990. Nhưng trong quá trình đó, có nhiều điều xảy ra – một số điều thật sự khiến tôi ngạc nhiên. Tôi nhận ra mình ngày càng yêu IBM. Tôi quyết định, cũng như nhiều người trong các bạn, đây là công ty tốt nhất thế giới mà mình có thể cống hiến trọn vẹn sự nghiệp. IBM là một trải nghiệm thú vị, quan trọng, nhưng cũng gây nản lòng và kiệt sức – nhưng tôi thật sự yêu và trân trọng mỗi giây mỗi phút ở nơi đây.


Nhưng chín năm đã trôi qua, và bây giờ là lúc để tôi nghỉ hưu. Tôi đã luôn sử dụng email để trò chuyện với các bạn về những sự phát triển quan trọng cũng như những định hướng chiến lược của chúng ta. Và giờ đây, tôi muốn thực hiện điều đó một lần nữa. Cách đây không lâu, Ban Giám đốc đã lựa chọn Sam Palmisano là CEO mới của công ty chúng ta, điều này sẽ có hiệu lực từ ngày 1 tháng 3 năm 2002. Ngoài ra, John Thompson, Phó Chủ tịch, cũng sẽ thông báo với công ty về dự định nghỉ hưu của mình vào ngày 1 tháng 9 năm 2002. Tôi biết rằng toàn bộ nhân viên IBM đều muốn tôi nói lời cảm ơn sâu sắc đến John vì những đóng góp không ngừng nghỉ của ông trong 36 năm qua cho bộ phận dịch vụ của IBM – một sự nghiệp đáng ngưỡng mộ với việc xây dựng bộ phận phần mềm IBM, tập trung vào con đường mà chúng tôi đã vạch ra cũng như tìm kiếm những cơ hội thị trường mới cho IBM.


Theo yêu cầu của ban giám đốc, cũng như theo nguyện vọng của Sam, tôi sẽ tiếp tục đảm nhiệm vai trò chủ tịch cho đến cuối năm nay. Từ ngày 1 tháng 3 trở đi, Sam sẽ là người lãnh đạo mới của chúng ta. Tôi sẽ tiếp tục hỗ trợ và giúp đỡ bất cứ khi nào ông ấy cần lời khuyên của tôi.


Hãy để tôi nói một vài điều về thời gian chuyển giao vị trí này, bởi vì một số người tin rằng các CEO của IBM phải là những người có nhiều kinh nghiệm và trên 60 tuổi. Điều đó không quan trọng. Không có một quy luật hay giới hạn tuổi tác nào đối với việc này. Công ty đã sẵn sàng và người lãnh đạo mới cũng vậy. Tôi chưa bao giờ cảm thấy lạc quan và tin tưởng vào tương lai của công ty đến như vậy.


Hai năm qua, tôi và Sam đã nỗ lực cộng tác để chuẩn bị cho một sự chuyển giao vai trò lãnh đạo. Được hỗ trợ bởi Ban giám đốc, chúng tôi đã tiến hành một quy trình nguyên tắc, rõ ràng và triệt để.


Rất nhiều người trong các bạn biết về Sam và làm việc cùng ông ấy. Sam thật sự là một nhà lãnh đạo có một không hai, nhiệt huyết với công ty, cam kết với những giá trị và nguyên tắc của tổ chức, và đề cao cũng như tuyệt đối tuân thủ các nguyên tắc – điều thật sự cần thiết cho thành công của chúng ta. Vượt xa hơn những điều này, Sam còn đã dành hết tâm huyết cho màu xanh IBM. Và với những gì đã làm, Sam hiểu rõ hơn ai hết “tính cách” của IBM, những thay đổi quy mô toàn cầu mà nó có thể thực hiện cũng như cách thức mà công ty cần tiếp tục thay đổi trong những năm tiếp theo. Tôi biết rằng các bạn sẽ dành cho Sam những sự ủng hộ mà các bạn đã hào phóng dành cho tôi trong suốt những năm qua.


Được làm việc cùng các bạn trong chín năm qua thật sự là ân huệ mà tôi có được. Tôi vô cùng tự hào về những điều mà chúng ta đã đạt được. Tất cả những nỗ lực của chúng ta đã đưa IBM trở lại. Ngày nay, các chiến lược của chúng ta đều rất đúng, năng lực cải tiến của chúng ta không ai sánh kịp, văn hóa của chúng ta đang tiến tới một định hướng đúng đắn. Và chúng ta đã khôi phục lại niềm tự hào mà chúng ta từng có. Đây là những điều tưởng chừng như là không thể vào thời điểm năm 1993, khi hầu hết mọi người đều cho rằng chúng ta sẽ thất bại hoàn toàn và quá ít người tin rằng chúng ta có thể sống sót. Nhưng với sự liều lĩnh, sự xuất sắc của các bạn, cũng như con đường mà chúng ta đã quyết định, các bạn đã chưa bao giờ từ bỏ. Cảm ơn các bạn đã khôi phục vị trí dẫn đầu của IBM.


Như tôi đã nói, sau ngày 1 tháng 3, tôi sẽ toàn tâm giúp đỡ Sam và toàn bộ nhóm lãnh đạo trong khả năng của mình. Và sau khi tôi từ chức khỏi vị trí Chủ tịch, tôi vẫn muốn các bạn biết rằng tôi sẽ luôn cổ vũ cho công ty khổng lồ và những con người kiệt xuất nơi đây. Tôi sẽ là con người IBM cho đến suốt quãng đời còn lại.


Louis Gerstner


Những đồng nghiệp cấp cao nhất của tôi – Sam Palmisano, John Thompson, Nick Donofrio và nhiều người khác nữa – những người luôn làm việc bên tôi, đáng giá như chính những danh tiếng, thành công mà tôi mang lại cho thời kỳ Phục Hưng của IBM. Họ đã dành cả sự nghiệp của mình cho IBM. Họ chứng kiến tất cả: những ngày tháng huy hoàng, những ngày tháng cùng cực và cả những tháng ngày phục hồi ngoạn mục của IBM. Sự ủng hộ của họ sâu sắc hơn tôi rất nhiều và những trải nghiệm của họ thì nhiều hơn tôi vô số lần.


Đối với tôi, IBM thời điểm trước ngày 1 tháng 4 năm 1993 là một lâu đài tráng lệ với rất nhiều phòng mà lại thiếu cửa ra. Tôi sẽ không bao giờ tiến vào trong đó. Tôi sợ hãi trước việc phải tiến vào căn nhà đó. Nhưng tôi đã phải thay đổi và tôi biết rằng tất cả những lý do để không thay đổi đều nằm trong những căn phòng đó. Tôi có thể nhớ lại rất nhiều trường hợp trong những ngày đầu khi tôi đang phác thảo một sự thay đổi mà tôi nghĩ là cần thiết, nhóm của tôi đã nói:


“Ồ, chúng tôi đã thử điều này trước đó rồi và nó không hiệu quả.” Tôi không thể kiểm chứng “những lần trước đó” hoặc có thể là tôi sẽ phải tìm hiểu tất cả những lý do để không thay đổi.


Một lần, tôi nghe các đồng nghiệp của mình kể lại những trải nghiệm đặc biệt, bao gồm cả hạnh phúc lẫn khổ đau, đã tạo nên cuộc sống hay thậm chí là cả công ty của chúng tôi. Gần đây, tôi yêu cầu một đồng nghiệp kể cho tôi nghe về vị CEO tiền nhiệm của tôi – người kế nhiệm Tom Watson. Đó thật sự là những giây phút thú vị, và tôi đã ước rằng thời gian tại IBM của mình có thể cho phép tôi thực hiện những sự kết nối giữa những cái mới và cái cũ, không phải là những sự kết nối mang tính chiến thuật hay văn hóa bởi vì những sự kết nối đó chúng tôi đã thực hiện rất nhiều rồi.


Sự kết nối mà tôi không làm được đó là sự kết nối cá nhân – những tiếng cười và cả những giọt nước mắt khi cùng gia nhập một công ty khổng lồ, cùng đào tạo và phát triển, cùng thắng lợi và cùng thất bại.


Vâng, tôi mãi mãi cũng luôn chỉ là một người ngoài. Nhưng dù thế nào thì đó cũng là công việc của tôi. Tôi biết rằng Sam Palmisano có cơ hội để thực hiện những sự kết nối mà tôi chưa làm được. Thách thức đối với ông ấy là làm thế nào để cho những điều đó không bị lãng quên, và ông ấy sẽ phải biết rằng các động lực thúc đẩy IBM hướng nội và chỉ chú trọng đến các vấn đề nội bộ vẫn còn có ảnh hưởng lớn. Tiếp tục thay đổi là phần quan trọng nhất trong công việc của CEO tại IBM.

Chọn tập
Bình luận