Sách ebook được sưu tầm từ Internet, Bản quyền sách thuộc về Tác giả & Nhà xuất bản. Trang Web hiện đặt quảng cáo để có kinh phí duy trì hoạt động, mong Quý Bạn đọc thông cảm ạ.

Ai Nói Voi Không Thể Khiêu Vũ?

LOUIS GERSTNER – Người chèo lái IBM vượt qua sóng gió

Tác giả: Louis V. Gerstner
Thể loại: Kinh Tế - Quản Lý
Chọn tập



Theo https://www.vietnamleader.com/


Ít ai có thể nghĩ rằng tập đoàn IBM đã từng trải qua một thời kỳ đen tối đến mức có nguy cơ phá sản. Thế nhưng, vào thời điểm đó, Louis Gerstner đã xuất hiện đúng lúc giúp IBM vượt qua khó khăn và giành lại vị thế là một trong những tập đoàn kinh doanh trên lĩnh vực công nghệ thông tin có tầm ảnh hưởng lớn trên thế giới.


Sinh ra và lớn lên tại New York, Mỹ, ngay từ khi còn nhỏ, Gerstner đã nhận thức được tầm quan trọng của việc học tập. Năm 1963, sau khi lấy bằng cử nhân kỹ thuật tại trường đại học Dartmouth, Gerstner tiếp tục học thêm bằng thạc sĩ quản trị kinh doanh tại đại học Harvard.


Năm 1965, Gerstner trở thành giám đốc của McKinsey&Co và sau đó làm chủ tịch của American Express và kiêm luôn chức giám đốc điều hành một công ty con của hãng này. Gerstner đã làm việc cho American Express 11 năm trước khi trở thành chủ tịch hội đồng quản trị và CEO của RJR Nabiso, Inc và sau đó trở thành chủ tịch hội đồng quản trị của IBM – nơi mà tài năng lãnh đạo của ông đã trở thành huyền thoại.


Biết quyết định táo bạo trước thách thức


Vào cuối những năm 1980, IBM là tập đoàn hàng đầu thế giới về các loại máy tính, máy văn phòng, bao gồm cả máy đánh chữ và máy photocopy. Bên cạnh đó IBM cũng là nhà sản xuất lớn nhất về mạch tích hợp, được sử dụng trong các sản phẩm của riêng công ty. Tuy nhiên, địa vị độc quyền của tập đoàn này đã bị lung lay khi máy tính cá nhân IBM lúc ấy bắt đầu bị cạnh tranh dữ dội bởi các dòng máy tính tương thích IBM với giá rẻ hơn.


Hạn này nối tiếp hạn kia, thời kỳ suy thoái kinh tế Mỹ đầu thập niên 1990 đã khiến IBM thêm một lần nữa lâm vào tình trạng điêu đứng, khiến 40.000 nhân viên bị mất việc làm vào năm 1992. Đó cũng là năm IBM chào bán máy xách tay ThinkPad với con chuột được gắn giữa bàn phím có cái tên mới TrackPoint. IBM bỗng nhiên trở nên trì trệ trước những thay đổi liên tục của thị trường. Lần đầu tiên trong lịch sử giá cổ phiếu của của IBM giảm xuống chỉ còn một nửa so với trước đó, khi công ty thua lỗ 15 tỷ đô-la, khiến John F. Akers, chủ tịch công ty từ năm 1985 đã từ chức vào đầu năm 1993.


Từ tháng 4 năm 1993, Louis V. Gerstner được cử làm chủ tịch tập đoàn IBM. Không giống với các nhà quản lý trước đó của công ty, Louis Gerstner chưa từng tham gia kinh doanh trên thị trường về lĩnh vực máy tính, có lẽ chính vì vậy mà Louis Gerstner đã dám mạo hiểm và thích một thử thách lớn khi đảm nhiệm việc cải tổ bộ máy cồng kềnh, đồ sộ của một tập đoàn như IBM.


Louis Gerstner đã tuyên bố “cái mà IBM cần nhất hiện nay không phải là một chiến lược có tính chất lâu dài”. Chỉ một tháng sau khi nhậm chức, ông đã tuyên bố với cổ đông IBM rằng không thể né tránh, không thể nửa vời, nhất định phải thực hiện bốn chiến lược tối quan trọng là:


– Giảm số nhân viên không cần thiết trên toàn cầu.


– Xác định lại các sản phẩm cốt lõi của IBM.


– Cải thiện triệt để quan hệ khách hàng.


– Phi tập trung hóa.


Và thế là ông bắt tay vào trực tiếp rà soát cũng như thu hẹp rất nhiều bộ phận hoạt động không hiệu quả, đặc biệt trong các bộ phận hành chính và cắt giảm chi phí tối đa. Chỉ trong 2 năm đầu tiên, số lượng nhân viên của IBM từ gần 400.000 giảm xuống còn 219.000 người, tiết kiệm được gần 20 tỷ đô-la Mỹ. Bộ máy hoạt động tinh giản đã giúp IBM có được một cơ chế kinh doanh thông thoáng và linh hoạt, từ đó giúp công ty dần lấy lại được những thị trường công nghệ thông tin đã bị mất trước đây.


Phải nắm lấy thời cơ và bắt kịp xu hướng của thị trường


Louis Gerstner là người có tầm nhìn sâu rộng, ông hiểu rằng có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng sa sút của công ty nhưng nguyên nhân về công nghệ là lớn hơn cả. IBM mặc dù là nơi sáng chế ra máy PC – viết tắt của chữ “Personal Computer” tức “máy tính cá nhân”, nhưng đã không nắm lấy thời cơ này mà vẫn quyến luyến với các máy “mainframe” (tức các máy tính lớn, tốc độ chạy rất mạnh và giá thành rất đắt). Hàng chục, rồi hàng trăm loại máy làm theo mẫu PC đã ra đời cùng với hãng phần mềm Microsoft làm cho cục diện thị trường công nghệ thông tin thay đổi hẳn, IBM mất hẳn lợi thế độc quyền về PC. Louis Gerstner đã nhận ra vấn đề này và ngay lập tức, bỏ ngay việc chỉ tập trung hóa một dòng sản phẩm cố định mà kết hợp một cách hài hòa giữa dòng sản phẩm “mainframe” và các dòng máy tính khác để đáp ứng nhu cầu đa dạng của thị trường.


Thay đổi “văn hoá” tư duy


“Mọi thứ đều bắt đầu từ khách hàng” (“Everything starts with the customer.”) là câu nói nổi tiếng của Louis Gerstner – thể hiện rất rõ nét suy nghĩ của ông về công việc kinh doanh của mình.


Khi IBM đã bỏ qua cơ hội ngàn vàng trong cuộc cách mạng máy tính cá nhân thì Louis Gerstner lại nhận thấy thêm một lý do giải thích tại sao công ty đã thua lỗ rất nhiều. Đó là việc công ty không hề chú tâm đến khách hàng, mà như theo ông nói là đã “mất sợi dây liên hệ mật thiết với thị trường và khách hàng”. Vậy nên IBM rất cần một ai đó như Gerstner để có thể thiết lập lại tư tưởng coi trọng khách hàng trong công ty.


Đầu năm 1993, phần lớn công việc của Gerstner phải làm là hướng trọng tâm hoạt động của công ty trở lại thị trường vì ông coi đó là nơi duy nhất có thể đem lại lợi nhuận cho công ty. Ông bắt đầu công việc đó bằng cách nói chuyện với gần như tất cả mọi người mà ông gặp trong hai tháng đầu tiên rằng sẽ có “một IBM hoạt động vì khách hàng”, và rằng “chúng tôi sẽ tái thiết lập công ty xuất phát từ nhu cầu của chính khách hàng”. Câu nói của Gerstner tuy đơn giản nhưng lại có nghĩa quan trọng trong việc định hình lại tư duy của mỗi thành viên trong công ty. Khi bắt đầu thông điệp này, ông nhận ra rằng có rất nhiều nhân viên không chỉ sẵn sàng thay đổi mà còn rất háo hức và đầy năng lực để thực hiện những thay đổi đó.


Tất cả họ đều thể hiện một sự nhiệt tình và hăng say vì công việc, vì công ty và sự nghiệp của bản thân. Ngọn lửa nhiệt huyết trong tim những người này đã giúp kích động lòng nhiệt tình của những người khác. Họ cảm nhận mạnh mẽ về một ý tưởng, một sản phẩm hay một quy trình cụ thể và có khả năng sử dụng hiệu quả các công cụ để góp phần làm nên sự thành công của công ty.


Là một nhà lãnh đạo xuất sắc, nếu Louis Gerstner chưa bao giờ tạo cho những người xung quanh ấn tượng mình là một người có sức cuốn hút, thì năng lực truyền tải nhiệt huyết của ông lại được bộc lộ hoàn toàn khi ông cho tiến hành thay đổi lối tư duy của mọi nhân viên trong công ty. Gerstner đã tập trung rất nhiều vào việc khôi phục lại cách tiếp cận “từ ngoài vào trong” để chấm dứt việc đi sai đường để cho IBM còn có thể tiếp tục tồn tại.


Gerstner cho rằng vấn đề của công ty là phải biết kết hợp các bộ phận với nhau, tích hợp các công nghệ hiện đại với những quy trình kinh doanh cũng như kết hợp tất cả các quá trình đơn lẻ trước đây lại tạo thành một chỉnh thế thống nhất và linh hoạt.


Bên cạnh việc thống nhất các bộ phận trong công ty, Louis Gerstner còn đề cập đến tầm quan trọng của việc liên kết các cộng đồng kinh doanh. Ông tin rằng, việc liên kết này sẽ có ý nghĩa chiến lược, tạo đà phát triển cho tất cả các thành viên trong mối liên kết.


Dưới sự dẫn dắt của Louis Gerstner, IBM đã tìm lại được con đường dẫn tới thành công. Năm 1995, IBM bỏ ra 3,5 tỷ đô-la để mua lại công ty phần mềm Lotus Development nhằm mở rộng phạm vi của công ty sang ngành công nghiệp phần mềm. IBM cũng chủ động tham gia các dự án mã nguồn mở, đặc biệt là dự án Linux hợp tác với Linux Technologie Center.


Với bài học về hệ điều hành DOS trước kia, Louis Gerstner đã chớp thời cơ quảng bá cho hệ điều hành Linux và khuyến khích các máy chủ (server) có quy mô nhỏ sử dụng Linux và IBM là nhà cung cấp các máy chủ ấy. Năm 2005, IBM đã quyết định bán bộ phận sản xuất máy tính cá nhân cho công ty LeNoVo, nhà sản xuất máy tính cá nhân hàng đầu của Trung Quốc có 57% vốn nhà nước, với giá 1,75 tỷ đô-la Mỹ và chỉ giữ lại 19% cổ phần.


LeNoVo sau đó gồm 19.000 nhân viên, trong đó có 10.000 nhân viên cũ của IBM. IBM cũng đã mua lại các công ty phần mềm như Tivoli, Rational và Informi. Bước đi này không những giúp IBM giảm thiểu rủi ro từ bộ phận máy tính cá nhân mà còn là bước đệm vững chắc giúp công ty đưa các dịch vụ và phần mềm của mình vào thị trường Trung Quốc.


Sau gần 10 năm rất thành công với cương vị Chủ tịch điều hành của IBM, Louis Gerstner nghỉ hưu và nhường vị trí của mình cho phó chủ tịch Palmisano vào năm 2002. Louis Gerstner được nhiều trường đại học kinh doanh tại Mỹ trao tặng bằng tiến sĩ danh dự, đồng thời ông cũng được nữ hoàng Elizabeth II phong tước hiệp sĩ danh dự Hoàng gia Anh năm 2001.


HẾT






Theo https://www.vietnamleader.com/


Ít ai có thể nghĩ rằng tập đoàn IBM đã từng trải qua một thời kỳ đen tối đến mức có nguy cơ phá sản. Thế nhưng, vào thời điểm đó, Louis Gerstner đã xuất hiện đúng lúc giúp IBM vượt qua khó khăn và giành lại vị thế là một trong những tập đoàn kinh doanh trên lĩnh vực công nghệ thông tin có tầm ảnh hưởng lớn trên thế giới.


Sinh ra và lớn lên tại New York, Mỹ, ngay từ khi còn nhỏ, Gerstner đã nhận thức được tầm quan trọng của việc học tập. Năm 1963, sau khi lấy bằng cử nhân kỹ thuật tại trường đại học Dartmouth, Gerstner tiếp tục học thêm bằng thạc sĩ quản trị kinh doanh tại đại học Harvard.


Năm 1965, Gerstner trở thành giám đốc của McKinsey&Co và sau đó làm chủ tịch của American Express và kiêm luôn chức giám đốc điều hành một công ty con của hãng này. Gerstner đã làm việc cho American Express 11 năm trước khi trở thành chủ tịch hội đồng quản trị và CEO của RJR Nabiso, Inc và sau đó trở thành chủ tịch hội đồng quản trị của IBM – nơi mà tài năng lãnh đạo của ông đã trở thành huyền thoại.


Biết quyết định táo bạo trước thách thức


Vào cuối những năm 1980, IBM là tập đoàn hàng đầu thế giới về các loại máy tính, máy văn phòng, bao gồm cả máy đánh chữ và máy photocopy. Bên cạnh đó IBM cũng là nhà sản xuất lớn nhất về mạch tích hợp, được sử dụng trong các sản phẩm của riêng công ty. Tuy nhiên, địa vị độc quyền của tập đoàn này đã bị lung lay khi máy tính cá nhân IBM lúc ấy bắt đầu bị cạnh tranh dữ dội bởi các dòng máy tính tương thích IBM với giá rẻ hơn.


Hạn này nối tiếp hạn kia, thời kỳ suy thoái kinh tế Mỹ đầu thập niên 1990 đã khiến IBM thêm một lần nữa lâm vào tình trạng điêu đứng, khiến 40.000 nhân viên bị mất việc làm vào năm 1992. Đó cũng là năm IBM chào bán máy xách tay ThinkPad với con chuột được gắn giữa bàn phím có cái tên mới TrackPoint. IBM bỗng nhiên trở nên trì trệ trước những thay đổi liên tục của thị trường. Lần đầu tiên trong lịch sử giá cổ phiếu của của IBM giảm xuống chỉ còn một nửa so với trước đó, khi công ty thua lỗ 15 tỷ đô-la, khiến John F. Akers, chủ tịch công ty từ năm 1985 đã từ chức vào đầu năm 1993.


Từ tháng 4 năm 1993, Louis V. Gerstner được cử làm chủ tịch tập đoàn IBM. Không giống với các nhà quản lý trước đó của công ty, Louis Gerstner chưa từng tham gia kinh doanh trên thị trường về lĩnh vực máy tính, có lẽ chính vì vậy mà Louis Gerstner đã dám mạo hiểm và thích một thử thách lớn khi đảm nhiệm việc cải tổ bộ máy cồng kềnh, đồ sộ của một tập đoàn như IBM.


Louis Gerstner đã tuyên bố “cái mà IBM cần nhất hiện nay không phải là một chiến lược có tính chất lâu dài”. Chỉ một tháng sau khi nhậm chức, ông đã tuyên bố với cổ đông IBM rằng không thể né tránh, không thể nửa vời, nhất định phải thực hiện bốn chiến lược tối quan trọng là:


– Giảm số nhân viên không cần thiết trên toàn cầu.


– Xác định lại các sản phẩm cốt lõi của IBM.


– Cải thiện triệt để quan hệ khách hàng.


– Phi tập trung hóa.


Và thế là ông bắt tay vào trực tiếp rà soát cũng như thu hẹp rất nhiều bộ phận hoạt động không hiệu quả, đặc biệt trong các bộ phận hành chính và cắt giảm chi phí tối đa. Chỉ trong 2 năm đầu tiên, số lượng nhân viên của IBM từ gần 400.000 giảm xuống còn 219.000 người, tiết kiệm được gần 20 tỷ đô-la Mỹ. Bộ máy hoạt động tinh giản đã giúp IBM có được một cơ chế kinh doanh thông thoáng và linh hoạt, từ đó giúp công ty dần lấy lại được những thị trường công nghệ thông tin đã bị mất trước đây.


Phải nắm lấy thời cơ và bắt kịp xu hướng của thị trường


Louis Gerstner là người có tầm nhìn sâu rộng, ông hiểu rằng có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng sa sút của công ty nhưng nguyên nhân về công nghệ là lớn hơn cả. IBM mặc dù là nơi sáng chế ra máy PC – viết tắt của chữ “Personal Computer” tức “máy tính cá nhân”, nhưng đã không nắm lấy thời cơ này mà vẫn quyến luyến với các máy “mainframe” (tức các máy tính lớn, tốc độ chạy rất mạnh và giá thành rất đắt). Hàng chục, rồi hàng trăm loại máy làm theo mẫu PC đã ra đời cùng với hãng phần mềm Microsoft làm cho cục diện thị trường công nghệ thông tin thay đổi hẳn, IBM mất hẳn lợi thế độc quyền về PC. Louis Gerstner đã nhận ra vấn đề này và ngay lập tức, bỏ ngay việc chỉ tập trung hóa một dòng sản phẩm cố định mà kết hợp một cách hài hòa giữa dòng sản phẩm “mainframe” và các dòng máy tính khác để đáp ứng nhu cầu đa dạng của thị trường.


Thay đổi “văn hoá” tư duy


“Mọi thứ đều bắt đầu từ khách hàng” (“Everything starts with the customer.”) là câu nói nổi tiếng của Louis Gerstner – thể hiện rất rõ nét suy nghĩ của ông về công việc kinh doanh của mình.


Khi IBM đã bỏ qua cơ hội ngàn vàng trong cuộc cách mạng máy tính cá nhân thì Louis Gerstner lại nhận thấy thêm một lý do giải thích tại sao công ty đã thua lỗ rất nhiều. Đó là việc công ty không hề chú tâm đến khách hàng, mà như theo ông nói là đã “mất sợi dây liên hệ mật thiết với thị trường và khách hàng”. Vậy nên IBM rất cần một ai đó như Gerstner để có thể thiết lập lại tư tưởng coi trọng khách hàng trong công ty.


Đầu năm 1993, phần lớn công việc của Gerstner phải làm là hướng trọng tâm hoạt động của công ty trở lại thị trường vì ông coi đó là nơi duy nhất có thể đem lại lợi nhuận cho công ty. Ông bắt đầu công việc đó bằng cách nói chuyện với gần như tất cả mọi người mà ông gặp trong hai tháng đầu tiên rằng sẽ có “một IBM hoạt động vì khách hàng”, và rằng “chúng tôi sẽ tái thiết lập công ty xuất phát từ nhu cầu của chính khách hàng”. Câu nói của Gerstner tuy đơn giản nhưng lại có nghĩa quan trọng trong việc định hình lại tư duy của mỗi thành viên trong công ty. Khi bắt đầu thông điệp này, ông nhận ra rằng có rất nhiều nhân viên không chỉ sẵn sàng thay đổi mà còn rất háo hức và đầy năng lực để thực hiện những thay đổi đó.


Tất cả họ đều thể hiện một sự nhiệt tình và hăng say vì công việc, vì công ty và sự nghiệp của bản thân. Ngọn lửa nhiệt huyết trong tim những người này đã giúp kích động lòng nhiệt tình của những người khác. Họ cảm nhận mạnh mẽ về một ý tưởng, một sản phẩm hay một quy trình cụ thể và có khả năng sử dụng hiệu quả các công cụ để góp phần làm nên sự thành công của công ty.


Là một nhà lãnh đạo xuất sắc, nếu Louis Gerstner chưa bao giờ tạo cho những người xung quanh ấn tượng mình là một người có sức cuốn hút, thì năng lực truyền tải nhiệt huyết của ông lại được bộc lộ hoàn toàn khi ông cho tiến hành thay đổi lối tư duy của mọi nhân viên trong công ty. Gerstner đã tập trung rất nhiều vào việc khôi phục lại cách tiếp cận “từ ngoài vào trong” để chấm dứt việc đi sai đường để cho IBM còn có thể tiếp tục tồn tại.


Gerstner cho rằng vấn đề của công ty là phải biết kết hợp các bộ phận với nhau, tích hợp các công nghệ hiện đại với những quy trình kinh doanh cũng như kết hợp tất cả các quá trình đơn lẻ trước đây lại tạo thành một chỉnh thế thống nhất và linh hoạt.


Bên cạnh việc thống nhất các bộ phận trong công ty, Louis Gerstner còn đề cập đến tầm quan trọng của việc liên kết các cộng đồng kinh doanh. Ông tin rằng, việc liên kết này sẽ có ý nghĩa chiến lược, tạo đà phát triển cho tất cả các thành viên trong mối liên kết.


Dưới sự dẫn dắt của Louis Gerstner, IBM đã tìm lại được con đường dẫn tới thành công. Năm 1995, IBM bỏ ra 3,5 tỷ đô-la để mua lại công ty phần mềm Lotus Development nhằm mở rộng phạm vi của công ty sang ngành công nghiệp phần mềm. IBM cũng chủ động tham gia các dự án mã nguồn mở, đặc biệt là dự án Linux hợp tác với Linux Technologie Center.


Với bài học về hệ điều hành DOS trước kia, Louis Gerstner đã chớp thời cơ quảng bá cho hệ điều hành Linux và khuyến khích các máy chủ (server) có quy mô nhỏ sử dụng Linux và IBM là nhà cung cấp các máy chủ ấy. Năm 2005, IBM đã quyết định bán bộ phận sản xuất máy tính cá nhân cho công ty LeNoVo, nhà sản xuất máy tính cá nhân hàng đầu của Trung Quốc có 57% vốn nhà nước, với giá 1,75 tỷ đô-la Mỹ và chỉ giữ lại 19% cổ phần.


LeNoVo sau đó gồm 19.000 nhân viên, trong đó có 10.000 nhân viên cũ của IBM. IBM cũng đã mua lại các công ty phần mềm như Tivoli, Rational và Informi. Bước đi này không những giúp IBM giảm thiểu rủi ro từ bộ phận máy tính cá nhân mà còn là bước đệm vững chắc giúp công ty đưa các dịch vụ và phần mềm của mình vào thị trường Trung Quốc.


Sau gần 10 năm rất thành công với cương vị Chủ tịch điều hành của IBM, Louis Gerstner nghỉ hưu và nhường vị trí của mình cho phó chủ tịch Palmisano vào năm 2002. Louis Gerstner được nhiều trường đại học kinh doanh tại Mỹ trao tặng bằng tiến sĩ danh dự, đồng thời ông cũng được nữ hoàng Elizabeth II phong tước hiệp sĩ danh dự Hoàng gia Anh năm 2001.


HẾT



Chọn tập
Bình luận