Trang Web hiện đặt quảng cáo để có kinh phí duy trì hoạt động, mong Quý Bạn đọc thông cảm. Sách ebook được sưu tầm từ Internet, Bản quyền sách thuộc về Tác giả & Nhà xuất bản

Ai Nói Voi Không Thể Khiêu Vũ?

Phụ lục A

Tác giả: Louis V. Gerstner
Chọn tập


Tương lai của ngành kinh doanh điện tử


Ý tưởng ban đầu của tôi cho phần phụ lục này là thu thập một vài bài phát biểu chính trong ngành mà tôi đã trình bày trong thời kỳ làm việc tại IBM, tái bản và sắp xếp chúng theo thời gian kể về quá trình ra đời của kinh doanh điện tử và những tác động của nó.


Sau đó tôi đọc lại các bài phát biểu.


Điều đó giống như nhìn chằm chằm vào một tấm gương lớn và dài. Chúng tôi đã thu được nhiều điều hay từ những bài phát biểu đó. Nhưng với lợi ích kéo dài một vài năm từ những bài phát biểu đó, càng chỉ rõ rằng chúng tôi đã bỏ lỡ một vài lời dự đoán và xu hướng, và trong đó là một vài dự đoán có ý nghĩa cực kỳ quan trọng vào thời điểm cần thiết nhất là những đợt chạy thử và các thí nghiệm, mà thường được đánh giá là quá trình chuyển đổi thật sự, bền vững và được thúc đẩy bởi công nghệ. Và điều đó đã trở thành sự thực. Tôi sẽ chờ đợi những thành tích sau đó.


Thay vì hồi tưởng lại quá khứ, tôi sẽ nêu ra đây quá trình diễn biến của ngành kinh doanh điện tử mà tôi đã dự đoán (và sự phát triển của công nghệ thông tin nói chung). Tiếp theo đó, tôi sẽ chỉ ra một vài thực tế mà tôi quan sát được về những tác động sâu xa của nó tới các thể chế, các cá nhân, và toàn xã hội.


Người ta thường cho rằng thế giới sẽ được bao bọc bởi một môi trường hoàn toàn mới khi có ít nhất 50 triệu người sử dụng công nghệ. Radio đã đạt được ngưỡng đó trong khoảng 30 năm; ngành truyền hình mất khoảng 13 năm; truyền hình cáp mất 10 năm. Internet đã xây dựng nên một chuẩn mực. Chưa đầy năm năm kể từ ngày ra đời của internet, khoảng 90 triệu người đã được kết nối.


Mùa hè năm 2002, con số đó đã vượt 500 triệu người. Hơn một nửa trong số đó truy cập vào trang web bằng các ngôn ngữ khác ngoài tiếng Anh. Có nhiều đánh giá khác nhau, những tổ chức quan tâm đến lĩnh vực này nói rằng Internet trên toàn thế giới sẽ tạo ra khoảng 4 nghìn tỷ đô-la trước năm 2005.


Sẽ không phải là cường điệu khi nói rằng Net mang nhiều ý nghĩa hơn là một phương tiện truyền thông hay một thị trường. Sự khai thác yếu tố này sẽ là động lực quan trọng nhất thúc đẩy sự thay đổi trong kinh doanh, chăm sóc y tế, chính phủ, giáo dục, và xã hội. Đó là công nghệ giúp thay đổi toàn bộ cuộc sống của chúng ta, và sự chuyển đổi đó đang ở giai đoạn rất sớm. Tôi hy vọng rằng việc ứng dụng công nghệ mạng lưới sẽ dẫn dắt một chương trình hoạt động trong ít nhất 10 năm tiếp theo trước khi được thay thế bởi khoa học hóa sinh.


Nhưng hãy nhớ lại rằng không phải mọi công nghệ kỳ lạ đều được nhìn nhận theo cách đó, giống như tôi đã đề cập ở Chương 18, đó là điều thúc giục chúng tôi phải tạo ra những từ ngữ mới xung quanh thuật ngữ “kinh doanh điện tử”, để miêu tả những khía cạnh có tầm ảnh hưởng lớn nhất, có sức mạnh nhất của sự thay đổi này. Giống như nhiều công nghệ có thể thay đổi thế giới khác, Net ra đời trong vòng xoáy của những hỗn loạn và lệch lạc về đường hướng, và một sự tập trung rất lớn vào các cá nhân.


Tất nhiên là khi ở IBM chúng tôi nói chúng tôi tin rằng Net có nhiều tính năng hơn chỉ đơn thuần là việc nói chuyện, lướt web, hay thậm chí là mua bán trực tuyến, nhiều người đã chỉ ra rằng, lại một lần nữa, việc thay đổi IBM trước kia khó có thể thực hiện được. Và với tâm tính của những người khá nóng nảy, những ngày đầu của công nghệ dot-com, điều chúng tôi đang nói khá là buồn tẻ.


Chắc chắn chúng tôi sẽ đồng ý rằng Net sẽ làm thay đổi thế giới. Nhưng chúng tôi cho rằng sự thay đổi đó phải khởi đầu ở bên trong tất cả các thể chế đang hiện hữu trên thế giới – các ngân hàng, bệnh viện, các trường đại học, các đơn vị bán lẻ, các cơ quan chính phủ – để thay đổi phương thức làm việc, chuyển đổi thành các phương pháp công nghệ số, và giúp các doanh nghiệp mở rộng tầm nhìn hướng tới công nghệ Net.


Thông điệp của chúng tôi là: Có một công nghệ mới ở đây sẽ giúp biến đổi mọi doanh nghiệp và mọi mối quan hệ tương tác. Nhưng làm ơn hãy hiểu rằng công nghệ này – giống như công nghệ khác – là một công cụ. Đó không phải là vũ khí bí mật hay là thuốc chữa bách bệnh. Nó không ngăn chặn các yếu tố cơ bản của nền kinh tế thị trường hay hành vi người tiêu dùng. Và những người chiến thắng sẽ được tìm thấy trong số các thể chế bỏ qua các phím tắt và hiểu rằng kinh doanh điện tử chỉ là một hoạt động kinh doanh. Đó là một công việc thật sự, có kỷ luật và rất nghiêm túc. Và với những người làm những việc như biến đổi hệ thống xử lý, hợp nhất dây chuyền cung cấp, hay xây dựng một văn hóa doanh nghiệp dựa trên kiến thức, công nghệ này sẽ mang lại những lợi ích hữu hình và bền vững.


Sau các cuộc họp của IBM trên phạm vi toàn cầu cho hàng trăm các CEO, tôi muốn rút ra một sự so sánh giữa kinh doanh điện tử và sự xuất hiện của dòng điện. Trước khi mọi người có khả năng tạo ra dòng điện, rất nhiều hàng hóa được vận chuyển bằng các phương tiện thô sơ như xe la, xe ngựa. Sau đó, trải qua thời gian, hoạt động vận chuyển được đảm nhiệm bởi máy chạy bằng điện. Hoạt động cơ bản như nâng kéo và di chuyển vẫn không thay đổi. Nhưng những người tiến hành quá trình chuyển giao nhanh nhất từ công nghệ cũ (động vật) sang công nghệ mới (máy móc) trở thành những nhà cung cấp có khả năng chi phối trong ngành. Nó có nhiệm vụ tương tự như công nghệ kinh doanh điện tử.


Vấn đề có tính chất tiên đoán đầu tiên trong sự phát triển của kinh doanh điện tử trở nên nhạt dần. Vấn đề thứ hai – một thời kỳ quan trọng và thực tế hơn nhiều đang diễn ra. Những người đứng đầu trong các ngành đã nhìn ra lợi ích cũng như các vấn đề liên quan đến quá trình thực hiện trong thực tế mà họ phải đối mặt khi tham gia một thế giới liên kết, và họ đã rất nghiêm túc khi vẽ ra các định hướng chiến lược mang tính cá nhân.


Giai đoạn sắp tới của kinh doanh điện tử sẽ được khắc họa thông qua các đặc tính về kỹ thuật, cũng như các thách thức về quản lý và lãnh đạo.


Giảm bớt rào cản tiếp xúc


Sự xuất hiện của Net đã khiến các thuật ngữ như “thế giới liên kết” và “truy cập thông tin toàn thế giới” đi vào thế giới ngôn ngữ của thế kỷ XX. Nhưng thực tế, hơn một nửa người dân trên thế giới vẫn không sử dụng internet. Một nửa tỷ người sử dụng Internet mà tôi đề cập trước đó đã bị ấn tượng sâu sắc trước một công nghệ vẫn còn trong thời kỳ trứng nước, nhưng số lượng người đó chiếm chưa đến 10% số dân trên hành tinh này. Chúng ta vẫn còn ở rất xa mục tiêu khi mà mới chỉ có một số nhỏ dân số thế giới sử dụng web và tham gia cộng đồng máy tính và truyền thông. Trong tương lai, chúng ta sẽ không phải bàn luận về sự tồn tại của ranh giới công nghệ số giữa một bên là những người được tiếp cận nguồn thông tin trên thế giới và một bên là những người không được tiếp cận. Đó là sự thực. Tuy nhiên, sự tồn tại lâu bền hoàn toàn là một vấn đề khác.


Có rất nhiều nhân tố góp phần tạo nên ranh giới này: sự chênh lệch về giáo dục và hiểu biết, sự thâm nhập của điện thoại, và sự ra đời của điện. Trong các rào cản đối với việc sử dụng máy tính và truyền thông, có hai rào cản lớn nhất đó là số lượng lớn các chương trình truyền hình, và chi phí của các thiết bị truy cập.


Chính phủ của nhiều nước trên thế giới đang tiến hành các họat động nhằm chấm dứt sự độc quyền của các chương trình truyền hình, khuyến khích sự cạnh tranh và mở ra thị trường cho các nhà vận hành mạng lưới và các nhà cung cấp dịch vụ. 80% các quốc gia trên toàn thế giới đã bắt đầu thực hiện việc này, mặc dù đại đa số vẫn giữ chế độ độc quyền trong các dịch vụ cố định dành cho các dịch vụ địa phương. Một số công dân trên thế giới có thể gọi những cuộc điện thoại kéo dài ba phút mà chỉ mất 1 xu. Trong khi những người khác phải trả gấp 50 lần con số đó.


Rào cản thứ hai – chi phí các thiết bị truy cập – ngày càng giảm. Khi thiết bị hàng đầu và duy nhất mà mọi người có thể sử dụng là chiếc máy tính cá nhân, thì việc truy cập internet là hoạt động dành cho người giàu. Nhưng khi những chiếc PC này bị lu mờ trước sự bùng nổ của hàng triệu thiết bị truy cập giá rẻ, từ điện thoại cầm tay có hỗ trợ internet đến các thiết bị kỹ thuật số hỗ trợ cá nhân, các trò chơi, hay thậm chí là các quầy bán hàng trên thị trường hay các thiết bị chính phủ thì trong vài năm tới sẽ có hàng tỷ thiết bị di động (không kể đến máy tính cá nhân) kết nối với Net.


Thật bất ngờ rằng giá cả của các thiết bị này không còn là rào cản lớn nữa. Nhưng nhiều người vẫn tin rằng công nghệ thông tin vẫn sẽ mãi mãi chia tách thế giới thành hai phe đối lập: những người có khả năng truy cập, và những người không. Tôi không chấp nhận lập luận này. Chỉ có một điều nghe có vẻ hợp lý là trong thế giới cạnh tranh của các chương trình truyền hình, những sáng kiến không ngừng trong ngành IT, và sự lãnh đạo sâu sắc trong mọi cấp độ của xã hội sẽ thu nhỏ hố sâu ngăn cách giữa con người. Chúng cũng đồng thời sẽ cung cấp các sản phẩm dịch vụ và thông tin chưa từng có tới mỗi người không kể vị thế chính trị, xã hội hay khả năng tài chính.


Sự phát triển của các thiết bị truy cập giá rẻ giúp công nghệ thông tin trở nên phổ biến trong mọi khía cạnh của đời sống xã hội. Nhưng nó không dừng lại ở đó. Bên cạnh tất cả những thiết bị mà mọi người sẽ sử dụng, công nghệ rõ ràng đều ẩn khuất trong cuộc sống của chúng ta: quần áo chúng ta mặc, các thiết bị trong gia đình, ô tô và ngay cả con đường chúng ta đang đi – cộng với hàng nghìn thứ khác mà chúng ta chưa bao giờ nghĩ tới. Rất dễ dàng để có thể hình dung ra một ngày khi rất nhiều dụng cụ của đời sống được trang bị bằng những con Chip nhỏ, các bộ phận lưu trữ. Những ứng dụng này làm cho cuộc sống trở nên phong phú, thuận tiện, thú vị và thực tế hơn.


Khi tôi học lái xe, ô tô là một phương tiện giao thông. Ngày nay, người ta đã đưa Internet vào việc sử dụng ô tô. Người sử dụng sẽ phải thông báo nguồn gốc xuất xứ của chiếc xe đó cho các tổ chức dịch vụ khẩn cấp vào bất kỳ thời điểm nguy kịch nào. Các nhà sản xuất xe hàng đầu thế giới đã trang bị thêm các địa chỉ Internet giúp bạn liên lạc với bác sỹ của mình nếu có điều gì xấu xảy ra. Nếu các thiết bị bị hỏng, họ có thể nhanh chóng liên lạc với thợ sửa chữa hay tìm hiểu các chương trình hướng dẫn để sửa chữa. Các nhà nghiên cứu của IBM đang nghiên cứu một tủ bếp “thông minh”, có thể “đọc” được các loại chai thuốc đặt bên cạnh nhau và đưa ra những cảnh báo nếu việc kết hợp các loại thuốc đó với nhau sẽ tạo ra một phản ứng có hại. Một công ty của Nhật đang sản xuất ra các loại cốc bia dung tích khoảng một lít có chức năng báo cho các nhân viên phục vụ khi hết bia!


Mặt khác, điều đang diễn ra đằng sau đó là thúc đẩy các ứng dụng liên kết mạng lưới hoạt động trên một cơ sở máy tính toàn cầu, an toàn. Ở giai đoạn cuối chuỗi liên tiếp đó, mọi thứ đang diễn ra hết sức lộn xộn. Nếu chúng ta tiếp tục tiến về phía trước – mở rộng phạm vi và tác động của công nghệ bằng cách làm cho quá trình sử dụng trở nên dễ dàng hơn – và sau đó che giấu mọi sự phức tạp.


Hệ thống máy tính đơn giản


Ngày nay, tất cả các doanh nghiệp đều nhận ra tầm quan trọng của họat động kinh doanh điện tử. Và họ nỗ lực để tham gia hoạt động này. Nhưng khi các khách hàng nhìn xuống con đường của thế giới công nghệ số, họ nhìn thấy một con đường với đầy rẫy những ổ gà.


Như chúng ta thấy, ngày nay công nghệ thông tin phát triển trên toàn thế giới. Số lượng và chủng loại thiết bị ngày càng tăng khiến số lượng các giao dịch tăng, lưu lượng dữ liệu tăng và gây tắc nghẽn mạng lưới. Đồng thời, những mối đe dọa cho các hệ thống bảo mật và dữ liệu đang vượt quá những dự đoán trong một vài năm trước.


Các nhà lãnh đạo trong các khu vực công và tư nhân, trong các doanh nghiệp lớn và nhỏ trên toàn thế giới, biết rằng kinh doanh điện tử đòi hỏi phải có một cơ sở hạ tầng thông tin hoàn toàn mới. Điều đó sẽ an toàn hơn, đáp ứng được yêu cầu và đáng tin cậy hơn cơ sở hạ tầng hiện nay. Một tình thế khó xử (đối với họ và với những người sản xuất và bán công nghệ) là khách hàng không thể thực hiện hay quản lý một cơ sở hạ tầng thông tin kiểu mới như vậy.


Phương pháp truyền thống – tăng nhân lực để giải quyết vấn đề – hoàn toàn không có hiệu quả. Sự phức tạp đang dần tăng. Trên khắp thế giới, những vị trí IT còn trống đã lên tới con số hàng trăm nghìn, và nhu cầu tăng lên hơn 100% vào cuối thập niên này. Với tỷ lệ này thì sẽ không có đủ những người có kỹ năng để vận hành các hệ thống.


Do đó, chính cơ sở hạ tầng sẽ phải được trang bị các máy mới để có khả năng thực hiện nhiều nhiệm vụ đòi hỏi sự can thiệp của con người như ngày nay. Điều sẽ xuất hiện là một hệ thống máy tính sẽ làm việc theo sự ra lệnh của hệ thần kinh tự động.


Các nhà nghiên cứu của IBM đã rút ra được những điểm tương đồng giữa các phương thức vận hành của cơ thể con người – mọi thứ từ nhịp đập của tim đến hệ thống miễn dịch – với những yếu tố cần thiết trong các hệ thống máy tính. Đó sẽ là một hệ thống trong đó các bộ phận có khả năng tự diệt các loại virus, tránh được các vụ tấn công, cách ly và sửa chữa những cấu phần bị hỏng, phát hiện ra những hỏng hóc và khắc phục chúng, và định dạng lại chúng để tận dụng mọi bộ phận trong các cấu phần đó.


Tuy nhiên, điều quan trọng nhất là chưa có một công ty nào có thể phát minh hay tạo ra được hệ thống máy tính tự động đó. Đó là lý do tại sao vào năm 2001, cộng đồng kỹ thuật của IBM đã khẳng định rằng vương quốc mới này sẽ trở thành thách thức lớn tiếp theo về kỹ thuật trong toàn bộ ngành công nghệ thông tin.


Gia nhập hệ thống


Cho đến nay, Internet và các giao thức truyền thông của nó đã thúc đẩy các hệ thống máy tính từng đứng độc lập – đối với cả PC hay các trung tâm dữ liệu – chia sẻ thông tin và thực hiện các giao dịch. Thực vậy, giai đoạn đầu của cuộc cách mạng Internet cho phép các máy tính nói chuyện với nhau. Điều diễn ra tiếp theo sẽ cho phép các mạng lưới máy tính thật sự làm việc với nhau – phối hợp năng lực xử lý, lưu trữ và các nguồn lực khác để giải quyết các vấn đề thường gặp.


Mô hình cơ sở hạ tầng an toàn, quy mô lớn với sự chia sẻ các nguồn lực được gọi bằng cái tên “hệ thống máy tính mạng lưới”. Giống như nhiều xu hướng công nghệ thông tin chủ đạo như Internet, các mạng lưới đang cất cánh tiên phong trong các cộng đồng khoa học, kỹ thuật, và trường học ở các lĩnh vực như vật lý năng lượng cao, khoa học đời sống, và thiết kế kỹ thuật.


Một trong những dự án mạng lưới đầu tiên được thực hiện tại Trường đại học Pennsylvania. Thiết kế của nó cho phép các nhà nghiên cứu ung thư vú trên toàn thế giới chia sẻ các ứng dụng giúp so sánh hình ảnh những khối u ở ngực qua tia X của cùng một phụ nữ trong nhiều năm, giúp các phát hiện và chẩn đoán đáng tin cậy hơn.


Tiện ích thiết thực


Kết hợp tất cả những điều này với nhau – sự xuất hiện của các mạng lưới máy tính có quy mô lớn, sự phát triển của các công nghệ tự trị cho phép những hệ thống này nâng cao khả năng tự quản lý, và sự phát triển mạnh của các thiết bị máy tính trong mọi khía cạnh của đời sống và kinh doanh – và điều này tạo ra một bước tiến lớn quan trọng hơn trong lịch sử ngành IT. Điều này sẽ làm thay đổi cách thức phân phối sản phẩm của các công ty IT đến tay người tiêu dùng. Nó sẽ làm thay đổi các đối tượng là khách hàng và các “nhà cung cấp”. Bước tiến này được gọi là “tính thiết thực” trong ngành máy tính.


Ý tưởng chủ đạo là chẳng bao lâu các doanh nghiệp sẽ tiếp cận công nghệ thông tin theo cách giống hệt như họ mua nước hay điện. Bây giờ, họ không có các nhà máy điện, và chẳng bao lâu họ sẽ không còn phải mua nhà, và bảo dưỡng bất kỳ khía cạnh nào trong môi trường máy tính truyền thống: Hệ thống xử lý, các ứng dụng, quản lý hệ thống, và bảo mật tất cả sẽ được cung cấp trên Net như một dịch vụ theo yêu cầu.


Nhận định giá trị đối với các khách hàng là một điều hấp dẫn: các tài sản ít hơn; chuyển đổi chi phí cố định thành chi phí biến đổi; tiếp cận với các nguồn vô hạn trong hệ thống máy tính theo yêu cầu; và là một dịp để tung ra mọi vấn đề đau đầu liên quan đến các chu kỳ công nghệ, nâng cấp, bảo dưỡng, tích hợp, và quản lý.


Cũng vậy, vào sau tháng 12 năm 2001, vấn đề bảo mật thông tin và hệ thống càng trở nên khẩn cấp hơn, hệ thống máy tính theo nhu cầu sẽ cung cấp đường dẫn đến cơ sở hạ tầng có độ an toàn cao và khả năng tiếp cận các hệ thống vốn đã bị phá hủy – tạo ra một khả năng miễn dịch mới đối với các thiên tai hay các sự cố, ví dụ như hệ thống dữ liệu truyền thống, trung ương bị xóa sạch.


Điều này trước hết sẽ xuất hiện ở đâu? Tôi nghĩ rằng chúng ta sẽ nhìn thấy những điều tương tự khi khách hàng bắt đầu sử dụng công nghệ Net. Nhiều ứng dụng ban đầu được thực hiện trong hệ thống nội bộ. Trong trường hợp hệ thống thiết kế theo yêu cầu, khả năng tận dụng các nguồn lực sẵn có tác động trực tiếp đến các vấn đề của khách hàng là làm thế nào để tận dụng tối đa các tài sản hiện có liên quan đến IT. Thay vì mua một cấu phần khác của phần cứng, mua một cơ sở dữ liệu lớn hơn, khách hàng có thể có một cách thức mới hỗ trợ cho các nguồn lực sẵn có.


Những hạn chế từ bên ngoài


Thông thường, quá trình xây dựng nguồn lực đặc biệt đều phải cần có ít nhất một công nghệ mang tính trọng yếu. Vào giữa thế kỷ XX, công nghệ đó là năng lượng hạt nhân. Ngày nay, thế hệ hiện tại, sẽ phải đối mặt không phải với một mà là hai bước tiến khoa học quan trọng – đó là các công nghệ mạng lưới. Tiếp sau đó là diễn biến xung quanh sự phối hợp giữa công nghệ thông tin với sinh vật học phân tử.


Một sự kiện mang tính bước ngoặt là bản vẽ gen người. Dự án đó tạo ra một hệ thống dữ liệu tương đương với mười triệu trang thông tin. Nhưng những nhiệm vụ thật sự khó khăn còn ở phía trước. Một nhà nghiên cứu miêu tả nó giống như thể chúng ta có một cuốn sách nhưng không hiểu ngôn ngữ trong đó. Việc giải mã đó đòi hỏi một sự phân tích các hệ thống dữ liệu lớn hơn nhiều lần so với việc phác thảo ra dự án đó – 10 tỷ trang thông tin khác.


Tuy nhiên, những nỗ lực bỏ ra cũng rất có giá trị. Điều chúng ta tìm hiểu sẽ giúp chúng ta tìm ra những loại thuốc, những giao thức và những phương pháp điều trị tốt hơn, hiệu quả hơn, và phù hợp với từng cá nhân hơn cho những căn bệnh khó chữa, những thế hệ hạt giống, cây trồng có khả năng sống tốt hơn và mang lại sản lượng cao hơn. Và điều quan trọng là có một tiềm năng lớn ở đây, đó là hạn chế nỗi đau đớn cho con người và giúp họ vượt qua những căn bệnh như bệnh tim hay AIDS giống như chúng ta đã làm với bệnh bại liệt và đậu mùa.


Cách đây 80 năm, thuốc kháng sinh đã mang lại những thành tựu vĩ đại nhất giúp kéo dài tuổi thọ con người – thêm khoảng 20 năm so với tuổi thọ trung bình của con người vào thời điểm những năm 1920. Chúng ta đang tới gần những phát minh giúp kéo dài tuổi thọ thêm 20 năm nữa, do vậy những độc giả trẻ tuổi của cuốn sách này có lẽ sẽ có nhiều thời gian trên hành tinh này hơn là cha mẹ chúng. Chúng ta sẽ nói về 20 năm tiếp theo với một cuộc sống mạnh khỏe và lao động hiệu quả hơn.


Vấn đề thật sự không phải là kỹ thuật


Rõ ràng là thế giới mạng lưới làm nảy sinh nhiều vấn đề, như tính cẩn mật của các bản báo cáo tài chính hay giấy khám sức khỏe, hay sự tự do biểu lộ cảm xúc. Hãy nghĩ về những chức năng bảo mật trong những công nghệ sắp tới. Điều gì sẽ xảy ra với tính bảo mật cá nhân trong một thế giới ô tô với công nghệ Internet giúp quan sát mọi chuyển động của chúng ta tại mọi thời điểm; điện thoại cầm tay luôn báo cáo các điểm đến? Ai sẽ có cơ hội tiếp cận với các thông tin mang tính cá nhân của bạn – chỉ riêng bác sỹ của bạn hay sao? Các cơ quan thực thi pháp luật? Nhà cung cấp bảo hiểm? Ông chủ hiện tại hay ông chủ tương lai của bạn?


Như tôi đã đề cập, hố ngăn cách thật sự đang tồn tại giữa những người có thông tin và những người không có, và tôi bày tỏ niềm hy vọng rằng có lẽ hiện tại chúng ta đang ứng dụng các thành tựu công nghệ này để tạo cây cầu hàn gắn sự phân cách trong thế giới công nghệ số. Tuy nhiên, khi chúng ta làm điều đó, tôi phân vân rằng nếu chúng ta không trong quá trình tạo dựng cây cầu, thì ở đâu sẽ giúp con người phòng tránh dị tật bẩm sinh hay tránh những nỗi đau kéo dài.


Khi có những tiến bộ trong các phương thức điều trị và chẩn đoán giúp mang lại một cuộc sống lâu hơn, khỏe mạnh hơn, có phải chúng ta chỉ đơn thuần mong muốn tạo thêm niềm hạnh phúc vô giá cho những con người mà chúng ta yêu mến? Hay còn nhiều hơn thế? Khi điều đó xảy ra – chúng ta không nên nghĩ về những tác động đối với cơ cấu xã hội, các hệ thống hưu trí, cơ sở y tế và ứng dụng môi trường để sản xuất thực phẩm và xây dựng cơ sở hạ tầng?


Cuối cùng, sau sự kiện vào ngày 11 tháng 12 năm 2001, tất cả chúng ta đều phải suy nghĩ về những thách thức lớn nhất trong cuộc sống của mình. Đó có phải là một cuộc công kích trong quân đội mang tính truyền thống? Một cuộc tấn công chống khủng bố được hậu thuẫn bởi các bang ? Mối nguy hại của những cuộc tấn công nội bộ? Giờ đây, chúng ta không còn phải nói nhiều đến những vụ khủng bố được hậu thuẫn bởi các bang mà nhìn thế giới bằng cặp kính hoàn toàn khác. Cách nhìn mới về thế giới này là một sự xem xét lại cơ bản về bản chất của những thách thức mà chúng ta phải đối mặt.


Thậm chí sau sự kiện ngày 11 tháng 9, các cơ quan an ninh và thực thi pháp luật vẫn còn tin rằng mối đe dọa lớn nhất của con người và các thể chế xã hội không phải là các vũ khí hủy diệt hàng loạt mà là các cuộc chiến tranh thông tin trên diện rộng và thứ mà họ gọi là vũ khí phản ứng hàng loạt. Không ai có thể làm cân bằng những tổn thất liên quan đến các thiết bị máy tính trong đời sống của con người. Vấn đề là khả năng của những kẻ khủng bố trong thế giới máy tính nhằm phá hủy cơ sở hạ tầng ngày càng lớn.


Thách thức đối với lãnh đạo


Cuốn sách này lặp đi lặp lại rằng các nhà lãnh đạo trong cả hai khối thương mại và công nghiệp đều phải đối mặt với những quyết định chiến lược có liên hệ chặt chẽ với nhau trong quá trình khai thác những công nghệ này: các chính sách đầu tư, sự sẵn sàng tiếp cận tư duy và cách làm việc mới của nhóm lãnh đạo.


Đó là vấn đề trước mắt và cốt lõi. Nhưng đó chỉ là những lựa chọn của ngày hôm nay. Ngày mai, chương trình sẽ chuyển sang một loạt những ảnh hưởng xoay quanh các cơ cấu chính trị hiện tại và các giả định cơ bản về kinh tế.


Thế giới mạng lưới không quan tâm đến thực tế rằng chúng ta đã tổ chức thế giới thành nhiều bang, nhiều quốc gia và đã chỉnh sửa mọi quy tắc cuộc sống và xã hội cho phù hợp với mô hình đó. Quá trình diễn biến và phát triển của thế giới mạng lưới đó không bị quy định bởi các khái niệm của chúng ta về ranh giới quốc gia, khối liên minh khu vực, hay cơ cấu chính trị. Nó đã phá bỏ nhiều rào cản vốn chia tách các dân tộc, các quốc gia, và văn hóa. Và tôi tin nó sẽ thúc đẩy một loạt các thách thức đồng thời có khả năng kiểm soát những vấn đề nghiêm trọng nhất, giúp mọi công dân trên toàn cầu có thể tiếp cận với thông tin, giáo dục, và kiến thức. Trong quá trình này, chúng ta sẽ thấy một sự chuyển dịch theo cách mà các quốc gia theo chế độ dân chủ thực hiện.


Làm thế nào các cơ quan chính phủ đến được với những khung pháp lý chính sách có thể thực hiện được trong thế giới liên kết toàn cầu, chính trị, và văn hóa? Về vấn đề bảo mật cá nhân, Cộng đồng Liên minh châu Âu có một khung pháp lý chính sách khác với khung pháp lý của Mỹ, và cả hai đều khác biệt lớn so với cách tiếp cận của Trung Quốc.


Bây giờ chúng ta hãy xem xét từ mức độ quản trị toàn cầu đến cách thức bày tỏ sự quan tâm về chính trị của bất kỳ một cá nhân nào trên toàn thế giới. Các đây không lâu, việc mua sách tại nhà hay tại văn phòng của bạn được xem như là một cuộc cách mạng. Do vậy, điều gì sẽ xảy ra nếu một ngày nào đó khi chúng ta chú ý đến sự thoải mái khi làm việc trong một phòng nhỏ riêng hay sự thuận tiện nơi làm việc? Tại sao không hình dung đến một cuộc trưng cầu dân ý mà trong đó không đề cập đến sự sáp nhập chính trị hay lòng trung thành của tổ quốc. Điều này có ý nghĩa gì với các cơ quan chính phủ khi cộng đồng thế giới bày tỏ ý kiến về các vấn đề như sức nóng toàn cầu hay một hiệp định như GATT (Hiệp định chung về Thuế quan và Mậu dịch).


Tôi đã nghĩ về điều đó rất sớm, nếu chúng ta không quan tâm đến điều đó, thì mối xung đột sẽ ngày càng tăng giữa những điều chúng ta xác định là lợi ích quốc gia và lợi ích toàn cầu. Do vậy, chúng ta sẽ rơi vào một tình huống mà việc đi đến một hiệp định đòi hỏi một mức độ mới về hợp tác quốc tế và chính sách công khai toàn cầu. Nhưng bằng cách nào?


Lại một lần nữa, các thể chế của chúng ta đang vận hành hiệu quả phía sau những thành tựu công nghệ. Một số trường đại học bắt đầu xây dựng chương trình kinh doanh điện tử thành một môn trong chương trình giảng dạy quản lý kinh doanh. Nhưng còn về khoa học chính trị, đạo đức hay các trường luật thì sao?


Trong nửa sau của thế kỷ XX, các quốc gia trên thế giới tập hợp với nhau xây dựng các thể chế đa quốc gia nhằm thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, nâng cao mức sống, và giải quyết sớm các xung đột vũ trang. Liên hiệp quốc, Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD), Quỹ tiền tệ quốc tế, và Ngân hàng Thế giới là các ví dụ. Tôi đã phát biểu tại OECD vào năm 1998. Bài phát biểu của tôi chủ yếu tập trung vào các vấn đề như: Các tổ chức này sẽ gặp phải những thách thức nào trong Kỷ nguyên Thông tin này? Chúng ta cần phải xây dựng các thể chế toàn cầu nào giúp bình ổn và nâng cao hiệu quả hoạt động trong thế kỷ XX?


Tất cả những điều này dẫn đến việc tôi phải xem xét liệu có phải chúng ta đang tập trung vào yêu cầu về năng lực lãnh đạo theo mô hình mới.


Tôi nghĩ rằng đây là trường hợp điển hình mà trong đó những người không nỗ lực giải quyết vấn đề công nghệ hiếm khi nỗ lực để hiểu khả năng cũng như giới hạn của chúng. Trong thời đại hạt nhân, có thể những điều đó là đúng. Nhưng trong thời đại công nghệ lan tràn như hiện nay, tôi tin rằng chúng ta sẽ cần những nhà lãnh đạo trong các chính phủ, doanh nghiệp và những người đảm nhiệm vai trò đưa ra các chính sách phải là những người tự cam kết đưa ra những thay đổi dài hạn nhằm đưa xã hội đến một mức độ đồng bộ hóa về khoa học.


Thế hệ các nhà lãnh đạo thế hệ tiếp theo này – trong cả khu vực tư nhân lẫn đại chúng – để sẽ phải mở rộng cách tư duy của mình về các vấn đề kinh tế, chính trị và xã hội. Những nhà lãnh đạo đó sẽ là:


• Những người có nhiều khả năng giải quyết đối với cả những thay đổi liên tục lẫn gián đoạn mà công nghệ này tạo ra.


• Có tầm nhìn và hành động mang tính toàn cầu hơn.


• Có khả năng tạo ra sự cân bằng thích hợp giữa bản năng bảo tồn văn hóa và cam kết hợp tác toàn cầu cũng như khu vực.


• Có khả năng hiểu được một thực tế rằng thế giới đang hướng tới một hình thái mà trong đó sự “mặc định” đối với mỗi công cuộc đều mang tính mở, hợp tác chứ không biệt lập.


Là người đã có thâm niên làm việc một thập kỷ trong ngành công nghiệp công nghệ cao, tôi có thể tự tin nói rằng những công nghệ đó là những sáng tạo vĩ đại, nhưng lại không tin rằng bản thân những công nghệ đó là những câu trả lời hoàn hảo và đầy đủ cho các vấn đề của chúng ta. Chúng không phải là những giải pháp huyền bí cho tất cả các vấn đề khó và quan trọng – như sự tụt dốc, sự nghèo khó và nỗi sợ hãi – mà xã hội và con người phải đối mặt trong mọi thời đại. Những vấn đề này chỉ có thể được giải quyết bởi những giải pháp hết sức nhân văn – những giải pháp được tạo ra bởi những con người có ý chí tự do và quyền tự quyết, những người có khả năng lựa chọn và quyết định, suy nghĩ và suy luận, tranh cãi, và ứng dụng các công cụ để tạo ra nhiều lợi nhuận nhất, cho nhiều người nhất.


Tương lai của ngành kinh doanh điện tử


Ý tưởng ban đầu của tôi cho phần phụ lục này là thu thập một vài bài phát biểu chính trong ngành mà tôi đã trình bày trong thời kỳ làm việc tại IBM, tái bản và sắp xếp chúng theo thời gian kể về quá trình ra đời của kinh doanh điện tử và những tác động của nó.


Sau đó tôi đọc lại các bài phát biểu.


Điều đó giống như nhìn chằm chằm vào một tấm gương lớn và dài. Chúng tôi đã thu được nhiều điều hay từ những bài phát biểu đó. Nhưng với lợi ích kéo dài một vài năm từ những bài phát biểu đó, càng chỉ rõ rằng chúng tôi đã bỏ lỡ một vài lời dự đoán và xu hướng, và trong đó là một vài dự đoán có ý nghĩa cực kỳ quan trọng vào thời điểm cần thiết nhất là những đợt chạy thử và các thí nghiệm, mà thường được đánh giá là quá trình chuyển đổi thật sự, bền vững và được thúc đẩy bởi công nghệ. Và điều đó đã trở thành sự thực. Tôi sẽ chờ đợi những thành tích sau đó.


Thay vì hồi tưởng lại quá khứ, tôi sẽ nêu ra đây quá trình diễn biến của ngành kinh doanh điện tử mà tôi đã dự đoán (và sự phát triển của công nghệ thông tin nói chung). Tiếp theo đó, tôi sẽ chỉ ra một vài thực tế mà tôi quan sát được về những tác động sâu xa của nó tới các thể chế, các cá nhân, và toàn xã hội.


Người ta thường cho rằng thế giới sẽ được bao bọc bởi một môi trường hoàn toàn mới khi có ít nhất 50 triệu người sử dụng công nghệ. Radio đã đạt được ngưỡng đó trong khoảng 30 năm; ngành truyền hình mất khoảng 13 năm; truyền hình cáp mất 10 năm. Internet đã xây dựng nên một chuẩn mực. Chưa đầy năm năm kể từ ngày ra đời của internet, khoảng 90 triệu người đã được kết nối.


Mùa hè năm 2002, con số đó đã vượt 500 triệu người. Hơn một nửa trong số đó truy cập vào trang web bằng các ngôn ngữ khác ngoài tiếng Anh. Có nhiều đánh giá khác nhau, những tổ chức quan tâm đến lĩnh vực này nói rằng Internet trên toàn thế giới sẽ tạo ra khoảng 4 nghìn tỷ đô-la trước năm 2005.


Sẽ không phải là cường điệu khi nói rằng Net mang nhiều ý nghĩa hơn là một phương tiện truyền thông hay một thị trường. Sự khai thác yếu tố này sẽ là động lực quan trọng nhất thúc đẩy sự thay đổi trong kinh doanh, chăm sóc y tế, chính phủ, giáo dục, và xã hội. Đó là công nghệ giúp thay đổi toàn bộ cuộc sống của chúng ta, và sự chuyển đổi đó đang ở giai đoạn rất sớm. Tôi hy vọng rằng việc ứng dụng công nghệ mạng lưới sẽ dẫn dắt một chương trình hoạt động trong ít nhất 10 năm tiếp theo trước khi được thay thế bởi khoa học hóa sinh.


Nhưng hãy nhớ lại rằng không phải mọi công nghệ kỳ lạ đều được nhìn nhận theo cách đó, giống như tôi đã đề cập ở Chương 18, đó là điều thúc giục chúng tôi phải tạo ra những từ ngữ mới xung quanh thuật ngữ “kinh doanh điện tử”, để miêu tả những khía cạnh có tầm ảnh hưởng lớn nhất, có sức mạnh nhất của sự thay đổi này. Giống như nhiều công nghệ có thể thay đổi thế giới khác, Net ra đời trong vòng xoáy của những hỗn loạn và lệch lạc về đường hướng, và một sự tập trung rất lớn vào các cá nhân.


Tất nhiên là khi ở IBM chúng tôi nói chúng tôi tin rằng Net có nhiều tính năng hơn chỉ đơn thuần là việc nói chuyện, lướt web, hay thậm chí là mua bán trực tuyến, nhiều người đã chỉ ra rằng, lại một lần nữa, việc thay đổi IBM trước kia khó có thể thực hiện được. Và với tâm tính của những người khá nóng nảy, những ngày đầu của công nghệ dot-com, điều chúng tôi đang nói khá là buồn tẻ.


Chắc chắn chúng tôi sẽ đồng ý rằng Net sẽ làm thay đổi thế giới. Nhưng chúng tôi cho rằng sự thay đổi đó phải khởi đầu ở bên trong tất cả các thể chế đang hiện hữu trên thế giới – các ngân hàng, bệnh viện, các trường đại học, các đơn vị bán lẻ, các cơ quan chính phủ – để thay đổi phương thức làm việc, chuyển đổi thành các phương pháp công nghệ số, và giúp các doanh nghiệp mở rộng tầm nhìn hướng tới công nghệ Net.


Thông điệp của chúng tôi là: Có một công nghệ mới ở đây sẽ giúp biến đổi mọi doanh nghiệp và mọi mối quan hệ tương tác. Nhưng làm ơn hãy hiểu rằng công nghệ này – giống như công nghệ khác – là một công cụ. Đó không phải là vũ khí bí mật hay là thuốc chữa bách bệnh. Nó không ngăn chặn các yếu tố cơ bản của nền kinh tế thị trường hay hành vi người tiêu dùng. Và những người chiến thắng sẽ được tìm thấy trong số các thể chế bỏ qua các phím tắt và hiểu rằng kinh doanh điện tử chỉ là một hoạt động kinh doanh. Đó là một công việc thật sự, có kỷ luật và rất nghiêm túc. Và với những người làm những việc như biến đổi hệ thống xử lý, hợp nhất dây chuyền cung cấp, hay xây dựng một văn hóa doanh nghiệp dựa trên kiến thức, công nghệ này sẽ mang lại những lợi ích hữu hình và bền vững.


Sau các cuộc họp của IBM trên phạm vi toàn cầu cho hàng trăm các CEO, tôi muốn rút ra một sự so sánh giữa kinh doanh điện tử và sự xuất hiện của dòng điện. Trước khi mọi người có khả năng tạo ra dòng điện, rất nhiều hàng hóa được vận chuyển bằng các phương tiện thô sơ như xe la, xe ngựa. Sau đó, trải qua thời gian, hoạt động vận chuyển được đảm nhiệm bởi máy chạy bằng điện. Hoạt động cơ bản như nâng kéo và di chuyển vẫn không thay đổi. Nhưng những người tiến hành quá trình chuyển giao nhanh nhất từ công nghệ cũ (động vật) sang công nghệ mới (máy móc) trở thành những nhà cung cấp có khả năng chi phối trong ngành. Nó có nhiệm vụ tương tự như công nghệ kinh doanh điện tử.


Vấn đề có tính chất tiên đoán đầu tiên trong sự phát triển của kinh doanh điện tử trở nên nhạt dần. Vấn đề thứ hai – một thời kỳ quan trọng và thực tế hơn nhiều đang diễn ra. Những người đứng đầu trong các ngành đã nhìn ra lợi ích cũng như các vấn đề liên quan đến quá trình thực hiện trong thực tế mà họ phải đối mặt khi tham gia một thế giới liên kết, và họ đã rất nghiêm túc khi vẽ ra các định hướng chiến lược mang tính cá nhân.


Giai đoạn sắp tới của kinh doanh điện tử sẽ được khắc họa thông qua các đặc tính về kỹ thuật, cũng như các thách thức về quản lý và lãnh đạo.


Giảm bớt rào cản tiếp xúc


Sự xuất hiện của Net đã khiến các thuật ngữ như “thế giới liên kết” và “truy cập thông tin toàn thế giới” đi vào thế giới ngôn ngữ của thế kỷ XX. Nhưng thực tế, hơn một nửa người dân trên thế giới vẫn không sử dụng internet. Một nửa tỷ người sử dụng Internet mà tôi đề cập trước đó đã bị ấn tượng sâu sắc trước một công nghệ vẫn còn trong thời kỳ trứng nước, nhưng số lượng người đó chiếm chưa đến 10% số dân trên hành tinh này. Chúng ta vẫn còn ở rất xa mục tiêu khi mà mới chỉ có một số nhỏ dân số thế giới sử dụng web và tham gia cộng đồng máy tính và truyền thông. Trong tương lai, chúng ta sẽ không phải bàn luận về sự tồn tại của ranh giới công nghệ số giữa một bên là những người được tiếp cận nguồn thông tin trên thế giới và một bên là những người không được tiếp cận. Đó là sự thực. Tuy nhiên, sự tồn tại lâu bền hoàn toàn là một vấn đề khác.


Có rất nhiều nhân tố góp phần tạo nên ranh giới này: sự chênh lệch về giáo dục và hiểu biết, sự thâm nhập của điện thoại, và sự ra đời của điện. Trong các rào cản đối với việc sử dụng máy tính và truyền thông, có hai rào cản lớn nhất đó là số lượng lớn các chương trình truyền hình, và chi phí của các thiết bị truy cập.


Chính phủ của nhiều nước trên thế giới đang tiến hành các họat động nhằm chấm dứt sự độc quyền của các chương trình truyền hình, khuyến khích sự cạnh tranh và mở ra thị trường cho các nhà vận hành mạng lưới và các nhà cung cấp dịch vụ. 80% các quốc gia trên toàn thế giới đã bắt đầu thực hiện việc này, mặc dù đại đa số vẫn giữ chế độ độc quyền trong các dịch vụ cố định dành cho các dịch vụ địa phương. Một số công dân trên thế giới có thể gọi những cuộc điện thoại kéo dài ba phút mà chỉ mất 1 xu. Trong khi những người khác phải trả gấp 50 lần con số đó.


Rào cản thứ hai – chi phí các thiết bị truy cập – ngày càng giảm. Khi thiết bị hàng đầu và duy nhất mà mọi người có thể sử dụng là chiếc máy tính cá nhân, thì việc truy cập internet là hoạt động dành cho người giàu. Nhưng khi những chiếc PC này bị lu mờ trước sự bùng nổ của hàng triệu thiết bị truy cập giá rẻ, từ điện thoại cầm tay có hỗ trợ internet đến các thiết bị kỹ thuật số hỗ trợ cá nhân, các trò chơi, hay thậm chí là các quầy bán hàng trên thị trường hay các thiết bị chính phủ thì trong vài năm tới sẽ có hàng tỷ thiết bị di động (không kể đến máy tính cá nhân) kết nối với Net.


Thật bất ngờ rằng giá cả của các thiết bị này không còn là rào cản lớn nữa. Nhưng nhiều người vẫn tin rằng công nghệ thông tin vẫn sẽ mãi mãi chia tách thế giới thành hai phe đối lập: những người có khả năng truy cập, và những người không. Tôi không chấp nhận lập luận này. Chỉ có một điều nghe có vẻ hợp lý là trong thế giới cạnh tranh của các chương trình truyền hình, những sáng kiến không ngừng trong ngành IT, và sự lãnh đạo sâu sắc trong mọi cấp độ của xã hội sẽ thu nhỏ hố sâu ngăn cách giữa con người. Chúng cũng đồng thời sẽ cung cấp các sản phẩm dịch vụ và thông tin chưa từng có tới mỗi người không kể vị thế chính trị, xã hội hay khả năng tài chính.


Sự phát triển của các thiết bị truy cập giá rẻ giúp công nghệ thông tin trở nên phổ biến trong mọi khía cạnh của đời sống xã hội. Nhưng nó không dừng lại ở đó. Bên cạnh tất cả những thiết bị mà mọi người sẽ sử dụng, công nghệ rõ ràng đều ẩn khuất trong cuộc sống của chúng ta: quần áo chúng ta mặc, các thiết bị trong gia đình, ô tô và ngay cả con đường chúng ta đang đi – cộng với hàng nghìn thứ khác mà chúng ta chưa bao giờ nghĩ tới. Rất dễ dàng để có thể hình dung ra một ngày khi rất nhiều dụng cụ của đời sống được trang bị bằng những con Chip nhỏ, các bộ phận lưu trữ. Những ứng dụng này làm cho cuộc sống trở nên phong phú, thuận tiện, thú vị và thực tế hơn.


Khi tôi học lái xe, ô tô là một phương tiện giao thông. Ngày nay, người ta đã đưa Internet vào việc sử dụng ô tô. Người sử dụng sẽ phải thông báo nguồn gốc xuất xứ của chiếc xe đó cho các tổ chức dịch vụ khẩn cấp vào bất kỳ thời điểm nguy kịch nào. Các nhà sản xuất xe hàng đầu thế giới đã trang bị thêm các địa chỉ Internet giúp bạn liên lạc với bác sỹ của mình nếu có điều gì xấu xảy ra. Nếu các thiết bị bị hỏng, họ có thể nhanh chóng liên lạc với thợ sửa chữa hay tìm hiểu các chương trình hướng dẫn để sửa chữa. Các nhà nghiên cứu của IBM đang nghiên cứu một tủ bếp “thông minh”, có thể “đọc” được các loại chai thuốc đặt bên cạnh nhau và đưa ra những cảnh báo nếu việc kết hợp các loại thuốc đó với nhau sẽ tạo ra một phản ứng có hại. Một công ty của Nhật đang sản xuất ra các loại cốc bia dung tích khoảng một lít có chức năng báo cho các nhân viên phục vụ khi hết bia!


Mặt khác, điều đang diễn ra đằng sau đó là thúc đẩy các ứng dụng liên kết mạng lưới hoạt động trên một cơ sở máy tính toàn cầu, an toàn. Ở giai đoạn cuối chuỗi liên tiếp đó, mọi thứ đang diễn ra hết sức lộn xộn. Nếu chúng ta tiếp tục tiến về phía trước – mở rộng phạm vi và tác động của công nghệ bằng cách làm cho quá trình sử dụng trở nên dễ dàng hơn – và sau đó che giấu mọi sự phức tạp.


Hệ thống máy tính đơn giản


Ngày nay, tất cả các doanh nghiệp đều nhận ra tầm quan trọng của họat động kinh doanh điện tử. Và họ nỗ lực để tham gia hoạt động này. Nhưng khi các khách hàng nhìn xuống con đường của thế giới công nghệ số, họ nhìn thấy một con đường với đầy rẫy những ổ gà.


Như chúng ta thấy, ngày nay công nghệ thông tin phát triển trên toàn thế giới. Số lượng và chủng loại thiết bị ngày càng tăng khiến số lượng các giao dịch tăng, lưu lượng dữ liệu tăng và gây tắc nghẽn mạng lưới. Đồng thời, những mối đe dọa cho các hệ thống bảo mật và dữ liệu đang vượt quá những dự đoán trong một vài năm trước.


Các nhà lãnh đạo trong các khu vực công và tư nhân, trong các doanh nghiệp lớn và nhỏ trên toàn thế giới, biết rằng kinh doanh điện tử đòi hỏi phải có một cơ sở hạ tầng thông tin hoàn toàn mới. Điều đó sẽ an toàn hơn, đáp ứng được yêu cầu và đáng tin cậy hơn cơ sở hạ tầng hiện nay. Một tình thế khó xử (đối với họ và với những người sản xuất và bán công nghệ) là khách hàng không thể thực hiện hay quản lý một cơ sở hạ tầng thông tin kiểu mới như vậy.


Phương pháp truyền thống – tăng nhân lực để giải quyết vấn đề – hoàn toàn không có hiệu quả. Sự phức tạp đang dần tăng. Trên khắp thế giới, những vị trí IT còn trống đã lên tới con số hàng trăm nghìn, và nhu cầu tăng lên hơn 100% vào cuối thập niên này. Với tỷ lệ này thì sẽ không có đủ những người có kỹ năng để vận hành các hệ thống.


Do đó, chính cơ sở hạ tầng sẽ phải được trang bị các máy mới để có khả năng thực hiện nhiều nhiệm vụ đòi hỏi sự can thiệp của con người như ngày nay. Điều sẽ xuất hiện là một hệ thống máy tính sẽ làm việc theo sự ra lệnh của hệ thần kinh tự động.


Các nhà nghiên cứu của IBM đã rút ra được những điểm tương đồng giữa các phương thức vận hành của cơ thể con người – mọi thứ từ nhịp đập của tim đến hệ thống miễn dịch – với những yếu tố cần thiết trong các hệ thống máy tính. Đó sẽ là một hệ thống trong đó các bộ phận có khả năng tự diệt các loại virus, tránh được các vụ tấn công, cách ly và sửa chữa những cấu phần bị hỏng, phát hiện ra những hỏng hóc và khắc phục chúng, và định dạng lại chúng để tận dụng mọi bộ phận trong các cấu phần đó.


Tuy nhiên, điều quan trọng nhất là chưa có một công ty nào có thể phát minh hay tạo ra được hệ thống máy tính tự động đó. Đó là lý do tại sao vào năm 2001, cộng đồng kỹ thuật của IBM đã khẳng định rằng vương quốc mới này sẽ trở thành thách thức lớn tiếp theo về kỹ thuật trong toàn bộ ngành công nghệ thông tin.


Gia nhập hệ thống


Cho đến nay, Internet và các giao thức truyền thông của nó đã thúc đẩy các hệ thống máy tính từng đứng độc lập – đối với cả PC hay các trung tâm dữ liệu – chia sẻ thông tin và thực hiện các giao dịch. Thực vậy, giai đoạn đầu của cuộc cách mạng Internet cho phép các máy tính nói chuyện với nhau. Điều diễn ra tiếp theo sẽ cho phép các mạng lưới máy tính thật sự làm việc với nhau – phối hợp năng lực xử lý, lưu trữ và các nguồn lực khác để giải quyết các vấn đề thường gặp.


Mô hình cơ sở hạ tầng an toàn, quy mô lớn với sự chia sẻ các nguồn lực được gọi bằng cái tên “hệ thống máy tính mạng lưới”. Giống như nhiều xu hướng công nghệ thông tin chủ đạo như Internet, các mạng lưới đang cất cánh tiên phong trong các cộng đồng khoa học, kỹ thuật, và trường học ở các lĩnh vực như vật lý năng lượng cao, khoa học đời sống, và thiết kế kỹ thuật.


Một trong những dự án mạng lưới đầu tiên được thực hiện tại Trường đại học Pennsylvania. Thiết kế của nó cho phép các nhà nghiên cứu ung thư vú trên toàn thế giới chia sẻ các ứng dụng giúp so sánh hình ảnh những khối u ở ngực qua tia X của cùng một phụ nữ trong nhiều năm, giúp các phát hiện và chẩn đoán đáng tin cậy hơn.


Tiện ích thiết thực


Kết hợp tất cả những điều này với nhau – sự xuất hiện của các mạng lưới máy tính có quy mô lớn, sự phát triển của các công nghệ tự trị cho phép những hệ thống này nâng cao khả năng tự quản lý, và sự phát triển mạnh của các thiết bị máy tính trong mọi khía cạnh của đời sống và kinh doanh – và điều này tạo ra một bước tiến lớn quan trọng hơn trong lịch sử ngành IT. Điều này sẽ làm thay đổi cách thức phân phối sản phẩm của các công ty IT đến tay người tiêu dùng. Nó sẽ làm thay đổi các đối tượng là khách hàng và các “nhà cung cấp”. Bước tiến này được gọi là “tính thiết thực” trong ngành máy tính.


Ý tưởng chủ đạo là chẳng bao lâu các doanh nghiệp sẽ tiếp cận công nghệ thông tin theo cách giống hệt như họ mua nước hay điện. Bây giờ, họ không có các nhà máy điện, và chẳng bao lâu họ sẽ không còn phải mua nhà, và bảo dưỡng bất kỳ khía cạnh nào trong môi trường máy tính truyền thống: Hệ thống xử lý, các ứng dụng, quản lý hệ thống, và bảo mật tất cả sẽ được cung cấp trên Net như một dịch vụ theo yêu cầu.


Nhận định giá trị đối với các khách hàng là một điều hấp dẫn: các tài sản ít hơn; chuyển đổi chi phí cố định thành chi phí biến đổi; tiếp cận với các nguồn vô hạn trong hệ thống máy tính theo yêu cầu; và là một dịp để tung ra mọi vấn đề đau đầu liên quan đến các chu kỳ công nghệ, nâng cấp, bảo dưỡng, tích hợp, và quản lý.


Cũng vậy, vào sau tháng 12 năm 2001, vấn đề bảo mật thông tin và hệ thống càng trở nên khẩn cấp hơn, hệ thống máy tính theo nhu cầu sẽ cung cấp đường dẫn đến cơ sở hạ tầng có độ an toàn cao và khả năng tiếp cận các hệ thống vốn đã bị phá hủy – tạo ra một khả năng miễn dịch mới đối với các thiên tai hay các sự cố, ví dụ như hệ thống dữ liệu truyền thống, trung ương bị xóa sạch.


Điều này trước hết sẽ xuất hiện ở đâu? Tôi nghĩ rằng chúng ta sẽ nhìn thấy những điều tương tự khi khách hàng bắt đầu sử dụng công nghệ Net. Nhiều ứng dụng ban đầu được thực hiện trong hệ thống nội bộ. Trong trường hợp hệ thống thiết kế theo yêu cầu, khả năng tận dụng các nguồn lực sẵn có tác động trực tiếp đến các vấn đề của khách hàng là làm thế nào để tận dụng tối đa các tài sản hiện có liên quan đến IT. Thay vì mua một cấu phần khác của phần cứng, mua một cơ sở dữ liệu lớn hơn, khách hàng có thể có một cách thức mới hỗ trợ cho các nguồn lực sẵn có.


Những hạn chế từ bên ngoài


Thông thường, quá trình xây dựng nguồn lực đặc biệt đều phải cần có ít nhất một công nghệ mang tính trọng yếu. Vào giữa thế kỷ XX, công nghệ đó là năng lượng hạt nhân. Ngày nay, thế hệ hiện tại, sẽ phải đối mặt không phải với một mà là hai bước tiến khoa học quan trọng – đó là các công nghệ mạng lưới. Tiếp sau đó là diễn biến xung quanh sự phối hợp giữa công nghệ thông tin với sinh vật học phân tử.


Một sự kiện mang tính bước ngoặt là bản vẽ gen người. Dự án đó tạo ra một hệ thống dữ liệu tương đương với mười triệu trang thông tin. Nhưng những nhiệm vụ thật sự khó khăn còn ở phía trước. Một nhà nghiên cứu miêu tả nó giống như thể chúng ta có một cuốn sách nhưng không hiểu ngôn ngữ trong đó. Việc giải mã đó đòi hỏi một sự phân tích các hệ thống dữ liệu lớn hơn nhiều lần so với việc phác thảo ra dự án đó – 10 tỷ trang thông tin khác.


Tuy nhiên, những nỗ lực bỏ ra cũng rất có giá trị. Điều chúng ta tìm hiểu sẽ giúp chúng ta tìm ra những loại thuốc, những giao thức và những phương pháp điều trị tốt hơn, hiệu quả hơn, và phù hợp với từng cá nhân hơn cho những căn bệnh khó chữa, những thế hệ hạt giống, cây trồng có khả năng sống tốt hơn và mang lại sản lượng cao hơn. Và điều quan trọng là có một tiềm năng lớn ở đây, đó là hạn chế nỗi đau đớn cho con người và giúp họ vượt qua những căn bệnh như bệnh tim hay AIDS giống như chúng ta đã làm với bệnh bại liệt và đậu mùa.


Cách đây 80 năm, thuốc kháng sinh đã mang lại những thành tựu vĩ đại nhất giúp kéo dài tuổi thọ con người – thêm khoảng 20 năm so với tuổi thọ trung bình của con người vào thời điểm những năm 1920. Chúng ta đang tới gần những phát minh giúp kéo dài tuổi thọ thêm 20 năm nữa, do vậy những độc giả trẻ tuổi của cuốn sách này có lẽ sẽ có nhiều thời gian trên hành tinh này hơn là cha mẹ chúng. Chúng ta sẽ nói về 20 năm tiếp theo với một cuộc sống mạnh khỏe và lao động hiệu quả hơn.


Vấn đề thật sự không phải là kỹ thuật


Rõ ràng là thế giới mạng lưới làm nảy sinh nhiều vấn đề, như tính cẩn mật của các bản báo cáo tài chính hay giấy khám sức khỏe, hay sự tự do biểu lộ cảm xúc. Hãy nghĩ về những chức năng bảo mật trong những công nghệ sắp tới. Điều gì sẽ xảy ra với tính bảo mật cá nhân trong một thế giới ô tô với công nghệ Internet giúp quan sát mọi chuyển động của chúng ta tại mọi thời điểm; điện thoại cầm tay luôn báo cáo các điểm đến? Ai sẽ có cơ hội tiếp cận với các thông tin mang tính cá nhân của bạn – chỉ riêng bác sỹ của bạn hay sao? Các cơ quan thực thi pháp luật? Nhà cung cấp bảo hiểm? Ông chủ hiện tại hay ông chủ tương lai của bạn?


Như tôi đã đề cập, hố ngăn cách thật sự đang tồn tại giữa những người có thông tin và những người không có, và tôi bày tỏ niềm hy vọng rằng có lẽ hiện tại chúng ta đang ứng dụng các thành tựu công nghệ này để tạo cây cầu hàn gắn sự phân cách trong thế giới công nghệ số. Tuy nhiên, khi chúng ta làm điều đó, tôi phân vân rằng nếu chúng ta không trong quá trình tạo dựng cây cầu, thì ở đâu sẽ giúp con người phòng tránh dị tật bẩm sinh hay tránh những nỗi đau kéo dài.


Khi có những tiến bộ trong các phương thức điều trị và chẩn đoán giúp mang lại một cuộc sống lâu hơn, khỏe mạnh hơn, có phải chúng ta chỉ đơn thuần mong muốn tạo thêm niềm hạnh phúc vô giá cho những con người mà chúng ta yêu mến? Hay còn nhiều hơn thế? Khi điều đó xảy ra – chúng ta không nên nghĩ về những tác động đối với cơ cấu xã hội, các hệ thống hưu trí, cơ sở y tế và ứng dụng môi trường để sản xuất thực phẩm và xây dựng cơ sở hạ tầng?


Cuối cùng, sau sự kiện vào ngày 11 tháng 12 năm 2001, tất cả chúng ta đều phải suy nghĩ về những thách thức lớn nhất trong cuộc sống của mình. Đó có phải là một cuộc công kích trong quân đội mang tính truyền thống? Một cuộc tấn công chống khủng bố được hậu thuẫn bởi các bang ? Mối nguy hại của những cuộc tấn công nội bộ? Giờ đây, chúng ta không còn phải nói nhiều đến những vụ khủng bố được hậu thuẫn bởi các bang mà nhìn thế giới bằng cặp kính hoàn toàn khác. Cách nhìn mới về thế giới này là một sự xem xét lại cơ bản về bản chất của những thách thức mà chúng ta phải đối mặt.


Thậm chí sau sự kiện ngày 11 tháng 9, các cơ quan an ninh và thực thi pháp luật vẫn còn tin rằng mối đe dọa lớn nhất của con người và các thể chế xã hội không phải là các vũ khí hủy diệt hàng loạt mà là các cuộc chiến tranh thông tin trên diện rộng và thứ mà họ gọi là vũ khí phản ứng hàng loạt. Không ai có thể làm cân bằng những tổn thất liên quan đến các thiết bị máy tính trong đời sống của con người. Vấn đề là khả năng của những kẻ khủng bố trong thế giới máy tính nhằm phá hủy cơ sở hạ tầng ngày càng lớn.


Thách thức đối với lãnh đạo


Cuốn sách này lặp đi lặp lại rằng các nhà lãnh đạo trong cả hai khối thương mại và công nghiệp đều phải đối mặt với những quyết định chiến lược có liên hệ chặt chẽ với nhau trong quá trình khai thác những công nghệ này: các chính sách đầu tư, sự sẵn sàng tiếp cận tư duy và cách làm việc mới của nhóm lãnh đạo.


Đó là vấn đề trước mắt và cốt lõi. Nhưng đó chỉ là những lựa chọn của ngày hôm nay. Ngày mai, chương trình sẽ chuyển sang một loạt những ảnh hưởng xoay quanh các cơ cấu chính trị hiện tại và các giả định cơ bản về kinh tế.


Thế giới mạng lưới không quan tâm đến thực tế rằng chúng ta đã tổ chức thế giới thành nhiều bang, nhiều quốc gia và đã chỉnh sửa mọi quy tắc cuộc sống và xã hội cho phù hợp với mô hình đó. Quá trình diễn biến và phát triển của thế giới mạng lưới đó không bị quy định bởi các khái niệm của chúng ta về ranh giới quốc gia, khối liên minh khu vực, hay cơ cấu chính trị. Nó đã phá bỏ nhiều rào cản vốn chia tách các dân tộc, các quốc gia, và văn hóa. Và tôi tin nó sẽ thúc đẩy một loạt các thách thức đồng thời có khả năng kiểm soát những vấn đề nghiêm trọng nhất, giúp mọi công dân trên toàn cầu có thể tiếp cận với thông tin, giáo dục, và kiến thức. Trong quá trình này, chúng ta sẽ thấy một sự chuyển dịch theo cách mà các quốc gia theo chế độ dân chủ thực hiện.


Làm thế nào các cơ quan chính phủ đến được với những khung pháp lý chính sách có thể thực hiện được trong thế giới liên kết toàn cầu, chính trị, và văn hóa? Về vấn đề bảo mật cá nhân, Cộng đồng Liên minh châu Âu có một khung pháp lý chính sách khác với khung pháp lý của Mỹ, và cả hai đều khác biệt lớn so với cách tiếp cận của Trung Quốc.


Bây giờ chúng ta hãy xem xét từ mức độ quản trị toàn cầu đến cách thức bày tỏ sự quan tâm về chính trị của bất kỳ một cá nhân nào trên toàn thế giới. Các đây không lâu, việc mua sách tại nhà hay tại văn phòng của bạn được xem như là một cuộc cách mạng. Do vậy, điều gì sẽ xảy ra nếu một ngày nào đó khi chúng ta chú ý đến sự thoải mái khi làm việc trong một phòng nhỏ riêng hay sự thuận tiện nơi làm việc? Tại sao không hình dung đến một cuộc trưng cầu dân ý mà trong đó không đề cập đến sự sáp nhập chính trị hay lòng trung thành của tổ quốc. Điều này có ý nghĩa gì với các cơ quan chính phủ khi cộng đồng thế giới bày tỏ ý kiến về các vấn đề như sức nóng toàn cầu hay một hiệp định như GATT (Hiệp định chung về Thuế quan và Mậu dịch).


Tôi đã nghĩ về điều đó rất sớm, nếu chúng ta không quan tâm đến điều đó, thì mối xung đột sẽ ngày càng tăng giữa những điều chúng ta xác định là lợi ích quốc gia và lợi ích toàn cầu. Do vậy, chúng ta sẽ rơi vào một tình huống mà việc đi đến một hiệp định đòi hỏi một mức độ mới về hợp tác quốc tế và chính sách công khai toàn cầu. Nhưng bằng cách nào?


Lại một lần nữa, các thể chế của chúng ta đang vận hành hiệu quả phía sau những thành tựu công nghệ. Một số trường đại học bắt đầu xây dựng chương trình kinh doanh điện tử thành một môn trong chương trình giảng dạy quản lý kinh doanh. Nhưng còn về khoa học chính trị, đạo đức hay các trường luật thì sao?


Trong nửa sau của thế kỷ XX, các quốc gia trên thế giới tập hợp với nhau xây dựng các thể chế đa quốc gia nhằm thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, nâng cao mức sống, và giải quyết sớm các xung đột vũ trang. Liên hiệp quốc, Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD), Quỹ tiền tệ quốc tế, và Ngân hàng Thế giới là các ví dụ. Tôi đã phát biểu tại OECD vào năm 1998. Bài phát biểu của tôi chủ yếu tập trung vào các vấn đề như: Các tổ chức này sẽ gặp phải những thách thức nào trong Kỷ nguyên Thông tin này? Chúng ta cần phải xây dựng các thể chế toàn cầu nào giúp bình ổn và nâng cao hiệu quả hoạt động trong thế kỷ XX?


Tất cả những điều này dẫn đến việc tôi phải xem xét liệu có phải chúng ta đang tập trung vào yêu cầu về năng lực lãnh đạo theo mô hình mới.


Tôi nghĩ rằng đây là trường hợp điển hình mà trong đó những người không nỗ lực giải quyết vấn đề công nghệ hiếm khi nỗ lực để hiểu khả năng cũng như giới hạn của chúng. Trong thời đại hạt nhân, có thể những điều đó là đúng. Nhưng trong thời đại công nghệ lan tràn như hiện nay, tôi tin rằng chúng ta sẽ cần những nhà lãnh đạo trong các chính phủ, doanh nghiệp và những người đảm nhiệm vai trò đưa ra các chính sách phải là những người tự cam kết đưa ra những thay đổi dài hạn nhằm đưa xã hội đến một mức độ đồng bộ hóa về khoa học.


Thế hệ các nhà lãnh đạo thế hệ tiếp theo này – trong cả khu vực tư nhân lẫn đại chúng – để sẽ phải mở rộng cách tư duy của mình về các vấn đề kinh tế, chính trị và xã hội. Những nhà lãnh đạo đó sẽ là:


• Những người có nhiều khả năng giải quyết đối với cả những thay đổi liên tục lẫn gián đoạn mà công nghệ này tạo ra.


• Có tầm nhìn và hành động mang tính toàn cầu hơn.


• Có khả năng tạo ra sự cân bằng thích hợp giữa bản năng bảo tồn văn hóa và cam kết hợp tác toàn cầu cũng như khu vực.


• Có khả năng hiểu được một thực tế rằng thế giới đang hướng tới một hình thái mà trong đó sự “mặc định” đối với mỗi công cuộc đều mang tính mở, hợp tác chứ không biệt lập.


Là người đã có thâm niên làm việc một thập kỷ trong ngành công nghiệp công nghệ cao, tôi có thể tự tin nói rằng những công nghệ đó là những sáng tạo vĩ đại, nhưng lại không tin rằng bản thân những công nghệ đó là những câu trả lời hoàn hảo và đầy đủ cho các vấn đề của chúng ta. Chúng không phải là những giải pháp huyền bí cho tất cả các vấn đề khó và quan trọng – như sự tụt dốc, sự nghèo khó và nỗi sợ hãi – mà xã hội và con người phải đối mặt trong mọi thời đại. Những vấn đề này chỉ có thể được giải quyết bởi những giải pháp hết sức nhân văn – những giải pháp được tạo ra bởi những con người có ý chí tự do và quyền tự quyết, những người có khả năng lựa chọn và quyết định, suy nghĩ và suy luận, tranh cãi, và ứng dụng các công cụ để tạo ra nhiều lợi nhuận nhất, cho nhiều người nhất.

Chọn tập
Bình luận