Cảm thông là chiếc chìa khóa mở của trái tim của người khác.
E. c. Mckenzie
Nhiều năm vê trước, Bedford – ủy viên châp hành khá cao tuổi của một tập đoàn dầu lửa Rockefeller ở Mỹ – đã đưa ra một quyết định sai lầm làm công ty thiệt hại hơn hai triệu đôla. John D. Rockefeller lúc đó là người đứng đầu công ty.
Bedford được Rockefeller mời lên văn phòng. Bedford đến rất đúng giờ và đã sẵn sàng nghe những lời chỉ trích nặng nề trong cơn nóng giận của Rockefeller.
Khi Bedford bước vào phòng, ông vua dầu lửa đang ngồi cạnh bàn, chăm chú viết bằng bút chì lên một tờ giấy. Bedford đứng yên lặng, không muốn phá ngang. Sau vài phút, Rockefeller ngẩng lên.
– A, anh đấy hả, Bedford. – Rockefeller nói rất chậm rãi. – Anh đã nghe tin những tổn thất của công ty chúng ta rồi chứ?
Bedford đáp rằng ông đã biết rồi.
– Tôi đã suy nghĩ rất nhiều về điều này. – Rockefeller nói. – Và trước khi tôi nói chuyện với anh, tôi đã ghi ra đây vài dòng.
Sau này, Bedford kể lại cuộc nói chuyện của ông với Rockefeller như sau: Tôi thấy rõ dòng đầu tiên của tờ giấy mà ông chủ đã “ghi vài dòng” là “Những un điểm của Bedford”. Sau đó là một loạt những đức tính của tôi, kèm theo là miêu tả vắn tắt rằng tôi đã giúp công ty đưa ra quyết định đúng đắn được ba lần, giúp công ty kiếm được gấp nhiều lần số tiền tổn thất lần này.
Bedford không bao giờ quên bài học ấy. Trong nhiều năm sau, bất kỳ khi nào Bedford định nổi giận với người khác, Bedford đều bắt mình phải ngồi xuống, nghĩ và viết ra một bảng liệt kê những ưu điểm của người đó, càng dài càng tốt. Khi viết xong danh sách đó thường thì Bedford cũng thấy bớt nổi giận một cách cực đoan với người phạm sai lầm. Khi đã bình tĩnh lại, Bedford mới bắt đầu phân tích, tìm hiểu tất cả mọi nguyên do. Đánh giá lỗi lầm của người khác một cách khách quan là cách đối xử công bằng với họ và với cả bản thân chúng ta.
– First News Theo The Stories of Life