Sách ebook được sưu tầm từ Internet, Bản quyền sách thuộc về Tác giả & Nhà xuất bản. Trang Web hiện đặt quảng cáo để có kinh phí duy trì hoạt động, mong Quý Bạn đọc thông cảm ạ.

Tuyển tập Hạt Giống Tâm Hồn

Nghệ Sĩ Đàn Cello Ở Serajevo

Tác giả: Nhiều tác giả
Chọn tập

Chỉ cần một ngôi sao nhỏ bé cũng có thế tỏa sáng trong bầu trời đêm.

Cách ngôn

Là một nghệ sĩ dương cầm, có lần tôi từng được mời tham gia biểu diễn cùng nghệ sĩ đàn cello Eugen Friesen tại Festival quốc tế dành cho đàn cello ở Manchester, Anh. Cứ hai năm một lần, một nhóm các nghệ sĩ đàn cello danh giá nhất thế giới cùng những người cống hiến hết mình cho loại nhạc cụ khiêm nhường này lại tụ hội một tuần để thảo luận, dạy nhạc cao cấp, nghiên cứu, độc tấu và tổ chức những buổi tiệc tùng vui vẻ. Thường mỗi tối sẽ có khoảng 600 người quây quần chờ đón buổi hòa nhạc.

Buổi biểu diễn trong đêm khai mạc tại Học viện Âm nhạc Hoàng gia phía Bác gồm những tác phẩm dành cho đàn cello, không kèm nhạc đệm. Trên sân khấu hội trường trắng lệ chỉ đặt duy nhất một chiếc ghế. Không đàn piano, không dàn nhạc, không bục cho người chỉ huy. Vang vọng khắp hội trường chỉ có tiếng cello thanh khiết, say đám lòng người. Bầu không khí như ngưng đọng, cảm giác thăng hoa tràn ngập khắp thính phòng.

Nghệ sĩ đàn cello nổi danh nhất thế giới Yo- Yo Ma là một trong những nghệ sĩ đã biểu diễn vào một đêm tháng 4 năm 1994. Chất chứa sau tác phẩm âm nhạc của ông là một câu chuyện đầy cảm động.

Vào ngày 27 tháng 5 năm 1992, tại Sarajevo, một trong các hiệu bánh mì hiếm hoi còn đủ bột mì đã quyết định làm bánh để phát chẩn cho những người đói khổ, nạn nhân của cuộc chiến tranh tàn khốc. Vào lúc 4 giờ sáng, trong khi đoàn người đứng xếp thành hàng dài trên hè phố thì bỗng đâu, một quả đạn súng cối rơi thẳng xuống giữa hàng người. Một cảnh tượng khủng khiếp lập tức hiện ra, máu me, xương thịt, gạch đá… vương vãi khắp nơi. Hai mươi hai sinh mạng bị cướp đi trong phút chốc.

Cách đó không xa là tư gia của nhà soạn nhạc 35 tuổi – Vedran Smailovic. Trước chiến tranh, anh từng là một nghệ sĩ đàn cello thuộc đoàn nhạc kịch ở Sarajevo, một công việc cao quý mà anh luôn mong chờ được trở lại. Chứng kiến cảnh tượng đẫm máu diễn ra ngoài khung cửa sổ, anh không thể chịu đựng nổi. Đau đớn, anh quyết tâm cống hiến hết mình bằng công việc mà anh làm tốt nhất: âm nhạc. Nhạc cho công chúng, nhạc thể hiện bản lĩnh, nhạc của chiến trường.

Từ đó, trong cả 22 ngày tiếp theo, cứ 4 giờ sáng, Smailovic lại khoác lên người bộ lẻ phục trang trọng với chiếc cello bên mình rồi rời khỏi căn hộ, hòa mình vào cuộc chiến đang diễn ra khốc liệt từng ngày. Bên hố đạn súng cối còn sâu hoắm trên mặt đất, anh đặt chiếc ghế bằng nhựa rồi cất cao tiếng đàn cho trích đoạn Adagio in G minor của nhà soạn nhạc Albinoni, một trong những đoạn trích thê lương và ám ảnh nhất trong các tác phẩm kịch cổ điển. Anh chơi vì những con phố bị chia cắt, những chiếc xe tải bị đình trệ, những tòa nhà đổ nát và vì những con người đang sợ hái ẩn mình trong hầm rượu để tránh bom đạn. Trong mưa bom bão đạn, anh đã dùng sự quả cảm của mình để ngợi ca, cổ vũ phẩm giá con người, những người đã hy sinh vì nền hòa bình và hạnh phúc nhân loại. Bất kể làn mưa đạn ào ào trút xuống, anh vấn ngồi đó, tựa như được bao bọc trong một bàn tay vô hình.

Khi câu chuyện vẻ người đàn ông phi thường này được đảng tải trên các mặt báo, nhà soạn nhạc người Anh – David Wilde, đã vồ cùng cảm động. Ông quyết định viết một tác phẩm cho cello không kèm nhạc đệm, “Nghệ sĩ cello ở Sarajevo Tác phẩm là sự hòa trộn giữa sự oán giận chiến tranh, tình yêu và tình ái hữu với Vedran Smailovic.

“Nghệ sĩ cello ở Sarajevo ” chính là tác phẩm mà Yo-Yo Ma đã chơi trong buổi tối hôm đó.

Yo-Yo Ma bước lên sân khấu, cúi người chào khán giả rồi lặng lẽ ngồi xuống ghế. Bản nhạc bắt đầu vang vọng khắp hội trường. Mỗi giai điệu như mở ra trước mắt mọi người một không gian mờ mịt, trống rỗng, tràn đầy lo âu và chết chóc. Cứ thế, nó dần thăng hoa thành nỗi đau đớn quàn quại, tiếng kêu xé lòng và sự giận dữ mãnh liệt… Tất cả như bóp nghẹt trái tim những người có mặt tại khán phòng để rồi sau đó lại như chìm lắng trong hơi thở hấp hối của những kẻ tử nạn. Cuối cùng cả hội trường chìm ngập trong sự tĩnh lặng nao lòng.

Khi đã hoàn thành bài biểu diễn, Ma vấn ngồi im bên chiếc cello, cây vĩ đặt hờ trên phím đàn. Không một ai trong hội trường di chuyển hay tạo nên dù chỉ một tiếng động nhỏ trong một khoảng thời gian dài, cứ như thể họ vừa là chứng nhân của vụ thảm sát kinh hoàng ấy.

Cuối cùng, Ma đưa mắt nhìn xuống khán giả, anh đưa tay ra hiệu mời một người lên sân khấu. Một luồng điện mơ hồ chạy dọc tất cả chúng tôi khi chúng tôi nhận ra con người

đó: Vedran Smailovic – người nghệ sĩ cello ở Sarajevo.

Smailovic đứng lên khỏi ghế và bước ra lối đi giữa các dãy ghế trong khi Ma rời sân khấu để tới gặp anh. Họ ôm lấy nhau chứa chan tình cảm. Mọi người trong hội trường không khỏi xôn xao, họ tỏ ra rất phấn khích, vỗ tay reo hò và cổ vũ.

Ở trung tâm hội trường đó là hai người đàn ông – Yo-Yo Ma – ông hoàng tao nhã, tinh tế của dòng nhạc cổ điền, hoàn hảo trong cả diện mạo lẫn phần biểu diễn và Vedran Smailovic trong bộ trang phục đi xe mô tô bằng da cũ đã có đôi chỗ rách – đang đứng Ồm nhau khóc. Mái tóc dài hoang dại cùng chòm râu lớn khiến Smailovic trông già hơn tuổi. Gương mặt ông nhòa lệ.

Tất cả chúng tôi đều bày tỏ sự đồng cảm sâu sắc khi gặp người đàn ông này, người đã cất cao tiếng đàn cello bất chấp bom đạn, cái chết và sự đổ nát.

Một tuần sau đó, khi trở lại Maine, trong một buổi tối ngồi chơi đàn cho bệnh xá địa phương, tâm trí tôi cứ lan man so sánh nó với bài biểu diễn bi hùng mà tôi được chứng kiến ở festival. Sau đó tôi bỗng nhận ra nét tương đồng rõ rệt. Bằng âm nhạc, người nghệ sĩ ở Sarajevo đã đáy lùi chết chóc và sự tuyệt vọng, đồng thời tán dương tình yêu và cuộc sống. Còn chúng ta ở đây cất cao lời ca tiếng nhạc với sự đệm lót của tiếng đàn piano cũng đang cố gắng làm điẻu tương tự. Tuy rằng không có bom rơi đạn nổ nhưng hiện hữu trước chúng ta là những vết thương có thực – đồi mắt mờ, sự cô đơn, tất cả những vết sẹo mà chúng ta gánh chịu trong cuộc đời này và những ký ức tươi đẹp về sự bình an. Tuy vậy, chúng ta vẫn hát và vỗ tay vui vẻ.

Thật vậy, âm nhạc là một món quà mà tất cả chúng ta đều có quyền thưởng thức và chia sẻ như nhau. Dù ta là người tạo ra hay chỉ đơn giản lắng nghe thì âm nhạc vẫn là một món quà có sức mạnh lắng dịu lòng người, truyền cho ta cảm hứng và giúp chúng ta xích lại gần nhau trong những thời khắc nguy hiểm nhất.

– Paul Sullivan

Chọn tập
Bình luận
1440
× sticky