Sách ebook được sưu tầm từ Internet, Bản quyền sách thuộc về Tác giả & Nhà xuất bản. Trang Web hiện đặt quảng cáo để có kinh phí duy trì hoạt động, mong Quý Bạn đọc thông cảm ạ.

Tuyển tập Hạt Giống Tâm Hồn

Cuộc Đua Cuối Cùng Của John Baker

Tác giả: Nhiều tác giả
Chọn tập

Trước khi nhắm mắt xuôi tay, mỗi người nên nỗ lực tìm ra mình đến từ đâu, mình nên theo đuối điều gì và lý do của những điều đó.

James Thumber

Mùa xuân năm 1969 mở ra trước mắt chàng trai hai mươi bốn tuổi John Baker một tương lai xán lạn. Ở đỉnh cao phong độ, Baker -vận động viên điền kinh đầy triền vọng, đang là tâm điềm của giới truyền thông với biệt danh “đôi chân thần tốc của thế giới ” – đã quyết định gán ước mơ lớn nhất của đời mình vào mục tiêu trở thành người đại diện cho nước Mỹ tham dự Thế vận hội Olympic 1972.

Những năm đầu, khi mới bước chân vào làng thể thao, không ai biết đến cái tên John Baker và cũng chẳng có dấu hiệu nào cho thấy anh sẽ là vận động viên tiềm năng. Với thân hình mảnh khănh, chiều cao hơi khiêm tốn so với đa phần thanh thiếu niên Albuquerque, ở trường phổ thông, anh bị đánh giá là “không phù hợp” với điền kinh. Nhưng sự kiện xảy ra giữa năm học thứ ba đã thay đổi cả cuộc đời Baker.

Khi đó, vị huấn luyện viên điền kinh ở trường phổ thông Manzano, Bill Wolffarth, đang ra sức thuyết phục một vận động viên cao lớn và triển vọng là John Haaland – người bạn thân nhất của Baker – tham gia vào đội tuyển điền kinh. Haaland đã từ chối. Một ngày nọ, Baker gợi ý huấn luyện viên rằng: “Xin thầy hãy cho em gia nhập đội, rồi Haaland cũng sẽ đồng ý thôi”. Wolffarth chấp thuận. Từ đó John Baker trở thành một vận động viên điền kinh. It lâu sau, Haaland cũng tham gia cùng bạn.

Cuộc thi đấu đầu tiên của Baker là một chặng đua băng cánh đồng dài gần 3 km xuyên qua các ngọn đồi thấp dưới chân núi phía đông Albuquerque. Mọi con mát đều đổ dồn vào vận động viên hạt giống của bang là Lloyd Goff. Ngay sau tiếng súng khai cuộc, đội hình cuộc đua diễn ra đúng như mong đợi của mọi người, trong đó Goff dẫn đầu còn Haaland mải miết bám gót. Các vận động viên lần lượt băng mình vào ngọn đồi thấp nằm trong lượt chạy bền của vòng đua. Một phút qua đi. Rồi hai phút. Sau đó người ta thấy một vận động viên đơn độc bứt phá. Huấn luyện viên Wolffarth thúc cùi chỏ về phía người trợ lý. Ông tự hào: “Chính là Goff đấy”. Ông cầm chiếc ống nhòm lên, bất chợt sửng sốt: “Nhầm rồi. Không phải Goff. Đó là Baker!”.

Bỏ xa cả rừng vận động viên đang kinh ngạc phía sau, Baker đã một mình chạm đích. Thành tích của anh là 8:03.5 – một kỷ lục mới.

Chuyện gì đã xảy ra trên ngọn đồi đó? Sau này, Baker đã giải thích rằng, sau một nửa chặng đua mải miết bám gót nhiều vận động viên khác, anh tự hỏi mình rằng: “Ta đã làm hết sức của mình chưa?”. Anh không biết. Rồi đôi mắt anh gắn chặt vào lưng vận động viên đang dẫn ngay phía trước. Anh loại bỏ mọi suy nghĩ khác ra khỏi đầu, chỉ còn trong tâm trí

một ngọn lửa quyết tâm đang bùng cháy: bắt kịp, vượt qua vận động viên phía trước rồi sau đó bám đuổi những người kế tiếp. Trong giây phút ấy, toàn thân anh sôi sục một nguồn sinh khí kỳ diệu. “Tôi như bị thôi miên ” – Baker hồi tưởng. Anh lần lượt bỏ xa từng đối thủ. Bỏ qua sự ră rời của cơ báp, anh quyết tâm duy trì vận tốc đáng kinh ngạc cho tới khi chạm đích rồi khụy xuống vì kiệt sức.

Cuộc đua đó có phải chỉ là một may mắn của Baker hay không? Tiếp trong mùa giải, Wolffarth đã đưa Baker tham dự một số cuộc đua khác và chiến thắng tiếp tục mỉm cười với anh. Một khi đã đặt chân vào đường đua, người thanh niên bình dị, hóm hỉnh ấy sẽ vụt biến thành một đối thủ đáng sợ, không khoan nhượng – một tay đua không thể bị đánh bại. Hết năm thứ ba, Baker đã phá sáu kỷ lục của bang New Mexico và đến năm cuối, anh được công nhận là vận động viên chạy nhanh nhất từng có của bang. Khi đó anh vẫn chưa bước sang tuổi 18.

Mùa thu năm 1962, Baker đỗ vào Đại học New Mexico ở Albuquerque và cũng tại đây, anh tiếp tục quá trình luyện tập gian khổ. Mỗi sáng tinh mơ, với can nước trên tay đề đối phó với những chú chó hung dữ, Baker chạy băng qua những dãy phố dài, công viên và sân golf – chừng bốn mươi cây số. Ngay sau đó, ở Abilene, Tulsa, thành phố Salt Lake hay bất cứ nơi đâu diễn ra các cuộc đua, John Baker “bất bại” đều khiến giới truyền thông phải bối rối khi nắm gọn danh hiệu vận động viên yêu thích.

Sau khi tốt nghiệp, Baker buộc phải cân nhác trước nhiều lựa chọn. Trường đại học đang cần tuyển một huấn luyện viên, điều đó thỏa mãn niềm mong mỏi được làm việc cùng các bạn trẻ trong anh. Nhưng còn giấc mơ của cả đời anh – điền kinh? Vâng, anh đang mong chờ tới Thế vận hội Olympic. Cuối cùng, anh đã lựa chọn một công việc cho phép anh theo đuổi cả hai niềm đam mê, đó là trở thành huấn luyện viên cho trường tiểu học Aspen ở Albuquerque, và bắt đầu thời gian tập luyện đầy gian khổ để hướng tới Thế vận hội 1972.

Ở trường Aspen, người ta thấy ở Baker một con người mới. Trên sân chơi, anh không có cái vẻ khó chịu của một ngôi sao chỉ biết chỉ trích về sự kém cỏi của học sinh. Yêu cầu duy nhất của anh là bọn trẻ phải cố gắng hết sức mình. Sự thẳng thán và quan tâm chân thành của anh đã đem lại những tác động kỳ diệu đối với học trò. Huấn luyện viên Baker là người đầu tiên bọn trẻ tìm đến tâm sự, chia sẻ. Dù lớn hay nhỏ, mỗi lời phàn nàn đều được anh lắng nghe và giải quyết như thể đó là vấn đề quan trọng nhất thế giới.

Vào đầu tháng 5 năm 1969, ngay trước ngày sinh nhật thứ 25, Baker bỗng cảm thấy thường xuyên bị xây xẩm trong giờ làm việc. Hai tuần sau đó, chứng đau ngực bắt đầu hành hạ anh và một buổi sáng gần cuối tháng, anh thức dậy với một bên háng sưng phồng đau đớn. Anh đành phải tới gặp bác sĩ.

Theo nhận định của bác sĩ khoa tiết niệu Edward Johnson, triệu chứng bệnh của Baker rất đáng ngại và anh cần phải tiến hành một ca phẫu thuật ngay lập tức để tìm hiểu nguyên nhân. Ca mổ đã chứng thực cho nỗi nghi ngại của bác sĩ. Một bên tinh hoàn của Baker bị ung thư và đang lan rộng. Mặc dù không nói ra nhưng vị bác sĩ dự đoán rằng dù có thực hiện ca phẫu thuật thứ hai, Baker cũng chỉ sống được chừng sáu tháng nữa.

Trong thời gian nằm nhà dưỡng sức để chuán bị cho ca mổ thứ hai, Baker phải đương đầu với sự thật nghiệt ngã là anh sẽ không thể tiếp tục các cuộc đua và giấc mơ tham dự Olympic cũng tan thành bọt nước. Công việc huấn luyện của anh chắc cũng nhanh chóng kết thúc. Và điều tồi tệ nhất là gia đình anh sẽ không tránh khỏi buồn đau khi nhận tin dữ này.

Vào ngày Chủ nhật trước khi thực hiện ca mổ thứ hai, Baker một mình lái xe lên núi. Anh biến mất trong nhiều giờ liền. Cho đến khi anh trở về thì trời đã tối. Lúc này toàn bộ suy nghĩ của anh đã thay đổi. Nụ cười rạng rỡ quen thuộc lại xuất hiện trên mồi, vẻ mặt u tối thất thần trước đó cũng biến mất. Và hơn cả thế, đây là lần đầu tiên sau hai tuần, anh đề cập tới những dự định cho tương lai. Khuya hôm đó, anh đã kề cho Jill – chị gái anh, những chuyện xảy ra vào ngày hôm ấy.

Anh đã lái xe tới Sandia Crest, đỉnh núi hùng vĩ cao gần 3. 200 mét nằm che lấp đường chân trời phía tây Albuquerque. Khi ô tô lướt đi giữa những vách núi dựng đứng, tâm trí anh lan man với những suy nghĩ rằng mình chỉ biết đem lại đau khổ cho người thân. Bỗng dưng anh muốn kết thúc viễn cảnh đau đớn đó và giải thoát cho chính mình ngay tại đây, trong giây lát. Lặng nhám lời cầu nguyện, anh bắt đầu tăng tốc, còn chân dò dẫm chiếc thắng xe khán cấp. Bất chợt, một hình ảnh lướt qua mát anh – gương mặt của những đứa trẻ ở trường tiểu học Aspen – những học sinh mà anh luôn dạy chúng rằng phải nỗ lực hết mình trước mọi khó khăn. Nếu anh tự tử, chúng sẽ nghĩ sao? Tự trong đáy lòng, anh cảm thấy vô cùng hổ thẹn, anh giảm tốc rồi cho xe dừng hản lại, ngồi sụp xuống ghế và bật khóc. Sau một hồi, nỗi sợ hái trong lòng anh dần láng dịu, anh thấy mình thanh thản. Rồi anh tự nhủ: “Bất kể sống được bao lău đi nữa, mình cũng phải sống hết mình với bọn trẻ”.

Đến tháng 9, sau cuộc phẫu thuật mở rộng và những buổi trị liệu trong hè, Baker lại lao vào công việc. Không những thế, anh còn thêm vào bản kế hoạch dày đặc của mình một nhiệm vụ mới – thể thao cho người khuyết tật. Dù bị khiếm khuyết về thể chất nhưng những đứa trẻ một thời chỉ biết đứng ngoài nhìn vào giờ đây đã được đảm nhận những vị trí như “người băm giờ cho huấn luyện viên” hay “giảm sát viên”. Tất cả đều mặc đồng phục áo nịt len của Aspen và đều được nhận dải ruy băng của huấn luyện viên Baker một cách bình đẳng sau những nỗ lực của mình. Những dải ruy băng này được chính tay Baker làm ra tại nhà vào các buổi tối từ các nguyên liệu mà anh dùng tiền cá nhân để mua.

Kể từ ngày lẻ Tạ ơn, hầu như mỗi ngày Baker đều nhận được thư cảm ơn từ các bậc phụ huynh ở Aspen. Cho đến trước Giáng sinh, số thư đó đã lên tới con số 500. Một bà mẹ viết: “Con trai tôi là một quỷ nhỏ vô cùng nghịch ngợm. Dựng nó dậy, cho ăn và đưa đi học là một công việc khống dễ chịu chút nào. Nhưng giờ đây, thằng bé luôn nhấp nhổm chờ được tới trường”. Một bà mẹ khác chia sẻ: “Dù con trai tôi có quà quyết thế nào đi nữa, tôi vẫn không thể tin nôi trường Aspen lại có một người thầy vi đại đến vậy, tôi đã bí mật lái xe tới trường để quan sát huấn luyện viên Baker tập luyện cùng bọn trẻ. Con trai tôi đã đúng”. Và đây là lời tâm sự từ ông bà của một cô bé: “Ờ các trường khác, chỉ vì vụng về mà cháu gái tôi từng phải trải qua răt nhiều điều kinh khủng. Nhưng trong năm học tại Aspen, huấn luyện viên Baker đã cho con bé một điểm A vì sự nỗ lực hết mình của nó. Điều này thật tuyệt vời. Anh ấy đã giúp một đứa trẻ nhút nhát trở nên tự tin vào bản thân”.

Vào tháng 12, trong lần đến chỗ bác sĩ Johnson để tái khám định kỳ, Baker đã kể về chứng đau họng và đau đầu. Các xét nghiệm cho thấy khối u ác tính đã di căn lên cổ và não. Vị bác sĩ hiểu rằng trong suốt bốn tháng qua, Baker đã âm thầm chịu đựng sự giày vò đau đớn của cản bệnh quái ác, anh đã dùng khả năng tập trung phi thường đề quên đi đau đớn cũng như anh từng làm đề quên đi sự rá rời của cơ báp trên đường đua. Johnson gợi ý Baker về việc tiêm thuốc giảm đau nhưng anh từ chối. “Tôi muốn ở bên bọn trẻ bất cứ khi nào còn có thể, ” – anh nói. “Tiêm thuốc giảm đau sẽ khiến khả năng phản ứng của tôi kém đi

Sau này Johnson chia sẻ: “Kể từ giây phút đó, trong mắt tối, John Baker là một trong những người vì mọi người nhất mà tôi từng biết”.

Đầu năm 1970, Baker nhận được lời đẻ nghị hỗ trợ huấn luyện một câu lạc bộ điền kinh nhỏ dành cho nữ ở độ tuổi từ tiểu học tới trung học ở Albuquerque mang tên Duke City Dashers. Anh nhận lời ngay lập tức, và giống với học sinh ở Aspen, các nữ học viên ở Dashers cũng nhiệt tình đón nhận vị huấn luyện viên mới.

Một ngày, trong buổi thực hành, Baker mang tới một chiếc hộp bí ẩn và tuyên bố rằng mình sẽ có hai phần thưởng, trong đó, một phần thưởng sẽ dành tặng cho người không bỏ cuộc dù chưa từng chiến thắng. Khi Baker mở hộp, các nữ học viên đều háo hức tò mò. Trong đó là hai chiếc cúp bằng vàng sáng bóng. Kể từ đó, Dashers thường nhận được những chiếc cúp như vậy. Mấy tháng sau, gia đình Baker khám phá ra rằng những chiếc cúp đó chính là thành quả anh đạt được từ ngày tham gia thi đấu; anh đã lấy chúng ra và cẩn thận xóa đi tên mình.

Mùa hè đến, với sự nỗ lực không ngừng, Duke City Dashers đã liên tiếp phá kỷ lục tại các cuộc thi khắp New Mexico và các bang lân cận. Trong niềm tự hào, Baker đâ dự đoán rằng: “Dashers sẽ lọt vào trận chung kết quốc gia AAU (Association of American University – Hội các trường đại học ở Mỹ)”.

Nhưng một rắc rối mới đã ập đến với Baker. Các mũi tiêm trong liệu pháp hóa trị khiến anh buồn nôn dữ dội và không thể nào gượng dậy nổi. Nhưng dù thể lực có bị suy kiệt, anh vẫn tiếp tục công việc dìu dát Dashers. Anh thường ngồi trên một ngọn đồi phía trên khu tập luyện để cổ vũ học viên của mình.

Một buổi chiều tháng 10, khi anh đang ngồi quan sát các học viên trên đường chạy, một nữ học viên đã chạy lên đồi, tiến về phía Baker. Giọng cô bé hào hứng: “Thưa thày, thầy đã dự đoán đúng! Chúng em đã được mời tham gia trận chung kết AAUở St. Louis vào tháng tới”.

Baker đã hãnh diện nói với bạn bè rằng anh hy vọng mình sống đủ lâu để theo dõi trận đấu đó.

Nhưng mọi chuyện không diễn biến tốt đẹp như mong đợi của Baker. Buổi sáng ngày 28 tháng 10, tại Aspen, Baker đột ngột ôm bụng rồi ngất lịm giữa sân trường. Kết quả xét nghiệm cho thấy khối u di căn đã bị vỡ và gây sốc. Baker từ chối nằm viện và năn nỉ được trở lại trường học trong những ngày cuối cùng của đời mình. Anh nói với cha mẹ rằng anh muốn bọn trẻ sẽ nhớ tới anh với dáng đi vững chãi chứ không phải một bệnh nhân nằm bẹp dí chờ chết.

Sự sống của Baker giờ chỉ còn duy trì nhờ những lần truyền máu và thuốc giảm đau. Anh đau đớn nhận ra rằng chuyến đi tới St. Louis để theo dõi trận đấu của Dashers sẽ không thể trở thành hiện thực. Vì thế anh không ngừng gọi điện thoại cho nhóm vào mọi buổi tối cho tới khi nhắc nhở tất cả các nữ học viên phải cố gáng hết mình trong trận đấu.

Chiều tối ngày 23 tháng 11, Baker lại một lần nữa ngất đi. Trí não anh đã không còn tỉnh táo trên đường đi cấp cứu. Dù vậy, anh vẫn nói với cha mẹ qua hơi thở thều thào rằng: “Bố mẹ hãy bật đèn lên. Con muốn chào tạm biệt hàng xóm của mình theo cách này”. Sáng ngày 26 tháng 11, anh cố gượng dậy trên giường bệnh và nói với mẹ: “Con xin lỗi vì đã gày ra nhiều phiền phức đến vậy”. Sau tiếng thở khẽ, anh dần khép mát lại, đôi tay vẫn nằm trong bàn tay của mẹ. Đó là ngày lễ Tạ ơn năm 1970 – mười tám tháng sau lần tái khám cuối cùng của John Baker với bác sĩ

Johnson – anh đã đẩy lùi tử thần để kéo dài cuộc sống thêm mười hai tháng.

Hai ngày sau, đội Duke City Dashers đã giành tháng lợi trong giải vô địch AAU tại St. Louis. Với hai hàng nước mát chảy dài trên má, họ hô vang: “Xin dành tặng huấn luyện viên Baker”.

Có lẽ câu chuyện về John Baker đến đây là kết thúc ngoại trừ một sự kiện xảy ra sau đám tang của anh. Một số học sinh của Aspen bắt đầu gọi trường học bằng cái tên “Trường John Baker” và tên gọi đó nhanh chóng lan rộng. Sau đó, một cuộc vận động đã xuất hiện để chính thức hóa tên gọi mới. Những đứa trẻ nói: “Đó là trường học của chúng ta và chúng ta muốn trường mang tên thày John Baker”. Ban giám hiệu trường Aspen đã trình bày vấn đề này lên hội đồng giáo dục ở Albuquerque và hội đồng đã gợi ý về một cuộc trưng cầu dân ý. Vào đầu xuân năm 1971, 520 gia đình ở quận Aspen đi bỏ phiếu. Kết quả là cả 520 phiếu đều tán đồng.

Tháng 5 năm đó, trong ngày lẻ có sự có mặt của hàng trăm người bạn của Baker cùng toàn thể học sinh của anh, trường Aspen đã chính thức đổi tên thành Trường tiểu học John Baker. Ngày nay, ngôi trường ấy vẫn hiện diện như một “tượng đài sống” dành tặng người thanh niên can đảm, người mà trong thời khác tăm tối nhất của cuộc đời đã biến bi kịch đau đớn thành một huyền thoại sống mãi cùng thời gian.

– William J. Buchanan

Chọn tập
Bình luận