Sách ebook được sưu tầm từ Internet, Bản quyền sách thuộc về Tác giả & Nhà xuất bản. Trang Web hiện đặt quảng cáo để có kinh phí duy trì hoạt động, mong Quý Bạn đọc thông cảm ạ.

Tuyển tập Hạt Giống Tâm Hồn

Câu Chuyện Giáng Sinh

Tác giả: Nhiều tác giả
Chọn tập

Mỗi lần suy nghĩ là mỗi lần chiến thắng.

Ralph Waldo Emerson

Tháng 10 năm 1843, một buổi chạng vạng tối, Charles Dickens lặng lẽ bước ra khỏi mái cổng bằng gạch đá của ngôi nhà gần công viên Regent ở Luân Đôn đề bắt đầu cuộc đi dạo trên những con đường thành phố. Không khí lành lạnh của cảnh trời nhá nhem khiến ông cảm thấy dẻ chịu phần nào so với tiết trời ẩm thấp bất thường đeo bám cả ngày hôm nay.

Dickens là một người đầy cuốn hút với mái tóc nâu bồng bẻnh và đôi mắt sáng long lanh. Lúc này đây, ông đang gặp rắc rối thực sự. Người cha của bốn đứa con này từng nghĩ mình đang ở đỉnh cao của danh vọng. Những cuốn tiểu thuyết như

The Pickwick Papers, Oliver Twist và Nickolas Nickleby được công chúng đón nhận nồng nhiệt; còn cuốn Martin Chuzzlewit mà ông xem là đứa con tinh thần hoàn hảo nhất đang được xuất bản hàng tháng. Nhưng nhà văn được mọi người ca tụng này lại đang phải đối mặt với những khoản nợ nần chồng chất.

Một vài tháng trước, nhà xuất bản đã cho biết số lượng sách của ông bán ra không cao như mong đợi và có lẽ, họ phải cát giảm số lượng sách xuất bản hàng tháng của ông trong những đợt bán sách sắp tới.

Thông tin đó khiến ông vô cùng kinh ngạc. Với ông, điều này chẳng khác nào tài năng của ông đang bị người ta đặt dấu hỏi. Ký ức về tuổi thơ nghèo khó bỗng chốc ùa về trong tâm trí ông. Dickens đang phải gồng gánh một gia đình lớn, đa thế hệ. Những khoản chi tiêu trong gia đình luôn vượt quá số tiền ông kiếm được. Cha và các anh em của ông đang nợ nần chồng chất. Vợ ông, Kate, đang chuán bị chào đón sự ra đời của đứa con thứ năm.

Cả mùa hè, Dickens không thôi lo lắng về tập hóa đơn ngày càng dày, đặc biệt là khoản thế chấp lớn mà ông dùng chính ngôi nhà đang ở làm vật thế nợ. Ông dành thời gian đi đến khu nghỉ mát dọc bờ biển nhưng không thể tìm cho mình một giấc ngủ sâu, vì thế ông thường đi bộ dọc các vách đá hàng giờ liền. Ông hiểu rằng mình cần một ý tưởng giúp kiếm được một khoản tiền lớn và ông muốn ý tưởng đó đến với ông thật nhanh. Nhưng với tâm trạng chán chường như hiện tại, viết một đoạn văn ra hồn cũng là một việc khó khăn với Dickens. Sau khi tới Luân Đôn, ông hy vọng rằng những phút giây đỉ dạo khi đêm về sẽ gợi mở trí tưởng tượng cho ông.

Ánh đèn đường nhạt nhòa dẫn lối Dickens bước vào những vùng lân cận Luân Đôn. Khi ông tái gần sông Thames, ánh sáng duy nhất lúc này là ánh đèn từ ô cửa sổ của khu dân cư xập xệ soi xuống con đường ngập ngụa rác thải và những đoạn cống mới thông vẫn chưa kịp đóng náp. Không còn bóng dáng của các quý bà duyên dáng và các quý ông sang trọng, ở đây chỉ toàn nhan nhản những cô gái bán hoa tục tĩu, những tay móc túi chuyên nghiệp, trộm cướp và ăn xin la liệt trên đường.

Khung cảnh Âm đạm ấy khiến ông nhớ đến cơn ác mộng thường xuyên quấy nhiễu giấc ngủ của mình: Một đứa trẻ 12 tuổi ngồi bên bàn làm việc chất đầy những hộp xi đảnh giày màu đen. 12 giờ một ngày, 6 ngày một tuần, nó ngồi dán nhãn lên đống hộp chồng chất chỉ để kiếm 6 si-linh duy trì sự sống.

Nhìn xuống dưới sàn nhà kho mục nát, thằng bé phát hiện ra một hầm rượu – vương quốc lý tưởng cho bọn chuột. Ngước mắt lên, nó chi thấy một khung cửa sô đày bụi và đẫm hơi sương giả mùa đông. Anh sáng mờ ảo hệt như hy vọng về cuộc đời của nó. Cha nó đang ngồi tù vì thiếu nợ, và nó chi được một giờ tới trường trong thời gian nghi giải lao mỗi bữa tối ở nhà kho đó. Nó cảm thấy vô vọng, thế giới như đang khép chặt trước mặt nó. Có lẽ sẽ chàng bao giờ còn có những buổi lễ, niềm vui hay hy vọng nào nữa…

Đó cũng chính là những năm tháng tuổi thơ khốn khổ của Dickens. May mắn thay, cha của Dickens được thừa kế một số tiền đủ để ông trả hết nợ nần, thoát cảnh tù tội, cậu con trai nhỏ cũng nhờ thế mà thoát khỏi số phận thê lương.

Lúc này đây, nỗi sợ không trả nổi nợ nần lại đeo bám giày vò Dickens. Mệt mỏi và buồn chán, ông rẽ về nhà sau một chuyến đi dài. So với lúc bước chân ra đi, trong đầu ông vẫn chưa tìm ra được ý tưởng nào cho câu chuyện “vui vẻ và sinh động” mà ông đang từng giờ mong ngóng.

Tuy nhiên, khi gần về tới nhà, trong đầu Dickens bỗng lóe lên một ý tưởng bất ngờ. Một câu chuyện về ngày lẻ Giáng sinh thì sao nhỉ? Ông sẽ viết một câu chuyện vẻ cuộc sống của những người mà ông vừa đi ngang qua họ trên con đường tối om ở thành phố Luân Đôn. Những con người đó cũng giống như ông, đang sống và chiến đấu từng ngày với cùng một nỗi sợ hãi và khát khao mà ông rất hiểu. Những con người đói khát niềm vui và hy vọng!

Nhưng còn chưa đầy 3 tháng nữa thôi là Giáng sinh rồi. Làm thế nào ông có thể hoàn thành một cuốn tiểu thuyết tuyệt vời trong khoảng thời gian ngắn ngủi như thế? Cuốn sách cần phải ngán, thậm chí không thể là một cuốn tiểu thuyết hoàn chỉnh. Nó cần phải được hoàn thành vào cuối tháng 11 để có thể in và xuất bản đúng dịp Giáng sinh. Để rút ngắn thời gian, ông nảy ra ý tưởng là lấy câu chuyện hồn ma trong mùa Giáng sinh từ một chương trong cuốn thế Pickwick Papers.

Ông sẽ thêm vào câu chuyện những hình ảnh và nhân vật mà độc giả của ông yêu thích. Đó sẽ là một đứa trẻ nhỏ bé và yếu ớt, một người cha lương thiện nhưng bất lực và trung tâm của câu chuyện là một nhân vật phản diện sống ích kỷ, một ông già mũi to với gò má nhản nheo.

Khi những ngày tháng 10 ấm áp qua đi nhường chỗ cho cái lạnh se sắt của mùa đông, bản thảo của Dickens ngày một dày lên, ông đang tiến gần đến việc hoàn thành tác phẩm của mình. Với cuốn sách này, trẻ nhỏ cũng có thể đọc và hiểu bởi cốt truyện rất đơn giản, bên cạnh đó nó vẫn đủ sức khơi dậy dòng ký ức và cảm xúc ấm áp nơi trái tim những người trưởng thành.

Sau khi trở về căn hộ lạnh lẽo và thiếu sinh khí trong đêm Giáng sinh, Ebenezer Scrooge -một thương nhân hà tiện ở Luân Đôn – đã có buổi gặp gỡ với linh hồn của một người bạn đã khuất, Jacob Marley. Chính sự tham lam và vô cảm với đồng loại khi còn sống đã khiến linh hồn của Marley không thể siêu thoát mà phải lang bạt khắp nơi với hàng mớ dây xích chằng chịt quanh người. Ông ta khuyên Scrooge nên thay đổi, nếu khống sẽ phải chịu một số phận nghiệt ngã tương tự. Những linh hồn từ Giáng sinh đã qua, Giáng sinh hiện tại và cà những mùa Giáng sinh sắp tới lần lượt hiện về và tải hiện trước mắt Scrooge cuộc sống ích kỷ, thiếu tình thương yêu của họ, đồng thời nhắc nhở một tương lai khốn khổ đang chờ đón nếu Scrooge không thay đổi cách sống. An năn và hối hận, Scrooge đã từ bỏ lối sống ích kỷ, quyết tâm trở thành người tót bụng, rộng lượng và giàu tình yêu thương. Đây chính là những bài học, những giá trị thăm thìa mà ống học được từ lễ Giáng sinh.

Dần dần, trong quá trình viết văn, một điều gì đó bất ngờ đã xảy đến với Dickens. Không biết tự lúc nào, kế hoạch liều lĩnh có chủ ý nhàm mục đích giải cứu ông khỏi cảnh nợ nần -mà theo cách ông nói chỉ là “một kế hoạch nho nhỏ” – đã sớm tạo ra sự thay đổi trong con người ông. Khi ngời bút dần vẽ ra mùa Giáng sinh mà ông ấp ủ – bữa tiệc gia đình ấm áp, những nhánh tầm gửi treo trên trần nhà, bài hát vui vẻ mừng Giáng sinh, những trò chơi, điệu nhảy và những món quà bất ngờ; những bữa tiệc thịnh soạn có ngỗng quay, bánh put- đinh, bánh mì nóng hổi, và tất cả mọi người cùng cất cao tiếng cười trước cây Noel rực rỡ đèn hoa – chính niềm vui từ mùa Giáng sinh an lành đã làm dịu vơi bao lo toan đang đè nặng trong lòng Dickens.

A Christmas Carol (Khúc hát mừng Giáng sinh) đã chiếm trọn trái tim và tâm hồn ông. Tác phẩm đã trở thành đứa con tinh thần xuất phát từ niềm đam mê đích thực. Mỗi khi ông chấm bút xuống lọ mực, nhân vật của ông lại dần bước ra cuộc sống: Tiny Tim nhỏ bé với cái nạng bên mình, Scrooge chìm đám trong nỗi sợ hãi trước những bóng ma, Bob Cratchit tận hưởng cốc bia Giáng sinh trong sự nghèo đói.

Mỗi buổi sáng, Dickens cảm thấy vồ cùng phấn khích và không thể ngăn mình bắt tay ngay vào công việc. “Cuốn sách nhò bé đó đã thực sự rung động trái tim tôi, khiến tôi khó có thể rời nó dù chi một lúc”, ông đâ trả lời như thế với một nhà báo. Một người bạn, đồng thời cũng là người viết tiểu sử về Dickens sau này, John Forster, từng viết vẻ “sự chi phối lớn lao” của cuốn sách đối với nhà văn. Khi trò chuyện với một giáo sư ở Mỹ về sự ra đời của tác phẩm, Dickens kể lại rằng ông từng khóc rồi lại cười trong lúc sáng tác. Thậm chí, đích thân Dickens đã đứng ra đảm nhận việc thiết kế cho cuốn sách. Ông quyết định bìa sách phải dán tem vàng, trang bìa giả sẽ có màu truyền thống đặc trưng cho mùa Giáng sinh còn bìa lót phải có màu sắc sặc sỡ, ngoài ra còn phải có bốn bản khác axit phun màu thủ công và bốn bản khắc gỗ được chạm trổ. Đề cuốn sách có thể đến tay của đồng đảo độc giả, ông đã đưa ra mức giá chỉ có năm si-linh mỗi cuốn.

Cuối cùng, vào ngày 2 tháng 12, đứa con tinh thần của ông cũng chào đời. Bản thảo ngay lập tức được gửi đi in. Vào ngày 17 tháng 12, sách được phát hành và cái tên Dickens lại được mọi người yêu mến đón đợi. Mặc dù đoán biết rằng cuốn sách sẽ được độc giả đón nhận nồng nhiệt, nhưng cả ông và nhà xuất bản đều không ngờ họ lại nhận được sự phản hồi lớn lao và mạnh mẽ từ phía độc giả đến thế.

Ấn bản đầu tiên gồm 6.000 quyển đã bán hết ngay trong dịp Giáng sinh, và khi thông điệp ấm áp của cuốn sách nhỏ lan rộng, sau này Dickens nhớ lại rằng ông đã nhận được “vố số bức thư qua đường bưu điện”. Tất cả đều đến từ những độc giả của ông. Họ đã viết về gia đình và tổ ấm của họ, rằng họ đã đọc to cuốn sách thế nào và cuốn sách được họ giữ gìn cẩn thận trên giá sách ra sao. Nhà văn William Makepeace Thackeray đã tán dương cuốn A Christmas Carol rằng: “Dường như cuốn sách đã trở thành tài sản quốc gia

không chi với cá nhăn tôi mà còn với tất cá những người đàn ông và phụ nữ đã tìm thấy ở đó một tăm lòng nhăn ái”.

Tuy dư luận đánh giá rất cao vẻ cuốn sách, nhưng vẻ mặt tài chính, nó không đem lại thành công lớn như Dickens mong đợi. Lý do là vì ông yêu cầu chất lượng cuốn sách quá cao trong khi giá bán đẻ nghị lại khá thấp. Nhưng dù sao, cuốn sách cũng mang về cho ông một khoản tiền đủ để ông vượt qua thời gian khó khăn. Thêm vào đó, cuốn sách được yêu mến cũng khuyến khích độc giả mua thêm những cuốn truyện khác đồng thời mở ra một hướng đi mới cho cuộc đời và sự nghiệp của Dickens.

Mặc dù nghiệp văn của Dickens được đánh dấu bằng sự thành công của không ít cuốn sách vừa chất lượng, vừa đem lại một khoản lợi nhuận to lớn như David Copperfield, A Tale of Two Cities và Great Expectations, nhưng không gì có thể sánh với niềm vui và sự mán nguyện mà ông có được từ cuốn sách nhỏ này. Và khi ông qua đời vào năm 1870, người ta nghe thấy một đứa trẻ nghèo ở Luân Đôn cất tiếng hỏi: “Ông Dicken mất rồi ư? Vậy Cha Giáng sinh cũng mất luôn ư?”.

Trên thực tế, rất nhiều tập tục trong đêm Giáng sinh đã được phổ biến rộng rái nhờ cuốn sách của Dickens như những cuộc hội họp gia đình, đồ ăn thức uống cùng với tục lệ tặng quà. Thậm chí, cuốn sách này còn làm giàu thêm cho ngôn ngữ tiếng Anh bằng cụm từ “Scrooge” hay qua cách nói “Hừ! Trò bịp bợm!” (Bah! Humbug!) khi ai đó cảm thấy bực tức hoặc hoài nghi. Và cụm từ “Chúc mừng Giảng sinh” (Merry Christmas) cũng trở thành cách nói phổ biến sau khi câu chuyện này ra đời.

Quả thực, cuộc sống luôn chứa đựng nhiều điều bất ngờ. Vào những lúc rối bời, thiếu niềm tin và mất phương hướng, đôi khi con người lại khám phá ra những thành tựu vĩ đại nhất. Giữa bão bùng khốn khó đớn đau, con người lại được khích lệ bằng một món quà vô giá. Với Charles Dickens, cuốn tiểu thuyết nhỏ về ngày Giáng sinh không chỉ đem lại niềm tin vào chính bản thân mà còn đem lại sự tin tưởng vào niềm vui dâng tràn của một mùa an lành ấm áp.

– Thomas J. Burns

Chọn tập
Bình luận
720
× sticky