Nhiều người không biết thế nào là hạnh phúc, không phải vì họ chưa từng có hạnh phúc mà vì họ chưa bao giờ biết dừng lại để tận hưởng nó.
– William Feather
Ba mươi ngày nay, chúng tôi vẫn không ngừng bám theo dấu vết – tôi và cả gia đình người Eskimo. Thời tiết thật khắc nghiệt, cái lạnh và gió rét như muốn đóng băng chúng tôi, nhiệt độ lúc này đã xuống âm 50 độ, thế nhưng tinh thần của gia đình người Eskimo vấn thật kiên cường. Có thể nói đây là hành trình khắc nghiệt nhất mà tôi từng trải nghiệm.
Dường như số mệnh đang ra sức gây khó dẻ cho Chúng tôi. Ngày thì bão tuyết khiến chúng tôi phải chôn chân trong lều. Ngày thì do linh cảm không hay của người bạn bản địa khiến chúng tôi buộc phải dừng chân để dựng một chiếc lều mới thay vì bước tiếp dù thời tiết không mấy khắc nghiệt.
Không ít lần tôi hỏi người đàn ông Eskimo rằng: “Chúng ta còn phải mất bao nhiêu ngày nữa mới tới được vùng đất của vua William Nhưng chẳng lần nào ông ấy trả lời thẳng thán cả. Người Eskimo không thích những câu hỏi. Họ cho đó là một sự khiếm nhã. Chỉ người da trắng mới hay đặt ra những câu hỏi. Thêm nữa, người Eskimo không thích đưa ra câu trả lời. Nếu bạn hỏi họ: “Thời tiết ngày mai thếnào?”, họ sẽ chỉ lịch sự trả lời rằng: “Mauna” (Tôi không biết) dù rằng họ thừa khả năng dự đoán, sau đó họ làm như mình đang bận rộn với lũ chó nhằm hàm ý rằng: “Tại sao tôi phải trả lời anh cơ chứ? Nếu tôi nói đúng thì cũng chẳng giải quyết được điều gì, còn nếu tôi trả lời sai thì tự dưng tôi đã biến mình thành một thằng ngốc”.
Cả sáng rồi cả chiều chúng tôi đi trên những đại dương bị đóng băng lạnh buốt và chỉ dừng lại để xem xét dấu vết mà những chú chó mới tìm ra hoặc để tháp đuốc. Chúng tôi quan sát vùng đất. Có lẽ Chúng tôi sẽ tìm ra nơi mình cần tìm. Rồi khi một hy vọng nhỏ nhoi nào đó vừa lóe lên thì gió lại nổi lên, tuyết lại bao phủ dày đặc, xóa đi mọi dấu vết, bỏ chúng tôi thất thều trong sự tuyệt vọng giữa không gian trắng ngút ngàn.
Chúng tôi dừng lại lần nữa. Chầm chậm, không chút vội vàng theo phong cách bản địa mà người Eskimo vẫn chấp nhận cuộc sống và số phận. Ohudlerk – người đàn ông lớn tuổi nói gì đó với vợ và cô con gái nhỏ. Nếu là ở Pháp, trong cơn bão, người nông dân cũng sẽ dừng lại một cách bình tĩnh như thế để xem xét tình hình ruộng vườn.
Không thể kìm nén nổi cảm giác bồn chồn khó hiểu, tôi lại hỏi người đàn ông ấy câu hỏi quen thuộc: “Ong nghĩ là bao giờ chúng ta sẽ tới vùng đất của vua William?”. Và tôi cũng không biết việc lặp đi lặp lại những câu hỏi như vậy khiến ông ấy mất bình tĩnh hay đó cũng chính là vấn đề ông đang thực sự quan tâm. Chỉ thấy ông quay lại phía vợ và trong sự im lặng thường thấy, họ như vừa trao đổi những đồng cảm bí mật.
Rồi ông ấy đi tới và nhìn thảng vào tôi. Ông ấy nói to – giọng nói vừa pha chút e ngại vừa cố giữ sự thận trọng:
– Không phải là lũ chó cũng đi giỏi như cậu muốn đó sao?
Và sau đó lại là sự im lặng. Bầy chó quay đầu lại như thường lệ khi chuẩn bị tiếp tục cuộc hành trình, và chúng đang nhìn tôi. Người phụ nữ và đứa trẻ giả bộ bận rộn nhưng tôi biết họ cũng đang len lén quan sát mình. Trong một khoảnh khắc ngắn ngủi, mọi thứ dường như chững lại. Đó là cảm giác mà người Eskimo thường gieo vào lòng bạn khi bỏ mặc bạn trong những khoảng lặng căng thẳng. Họ khiến sự im lặng càng trở nên nặng nề hơn. Và liệu họ có dừng lại như thế không? Không, họ còn để chúng đi xa hơn. Cuối cùng, người đàn ông cũng cất tiếng nói, dường như ông ta không thể kìm nén lòng mình:
– Chẳng phải chiếc xe trượt tuyết đó rất tốt sao? Chẳng phải anh đã rất vui khi thấy tuyết bao phủ đại dương trong suốt hành trình của chúng ta hay sao?
Ông nhìn tôi bằng ánh mắt trách móc. Tôi có cảm giác như cả kỷ nguyên của đá với sự giản đơn đầy bí ẩn, phương Đông với sự thông thái sâu xa đang nhìn tôi, cố gắng để thấu hiểu – hoặc có lẽ hơn thế, cố gáng để hiểu chính mình. Rồi bỗng nhiên tôi như đọc được những thông điệp mà đôi mắt già nua đó đang muốn nói.
Chúng nói rằng: “Việc gì phải vội vã ĩ Và tại sao lúc nào cậu cũng muốn đi tiếp thế? Điều gì khiến cậu cứ phải day dứt về tương lai khi hiện tại đang rất tuyệt vời?”.
Ngày hôm đó, người đàn ông Eskimo đã dạy cho tôi một bài học mà tôi không bao giờ quên. Vì mải miết suy nghĩ trăn trở về tương lai, tôi đã quên mất tầm quan trọng của hiện tại. Câu nói của ông ấy khiến tôi chợt nhớ có ai đó từng bảo tôi rằng: “Nghĩ về quá khứ là để hối tiếc, nghĩ về tương lai là đề sợ hãi Nhưng còn hiện tại thì sao? Không phải chỉ có hiện tại mới là điều dễ hiểu nhất đó sao?
Thế giới chẳng qua là sự phản ánh hiện thực qua tâm trí của con người. Với tôi, Bắc Cực là niềm cảm hứng, là khao khát muốn khám phá, nhưng với gia đình người Eskimo, nó lại là một vương quốc khổng lồ mà họ chính là người làm chủ. Với tôi, sương tuyết giá lạnh là những gian nan thử thách còn với họ, nó là sự ban ơn, là món quà của đấng tạo hóa. Từ hàng ngàn lảng kính nhìn vào cuộc sống, chúng ta được thoải mái lựa chọn giữa khổ đau và hy vọng.
Chúng ta mải miết băng qua những xa lộ cuộc đời và thờ ơ với những cảnh quan hai bên. Ai đó đã nói: “Cuộc sống tuyệt ười bao hàm cá những phút giây nhàn rỗi” – những phút giây ngưng nghỉ, và suy ngẫm. Người Eskimo ngừng lại khi họ hài lòng mặc dù ngày mai đang chờ họ. Và với họ, ngày mai có thể là sự rình rập của những thế lực bên ngoài đang mong muốn gieo rác đói khát và chết chóc. Vì thế khi thần chết chưa tìm đến, họ vui vẻ hưởng thụ, mạnh dạn sống và khám phá cuộc đời tươi đẹp, bỏ lại sau lưng mọi nuối tiếc.
Khi đọc được những thông điệp mà Ohudlerk trao gửi qua đôi mắt cũng là lúc tôi nhận ra tâm hồn mình nghèo nàn biết bao trước những phút giây ngắn ngủi giữa đại ngàn băng tuyết Bắc Cực. Cũng từ đó, tôi học được bài học quý giá rằng phải biết nâng niu, trân trọng từng ngày, rằng chẳng gì ở tương lai có thể thay đổi thứ ta đang nám giữ trong hiện tại.
Ở Vancouver, sau khi đã kết thúc chuyến hành trình đầy vất vả, tôi chạy thảng vào khách sạn cứ như thể không muốn đánh mất thêm một phút giây nào nữa, để rồi bỗng nhiên, tôi dừng lại giữa dòng người qua lại. Tiếng còi hiệu tránh đường vang lên từ mọi hướng nhưng tôi không hề nghe thấy. Tôi cảm giác như Ohudlerk đang đứng trên con đường trước mặt, dõi theo tôi bằng đôi mắt sâu thẳm, đầy sự thông thái lẫn lo lắng và băn khoăn, rồi ông ấy hỏi tôi rằng những con chó đó có phải là những con chó không tốt không và có phải tuyết trắng không thực sự là món quà Thượng Đê ban tặng không.
Tôi chợt bật cười. Chúng ta thật là ngớ ngẩn! Tôi thầm nghĩ. Và bây giờ, tôi vẫn nghĩ như vậy.
– Gontran de Poncins