Sách ebook được sưu tầm từ Internet, Bản quyền sách thuộc về Tác giả & Nhà xuất bản. Trang Web hiện đặt quảng cáo để có kinh phí duy trì hoạt động, mong Quý Bạn đọc thông cảm ạ.

Tuyển tập Hạt Giống Tâm Hồn

Lời Khuyên Của Gandhi

Tác giả: Nhiều tác giả
Chọn tập

Người lãnh đạo bình thường sẽ dẫn dắt người ta tới cái đích mà họ muốn đến, còn người lãnh đạo kiệt xuất sẽ dẫn dắt người ta tới cái đích mà có thể họ không thực sự mong muốn nhưng cần phải đến.

Rosalynn Carter

Lời khuyên hữu ích nhất mà tôi nhận được trong cuộc đời này chính là lời khuyên của một trong những tâm hồn vĩ đại nhất thế giới – Mahatma Gandhi, vào một buổi chiều đầy nắng.

Khi mất niềm tin nơi đồng loại, người ta thường rơi vào tâm trạng phiền náo và phản uất. Tôi cũng từng lâm vào tình trạng này. Chồng tôi qua đời. Nỗi đau trước sự mất mát to lớn ấy chưa kịp nguôi ngoai thì tôi lại phải đối mặt với một thực tế phũ phàng là theo luật pháp An Độ, quyền cá nhân của tôi không được tôn trọng. Cũng như bao phụ nữ An Độ khác, đã bao năm trời tôi sát cánh cùng nam giới để đấu tranh giành tự do cho dân tộc. Tôi làm việc, tôi nỗ lực cùng họ cho đến ngày gặt hái được những thành quả tốt đẹp. Nhưng, luật pháp vẫn duy trì cái nhìn bảo thủ cứng nhác với người phụ nữ. Chưa bao giờ nỗ lực của chúng tôi được công nhận bình đẳng như nam giới. Là một góa phụ không có con trai, tôi mất đi tất cả quyền lợi từ tài sản gia đình, cả hai con gái tôi cũng thế. Tôi phản uất trước sự bất cồng này. Tôi càng căm giận hơn khi những người họ hàng cũng lên tiếng ủng hộ thứ luật pháp vô lý ấy.

Trong thời gian đó, tôi có đến chào Gandhi và tạm biệt ông trước khi lên đường sang Mỹ để tham dự Hội nghị Pacific Relations Conference. Sau cuộc nói chuyện, ông hỏi tôi:

– Thế cháu đã làm lành với họ hàng chưa?

Tôi rất bất ngờ khi ông tỏ ra không đồng tình với tôi. Tôi đã đáp rằng:

– Cháu chẳng to tiếng với ai cả, nhưng cháu sẽ không thèm quan tâm tới những người đã lợi dụng sự cứng nhắc và cổ hủ của pháp luật để gây khó dễ và xúc phạm cháu.

Gandhi lặng nhìn ra ngoài cửa sổ một lúc rồi ông quay lại nhìn tôi mỉm cười:

– Cháu nên tới chào từ biệt họ vì đó là phép lịch sự và lẻ nghi cần có. Người An Độ chúng ta rất đề cao những điều này.

– Không, cháu sẽ không đến gặp những người muốn làm hại cháu đâu, ngay cả khi điều đó là để làm hài lòng chú. – Tôi thẳng thừng tuyên bố.

– Không ai có thể làm hại cháu trừ chính bản thân cháu. Ta có thể thấy sự thù hận chất chứa trong tim cháu đang từng ngày khiến cháu đau khổ. – Ông nói vẫn với nụ cười nhân hậu trên gương mặt.

Tôi im lặng còn ông tiếp tục:

– Cháu sẽ tới một đất nước mới bởi cháu đang đau khổ và muốn chạy trốn, nhưng cháu có thể chạy trốn chính mình hay sao? Liệu cháu có thể tìm thấy hạnh phúc ở bên ngoài không khi trái tim cháu vẫn đầy rẫy những hiềm khích? Cháu hăy nghĩ đi. Hây nhún nhường một chút. Cháu đã mất đi một người thân – nỗi đau vậy là quá đủ rồi. Chẳng lẽ cháu phải bắt mình chịu đựng thêm nhiều đau đớn chỉ bởi vì cháu thiếu can đảm đề giải thoát cho chính trái tim mình?

Những lời nói của ông cứ day dứt trong tôi, buộc tôi phải suy nghĩ. Sau mấy ngày đấu tranh quyết liệt với bản thân, cuối cùng, tôi cũng gọi điện cho anh rể. Tôi nói tôi muốn gặp anh ấy cùng cả nhà trước khi chuyển đi.

Ban đầu tôi đã nghĩ rằng mình chẳng thể ngồi với họ quá năm phút nhưng khi đối diện với họ, tôi bỗng cảm thấy cuộc ghé thăm này khiến mọi người đều nhẹ nhõm. Trong buổi gặp, tôi đã kể về những dự định của mình rồi chúc mọi người ở lại hạnh phúc. Quả thực, lần gặp gỡ này đã đem đến trong tôi một hiệu quả đáng kinh ngạc. Tôi cảm giác như một gánh nặng lớn trên vai mình được rũ bỏ và bản thân tôi hoàn toàn thanh thản.

Hành động nhỏ đó còn là khởi đầu cho một

Sự thay đổi đầy ý nghĩa trong tôi. Sau một năm rưỡi ở New York, tôi đã trở thành trưởng đoàn đại diện cho An Độ tại Liên Hiệp Quốc. Chúng tôi tập trung giải quyết những bất mãn của người An Độ trước cách đối xử bất bình đẳng dành cho người gốc An Độ ở Liên Minh Nam Phi. Cả hai phía đều dành cho nhau những lời lẽ hết sức gay gát. Phản nộ trước cách chỉ trích mang nặng tính cá nhân của những người ở phía đối lập với uy tín của người An Độ và của tôi, tôi bắt đầu phản biện lại bằng những lý lê sắc sảo.

Sau một hồi công kích, tôi chợt nghĩ tới những lời nhác nhở của Gandhi. Liệu ông ấy có đồng tình với cách hành xử lúc này của tôi hay không? Với ông ấy, cách thức cũng quan trọng như kết quả, không những thế, về lâu dài, cách thức còn quan trọng hơn kết quả. Chuyện gì sẽ xảy ra nếu vì mục đích trước mắt mà chúng tôi vận dụng những xảo thuật đáng nghi vấn, gây tổn thương cho lòng tự tôn của chính mình?

Tối hôm ấy, trước khi đi ngủ, tôi tự hứa vái mình rằng dù có xảy ra chuyện gì thì tôi cũng sẽ kiềm chế những lời nói của mình trước Liên Hiệp Quốc. Từ lúc đó, tôi đã đưa cuộc tranh luận trở về điểm cốt yếu của nó và từ bỏ trò ăn miếng trả miếng hoặc áp dụng những chiêu thức không chính đáng nhàm ghi điểm trước đối phương. Phía đối lập đã nhìn chúng tôi bằng một con mắt khác, và chúng tôi đã cùng tranh luận các vấn đề theo đúng bản chất của nó.

Vào cuối ngày, trước khi rời phòng hội nghị, tôi bước lên và nói với trưởng đoàn của đoàn đại diện phe đối lập rằng:

– Tôi tái để xin anh bỏ qua nếu tôi có nói hay làm điều gì khiếm nhá với anh trong cuộc tranh luận vừa rồi.

Anh ấy bắt tay tôi một cách thân thiện và

nói:

– Tôi chẳng có gì để phàn nàn cả.

Tôi rất vui khi mình đã cư xử đúng mực với anh ấy và càng vui hơn khi tôi đã biết kiềm chế để tôn trọng chính mình. Thêm một lần nữa, lời khuyên của Gandhi lại giúp tôi bước qua khỏi mặt tối của bản thân.

Không chỉ có thế, lời khuyên của ông còn giúp tôi giữ được sự sáng suốt ngay cả trong những sự cố nhỏ nhất.

Đó là một tình huống dở khóc dở cười. Hôm ấy, tồi có mời một số nhân vật quan trọng tới nhà dự tiệc. Khách mời danh dự gồm thủ tướng Anh và phu nhân Eden, họ là người vô cùng quan trọng với tôi – vì lúc đó tôi là người đứng đầu cơ quan đại diện ngoại giao An Độ đặt tại Anh. Tôi đã lên kế hoạch mọi thứ hết sức kỹ càng, từ thực đơn đến màu sắc phối hợp của hoa và nến. Khi tất cả khách mời đã đến đông đủ và nhâm nhi vài cốc rượu hay đồ uống khác, tôi ra dấu cho quản gia mang bữa tối lên. Nhưng chúng tôi vẫn phải chờ đợi. Khi đã uống đến ly thứ ba, tôi đành cáo lỗi với mọi người rồi chạy đến nhà bếp.

Và rồi đập vào mắt tôi là một khung cảnh thật không hiểu nổi. Ở góc nhà, gương mặt cô bé phụ bếp đầy vẻ sợ hãi, còn ở một góc khác là người quản gia. Bên chiếc bàn, người đầu bếp vừa khuấy cái vá vừa hát, chân liên tục đánh nhịp. Đôi mắt anh ta dõi về một nơi xa xôi nào đó. Trên bàn là những miếng thịt gà ngổn ngang.

Đầu gối tôi run lên vì giận dữ, nhưng tôi vẫn cố gắng hỏi bằng giọng bình thường:

– Tại sao bữa tối lại chưa xong?

Nhưng người đầu bếp vẫn tiếp tục ngân nga:

– Bữa tối xong rồi mà thưa bà. Tất cả đều đã sẵn sàng. Mọi người ngồi xuống, ngồi xuống nào….

Tôi tức điên lên. Nhưng trước khi hét lên: “Cút ra khỏi đây. Cậu đã bị đuổi việc!” thì tôi chợt nhớ đến hình ảnh người đàn ông đáng kính bao lần giúp tôi dịu vơi cơn phản nộ. Nếu mất bình tĩnh lúc này, tôi sẽ tự làm hại chính mình.

Tôi tĩnh trí trở lại và kiềm chế nói:

– Hãy chuẩn bị tất cả đồ ăn lên bàn đi.

Mọi người đều ăn rất ngon miệng, dù thức ăn được bưng ra không giống như miêu tả trong thực đơn. Và khi tôi kể cho họ vẻ tình trạng say xỉn của người đầu bếp thì tất thảy mọi người đều tỏ vẻ ngạc nhiên. Một người còn nói: “Nếu đầu bếp của cô đang say mà có thể nấu những món ăn như thế này thì lúc không say chắc chắn anh ấy phải nấu rất tuyệt!”.

Tôi cười nhẹ nhõm. Tồi đã có thể thoải mái trở lại, và quan trọng hơn, tôi bỗng nhận ra rằng bữa tiệc này không còn là buổi chiêu đãi theo kiều xá giao ban đầu.

Quả thực, duy trì trạng thái cân bằng cũng quan trọng như việc rũ bỏ thù hận khỏi trái tim mình. Bất kể chúng ta làm việc gì thì lời khuyên của Gandhi cũng thật ý nghĩa: “Không ai có thể làm hại bạn ngoại trừ chính bạn

– Vịịaya Lakshmi Pandit(5)

(5) Vijaya Lakshmi Pandit (1900-1990) là em gái của thủ tướng Ấn Độ Jawaharlal Nehru, rất nổi bật trên chính trường trong vai trò của một nhà ngoại giao, là đại sứ tại Liên Xô, Cao ủy tại Vương quốc Anh, và năm 1953, bà trở thành người phụ nữ đầu tiên nắm giữ chức Chủ tịch Đại Hội đồng Liên Hiệp Quốc.

Chọn tập
Bình luận
× sticky