Sách ebook được sưu tầm từ Internet, Bản quyền sách thuộc về Tác giả & Nhà xuất bản. Trang Web hiện đặt quảng cáo để có kinh phí duy trì hoạt động, mong Quý Bạn đọc thông cảm ạ.

Tuyển tập Hạt Giống Tâm Hồn

Không Lãng Phí Thì Không Túng Thiếu

Tác giả: Nhiều tác giả
Chọn tập

Tưởng tượng là một con diều mà người ta có thể thả cho bay cao nhất.

-Lauren Bacall

Vào một năm của cuối thập niên 50, mẹ đan cho chúng tôi những món quà Giáng Sinh – khăn quàng cổ, mũ bê-rê, và bao tay. Chúng tôi nuôi loại thỏ Angora trong chuồng lưới đặt trong ga-ra, và mẹ dùng lông của chúng để làm nên những món quà đó.

Tôi nhớ ngày Chủ Nhật hôm đó, chúng tôi nhận một gói hàng tới từ Sears Roebuck. Đó là cái máy se sọi. Trong khi năm đứa chúng tôi lắng nghe các chương trình yêu thích trên radio, mẹ ngồi se lông thỏ thành sọi. Mẹ nói với ba:

– Thử tưởng tượng xem. Lông thỏ Angora sẽ giữ ấm áp cho bọn nhỏ vào mùa đông này.

Ba nói đùa:

– Với cách em cho chúng ăn mặc, anh sợ chúng sẽ chết vì ngộp. Em phải để cho chúng tạo ra sức đề kháng chứ.

Những ông bố bà mẹ của thập niên 50 đã trải qua hai cuộc chiến tranh thế giới, thời kỳ Khủng Hoảng Kinh Tế và cuộc chiến tranh Triều Tiên. Họ sống cần kiệm, thận trọng và ít hoang phí. Câu khẩu hiệu thường được nghe là “Làm từ thiện bắt đầu tại nhà”, cũng như câu “Không lãng phí thì không túng thiếu”. Tôi nhớ mẹ luôn mượn của Peter để trả cho Paul. Thật lâu về sau này, tôi mới biết những người đó là ai.

Khi mẹ qua đời vào tháng Sáu vừa rồi, tôi bỗng nhớ lại thời thơ ấu của chúng tôi. Những chuyện kỳ lạ hiện ra thật rõ ràng, như hương vị của lớp bùn sông Denver mà mẹ đắp lên ngực tôi mỗi lần tôi cảm lạnh. Bà hơ nóng bùn trên cái nắp nồi, rồi trải chúng lên ngực tôi. Đe xua đuổi linh hồn độc ác của vi-rút và vi trùng, mẹ bắt chúng tôi uống dầu gan cá thu. Môi chúng tôi tron trợt mỡ cá, và hơi thở của chúng tôi nồng nặc mùi đồ biển.

Chúng tôi tiết kiệm tiền bằng mọi cách. Mẹ là y tá và là bác sĩ của chúng tôi. Thời xưa, tôi cứ nghĩ mẹ là thầy mo, là pháp sư hoặc là phù thủy. Mẹ có nhiều phương thuốc điều trị bệnh rất hay. Ba đi làm việc xa, chuyên kiểm tra các đường dây điện, và đồng lương rất thấp. Nhưng cả hai đều muốn chúng tôi có được cuộc sống tốt đẹp như những đứa trẻ khác. Họ làm hết khả năng của họ, cắt xét chỗ này và giảm bớt chỗ kia.

Vào một ngày thứ Hai nọ, một năm sau khi chúng tôi nhận được khăn quàng cổ và bao tay, tôi thấy mẹ ngồi trên chiếc ghế xích đu cũ kỹ, mắt nhìn chằm chằm vào một điểm và vặn vẹo ngón tay cái.

– Có gì vậy, mẹ?

– Mẹ chỉ lo cho Giáng Sinh thôi. Mẹ sợ là không còn dư tiền mua quà.

Theo truyền thống, vào mỗi tối thứ Hai, chúng tôi tụ tập bên giường cha mẹ để cầu nguyện. Mẹ đề nghị chúng tôi cầu xin Chúa giúp đỡ. Chúng tôi quý chung quanh giường, cầm tràng hạt trên tay. Mẹ nói khẽ:

– Gia đình cùng cầu nguyện bên nhau sẽ được ở mãi bên nhau.

Nhưng dường như lời cầu nguyện của chúng tôi chưa được lắng nghe, vì ngày hôm sau, cái radio hiệu Philco của chúng tôi không còn hoạt động nữa. Thế là chúng tôi không thể đón nghe chương trình yêu thích của chúng tôi. (Hầu hết hàng xóm chung quanh đều có truyền hình trắng- đen, nhưng phải hai năm sau, ba mới mua một chiếc ti vi nhỏ loại xách tay). Tối đến, chúng tôi ngồi quây quần bên nhau, chơi bài xì-dách hoặc chơi cờ tướng. Đôi khi chúng tôi đánh nhau vì đứa này buộc tội đứa kia là ăn gian. Tất cả đều nôn nóng chờ đợi Giáng Sinh, và tôi luôn tin tưởng vào sức mạnh của lời cầu nguyện. Trong đầu tôi đinh ninh về một hình ảnh của buổi sáng Giáng Sinh thần kỳ – mọi người đều có quà.

Thường, ba chỉ về nhà vào ngày cuối tuần. Sau đó, ba và mẹ thường bàn bạc với nhau. Nếu họ không có gì để bàn bạc, ba biến mất trong ga-ra để sửa chữa đồ đạc.

Tôi biết ba có thể làm được một số công việc rất tốt, nhưng ý tưởng của ba thường thiếu tính chuyên nghiệp. Từ tối thứ Sáu (sau khi ba về nhà) cho đến chiều Chủ Nhật (trước khi ba ra đi) hầu như ba tự giam mình trong ga-ra. Sự việc này kéo dài nhiều tuần liền. Chúng tôi rất tò mò, muốn biết ba làm gì ở trong đó. Cây kim đồng hồ cứ gõ… tích tắc tích tắc… Giáng sinh sắp đến… tích tắc tích tắc… Giáng sinh sắp đến… và cuối cùng Giáng Sinh đến thật.

Tôi là người thức dậy đầu tiên. Đêm trước, chúng tôi đã trang trí cho cây Noel bằng dây kim tuyến, quả cầu thủy tinh, và bóng đèn màu. Tôi cắm điện cho dây đèn sáng nhấp nhãy, rồi nằm sấp dưới đất, ngắm những món quà quanh gốc cây Noel. Tôi đã để dành được ít tiền mua một hộp lưõi dao cạo cho ba, đôi bít tất cho mẹ, một bịch bi cho đám em trai, dây băng buộc tóc cho chị. Tôi thấy vui khi có quà tặng cho mọi người. Trong lúc tôi đếm những gói quà, chị tôi bước vào phòng. Vừa dụi mắt, chị vừa hỏi:

– Cái gì vậy?

Tôi hỏi lại:

– Cái gì là cái gì?

– Nó kìa.

Chị chỉ về phía một cái gì đó to tướng nằm trong góc phòng khách, được phủ vải cẩn thận.

– Em không biết.

Khi mở tấm vải lên xem, chúng tôi há hốc miệng và thở mạnh. Dưód tấm vải là một cái bàn trang điểm (có kèm theo ghế ngồi) đẹp lộng lẫy nhất mà chúng tôi được nhìn thấy. Nó có một tấm gương cổ được gắn vào phía sau. Nó có ngăn kéo để chúng tôi đựng gương, lược và những cây kẹp tóc. Chúng tôi xúc động quá. Nó chính là món đồ mà mấy tuần nay ba cứ đóng đóng đục đục trong ga-ra. Nhưng chẳng hiểu sao, tôi có cảm giác lạ lùng là tôi biết rõ gốc gác cái bàn trang điểm này. Đám con trai, mỗi đứa được tặng một hộp đồ nghề. Còn mẹ được tặng một bàn uống cà phê mới, mặt bàn là một phiến đá gốm cũ màu đen – trắng, có sẵn trong ga-ra.

Suốt ngày hôm đó, chị tôi và tôi thay phiên nhau ngồi vào bàn trang điểm, bôi môi son, đeo bông tai, và chải tóc. Tôi nhớ mình lướt nhẹ bàn tay dọc theo lớp gỗ đánh bóng mịn màng. Đây quả là món quà Giáng Sinh tuyệt vời – lời cầu nguyện cho một mùa Giáng Sinh kỳ diệu của tôi đã được đáp ứng. Khi chị tôi làm rơi cây kẹp tóc, tôi cúi xuống lượm, và thấy hàng chữ màu vàng nằm bên hông bàn trang điểm. Đó là chữ Philco.

Chọn tập
Bình luận
1440
× sticky