Sách ebook được sưu tầm từ Internet, Bản quyền sách thuộc về Tác giả & Nhà xuất bản. Trang Web hiện đặt quảng cáo để có kinh phí duy trì hoạt động, mong Quý Bạn đọc thông cảm ạ.

Tuyển tập Hạt Giống Tâm Hồn

Kẻ Chạy Trốn

Tác giả: Nhiều tác giả
Chọn tập

Có hai cách giúp ánh sáng tỏa lan, đó là: hãy là cây nến hoặc tấm gương soi.

-Edith Wharton

Tôi bước xuống sân bay rồi lao qua những con đường ám ướt đề tới bệnh viện. Và giờ đây, tôi đang ngồi bên giường bệnh của mẹ trong một căn phòng lớn màu trắng. Mái tóc hoa râm của mẹ được chải gọn gàng. Đôi mắt mẹ nhắm nghiền nhưng tôi vẫn thấy tia nhìn cất giấu những suy nghĩ bí ẩn trong mẹ. Tôi lặng ngám từng nhịp thở khê khăng của mẹ. Tôi không biết mẹ có nhận ra tôi – thằng con trai của mẹ hay không.

Trong tôi chất chứa rất nhiều điều muốn nói, nhưng tôi không biết phải bày tỏ thế nào và với ai. Tôi đã chờ đợi rất lâu, và giờ đây… tôi lại tiếp tục chờ đợi.

Bất chợt, vai mẹ cử động. Tôi vội cầm lấy tay bà, áp mặt vào đó và khe khẽ thở. Cuối cùng, sau bao năm đàng đấng, tôi vẫn cảm nhận ở bà sự dịu dàng, gần gũi của một người mẹ. Ngón tay mẹ khẽ động đậy trong lòng tay tôi.

Tôi lần vào phía trong chiếc áo măng tô của mình rồi mân mê chiếc nút màu nâu dẹt cũ kỹ được khâu, ngay phía trái tim. Chiếc nút đó được khâu vào bất cứ chiếc áo măng tô nào của tôi. Tâm trí tôi bỗng hiện ra cái ngày mà tôi có được chiếc nút đó, tất cả như vừa mới xảy ra hôm qua.

Chúng tôi sống ở Appalachia, gia đình tôi phải bươn chải sống qua ngày. Cha tôi làm cùng lúc hai công việc nên thường xuyên phải xa nhà.

Tôi là một đứa trẻ có vốn kiến thức hạn hẹp nhưng trí tưởng tượng lại vô cùng phong phú. Vì thế tôi cảm thấy mình không thuộc về nơi đây. Mỗi khi có cơ hội là tôi lại tìm cách trốn khỏi nhà. Nhưng tôi không có nơi nào để đến, ngoại trừ những ngọn đồi buồn tẻ và một con sông đục ngầu. Tuy nhiên, điều đó không khiến tôi nản chí, tôi vẫn tiếp tục bỏ trốn.

Lần này, tôi đi vào rừng, linh tính mách bảo tôi làm như vậy. Một cảm giác mơ hồ nhưng mạnh mẽ thôi thúc tôi. Tôi sẽ cho mẹ thấy. Tôi sẽ khiến mẹ phải hối hận.

Nhưng bao trùm cơ thể tôi khi ấy chỉ là sự lạnh giá và đói khát. Tôi sợ hái lao ra khỏi khu rừng. Tồi chạy, vấp ngá rồi lại đứng dậy tiếp tục chạy xuyên qua màn đêm để trở về ngôi nhà có ván che xiêu vẹo bên bờ sồng. Nhưng khi trở về, mẹ đã không còn ở đó.

Lẽ ra mẹ phải ở nhà chứ?

Tôi hoảng hốt tìm khắp các phòng nhỏ. Bếp lò không có lửa. Ngôi nhà chìm trong lạnh lẽo. Tôi chạy ra ngoài, tìm quanh ngôi nhà, tiếng chân tôi dậm thình thịch trên nền đất sét cứng. Những nhánh cây nhỏ và cứng đã cào xước mặt tôi trong lúc tôi chạy dọc triền sông tới nhà người hàng xóm cách đó gần 500 mét.

“Không, cháu à, mẹ cháu không có ở đây. Khi sáng mẹ cháu tới rồi đề em gái cháu lại đây. Bà ấy đã nói… à mà bà ấy cũng chẳng nói gì nhiều nên ta cũng không nhớ rõ. Bà ấy chi để lại em gái cháu thôi, rồi bà ấy vội vã đi ngay. ”

Đi rồi ư? Tại sao? Tại sao mẹ lại làm thế với mình ?

Có thể mẹ muốn bỏ đi một thời gian dài. Dù thế nào thì mẹ cũng chẳng biết làm gì trong cái làng này ? Mẹ sẽ làmgì ở đây, chốn này chẳng có đàn piano đề chơi, bài ca để hát, và sẽ chàng có ai thưởng thức được giọng hát của mẹ? Nhưng tại sao mẹ lại để mình lại đày một mình ?

Thản thờ trở lại con sông, tôi chán nản ngồi xuống, ném những hòn đá xuống dòng nước. Ngay lúc đó tôi bỗng thấy chiếc áo khoác rách rưới của mẹ treo lủng lẳng trên cành liễu.

Tôi lao xuống, băng qua gốc cây tới chỗ chiếc áo. Và rồi một ý nghĩ chợt lóe lên trong đầu tôi: Mẹ đã bỏ đi. Bà bơi qua sống để tới Kentucky.

Vén các nhánh liễu sang một bên, tôi nhảy xuống sông rồi thét lên: “Mẹ!”. Cứ thế, tôi gào thét cho đến khi cổ họng bỏng rát. Kiệt sức, tôi bơi lên bờ rồi tìm lại chiếc áo – minh chứng cho sự ruồng rẫy của mẹ. Tôi bực tức xé nó rách tả tơi, khinh bỉ ném nó lên bụi cây rồi lại dậm mạnh nó xuống đất. Một chiếc nút áo màu nâu to và dẹt rơi vào tay tôi. Cuối cùng, tôi ném cái nút ấy xuống dòng sông.

Tôi không muốn vào nhà. Vì thế, tồi vào trong phòng chứa đồ lấy một chiếc chăn rách nát vốn dành đáp cho ngựa rồi ngồi trong giá lạnh, tối tăm và ám ướt, cố gắng xoa dịu nỗi đau đang đè nặng tim mình.

Cứ thế, tôi ngồi cho đến khi những tia sáng yếu ớt đầu tiên trong ngày rọi xuống thung lũng. Bất chợt, tôi thấy mẹ đang bước trên con đường làng đầy bụi về nhà. Dáng đi của mẹ thật duyên dáng, mái tóc đỏ của mẹ sáng bóng lên trong nắng, vai mẹ choàng một chiếc khăn mềm mại.

Thấy tôi, mẹ chỉ im lặng. Tôi hiểu mẹ giận tôi thế nào khi ngày hôm qua tôi bỏ đi. Sau khi bếp lửa được nhóm lên, ngôi nhà ấm áp trở lại, tôi vào bếp và ngồi lên thùng gỗ đặt ở góc. Mẹ đang nói, có vẻ như mẹ nói với chính mình nhưng tôi biết mẹ đang nói với tôi. Mẹ nói: “Một người phụ nữ ở thượng nguồn đang bị ốm. Và mẹ đã tới đó để giúp”.

“Nhưng con trông thấy chiếc áo của mẹ bên bờ sông”.

“Con đã thấy chiếc áo của mẹ à ? Mẹ đã cho cô gái hàng xóm. Mẹ có cà khăn choàng trong khi cô bé ấy không có lấy một chiếc áo khoác.

Con phải hiểu là cô bé không ổn. Mẹ đoán là cố bé đã khống mang chiếc áo về nhà”.

Mẹ nhìn tôi và như đọc được những suy nghĩ đang miên man trong đầu tôi rằng: cô bé đã bỏ đi. Mẹ nói: “Những người mạnh mẽ sẽ không bỏ trốn. Đó không phải là cách sống hay. Người mạnh mẽ chỉ rời bỏ nơi cũ khi họ chắc chắn có điều tốt đẹp hơn đang chào đón”.

Mẹ mang cho tôi bữa sáng: bánh quy, thịt lợn muối xông khói và bơ tự tay mẹ làm. Tôi hiểu mình đã được tha thứ. Tuy vậy, tôi vẫn giấu nhẹm những việc đã làm với chiếc áo của mẹ.

Nhiều năm trôi qua. Giờ đây tôi đang ngồi trong căn phòng màu trắng, nám lấy tay mẹ. Ngón tay tôi rà nhẹ lên chiếc nút dẹt cũ kỹ bên trong chiếc áo mảng tô. Hàng ngàn lần trong đời tôi nung nấu mong muốn được chạy trốn, mỗi lần như thế, tôi lại tìm tới chiếc nút. Và rồi tôi thay đổi quyết định.

Tôi xoay xoay chiếc nút. Tôi hiểu, bất kể mẹ có đi đâu, thì mẹ vẫn mãi hiện diện…

– Lee Maynard

Chọn tập
Bình luận
1440
× sticky