Sách ebook được sưu tầm từ Internet, Bản quyền sách thuộc về Tác giả & Nhà xuất bản. Trang Web hiện đặt quảng cáo để có kinh phí duy trì hoạt động, mong Quý Bạn đọc thông cảm ạ.

Tuyển tập Hạt Giống Tâm Hồn

Cậu Bé Chờ Thư

Tác giả: Nhiều tác giả
Chọn tập

Tìm thấy niềm vui ngay trong niềm vui của người khác, đó chính là bí mật của hạnh phúc

Georges Bernanos

Cách đây khá lâu, tôi làm giáo viên tại một trường trung học nam sinh. Mỗi buổi chiều, các em sẽ được nhận thư của gia đình và bè bạn thông qua hộc tủ cá nhân của mình. Nhưng Bob, một cậu học trò hiền lành lại chẳng bao giờ nhận được bức thư nào. Mặc dù vậy, tôi để ý thấy hầu như chiều nào em cũng chạy rất nhanh lại chỗ đặt các ngăn tủ, chăm chú nhìn vào hộc của mình cho đến khi thư phát hết rồi mới quay ra.

Theo những gì tôi được biết, gia đình em không hề xao nhãng trách nhiệm đối với em. Tiền ăn trong trường, tiền tiêu vặt của em vẫn được gửi tới đều đặn và rất đúng hạn. Tháng sáu hằng năm, ông Hiệu trưởng đều nhận được thư xin cho em đi nghỉ ở một trại hè. Sau này, em kể với tôi rằng bố mẹ em đã ly thân và tất cả những việc đó đều do viên thư ký của bố em phụ trách. Biết được hoàn cảnh bất hạnh của em, tôi thực sự thấy đau lòng khi hàng ngày em vẫn tiếp tục trông thư một cách tuyệt vọng. Tôi đem chuyện cậu học trò đáng thương này kể với một thầy giáo trong trường, thầy Joe Hargove. Cũng như tôi, thầy Hargove rất cảm động và lo lắng.

– Nếu một thời gian nữa mà Bob vẫn không nhận được bức thư nào cả thì thật đáng lo ngại. Bởi vì điều đó sẽ ảnh hưởng rất lớn đến tinh thần của em.

Nhưng rồi một buổi chiều n, Jack, bạn học thân nhất của Bob, nảy ra một sáng kiến. Jack sinh ra và lớn lên trong một gia đình hạnh phúc và tuần nào em cũng nhận được khá nhiều thư của ba me và anh chi. Chiều hôm đó, khi Bob buồn bã nhìn vào xấp thư mà Jack đang cầm trong tay thì Jack quay lại hỏi:

– Bob, cậu có muốn được thư cùng mình không? Vô phòng mình nhé, mình sẽ được thư của mẹ mình cho cậu nghe.

Bob và Jack ngồi sát bên nhau cùng bàn tán về bức thư mà mẹ Jack đã gửi. Chiều hôm sau, lúc phát thư, Bob không những nhìn vào hộc tủ của mình mà còn quay sang nhìn vào hộc tủ của Jack nữa. Bob hỏi bạn:

– Lại có thư của mẹ cậu nữa hả?

– Không, hôm nay là thư của chị mình. – Jack trả lời.

Rồi Bob hỏi một bạn khác:

– Cậu có thư của mẹ không?

– Có! – Người bạn kia nhẹ nhàng trả lời.

– Cậu cho mình được chung với nhé? – Bob rụt rè đề nghị.

– Ừ! Để mình được lớn lên nhé!

Từ hôm đó, chiều nào Bob cũng được được thư của bạn. Tất cả các em đều hết sức thông cảm với hoàn cảnh của Bob. Con trai đôi khi vô tâm nhưng tôi chưa thấy em nào mỉa mai hay chế giễu gì Bob cả. Lúc nào nhận thư, các em cũng lớn tiếng gi:

– Bob ơi, hôm nay muốn được thư của mẹ không?

Một hôm, tôi đi dạo ngang qua khu vực phát thư và hết sức ngạc nhiên khi nghe Bob hỏi Jack:

– Hôm nay chúng mình có thư không?

Em hỏi một cách tự nhiên, không hề bối rối. Cũng như vậy, Jack mỉm cười trả lời:

– Có! Hôm nay chúng mình có một bức.

Chuyện đó khiến cho thầy Joe Hargrove quyết tâm hành động. Mặc dù không tin tưởng lắm, nhưng tôi vẫn ủng hộ kế hoạch mà thầy Hargrove đề xuất. Sau đó mấy hôm, thầy đến tìm tôi, tay cầm sáu bức thư đã dán tem, ghi sẵn địa chỉ của Bob ở

trường. Thầy Hargrove bảo:

– Thầy xem này, tôi gởi cho bà Lennoux, mẹ của Bob, những bức thư này. Bà ấy chỉ cần ký tên: “Mẹ của con” phía dưới rồi mỗi tuần bỏ một bức vào thùng thư.

Cũng như mọi chiều, đến giờ phát thư, Bob chạy rất nhanh lại chỗ đặt tủ cá nhân nhưng lần này, em chỉ chú ý vào hộc tủ của Jack. Bỗng em học sinh lãnh việc phát thư hét lên:

– Ê, Bob, cậu có thư này! Có thư này!

Bob nhẹ nhàng đưa hai tay lên, cử chỉ giống hệt một thiên thần đang cầu nguyện để đỡ lấy bức thư. Em nói, dường như vẫn chưa tin vào điều kỳ diệu đang diễn ra trước mắt:

– ừ, có tên mình ngoài bao thư nè!

Rồi em vui sướng hét lên:

– A! Mình cũng có thư! Mình cũng có thư! Các

bạn ơi, có ai muốn được thư của mình không?

Những học sinh khác cũng vui mừng không kém, liền hưởng ứng ngay:

– Có! Có! Bob, được thư của cậu lên đi, được to

lên!

Cuộc phát thư tạm thời ngưng lại. Các em vây quanh Bob – khi ấy đang đứng trên một cái bàn – im lặng nghe em được thư. Bob ngập ngừng được:

– Con cưng của má!

Rồi ngẩng lên nói:

– Mình không được nhanh được!

Jack liền bảo:

– Không sao, Bob! Cứ được chậm, càng chậm càng tốt. Được chậm mới hiểu rõ từng chữ chứ.

Và Bob chầm chậm được bức thư đó, lời lẽ âu yếm như bức thư của bất kỳ bà mẹ nào gửi cho con.

Tháng sáu năm ấy, trong buổi lễ bế giảng, tôi thấy mẹ Bob đến dự. Tôi không ngạc nhiên về điều đó bởi vì sau khi gửi hết mấy bức thư do thầy Hargrove viết sẵn, mẹ Bob đã đích thân viết thư cho con. Đó thực sự là một điều kỳ diệu! Bob đã

được cho tôi nghe những lá thư này đồng thời báo cho tôi biết mẹ em sẽ tới dự buổi lễ bế giảng hôm đó. Kết thúc buổi lễ, bà xin được gặp riêng tôi và hỏi:

– Thầy thấy thư tôi viết cho cháu được không?

– Thư bà viết hay lắm! – Tôi gật đầu.

Sau đó, bà nói tiếp với giọng hơi ngập ngừng:

– Nhờ thầy nói với Bob rằng tôi rất yêu cháu, và nhắn với cháu rằng… vợ chồng tôi đã hòa thuận với nhau hơn trước. Chúng tôi dự định đón cháu về nhà trong mùa hè này. Chúng tôi sẽ cố gắng tìm cách hiểu và gần gũi cháu hơn.

– Xin bà yên tâm, tôi sẽ hết sức giúp bà.

Tôi đông ý trong niêm vui khôn tả. Và tôi biết đây là điều ý nghĩa nhất mà mình có thể làm cho Bob – cậu học trò chờ thư đặc biệt của mình.

– An Bình Theo Internet

Chọn tập
Bình luận
1440
× sticky