Sách ebook được sưu tầm từ Internet, Bản quyền sách thuộc về Tác giả & Nhà xuất bản. Trang Web hiện đặt quảng cáo để có kinh phí duy trì hoạt động, mong Quý Bạn đọc thông cảm ạ.

Tuyển tập Hạt Giống Tâm Hồn

Sự Giúp Đỡ Của Một Người Bạn

Tác giả: Nhiều tác giả
Chọn tập

Chủ nghĩa anh hùng chân chính rất giản dị, đời thường. Đó không phải niềm khao khát vượt qua người khác bằng mọi giá mà là niềm mong muốn cứu giúp người khác bằng mọi giá.

Arthur Ashe

Buổi sáng hôm ấy, tiết trời thật đẹp. Thành phố Fredericksburg, Virginia, như lùi dần sau cánh trái chiếc máy bay P51 Mustang vừa được sửa chữa lại khi tôi phóng đi theo hướng 330 độ. Trước mắt tồi lúc này là vùng đất tôi đang tìm kiếm: thành phố Culpeper.

Tôi đang ở độ cao hơn 4. 500 mét so với mặt nước biền. Gạt cần trục về phía trước, tôi vội vá hạ cánh chiếc Mustang. Tôi đã tìm thấy thứ mình cần tìm, thế là tôi điều khiển chiếc máy bay bổ nhào xuống. Kim đồng hồ chỉ vận tốc của máy bay vượt quá 600 km!giờ. Tôi cho giảm tốc độ lại. Tôi đang bay ở độ cao khá thấp và hướng thảng xuống đường lộ. Tôi nhám đếm ba giây và thực hiện cú lộn trên không đẹp nhất trong đời mình.

Tôi biết mình đang vi phạm một số quy tác bay của liên bang như điều khiển bay ở tầm thấp khi không được phép, bay gần các tòa nhà, và thực hiện những cú nhào lộn trên không ở độ cao dưới 4. 500 mét. Không những thế, tất cả những điều ấy lại được thực hiện bởi một công chức của Combat Pilots Association (Liên đoàn Phi công Chiến đấu) kiêm huấn luyện viên bay vốn phải tuân thủ chặt chẻ các quy định. Nhưng tôi chưa bao giờ hối tiếc về sự bộc phát vô kỷ luật đó. Dù đúng hay sai, khoảnh khắc ấy cũng mãi mái thuộc về tôi.

Năm tôi 6 tuổi, cha mẹ tôi ly hôn. Cha bỏ lại chúng tôi ở New York để kiếm tìm cuộc sống mới, mặc cho mẹ con tôi phải khổ sở để bám trụ với cuộc sống. Đó là năm 1943 – quãng thời gian thật khốn khó.

Lúc ấy, mẹ tôi làm cho một cơ sở chế tạo vũ khí, rồi bà kết hôn với một người đàn ông mà tôi thường gọi là Jack. Ông ấy là người hay cáu giận. Cuộc sống cùng Jack là chuỗi ngày khốn khổ với những trận cãi vã to tiếng lúc nửa đêm, đôi khi còn kèm theo những tiếng đánh đập. Tôi nhớ, mẹ đã khóc rất nhiều.

Một buổi tối, Jack nói với tôi rằng ông ấy và mẹ phải đi ra ngoài rồi dặn tôi phải nằm yên trên giường và ngủ đi. Rồi ông ấy tắt đèn phòng tôi trước khi bước ra.

Tôi vốn có thói quen lẻn khỏi giường và quan sát từ cửa sổ khi họ đã đi. Khi tôi đang khẽ khăng bảng qua phòng trong bóng tối, bỗng dưng đèn bật sáng. Jack đang đứng ở cửa, cầm một cái dây thắt lưng và một đoạn dây phơi quần áo. Ông ta chửi rủa và quát máng tôi vì đã không vâng lời ông ấy. Ông ta ném tôi lên giường rồi cột tay chân tôi vào khung giường, đánh tôi cho đến khi người tôi bật máu.

Tôi phải sống trong sự ngược đãi dã man đó suốt hai năm liền. Rồi một đêm, bà nội tôi từ Wilmington, Delaware tới. Sau khi tranh căi quyết liệt với mẹ tôi, bà nội mang tôi ra một chiếc xe chờ sấn bên ngoài rồi phóng đi. Đó là lần cuối cùng tôi được trông thấy mẹ.

Tám năm sau đó, tôi sống ở Wilmington. Bà nội tôi là một người phụ nữ tốt bụng nhưng rất nghiêm khắc. Bà không bao giờ dùng từ yêu trong khi nói chuyện. Cũng trong thời gian này, cha tôi tái hồn và đang ở Texas cùng người vợ mới. Thi thoảng ông có ghé thăm tôi nhưng tồi không nhớ rõ về ông lắm, chỉ mang máng rằng ông đã mua quà cho tôi.

Là quản lý cho một cồng ty lớn nên bà nội có rất ít thời gian dành cho tôi. Tôi chỉ gặp bà trước khi đi học và gặp lại vào lúc 6 giờ tối, khi bà trở về nhà. Tại trường, tôi thường xuyên dính dáng vào mấy vụ đánh nhau. Ngày ấy, tính tình tôi hay cáu kỉnh và hung hăng.

Năm 15 tuổi, tôi bị đuổi học. Bà nội đăng ký cho tôi vào một trường quân đội ở Bryn Mawr, Pennsylvania. Đây là ngôi trường nổi tiếng với việc đưa những học sinh cá biệt vào khuôn khổ. Dĩ nhiên, đó cũng là lần đầu tiên tôi biết thế nào là giáo dục, cộng thêm rất nhiều nội quy nghiêm ngặt khác. Chúng chẳng khác nào cực hình khiến tôi không thể tuân theo và thế là tôi bị đuổi khỏi trường vào năm 16 tuổi.

Trở lại học tại một trường công lập ở Wilmington, vào những ngày cuối tuần, tôi có nhiều thời gian hơn cho bản thân nhưng lại chẳng có việc gì để làm. Một ngày thứ Bảy, tôi bắt xe buýt tới căn cứ không quân New Castle ở ngoại ô thành phố. Tại rừng cây bên sườn đồi của Không quân Cảnh vệ Quốc gia ở Delaware, lần đầu tiên tôi được tận mắt nhìn thấy một chiếc máy bay. Đó là một chiếc P51 Mustang được sử dụng trong Thế chiến thứ hai. Tôi như bị thôi miên. Tôi đi vòng quanh chiếc P51, xuýt xoa nhìn hai cánh và những cánh quạt của nó, rồi tôi nhảy lên cánh và lao vào buồng lái. Đúng lúc đó, một người đàn ông có chiếc phù hiệu ba vạch trên tay áo màu xanh xuất hiện và quát to: “Này, thằng nhóc kia, ra khỏi đây ngay”.

Tôi sợ hãi, toan cám cổ chạy. Bỗng một bàn tay nắm lấy vai tôi và đẩy tôi trở vào buồng lái. Vừa quay lại, tôi thấy mình đang đối diện với một phi công mặc bộ đồng phục bay. Chú ấy đang đứng trên cánh máy bay; mái tóc hung đỏ, đôi mắt như mỉm cười.

Tên của chú ấy là James Shotwell, phi công trưởng. Ngày hôm đó, trước khi tôi rồi khỏi khu căn cứ, tôi đã gọi chú bằng cái tên thân mật là Jim. Sau này, cứ vào cuối tuần, tôi thường ghé thăm New Castle. Jim là một phi công lái máy bay chiến đấu ở Thái Bình Dương trong suốt thời gian chiến tranh. Sau khi trở về nhà, chú ấy đã học và tốt nghiệp đại học với tấm bằng kỹ sư đỉện rồi đi làm cho một công ty cơ khí ở Georgetown, Delaware.

Nhiều tuần trôi qua, tôi dần cảm thấy mình ngày càng gần gũi với Jim. Tôi kể cho chú ấy nghe khoảng thời gian khốn khổ mà tôi từng trải qua và những gì tôi nhận được từ chú ấy luôn là sự cảm thông ấm áp và thân thiện. Lần đầu tiên trong đời, tôi tìm thấy một người bạn thực sự, và cũng chính từ đó cuộc đời tôi hoàn toàn thay đổi.

Jim và tôi thường ngồi dưới cánh của chiếc Mustang và nói chuyện về máy bay hoặc các môn học như toán, lịch sử và vật lý. Khoảng thời gian đó thật tuyệt vời. Nhưng có lẽ, điều quan trọng nhất là chú đã giới thiệu tôi với những phi công khác. Đây là lần đầu tiên trong cuộc đời, tôi cảm nhận được thế nào là thành viên của một đội.

Một ngày, tôi nói với Jim rằng tôi muốn nghỉ học ở trường và kiếm một công việc. Bỗng nhiên, chú ấy trô nên nghiêm túc khác thường: “Ngốc ạ, cháu khiến chú nghĩ đến một con chim sẻ bị mù. Nó biết cách bay nhưng không thể bay vì nó bị mù. Thậm chí, ngay cả khi nó đã cất cánh bay khói mặt đất, nó cũng sẽ đâm vào một thứgì đó khiến nó tê tái khó gượng dậy nổi. Nó lang thang trong cuộc đời này mà chẳng làm được gì. Nó không có định hướng. Cháu có tất cả những yấi tố cần thiết, ngốc ạ. Và vì Chúa, cháu hãy sử dụng chúng đi. Bất kể cháu làm gì tivng cuộc sống này thì cháu vẫn cần một thứ đó là định hướng! Cháu hãy suy nghĩ về điều đó!”.

Tôi tiếp tục gặp rắc rối ở trường, còn điểm số thì vô cùng tồi tệ. Cuối cùng, bà nội quyết định để tôi tới California sống cùng cô tôi. Tôi cũng kể cho Jim nghe về chuyện này. Mấy hôm sau, chú ấy tới nói chuyện với bà tôi mấy giờ liền. Nhưng điều đó chẳng thay đổi được tình hình. Cuối tháng 8 năm 1953, tôi lên máy bay chuyển tới Los Angeles.

Cô tôi rất tốt với tôi và luôn cố gắng giúp đỡ tôi bằng mọi khả năng. Tôi rất nhớ New Castle, rất nhớ Jim nhưng tôi luôn cố gáng để thích nghi với môi trường mới. Những lá thư của chú khiến cuộc sống của tôi hạnh phúc và sáng sủa hơn rất nhiều.

Vào một buổi tối tháng 3 năm 1955, chuông điện thoại vang lên. Cô tôi nhấc máy. Nhìn cô nói chuyện, tôi đã đoán có sự chẳng lành. Sau đó, cô nói với tôi rằng chú Jim Shotwell đã chết. Máy bay của chú bị mất lái trong lúc quay trở lại New Castle khi đang làm nhiệm vụ. Chú ấy đã có thể nhảy ra khỏi máy bay, nhưng chú đã chọn ở lại và lái nó ra khỏi khu dân cư cho đến khi quá trẻ…

Một cảm giác tôi chưa từng biết đến chợt trào dâng trong lòng. Tôi cố gáng kiềm chế dòng nước mắt nhưng không thể. Mọi thứ dường như vỡ nát và rối bời.

Dần dần, tôi không còn khóc nữa. Tôi bắt đầu nghĩ về Jim và những điều chú từng nói. Câu chuyện con chim sẻ bị mù của chú liên tục trở lại nhác nhở tôi. Tôi nhận ra rằng những điều chú nói về tôi thật đúng. Nhưng đến tận buổi tối hôm đó, tôi vẫn không thể định hưởng cho cuộc đời đầy xáo trộn của mình. Rồi tôi ngủ thiếp đi. Sáng hôm sau, khi thức dậy với mình mẩy đẫm mồ hôi, tâm trí tôi trống rỗng một cách kỳ lạ. Bất chợt, tôi nhận ra có điều gì đó đã thay đổi trong tôi. Tôi biết cuộc đời mình cần hưởng tới điều gì và tôi phải làm sao để thực hiện điều đó.

Năm đó, tôi ghi danh vào lực lượng không quân và trở thành nhân viên kiểm soát không lưu. Những năm sau đó, tôi ép mình làm việc và nghiên cứu chăm chỉ để giành được vị trí sĩ quan không quân. Rồi tôi trở thành huấn luyện viên bay. Dần dần, tôi nhận ra mình có tài nhào lộn trên không và thông qua giảng dạy cùng những tiết thực hành bay cuối tuần, khả năng của tôi ngày càng được khăng định.

Tới năm 1971, tôi đã có hàng nghìn giờ bay, thực hiện hơn một trăm buổi biểu diễn trên không và thuyết giảng cho các huấn luyện viên bay trên khắp đất nước. Trong những năm đó, tôi đã bay bằng cả máy bay thử nghiệm và máy bay quân đội.

Mùa thu năm ấy, một bác sĩ ở New York đã ký hợp đồng thuê tôi bay từ Newark, New Jersey tới Manassas, Virginia trên một chiếc P51 Mustang. Tôi đã cẩn thận lên kế hoạch bay tận tới phía nam Manassas. Với 180 gallon nhiên liệu dự trữ, tôi tính toán rằng mình có thể bay thêm 30 phút trước khi tới điềm đích cuối cùng.

Ngày 21 tháng 11, vào lúc 7 giờ rưỡi sáng, tôi bước lên cầu thang dẫn vào chiếc Mustang đang đậu tại Newark rồi lượn về phía Nam, băng qua Cape May, New Jersey. Ở đó, tôi hướng tới Cambridge, Maryland. Tới Cambridge đúng giờ, tôi bẻ lái sang phải và hướng tới Culpeper.

Nơi mà tôi vi phạm quy định bay của liên bang vào buổi sáng hôm đó chính là nghĩa trang của cộng đồng Baptist ở núi Carmel. Ở đó có ngôi mộ mà người bạn phi công trưởng James R. Shotwell, Jr. đang yên nghỉ. Tôi phải mất 16 năm để tìm cho mình một cơ hội phù hợp để thể hiện sự kính trọng tới người đã thay đổi cả cuộc đời tôi. Và tôi đã thực hiện điều đó trên cùng một loại máy bay mà tôi từng ngồi khi lần đầu tiên gặp chú ấy ở New Castle. Tôi đã rớt những giọt nước mắt vui sướng và biết ơn để kính chào người phi công đó.

Sau này, vợ tôi vẫn còn trêu chọc tôi về chuyến bay tới mộ chú Jim Shotwell. Nhưng từ đáy lòng cô ấy luôn hiểu khoảnh khắc đó có ý nghĩa với tôi thế nào. Nó đã khơi dậy trong tôi hai bài học vô cùng giá trị, rằng: người ta có thể thay đổi cuộc đời của người khác (chú Jim Shotwell là một minh chứng), và chúng ta có thể đạt được mọi thứ nếu chúng ta chăm chỉ, kiên nhẫn… và có sự giúp đỡ nho nhỏ của một người bạn.

– Dudley A. Henrique

Chọn tập
Bình luận