“Thực tế đã chứng minh răng người hạnh phúc nhất chính là người làm cho người khác hạnh phúc. ”
– Karl Marx
Mọi người bên ngoài hành lang bệnh viện không biết. Các y tá, bác sĩ, sinh viên y khoa thực tập cũng như bệnh nhân và thân nhân của họ đều không biết. Ai mà có thời gian để quan tâm đến căn phòng nhỏ bé ấy cơ chứ? Họ đều bận rộn chạy ngược chạy xuôi suốt ngày từ dãy nhà A sang dãy nhà B trong cái bệnh viện rộng lớn này, và tất nhiên như thế thì làm sao biết được điều gì đang diễn ra trong căn phòng đó!
Nếu chịu khó ghé mắt nhìn vào bên trong căn phòng ấy, ắt hẳn họ sẽ dễ dàng nhận ra một bệnh nhân trạc 70 tuổi, đầu tóc bạc phơ trông rất phúc hậu. Bên cạnh ông là một cô bé có mái tóc đen tuyền và rất xinh đẹp. Cô bé đến đây để ngồi bên ông và lắng nghe ông nói.
Có lẽ không ai biết trong bốn bức tường lạnh lẽo ấy có một phép màu đang linh nghiệm. Nhìn từ bên ngoài vào, ai cũng nghĩ ngay rằng đó chỉ là một cuộc thăm viếng bình thường giữa đứa cháu gái và người ông kính yêu. Nhưng không phải đơn giản như vậy. Cô bé không phải là cháu gái ông. Giữa ông lão và cô không hề có một chút quan hệ máu mủ nào cả. Nhưng bằng tình thương yêu của mình, cô bé đã làm nên một phép màu thần kỳ mà không phải ai cũng có thể nhận ra bằng trực giác.
Trong những khoảnh khắc cuối cùng, ông lão gầy yếu kia cố vẽ lại bức tranh về cuộc đời mình. Từng lời nói của ông như từng nét cọ bay bổng. Đó mới chỉ là phần nửa của phép màu.
Điều kỳ diệu chính là ở cô bé kia. Cô đang chăm chú lắng nghe với vẻ mặt đầy cảm thông, chia sẻ.
Chiếc đồng hồ đo sự sống của ông cụ đang đếm ngược. Ông dựa người vào chiếc gối, đôi mắt ánh lên những tia sáng từ những ký ức đẹp đẽ nào đó mà ông đang nghĩ tới. Từng lời của ông đưa cô bé trở về với quá khứ, đi vào những miền đất xa xôi. Đã lâu lắm rồi ông mới có dịp tâm sự về những khoảng thời gian tươi đẹp và những chân trời mà ông đã từng đi qua.
Ông lão đã ở trong khu dưỡng lão của bệnh viện này từ rất lâu. Cũng chừng ấy thời gian, ông sống trong lặng lẽ, chỉ biết trò chuyện với cái bóng của mình. Có lẽ gia đình ông cụ cũng không muốn đưa ông vào nơi u ám, buồn tẻ như thế này. Họ chỉ quá… bận bịu, hoặc quá mệt mỏi nên chẳng bao giờ có đủ kiên nhẫn để du hành vào những câu chuyện quá khứ xa xăm kia. Họ đã nghe đi nghe lại những câu chuyện ấy không biết bao nhiêu lần. Họ cho đó là một căn bệnh, và vì thế ông phải vào đây. Họ nào biết rằng ông cụ chỉ muốn chia sẻ những kỷ niệm năm xưa, bởi mỗi lần nhớ lại, ông như được trở về với thời son trẻ, đầy niềm vui sống của mình.
Cô bé lặng im lắng nghe, trong tâm trí cô hiện lên hình ảnh một chàng thư sinh cao lêu nghêu với gương mặt khá thẹn thùng vì chưa một lần bước ra khỏi vùng quê Oregon nghèo khó của mình. Thế nhưng vào sinh nhật lần thứ 18, chàng trai tưởng chừng nhút nhát đó đã quyết định bơi ngược dòng con sông Columbia hiểm trở để sang Washington. Cậu bơi đến tận bờ bên kia và nằm soài trên đó, thở hổn hển lấy lại sức để bơi trở về.
Bức tranh quá khứ càng lúc càng hiện lên rõ trong đầu ông. Chàng trai trẻ là ông ngày ấy rất hay ra tay cứu giúp những con thú rừng bị thương. Cuộc sống lúc đó mới yên ả làm sao! ông đã từng nuôi giấc mộng trở thành một bác sĩ thú y và gắn bó suốt đời với vùng quê êm đềm của mình. Nhưng rồi chiến tranh thế giới lần thứ hai nổ ra, hai người bạn thân của ông lần lượt vào quân ngũ. Ngày tiễn bạn lên đường, ông cũng quyết định cho số phận riêng của mình, ông muốn vào lực lượng hải quân. Nhưng có điều rắc rối là trạm tuyển quân ở cách nhà ông tới 60 dặm.
Một ngày mùa đông lạnh cắt da cắt thịt, ông leo lên chiếc xe đạp với hai cái bánh xe to đừng và bắt đầu đạp tới Portland, ông đạp suốt đêm, băng qua giá rét đến tê dại cả cơ thể. Khi tới được một quán ăn ở Portland, ông đếm lại mấy đồng bạc ít ỏi mình có và gọi một tô xúp ớt để ăn cho ấm bụng. Thật may mắn là qua nhiều đợt kiểm tra gắt gao, cuối cùng ông cũng trúng tuyển.
Những câu chuyện thời đi lính hải quân của ông rất sống động. Cô bé trở nên say mê với hình ảnh ông thời trai trẻ – một chàng thanh niên mạnh mẽ, oai phong, bước vào đời với một trái tim tràn đầy lý tưởng.
Rồi ông lão quay về cái ngày ông đến Norkíolk, Virginia… Khi ấy ông đang thả bộ trên phố Gramby để về đơn vị tàu ngầm chuẩn bị xuất phát. Bỗng nhiên ông bắt gặp ánh mắt một người con gái trong đám đông – ánh mắt sâu thẳm như biết nói ấy đã hóp hồn ông tự lúc nào không biết. Từ đó, trái tim của chàng thanh niên bắt đầu biết thổn thức. Biết rằng cơ hội được gặp lại nàng là rất mong manh, nhưng không hiểu sao, ông vẫn giữ vững niềm hy vọng.
Và vào một ngày của 5 năm sau…
Trong một đêm dạ vũ ở Alaska, tình cờ ông gặp lại ánh mắt năm xưa. Cuộc gặp gỡ đã khỏi đầu cho một môi tình lãng mạn, một đám cưới linh đình và những năm tháng hạnh phúc sau đó.
Cô bé vẫn chăm chú lắng nghe.
Mỗi lúc nhìn vào khuôn mặt đang chăm chú lắng nghe của cô là mỗi lúc ông lão như hồi sinh. Sự háo hức của cô trước câu chuyện khiến ông muốn vứt hết đống dây dợ và bảng điện tử theo dõi sang một bên. Những cơn đau không còn nữa. Ông say sưa với cuộc hành trình ngược thời gian.
Ngày hôm ấy, trông ông cụ thật thanh thản. Chỉ trước đó ít giờ, các bác sĩ đã kết luận rằng ông ít có cơ may qua khỏi trong ngày.
Khi chia tay ông để ra về, lòng cô bé phơi phói niềm vui. Cô cảm thấy mình hạnh phúc khi được kế thừa một gia tài quý báu mà gia đình ông lão đã khước từ.
Không lâu sau đó, ông cụ qua đời. Những phút giây hấp hối với ông, không còn là giây phút lạnh lẽo mà thật ấm áp, ông chờ đón sự trở về của mình – về với ngôi nhà yên bình ở một chốn xa xăm nào đó. ..
Cô bé với mái tóc đen tuyền, xinh đẹp kia đã đưa đến bên ông một phép màu kỳ diệu – phép màu của sự lắng nghe. Chỉ đơn giản thế thôi, nhưng nó có đủ sức mạnh để níu kéo sự sống của một con người, và hơn thế – để họ cảm nhận được sự bình an trong những phút giây cuối cuộc đời…
– Mai Quốc Thế Theo Practical Magic