Sách ebook được sưu tầm từ Internet, Bản quyền sách thuộc về Tác giả & Nhà xuất bản. Trang Web hiện đặt quảng cáo để có kinh phí duy trì hoạt động, mong Quý Bạn đọc thông cảm ạ.

Tuyển tập Hạt Giống Tâm Hồn

Ước Mơ Vươn Tới Một Ngôi Sao

Tác giả: Nhiều tác giả
Chọn tập

Những giấc mơ vô cùng quan trọng. Bạn sẽ không thế làm bất cứ việc gì nếu không thế hình dung ra nó.

George Lucas

Một ngày đẹp trời tháng 10 năm 1965, công ty Walt Disney Prơiuctions đã mua trọn một vùng đất rộng lớn còn hoang sơ với diện tích gấp đôi Manhattan nằm cách Orlando, Florida, 16 dặm về phía Tây Nam. Trong khi giới quan sát chê nơi này chỉ là một vùng đầm lầy với những rừng cây bách rậm rạp khó có cơ may phát triển thì Disney lại nhìn ra một tương lai thịnh vượng – một vương quốc lý tưởng cho những kỳ nghỉ tuyệt vời mang tên Walt Disney World – Thế giới Walt Disney. Tuy nhiên, đó chỉ là điềm khởi đầu. Disney còn ấp ủ một ước mơ vượt qua tầm vóc của hết thảy những thành công mà ông đạt được trước đó.

– Không phải rất tuyệt sao nếu chúng ta xây dựng ở đây một thành phố, một xã hội kiểu mấu cho tương lai, nơi con người có thể sống mà không phải lo lắng tới nạn kẹt xe, khói bụi ô nhiễm hay điều kiện sinh hoạt quá tồi tệ? – Walt nói.

– Nhưng Walt à, dự án đó sẽ ngốn hàng trăm triệu đô la chứ chẳng chơi đâu! – Joe Potter – phó giám đốc của Disney lên tiếng can ngăn.

Đôi mắt nâu của Disney vẫn lấp lánh. Ông

nói:

– Joe, anh không thể tập trung vào vấn đề cốt lõi và bỏ qua những điều không cần thiết được à?

Đó là lời phê Disney thường dùng. Suốt đời, Walter Elias Disney luôn ấp ủ những ước mơ. Không những thế, ông còn là một người lao động hết mình.

Vương quốc đầu tiên

Năm Walt bốn tuổi, cha cậu – ông Elias

Disney, đã đưa ra một quyết định đặc biệt quan trọng mang tính định hướng cho tương lai của Walt sau này. Elias Disney là một thợ mộc nghiêm nghị và là một người sùng đạo, ngày Sabbath luôn được ông tuân thủ nghiêm ngặt. Khi ba quán rượu gần nhà lần lượt mọc lên, ông hết sức giận dữ. Ông nói với Flora – vợ ông rằng: “Thành phố này không phải là nơi thích hợp để nuôi dạy trẻ nhỏ”. Và thế là chẳng bao lâu sau, họ mua một nông trang rồi chuyền tới Crane, cách thành phố Kansas hàng trăm dặm về phía Bác.

Ngoài Disney và cha mẹ, gia đình Disney còn bốn thành viên khác: Herbert 17 tuổi, Raymond 15 tuổi, Roy 12 tuổi và Ruth 2 tuổi. Sự chênh lệch tuổi tác đáng kể đó đồng nghĩa với việc Walt không có ai cùng chơi trong nông trang. Vì thế ông thường vui đùa với các con vật nuôi trong trang trại. Ông tự sáng tạo ra các trò chơi và luật chơi, đồng thời tổ chức các trò chơi đó như thể những con vật này hiểu và cũng muốn chơi đùa cùng ông. Skinny – tên một con heo con, kêu ré lên trong trò chơi bịt mắt trốn tìm; Pete – con chó săn nhỏ của gia đình, đã chứng minh nó là một đấu sĩ có tài trong trò chơi kéo co. Còn Charley – một con ngựa kéo xe già nua, tự sáng tạo trò chơi cho riêng mình: nó phóng như bay vào vườn cây ăn quả mỗi khi Walt trèo lên lưng. Những con vật này vừa là đồ chơi vừa là những người bạn của Walt Disney, còn nông trang chính là vương quốc thần kỳ đầu tiên của ông.

Giống như bao nông dân khác, Elias cũng tận dụng các thùng phuy trước đó từng chứa hác ín để trữ nước mưa. Một ngày nọ, Walt nhận thấy một chiếc thùng ấy – khi chưa kịp đổ nước vào

– đang chảy hác ín ra dưới sức nóng gay gắt của mặt trời. Cách đó không xa, trong chuồng heo, con heo nái Walt thường cưõi lao thảng vào đàn heo thiến đang khịt khịt mũi một cách thỏa mãn. Thấy nó đúng là đối tượng hoàn hảo cho một bức chân dung, Disney vội chộp lấy một cây chổi lông, nhúng vào chỗ hắc ín, bắt đầu một ý tưởng, và bức tường bên nhà nhanh chóng trở thành tác phẩm hội họa của ông.

Kết quả của những giây phút sáng tạo đó là Walt bị cha phạt nhốt vào chuồng ngựa. Cậu bé nhận ra rằng gia đình không tôn trọng năng khiếu của cậu. Nhưng, thật may là một người họ hàng, dì Margaret, đã nhận ra tài năng của Walt qua bức vẽ. Bà mua cho Walt một xấp giấy và một hộp bút chì màu. Cậu bé nhanh chóng lấp đầy tập giấy bằng những bức họa sinh động vẻ mọi thứ cậu nhìn thấy quanh nhà kho.

“Mình sẽ trở thành họa sĩ”

Walt vẽ bất cứ lúc nào có thể. Lề các cuốn sách giáo khoa của cậu luôn đầy những hình ảnh sóc, dê, lợn – những người bạn quen thuộc ở nông trang Crane. Điều đặc biệt là dưới bàn tay cậu bé, chúng không đơn thuần là những nét vẽ trên tờ giấy vô tri vô giác, mà từng hình ảnh đều toát lên vẻ sống động kỳ lạ. Có lần, cô giáo giao cho cả lớp bài tập vẽ một bức tranh tĩnh vật: một bình hoa xuân. Kết quả là cô vô cùng ngạc nhiên khi thấy những bông hoa của Walt. Chúng sống động như thật: hoa tulip kiều diễm xen lẫn những cánh hoa thủy tiên mềm mại khoe sắc rực rở.

Năm 1917, Elias lại chuyển nhà thêm lần nữa, lần này ông quyết định trở về Chicago. Tại đây, Walt theo học trường phổ thông McKinley.

Tuy nhiên, chỉ có một điều quan trọng duy nhất với ông lúc bấy giờ: được vê; ngoài ra, mỗi tuần ông còn có thêm ba buổi học dưới sự hướng dẫn của một họa sĩ chuyên vẽ tranh biếm họa tại trường mỹ thuật Chicago. Sau khi tốt nghiệp phổ thông, Walt làm nghề lái xe cứu thương cho Hội Chữ thập đỏ ở Pháp trong gần một năm. Khi trở lại, ông mang theo 600 đô la tiền tiết kiệm và một quyết tâm mới: “Mình sẽ trở thành một họa sĩ”.

Ông xin vào làm tại một công ty quảng cáo nhỏ. Với công việc này, ông được trả 50 đô la một tháng, và cũng tại đây, ông đã gặp gỡ người họa sĩ trẻ tên là Ub Iwerks. Họ nhanh chóng trở thành bạn thân và một thời gian ngắn sau đó cả hai đã tự đứng ra làm quảng cáo. Tháng đầu tiên, họ kiếm được 135 đô la nhưng tháng tiếp theo, họ gần như chẳng kiếm nổi đồng nào.

Sau đó, họ tới làm việc tại Kansas City Slide, công ty này chuyên sản xuất và trình chiếu các mẩu quảng cáo dài một phút tại các rạp chiếu bóng địa phương. Đó là bước đi đầu tiên của Walt vào thế giới phim hoạt hình – một lĩnh vực còn khá mới mẻ thời bấy giờ.

Ở đây, Walt miệt mài nghiên cứu và thử nghiệm. Dần dần ông tìm ra một phương pháp tuy vừa tốn tiền vừa tốn thời gian nhưng lại rất gần với sự mô phỏng của các chuyển động mà ông đang tìm kiếm. Để vẽ một bé trai đang đá bóng, ông phải vẽ 20 bức hình riêng biệt gồm những chuỗi hành động tiếp diễn liên tục.

Thời gian này, ông quyết định mở một xưởng phim lấy tên là Laugh-O-Grams. Nhờ sự giúp đỡ của Ub, Walt đã hoàn thành một loạt thước phim ngắn trình chiếu tại các rạp hát địa phương. Đó là những thước phim rời kéo dài một phút đề quảng cáo cho các sản phẩm địa phương. Quản lý rạp hát đã thực sự ấn tượng: “Nhưng có phải chúng tốn kém lắm không?” – Ông ta thác mác. “Tôi có thể làm chúng với giá 30 xu một tập. ” – Walt thuyết phục, và người quản lý đã đồng ý thuê ông làm tất cả.

Tuy nhiên, trên đường tới công ty cũ để gửi đơn xin thôi việc, Walt chợt sững lại khi nhận ra rằng 30 xu một tập chỉ là chi phí sản xuất. Ông đã quên không cộng vào đó tiền công. “Nhưng nó cho ta cơ hội thử nghiệm. ” – Ông tự nhủ và hân hoan khoe với Ub. Và đây cũng chính là tiêu chí quan trọng nhất trước bất cứ một thương vụ mới nào trong cuộc đời Disney.

Nhưng không lâu sau đó, Laugh-O-Grams bị phá sản. Disney bị đuổi khỏi nhà và phải ngủ trên ghế trong văn phòng.

Nhiều tháng trước đó, văn phòng của Disney thường xuyên bị một bầy chuột lớn ghé thảm do chúng đánh hơi được những mẩu thức ăn thừa từ bữa trưa còn sót lại trong các giỏ rác. Các cục tẩy và những chiếc bút chì trở thành nạn nhân trực tiếp dưới những bộ răng sắc của bầy chuột. Thấy vậy, một số họa sĩ trong xưởng phim đã đẻ nghị đặt bảy. Nhưng Walt không tán thành. Thay vào đó, ông chế ra một chiếc bẫy vô hại rồi bắt 10 con chuột và làm cho chúng một cái lồng bằng kim loại. Trong số đó có một con chuột đã thực sự trở thành bạn của Walt. Ban đêm, lúc Walt làm việc một mình, con Mortimer – cái tên này do Walt đặt cho nó – được phép nồ đùa tự do trên mép giá vẽ, nó thường táo bạo cọ cọ hàm ria vào đó.

Để tiếp tục niềm đam mê, Walt quyết định chuyển tới một vùng đất khác, một nơi mà bằng sự quyết tâm, con người có thể biến giấc mơ thành hiện thực. Đó là Hollywoơi. Số tiền còn lại chỉ đủ giúp ông mua một chiếc vé tàu, sau đó, ông bắt đầu thu xếp đồ đạc. Đêm trước khi rời đi, ông quyết định giải phóng cho gia đình chuột. Ông cẩn thận cầm chiếc lồng tới một bãi đất hoang. Được “tháo cũi sổ lồng”, 9 con chuột chạy ào ra vùng đồng cỏ mênh mông, nhưng con thứ 10 vẫn đứng im đó. Đó là con Mortimer, nó nhìn Walt bằng đôi mắt long lanh.

Người cầu toàn

Trước khi rời thành phố Kansas, Disney đang làm dở dang loạt phim Alice ở xứ sở thẫn tiên. Nhân vật chính trong bộ phim là một cô bé. Ý tưởng của ông là xây dựng bộ phim về một cô bé trong không gian toàn màu trắng, bao quanh cô là rất nhiều con vật hoạt hình và chuyển động của chúng nhịp nhàng với chuyển động của cô bé. Ông đã gửi bộ phim này tới công ty Winkler – một nhà phần phối phim hoạt hình ở New York. Một vài tuần sau, trong lúc đang thất nghiệp ở Hollywoơi, ông nhận được đơn đặt hàng đầu tiên: Winkler cần 12 tập phim.

Những thành công ban đầu từ loạt phim về Alice hóa ra không mang lại nhiều kết quả tốt đẹp. Disney yêu cầu vẻ lại và quay lại hết cảnh này đến cảnh khác. Do đó, lợi nhuận của ông cứ thế hao hụt dần. Mọi người thường nói rằng,

Walt đã sản xuất 57 tập phim vẻ Alice nhưng thực chất tập phim thứ 16 là tập phim cuối cùng thu được lợi nhuận.

Trong khi các nhân viên lành nghề của ông có thể yêu cầu khoản tiền lương 120 đô la một tuần thì bản thân Walt chỉ còn lại tối đa 50 đô la mà thôi; và vào thời điểm khó khăn, số tiền đó hạ xuống chỉ còn 15 đô la. Tuy nhiên, trong số những nhân viên ấy, có một người đã chấp nhận khoản tiền lương ít hơn, đó là Lillian Bounds – một người phụ nữ da màu nhỏ bé xinh đẹp. Roy – anh trai của Walt, nhận ra rằng Lilly đã hai tuần liền không nhận lương. Cũng chính ông đã phát hiện thấy sự quan tâm đặc biệt mà Walt dành cho Lilly khi đưa cô về nhà.

Đám mình trong thế giới tưởng tượng đầy sáng tạo, Walt chưa từng bị hút hồn trước bất cứ người phụ nữ nào, nhưng cô gái này lại là một ngoại lệ. Một buổi tối, ông đột nhiên vươn người qua bàn và trao cho cô một nụ hôn bất ngờ. Sau đó không lâu, ông chính thức ngỏ lời cầu hôn với cô.

Đến đầu năm 1928, khi ý tưởng cho bộ phim Alice ở xứ sở thần tiên đã cạn kiệt, Walt lại cùng cộng sự bắt tay vào một loạt phim hoạt hình mới mang tên Oswald, chú thỏ may mắn. Mặc dù chú thỏ Oswald giành được rất nhiều thiện cảm của công chúng, nhưng chính sự cầu toàn của Walt đã đẩy hãng phim của ông tới bờ vực phá sản. Ông yêu cầu thêm ngân sách đề mở rộng loạt phim về Oswald nhưng đẻ nghị đó đã bị từ chối. Công ty Winkler buộc ông đứng trước hai sự lựa chọn: hoặc chấp nhận vốn ngân sách làm phim hạn hẹp hơn hoặc chấm dứt quan hệ hợp tác. Walt rất tức giận, ông muốn trực tiếp nói chuyện với công ty Winkler, vì vậy ông quyết định cùng Lilly tới New York.

Tuy nhiên, không như mong đợi của Walt, cuộc gặp gỡ giữa hai bên đã kết thúc bằng việc chấm dứt quan hệ hợp tác. Tức giận, Walt lao về khách sạn nơi Lilly đang chờ và thông báo với cô bằng một giọng đầy bức bối: “Anh mất việc rồi, nhưng anh vui lắm! Chừng nào còn sống, anh sẽ không bao giờ làm việc cho người khác nữa”. Rồi với sự lạc quan vốn có, Walt đánh điện cho Roy: “Mọi thứ đều ổn”. Walt quả quyết rằng ông sẽ tìm ra một nhân vật khác thay thế cho Oswald.

“Chúng ta đã có nó”

Vào ngày 16 tháng 3 năm 1928, Walt và Lilly lên tàu trở về Hollywoơi. Ngay khi vừa tới nơi, Walt đặt bút vẽ điên cuồng – ông giật phảng hết tờ giấy này tới tờ giấy khác, vò nát chúng rồi lại bắt đầu với một tờ mới. Đôi lúc, mắt ông nhìn xa xăm vào một khoảng không vô định. Ông đang nhớ về một chú chuột – chú chuột có tên là Mortimer.

Lại một đêm không ngủ nữa. Và rồi, sau đêm ấy, ngôi sao hy vọng của Walt đã xuất hiện: một chú chuột tinh quái và dũng cảm với chiếc quần màu đỏ có hàng cúc bằng ngọc trai. Không những thế, chú chuột này còn hay gãi đầu giống như Charles Lindbergh. Nó bị mê hoặc bởi thành công của một phi công vĩ đại nên ôm mộng chế tạo chiếc máy bay riêng cho mình. Đúng rồi! Bộ phim sẽ có tên Chiếc máy bay điên rồ (Plane Crazy), và chính chú chuột Mortimer sẽ thủ vai chính.

Rồi như không thể kìm nén được, ông liến thoắng kể cho Lilly toàn bộ chi tiết của bộ phim đang thai nghén trong đầu ông. Nhưng vừa nghe xong, Lilly đã do dự: “Mortimer là một cái tên khủng khiếp chi dành cho chuột thôi anh ạ!”. Walt suy nghĩ: “À, nếu không thì… cái tên Mickey em nghĩ sao? Chuột Mickey – nghe có vẻ thân thiện đấy”.

Và thế là chú chuột Mickey trong tưởng tượng dần dần được hiện thực hóa bằng những nét vê sống động. Nó có cái đầu hình tròn, rất dễ vẽ. Và sau bao lần trăn trở, chỉnh sửa, cuối cùng Walt quyết định cho nó một đôi tai cũng hình tròn. Thân người nó hình quả lê với cái đuôi thơn dài còn đôi chân nhỏ xíu được xỏ trong một đôi giày quá cỡ. Cũng vì vẽ bốn ngón tay đeo găng luôn dễ dàng và rẻ hơn năm ngón tay nên Mickey sống cả cuộc đời với đôi bàn tay mỗi bên thiếu đi một ngón.

Trong thời gian này, Walt mang những thước phim mẫu tới New York tranh thủ tìm kiếm cơ hội. Nhưng rồi, chào đón ông luồn là thái độ hờ hửng. Niềm hy vọng của ông liên tiếp bị từ chối.

“Đó là một trong những thời điểm thăng trầm trong cuộc đời Walt. Ông ấy đã đặt cược mọi thứ nhưng suốt một tháng trời lăn lộn khắp New York, ông ấy không thuyết phục được ai quan tàm tới bộ phim này. ” – Ub kể lại.

Tuy nhiên, Walt vẫn ấp ủ hy vọng cuối cùng.

Một năm trước, vào tháng 10 năm 1927, các nhà làm phim lần đầu tiên đưa hiệu ứng âm thanh vào phim. Kể từ đó, hơn một ngàn rạp hát bắt đầu áp dụng phương pháp này và lượng khán giả đã tăng lên con số đáng kinh ngạc – 95 triệu người một tuần. “Chúng ta sẽ tạo ra một chú chuột Mickey biết nói. ” – Disney quyết định.

Đây là điều chưa từng xảy ra trước đó. Phương pháp ghi âm trong phim trước nay chỉ hiệu quả khi nhân vật là con người trực tiếp nói theo nội dung trong kịch bản, còn làm sao để lời nói của một nhân vật hoạt hình có thể trùng khớp với âm thanh được ghi âm một thời gian dài sau khi những bức vẽ đã hoàn thành? Roy và Walt đã tiến hành một thử nghiệm với thước phim dài hơn 10 mét và chạy chỉ trong 30 giây. Họ tự tạo tiếng động, tiếng chuông đeo, tiếng còi, thậm chí cả tiếng ván chà giặt quần áo. Chính Walt đã dùng tay bịt mũi để lồng tiếng cho Mickey với một giọng thế thé của đàn ông (và ông đã đảm nhiệm vai trò này suốt 18 năm trời).

Những thử nghiệm này diễn ra trong tiếng cười thích thú của hai anh em và ngày nào họ cũng làm đi làm lại cho đến tận khuya. Họ cô gáng đề âm thanh càng nhịp nhàng với hành động càng tốt. Và rồi cồng sức của họ cũng được đáp trả. Walt mừng rở reo lên: “Được rồi! Chúng ta đã thành công rồi

Bước nhảy của sự sáng tạo

Bộ phim Chuột Mickey đã tạo ra một cơn địa chấn trên toàn thế giới. Sự thành công của Chuột Mickey đã khơi dòng cho trí tưởng tượng và tư duy sáng tạo của Walt, để từ đó, háng phim Disney đã cho ra đời một loạt nhân vật mới như Chó Pluto, Chó Goofy, Ngựa Horace và Bò Clarabelle. Tất cả các nhân vật này đều được mô phỏng theo những người bạn ở nông trang của Walt.

Vịt Donald ra đời sau khi Walt và một số nhân viên của ông nghe thấy giọng nói của Clarence Nash – một chuyên viên lồng tiếng. “Đó sẽ là một con vịt tốt tính nhưng dễ nổi nóng khi bị khiêu khích!” – Walt nói. Và ngay sau đó Nash được bổ sung vào đội ngũ nhân viên. “Hãy tạo ra một con vịt tự phụ và vênh váo. Và vì con vịt không thể sống thiếu nước nên anh nghi sao về việc khoác cho nó một cải áo hải quăn nhỏ và một chiếc mũ thủy thủi” – Walt gợi ý với người sản xuất phim hoạt hình Fred Spencer.

Không phức tạp và trừu tượng, các bộ phim của Disney luôn hướng tới những giá trị đạo đức tốt đẹp, nhẹ nhàng mà mạnh mê. Dũng cảm và đức hạnh luôn chiến thắng sự độc ác xấu xa và nỗi sợ hãi. Chăm chỉ luôn đánh bại lười biếng; thiếu quyết tâm chỉ đem lại thất bại. Theo cách nói riêng của Walt, những bộ phim này đã khơi dậy “Mickey trong chúng ta – vì nội dung của chúng rất gần gũi với thực tế cuộc sống, còn các nhăn vật trong phim thường mang những nét tính cách tiêu biểu của con người, như chúng cười trước những điều ngớ ngẩn, hát vui trong bồn tắm và mơ mộng những điều tốt đẹp”.

Khi con của Disney còn nhỏ, ngày thứ Bảy luôn là “Ngày của Cha”, Walt thường dành cả buổi chiều để đưa các con ghé thăm khu vui chơi ở gần nhà. Sau này Walt nhớ lại: “Đó là những ngày hạnh phúc nhất của cuộc đời tôi. Bọn trẻ cưỡi vòng quay ngựa gỗ còn tôi ngồi trên một băng ghế và ăn đậu phộng. Mỗi khi ngồi đó một mình, trong đầu tôi lại trỗi dậy ý tưởng về một công viên gia đình, nơi cha mẹ và con cái có thể vui đùa cùng nhau”. Rồi ông mường tượng ra công viên của riêng ông, ở đó đầy áp những câu chuyện và nhân vật hoạt hình. Đó chính là Disneyland.

Theo dự kiến của ồng, cồng viên đó có một lối vào, từ đó mở ra bốn khu riêng biệt: Adventureland, Frontierland, Fantasyland, Tomorrowland – những thế giới mơ ước của trẻ nhỏ. Trong những thế giới này, chỉ có hai mùa là mùa xuân và mùa hè. Để bước vào thế giới, nơi đặt chân đầu tiên của du khách sẽ là vùng đất Main Street, USA. Từ đó du khách sẽ thấy lâu đài của nàng cồng chúa đang ngủ ở trước mặt. Bao quanh khu công viên là một đoàn tàu sát thật dài, động cơ của nó phát ra âm thanh ma quái. Người đầu tiên chào đón du khách bước vào thế giới của các nhân vật hoạt hình sẽ là chú chuột Mickey.

Mở đầu cho kế hoạch của mình, ông mua một khu vườn trồng cam rộng gần 100 hecta cách Los Angeles 25 dặm về phía Nam. Một phóng viên đã hỏi Walt khi nào dự án hoàn thành và câu trả lời của ông thật đơn giản: “Không bao giờ, trừ khi thế giới này cạn kiệt trí tưởng tượng”.

Thành phố Disney

Nhiều năm liền, Lilly đã không ít lần nài nỉ Walt nghỉ hun để thơng dong tận hưởng cuộc sống. Và thực tế tình hình tài chính cũng cho phép ông sống an nhàn, nhưng Walt luôn phản đối lời đề nghị của Lilly. “Anh sẽ chết nếu anh khống ra ngoài khám phá và chinh phục những thế giới mới. ” – Ông giải thích.

Ông nhờ các nhân viên của mình tiến hành mua một khu đất rộng 11.000 hecta gần Orlando, Florida. Và một buổi sáng, ông tới văn phòng với dự án xây dựng một thành phố mới đã được phác thảo. Ông gọi nó là EPCOT – từ viết tắt của Experimental Prototype Cơmmunity of Tomorrow (xã hội kiểu mẫu cho tương lai).

Tuy nhiên, đến mùa thu năm 1966, khi tất cả các kế hoạch này vẫn còn nằm trên giấy thì Walt buộc phải tiến hành chụp X-quang do một cơn đau đột ngột. Các bác sĩ phát hiện Disney bị một khối u ác tính. Vào ngày 7 tháng 11, họ quyết định cát bỏ phổi bên trái của ông nhưng chỉ sau hai tuần, ông đã trở lại làm việc như cũ vì cảm giác buồn chán khi không làm việc khiến ông không chịu nổi. Bệnh tình của Walt ngày càng trầm trọng, sau đó mọi hy vọng đều vụt tắt. Vào ngày 30 tháng 11, ông được chuyển tới bệnh viện do không thể gượng dậy khỏi giường. Khoảng 9 giờ 15 phút sáng ngày 15 tháng 12, tim ông mãi mãi ngừng đập.

5 giờ chiều ngày hôm đó, một khoảnh khắc mà những ai từng chứng kiến sẽ không thể nào quên. Tại Disneyland, ban nhạc của Disneyland đã diễu hành vào quảng trường gần City Hall. Kèn trống vang lên, lá cờ nước Mỹ được trang nghiêm kéo xuống. Hai dòng lệ rưng rưng trên gương mặt nhạc trưởng 73 tuổi Colonel Vesey Walker. Ông giơ cao cây gậy chỉ huy, và rồi vang vọng khắp khuôn viên Disneyland trong buổi tối mùa đông hôm ấy là giai điệu của bộ phim hoạt hình Pinocchio tượng trưng cho cuộc đời Walt Disney:

Khi bạn ước mơ được vươn tới một ngôi sao

Bất kể bạn là ai

Những khát khao ấp ủ trong tim bạn

Sẽ trở thành sự thật…

Richard Collier

Chọn tập
Bình luận