Sách ebook được sưu tầm từ Internet, Bản quyền sách thuộc về Tác giả & Nhà xuất bản. Trang Web hiện đặt quảng cáo để có kinh phí duy trì hoạt động, mong Quý Bạn đọc thông cảm ạ.

Minh Triết Trong Đời Sống

Lời Giới Thiệu

Tác giả: Darshani Deane

Trong nhiều năm qua, tôi đã diễn thuyết khắp nơi về nhiều đề tài khác nhau như “Con đường chuyển hóa”, “Định hướng cho tương lai”, “Hạnh phúc và đau khổ”, v.v. Thính giả của tôi gồm đủ mọi tầng lớp trong xã hội: chủ doanh nghiệp, nhà quản lý, giáo sư đại học, sinh viên, học sinh, quân nhân, công chức, thợ thuyền, người nội trợ, v.v. Sau buổi nói chuyện thường có buổi thảo luận, một số người đã đặt những câu hỏi tương tự như sau:

  • Cuộc đời của tôi là một chuỗi đau khổ, bà có cách nào giúp tôi không?

  • Tại sao những bất hạnh lại xảy đến cho tôi? Tôi đã làm gì nên tội?

  • Tại sao lúc nào tôi cũng cảm thấy bất an, lo sợ? Tôi đã áp dụng nhiều phương pháp, từ uống thuốc an thần đến thiền định nhưng không đạt kết quả gì. Liệu bà có giúp được gì cho tôi hay không?

  • Làm thế nào để một người bình thường như tôi có thể sống thoải mái trong cuộc đời hiện tại?

  • Tôi đã tập thiền trong nhiều năm mà chẳng thấy kết quả gì khả quan. Theo bà tôi phải làm gì nữa đây?

  • Tại sao khi ở nhà tôi thấy thoải mái dễ chịu nhưng khi vào đến cơ quan thì những nỗi bực bội, phiền hà lại nổi lên?

  • Tôi đã theo học với nhiều thầy, tu nhiều phương pháp khác nhau nhưng càng ngày càng thấy bối rối hơn. Tôi không biết phải làm gì nữa bây giờ?

  • Tại sao tôi cứ cảm thấy tuyệt vọng?

  • Làm thế nào để đối diện với cái chết?

  • Chúng ta có thực sự tự do không?

Sau khi tiếp xúc với họ, tôi thấy dù ở địa vị hay hoàn cảnh nào trong xã hội, đa số đều có những tâm trạng và thắc mắc như nhau. Điều này khiến tôi suy luận rằng nếu những người tôi đã gặp đều có những ưu tư giống nhau thì những người tôi chưa gặp chắc cũng có những tâm sự tương tự. Nếu đã giúp được một số người qua các buổi hội thảo thì biết đâu tôi cũng giúp được người khác qua hình thức một cuốn sách nhỏ ghi lại những điều tôi đã thu thập được.

Phần lớn những câu trả lời của tôi đều dựa trên các phương pháp đã được truyền dạy và thực hành tại phương Đông trong nhiều thế kỷ. Dĩ nhiên nó không giống cách chữa bệnh của khoa phân tâm vốn dựa trên căn bản “Phân tích mọi việc bằng lý luận, đưa nó ra ánh sáng rồi mọi việc tự nó giải quyết”. Tôi quan niệm rằng: Tâm hồn con người hiện nay đã trở nên quá máy móc, thụ động, không thể tự chữa cho nó bằng lý luận thông thường. Nó cần phải được nâng lên một bình diện khác cao hơn để mở rộng ra, nhìn mọi sự qua một nhãn quan mới. Chỉ có áp dụng cách đó, việc chữa trị mới mang lại kết quả tốt đẹp.

Tôi khám phá ra phương pháp này một cách ‘tình cờ”, nhưng dường như trong đời không có gì gọi là tình cờ được thì phải. Tôi xin chia sẻ với các bạn về kinh nghiệm bản thân như sau:

Cách đây không lâu, tôi là một nhạc sĩ nổi tiếng trình diễn âm nhạc khắp thế giới nhưng tôi chưa thỏa mãn với chính mình, hình như tôi còn muốn một cái gì nữa mà lúc đó tôi chưa ý thức rõ rệt. Tôi lái xe hơi vòng quanh thế giới, khởi sự từ châu Âu, qua Trung Đông với ý định sẽ đi khắp châu Phi, châu Á trước khi trở về châu Mỹ. Cuộc hành trình đưa tôi đến bờ sông Hằng xứ Ấn Độ. Hôm đó tôi dừng chân trước đạo viện Sivananda nơi đạo sư Krishnanandaji đang giảng kinh Vệ Đà. Dĩ nhiên tôi chưa bao giờ nghe nói đến kinh Vệ Đà và cũng chẳng biết vị đạo sư đó là ai. Tôi chỉ muốn chụp vài tấm ảnh kỷ niệm để làm bằng chứng cho chuyến du lịch của tôi mà thôi. Hôm đó đại sư đã giảng cho học trò về Đại Ngã (Brahman), về cái lý tưởng tuyệt đối, không thể phân chia của vũ trụ. Vì lý do gì đó, đầu óc của tôi bỗng nhiên được đánh thức, tôi ý thức rằng từ trước đến nay cuộc đời của tôi chỉ là một giấc ngủ dài không tỉnh. Tôi nghe giảng một cách say sưa, quên cả thời gian, không gian và lý do cuộc thăm viếng đạo viện. Điều tôi hằng mong muốn nhưng chưa ý thức được bỗng hiện lên rõ rệt trong đầu óc tôi. Tôi quyết định dừng chân tại đây để học đạo. Năm đó tôi vừa tròn 35 tuổi.

Tôi xuất thân trong một gia đình trung lưu tại thành phố New York. Cha mẹ tôi tin rằng tôi có năng khiếu âm nhạc nên họ không quản tốn kém thuê giáo sư kèm riêng cho tôi. Giáo sư của tôi, một nhạc sĩ nghiêm khắc, đã quyết định rằng tôi phải trở thành một nghệ sĩ độc tấu nhạc cổ đìển, và chỉ nhạc cổ điển mà thôi. Điều này có nghĩa là tôi không được chơi các bài nhạc vui như Valse hay hòa tấu với những học sinh khác. Qua âm nhạc, tôi nhận thức được một sức sống mạnh mẽ tiềm tàng trong mình và khám phá rằng tôi có nhiều nhiệt thành với cuộc sống, lúc nào tôi cũng muốn vươn lên nắm bắt lấy một cái gì mặc dù lúc đó tôi không rõ mình thực sự muốn gì.

Không như những thiếu nữ cùng lứa tuổi, tôi tin rằng hạnh phúc chỉ có thể tìm thấy trong sự thành công về nghề nghiệp, danh vọng và “sống cho ra sống” chứ không phải ràng buộc trong những giới hạn của hôn nhân. Trong thời gian học đại học, tuy quen biết nhiều ngưòi nhưng không bao giờ tôi muốn bị lệ thuộc vào bất cứ ai.

Đời sống đối với tôi là một khu rừng đầy hoa thơm cỏ lạ với những buồi trình diễn trên đài phát thanh, đài truyền hình, trên sân khấu những hộp đêm sang trọng tại New York, Chicago, Paris, London v.v. Tôi đã trình diễn trên du thuyền của những vương tôn công tử hào hoa phong nhã. Giao thiệp với những người đàn ông từng trải, chín chắn. Nhiều người ngỏ lời cầu hôn và hứa hẹn một đời sống thoải mái cho tương lai nhưng tôi chỉ muốn tự do làm tất cả những gì mình muốn, và tôi vẫn còn muốn nhiều thứ lắm.

Nghề nghiệp đưa tôi vào nhiều chuyến du lịch đầy hứng thú từ Âu qua Á, từ những đô thị đông đúc ở châu Á đến những làng mạc hoang vu tại châu Phi. Tuy nhiên tôi không muốn chỉ là một nghệ sĩ thuần túy mà phải nhiều hơn thế nữa.

Tôi học lái máy bay và trở thành một phi công có hạng. Tôi đã một mình bay nhiều chuyến từ thành phố này qua thành phố khác. Tôi đã vẫy vùng trên không trung như một cánh chim giang hồ và đạt nhiều kỷ lục đáng kể. Lúc ấy, số phụ nữ có bằng lái máy bay còn rất hiếm nên tôi đã trở thành đề tài cho nhiều câu chuyện thời sự.

Tôi ham thích chơi cờ; ngoài việc giải trí thanh nhã, nó còn là môi trường để thử thách cá tính con người. Tôi đã tranh giải trong các hội quán quốc tế và hạ nhiều cao thủ xuất sắc. Trong các danh thủ môn cờ này, rất ít người thuộc phái nữ nên tên tuổi của tôi còn lẫy lừng hơn nữa; nhưng đối với tôi nó vẫn chưa đủ, tôi chẳng bao giờ cảm thấy thỏa mãn cả, tôi còn muốn nhiều hơn nữa kìa…

Tôi ký hợp đồng trình diễn tại châu Phi và lang thang nhiều năm trên lục địa nắng cháy này. Tôi sống trên một du thuyền lộng lẫy chạy dọc theo sông Nile suốt sáu tháng liền, nhưng rồi cuộc sống vương giả ấy làm tôi thấy nhàm chán. Tôi tìm đến một làng hẻo lánh, sống chung với những người nông dân trồng trọt rau trái. Tại đây tôi học được bài học về lòng hy sinh, nhẫn nại, sự gắn bó chặt chẽ với đất đai để biến mảnh đất sa mạc khô cằn thành những đồn điền trù phú, nhưng không hiểu sao tôi không thấy mình gắn bó vào đâu cả.

Tôi trở lại châu Âu trình diễn âm nhạc một thời gian. Máu phiêu lưu thúc đẩy, tôi mua một chiếc xe Jeep để du lịch vòng quanh thế giới. Hầu như bất cứ nơi nào ghé qua, tôi cũng đều bị bao vây bởi rừng phóng viên, nhà báo tò mò muốn tìm hiểu người phụ nữ đầu tiên dám du lịch thế giới một mình bằng xe ô tô. Cuộc du hành đưa tôi qua châu Phi, Trung Đông và rồi châu Á. Tôi đi dọc theo rặng Hy Mã Lạp Sơn hiểm trở để vào đồng bằng xứ Ấn, cho đến một hôm dừng chân bên bờ sông Hằng và nghe nói đến từ “Đại Ngã” (Brahman). Trí óc của tôi bị thôi thúc mạnh mẽ, dường như tôi đã tìm được điều tôi muốn. Tôi quyết định dừng chân nơi đây học đạo với Swami Krishnanandaji.

Tôi học hỏi ý nghĩa kinh Vệ Đà và chú trọng nhiều đến bộ Upanishads. Với tấm lòng cương quyết có được kinh nghiệm tâm linh, tôi đã nhập thất thiền định nhiều năm trên rặng Hy Mã Lạp Sơn. Một hôm thấy trong lòng ngây ngất rạo rực bởi một cảm giác an tĩnh lạ thường, tôi vội báo tin cho thầy tôi biết rằng: “Nếu tiếp tục cố gắng khoảng sáu tháng nữa tôi có thể giác ngộ”. Thầy tôi không nói gì chỉ lắc đầu rồi yêu cầu tôi trở lại động đá suy gẫm thật kỹ về một đề tài của kinh Vệ Đà: “Khiêm tốn là bước đầu của tất cả sự tiến bộ”. Sau khi suy gẫm kỹ lưỡng về đề tài trên, tôi ý thức rằng người ta không thể tự hào với một công phu nhỏ bé như thế được, tôi bèn cương quyết nhập thất trọn đời. Tôi báo tin cho thầy tôi biết rằng “Tôi sẽ từ bỏ thế gian này để thực hành thiền định cho đến khi chết”. Một lần nữa thầy tôi lắc đầu và nói rằng: “Tại sao con lại nghĩ rằng con có thể từ bỏ thế gian này hoặc thế gian này sẽ từ bỏ con? Hãy suy gẫm thêm nữa về sự liên hệ giữa cá nhân và thế giới”. Thế là tôi lại chui vào động đá để suy gẫm thêm.

Mùa mưa đến với rắn rết, côn trùng bò đầy vào trong hang nhưng tôi vẫn không sờn lòng, tôi ao ước có được kinh nghiệm tâm linh trước khi giấy thông hành của tôi hết hạn. Tuy nhiên thời gian là một thử thách lớn, sau mấy năm nhập thất mà vẫn chưa trải nghiệm được điều tôi muốn, lòng phiêu lưu mạo hiểm thúc giục tôi lên đường. Tôi muốn biết ngoài giáo lý Vệ Đà còn có những giáo lý nào khác nữa hay không? Biết đâu tôi có thể học hỏi thêm được điều gì hay hơn chăng? Biết đâu tôi có thể tìm được một giáo lý nào thích hợp với tôi hơn nữa? Thế là tôi từ giã động đá để đi Katmandu.

Tôi dừng chân trước một trại dành cho người Tây Tạng di tản. Việc những người dân hiền lành chất phác phải rời bỏ mảnh đất quê hương làm cho tôi xúc động. Hơn lúc nào hết, tôi ý thức rõ rệt về sự liên hệ giữa cá nhân tôi và thế giới bên ngoài. Tôi lập tức tình nguyện làm người quản lý ở trại này. Tôi thành lập trường học, thiết lập trạm y tế, họp báo kêu gọi thế giới ý thức về tình trạng khốn khổ của những con người ở đây. Tôi nghĩ rằng nhờ công tác xã hội này tôi sẽ tìm được điều tôi muốn nhưng không hiểu sao tôi vẫn thấy thiếu thốn một điều gì đó. Đời sống đối với tôi bỗng trở nên khó khăn hơn bao giờ hết.

Hằng ngày tôi thường lái xe chuyên chở thực phẩm cho trại, đi qua những con đường đèo nhỏ hẹp trên rặng Tuyết Sơn. Tôi nhìn thấy hàng trăm xác xe hơi dưới đáy thung lũng, chỉ một lơ đãng một chút là cả người và xe đều rơi xuống vực sâu. Cái chết bắt đầu ám ảnh tâm trí tôi hơn bao giờ hết. Tôi nghĩ nhiều về cái chết, về đời sống và bắt đầu sợ hãi.

Tôi vừa lái xe vừa cầu nguyện, đôi khi tôi còn đọc những bài thần chú Tây Tạng nữa. Không ai muốn chết trước khi được một quyền năng nào đó “bảo đảm“ cho.

Qua công việc xã hội, tôi quen biết Linh mục Moran và Hòa thượng Serkong Rimpochen. Tôi than thở với hai vị này rằng: “Khi xưa tôi vẫn nghĩ đời sống là một cái gì đẹp đẽ nhưng hiện nay tôi lại thấy đời sống sao đầy những khó khăn, không sao thoải mái được”. Cả hai khuyên tôi phải có một thái độ với cuộc sống. Linh mục Moran khuyên tôi cầu nguyện Thượng Đế nhiều lần trong ngày. Hòa thượng Serkong khuyến khích áp dụng một kỷ luật chặt chẽ để kiểm soát thân và tâm. Tuy nhiên tôi không tuân giữ được điều gì vì đầu óc của tôi lúc đó cứ bị giày vò, xung đột bởi một cảm giác trống rỗng, thiếu thốn không thể diễn tả.

Ít lâu sau tôi trở lại đạo viện Sivananda khóc lóc với đạo sư Krishnanandaji: “Con không thể sống với cái thế giới đầy phiền não này được nữa, con quyết định nhập thất thiền định cho đến khi đạt được kinh nghiệm tâm linh. Con không muốn du lịch hay làm công việc xã hội nữa mà chỉ ao ước kinh nghiệm được Thượng Đế mà thôi. Từ nay con nhất quyết đoạn tuyệt với thế giới bên ngoài”.

Một lần nữa đạo sư Krishnanandaji lại lắc đầu nói rằng: “Tại sao con lại nghĩ mình có thể từ bỏ thế giới này? Thượng Đế và thế giới này đâu phải hai phần cách biệt, hãy tập trung tư tưởng để suy gẫm thật kỹ về đề tài này”. Từ đó bên dòng nước sông Hằng, tôi đắm mình vào việc thiền định, suy gẫm về cuộc đời đã qua của mình. Cho đến lúc đó, tôi mới hiểu được rằng cuộc sống “thiếu ý thức” của tôi khi trước chỉ là những gì chập chờn như giấc mộng. Tuy hiểu được vậy nhưng tôi vẫn chưa biết cách sống làm sao cho thoải mái để tìm sự an tĩnh trong nội tâm.

Sau một thời gian thiền định, quán tưởng, lòng phiêu lưu mạo hiểm lại thúc giục tôi lên đường. Tôi tự nhủ, biết đâu tôi có thể học hỏi thêm được điều gì hay hơn chăng? Tôi qua Nga, Đông Âu và Tây Âu trình diễn âm nhạc và dừng chân ở một làng nhỏ nước Ý. Tại đây tôi gặp Linh mục Padre Pio, một người mà trên thân thể có những bí tích (những dấu vết đóng đinh giống như Chúa Jesus, mỗi năm cứ đến thời gian trước lễ Phục Sinh thì những vết thương đó lại chảy máu một cách kỳ lạ).

Tôi được Linh mục Pio chỉ dẫn rất nhiều về giáo lý bí truyền chỉ phổ biến trong những dòng tu kín. Sống gần Linh mục, tôi trải nghiệm được một sự bình an lạ lùng, mỗi khi Ngài giơ tay ban phép lành thì tôi lại thấy trong người dào dạt một cảm giác bình an vô hạn. Hàng ngày tôi tham dự khóa lễ tại nhà thờ San Giovani, lòng yêu thương sùng kính của tôi đối với đấng Christ gia tăng mãnh liệt. Tôi muốn gia nhập dòng tu kín, trở thành một nữ tu dành trọn cuộc đời cầu nguyện Thiên Chúa nhưng tôi vẫn ngần ngại vì không quên cái ý thức về Đại Ngã (Brahman) và những kinh nghiệm thu thập bên dòng sông Hằng. Tôi cảm thấy trong người bị xâu xé bởi một cảm giác mâu thuẫn. Một mặt muốn quay về với triết lý phương Đông nhưng mặt khác tôi lại thấy thoải mái với lối giải thích của thần học phương Tây.

Ít lâu sau tôi nhận lời mời của giáo sư John Bennett qua Luân Đôn nghiên cứu công trình còn lại của Gurdjieff, một triết gia kiêm nhạc sĩ nổi tiếng. Gurdjieff đã dung hòa được tư tưởng Đông và Tây qua những lời khuyên hết sức thực tế, ngoài ra ông cũng là một nhạc sĩ nên tôi nghĩ rằng một nhạc sĩ tôi có thể thông cảm với nhạc sĩ hơn.

Tôi chuyên tâm nghiên cứu công trình của Gurdjieff. Một hôm đang đi bộ trên đường Oxford, tôi bỗng ý thức được một cảm giác tự do kỳ lạ, tôi không còn thấy mình là mình nữa mà cứ lâng lâng như được nâng lên một bình diện nào đó cao hơn. Tôi ngây ngất một lúc rất lâu và ý thức được điều Gurdjieff vẫn nói: “Sự ý thức toàn vẹn về sự sống”.

Tôi kể cho giáo sư Bennett nghe về kinh nghiệm này và ngỏ ý muốn tìm một nơi yên tĩnh để suy gẫm thêm. Giáo sư Bennett không đồng ý, ông nói: “Tách ra khỏi đời sống không phải là điều Gurdjieff chủ trương; sống và ý thức sự sống, ý thức sự chuyển hóa của mình với đời sống mới là điều quan trọng”. Tôi không đồng ý với giáo sư Bennett, đầu óc của tôi vẫn khăng khăng nghĩ rằng tôi có thể tìm đến một nơi chốn nào đó để sống trọn vẹn với cái cảm giác bình an đó mãi. Tôi tìm đến một tu viện hẻo lánh ở châu Phi và tuyên bố với tu sĩ trưởng: “Tôi đến đây để tìm sự yên tĩnh, để suy gẫm, để nghiên cứu, để kinh nghiệm…”. Trước khi tôi có dịp nói hết lời thì tu sĩ này đã lạnh lùng ngắt lời: “Muốn sống tại đây thì ai cũng phải làm việc. Tôi giao cho bà một số văn kiện, giấy tờ, bà có bổn phận chép ra thành nhiều bản, gửi đến địa chỉ trong danh sách này. Yêu cầu bà làm việc ngay vì đây đều là những thư khẩn cả”.

Thế là tôi thấy mình “è cổ” ra sao chép những văn kiện, giấy tờ. Lúc đó không có máy photocopy, không có máy vi tính như hiện nay nên mọi việc đều phải làm bằng tay. Khi tôi trình lên tu sĩ xấp văn thư dầy cộm, ông này liếc qua mấy hàng và phê bình ngay: “Bà làm việc cẩu thả, chữ viết nghiêng ngả, những con tem dán không thẳng hàng. Yêu cầu bà hãy làm lại, bà hãy ngâm những con tem vào nước, bóc ra rồi dán lại cho thật ngay hàng thẳng lối. Tuyệt đối không được phí phạm một thứ gì vì phong bì, giấy tờ và những con tem đều tốn kém, phí phạm nó sẽ gây thiệt hại cho ngân quỹ nơi đây. Yêu cầu bà làm việc cho thật nghiêm chỉnh vì đó là đường lối tại đây, nếu không được như thế xin bà rời nơi này ngay lập tức”.

Tôi không thể tin rằng một người mang danh tu sĩ lại ăn nói lạnh lùng, bất lịch sự như vậy. Từ trước đến nay tôi là người nổi tiếng, đi đâu cũng được kính trọng, nể vì, không ai ăn nói hỗn xược như vậy với tôi nhưng rồi tôi cũng dẹp bỏ tự ái, cắn răng hoàn tất công việc được giao phó. Đến khi đó vị tu sĩ mới dịu giọng hỏi tôi: “Thưa bà, bà muốn học hỏi điều chi?”. Tôi nói ngay mà không cần suy nghĩ: “Tôi muốn được trải nghiệm về sự hợp nhất với đấng Vô Cùng”. Vừa nghe vậy, tu sĩ đã lạnh lùng: “Thế thì bà đi lầm chỗ rồi, tại đây chúng tôi chỉ chủ trương ý thức tất cả mọi hành động và hoàn hảo trong mọi hành động mà thôi”. Tôi sững sờ một lúc nhưng rồi quyết định sống tại đó một thời gian xem sao vì biết đâu tôi có thể học hỏi thêm được điều gì hay hơn chăng?

Ngày tháng trôi qua, tôi bị ép buộc phải làm nhiều việc một cách vô cùng cực nhọc. Tôi dậy sớm quét nhà, lau dọn, lau chùi nhà vệ sinh và tất cả mọi việc lao động trong tu viện, thế mà tôi còn bị chỉ trích và phê bình đủ thứ. Hình như người ta cố tình áp dụng “kỷ luật sắt” riêng với tôi. Dù tôi làm việc tốt đến đâu người ta cũng có thể tìm cách chê trách được, dĩ nhiên lúc đầu tự ái của tôi bị va chạm mạnh nhưng rồi sau cũng quen đi. Điều tôi không ngờ là cái bản ngã tự cao tự đại, đầy kiêu căng phách lối của tôi nhờ thế mà cũng giảm dần theo thời gian. Cái cảm giác thiếu thốn khó chịu cũng theo đó mà biến mất, tôi bắt đầu cảm thấy thoải mái với chính mình nhiều hơn. Khi biết thoải mái với mình thì người ta bắt đầu nghĩ đến người khác và tôi đã suy nghĩ nhiều về mối liên hệ giữa cá nhân và xã hội. Tôi thấy từ trước đến nay tôi sống một cách ích kỷ quá. Do đó, khi một phái đoàn truyền giáo đi ngang, tôi vội tháp tùng theo họ đến Nam Phi. Tại đây tôi dồn sức ra làm việc xã hội, mở trường học, lập trạm y tế, sống trong những làng mạc của người da đen.

Công việc hoạt động này giúp tôi có cơ hội tiếp xúc với nhiều nhân vật quan trọng của châu Phi. Tôi thấy người ta đã cố tình loại bỏ tên tuổi những người da đen trong các công trình xây dựng quan trọng tại đây. Cuốn niên giám nhân vật châu Phi, “Who’s who in Africa”, không hề đề cập đến bất cứ một người da màu nào.

Sự bất công, kỳ thị chủng tộc của người da trắng đã thúc đẩy tôi phải làm một điều gì đó. Tôi dành thời gian nghiên cứu để xuất bản một cuốn niên giám nhân vật khác. Lúc đầu tôi nghĩ nó chỉ mất khoảng sáu tháng là nhiều, sau đó tôi sẽ tìm về một làng mạc hẻo lánh để tiếp tục công tác xã hội và thiền định. Nhưng sáu tháng lại biến thành bốn năm. Công trình nghiên cứu cuốn niên giám nhân vật đòi hỏi một sự kiên nhẫn, bền chí và cương quyết trong môi trường mà sự kỳ thị chủng tộc và nỗi bất công là lẽ đương nhiên. Cho đến khi đó, tôi mới ý thức được sự ích lợi của thời gian sống trong kỷ luật tuyệt đối tại tu viện kia. Thời gian làm việc tại châu Phi giúp tôi ý thức giá trị của cuộc sống và hiểu biết về bản thân mình nhiều hơn. Tôi biết cách sống một cách thoải mái, bình dị và quyết định châu Phi là quê hương thứ hai của tôi.

Để nghiên cứu làm cuốn niên giám nhân vật, tôi đã du lịch qua nhiều làng mạc, quốc gia tại châu Phi. Một người phù thủy đã nói với tôi: “Bà sẽ trở thành một giáo sư và có rất nhiều học trò”. Tôi không tin những điều tiên đoán vu vơ nên gạt đi, viện lẽ tôi không hề có bằng cấp về sư phạm và cũng không có ý định mở trường dạy dỗ ai hết, nhưng ông này nhấn mạnh: “Quá nhiều người không ý thức được điều họ làm và cần giúp đỡ. Thế giới này thiếu gì người có bằng cấp nhưng nếu họ không ý thức được chính họ thì làm sao họ có thể giúp đỡ hay dạy dỗ ai? Bà có nhiều kinh nghiệm cá nhân, và bà nên chia sẻ điều này với người khác”.

Tôi không để ý đến lời khuyên của ông này nhưng sau khi cuốn sách được xuất bản, tôi được nhiều nơi mời diễn thuyết và một bất ngờ xảy ra. Đa số thính giả chỉ muốn nghe tôi nói về những kinh nghiệm cá nhân của tôi hơn là tiểu sử nhân vật mà tôi ghi chép trong cuốn niên giám nhân vật. Chỉ ít lâu sau, người ta chính thức mời tôi diễn thuyết về những kinh nghiệm tâm linh thay vì những đề tài khác. Số thính giả mỗi ngày một đông, nhiều người cho biết họ tìm được sự thoải mái sau khi áp dụng những phương pháp mà tôi đề xướng.

Ít lâu sau tôi gặp lại người phù thủy nọ. Lần này ông ta cho biết: “Bà sẽ rời châu Phi đi diễn thuyết khắp nơi trên thế giới, bà sẽ giúp đỡ nhiều người hơn nữa…”. Tuy bán tín bán nghi nhưng tôi đã trả lời: “Tôi chán du lịch lắm rồi, tôi chỉ muốn sống yên ổn tại đây thôi. Không ai có thể bắt tôi đi đâu nữa”. Người phù thủy thản nhiên nói: “Điều bà muốn và điều Ngài muốn có thể không giống nhau, nhưng rồi bà sẽ học được điều cần phải học”.

Kiên định với suy nghĩ của mình, tôi cho đi tất cả quần áo, hành trang, và cương quyết không đi đâu nữa. Vài tháng sau tôi được mời nói chuyện tại câu lạc bộ phụ nữ ở New York. Tôi nghĩ thầm: “Dự một buổi diễn thuyết ngắn ngủi về phong tục và văn hóa châu Phi rồi trở về đây ngay thì ăn nhằm gì”. Thế là tôi thu xếp hành trang lên đường qua Hoa Kỳ.

Khi đến New York, tôi được biết đạo sư Baba Muktananda cũng đang diễn thuyết ở đó. Tôi đã nghe nhiều người nói về ông này khi còn ở Ấn Độ nên nhủ thầm đây quả là dịp may hãn hữu vì biết đâu tôi có thể học hỏi thêm được điều gì hay hơn chăng?

Tôi ngồi trên hàng ghế đầu nghe Baba Muktananda diễn thuyết về những kinh nghiệm tâm linh. Tôi băn khoăn tự hỏi: “Tại sao trải qua bao công phu tu tập, thiền định và quán tưởng mà tôi vẫn chưa có được kinh nghiệm tâm linh nào?”. Đang diễn thuyết, đạo sư Baba bỗng ngưng nói, nhìn thẳng vào chỗ tôi và thong thả nói:

– Này chị kia, chị chưa trải nghiệm được gì vì chị còn ích kỷ, tham lam và có nhiều ràng buộc quá.

Tuy giật mình nhưng là một phụ nữ quen hoạt động, tôi đã trấn tĩnh ngay:

– Ông nói tôi ư? Tôi có nhiều ràng buộc sao?

Baba thản nhiên:

– Đúng thế, nếu không tin chị hãy nhìn vào ví của chị mà xem.

Tôi lục chiếc ví nhỏ, ngoài các đồ dùng cá nhân lặt vặt thì trong ví chỉ còn mỗi chiếc vé máy bay về châu Phi ngày hôm sau thôi. Dĩ nhiên tôi phải trở về châu Phi… Ngay lúc đó, một ý nghĩ nổi lên trong đầu, tôi run giọng:

– Ông muốn nói người ta có thể bị ràng buộc vào một quốc gia, một lục địa, một lý tưởng hay một con chó. Nếu người ta cứ mải miết suy nghĩ về những điều mình muốn nhiều hơn suy gẫm về những điều cao thượng khác?

Quả thế, thời gian gần đây tôi thường nghĩ đến châu Phi, nghĩ đến những công trình mà tôi đã xây dựng tại đây, nghĩ đến những làng mạc hẻo lánh, những người dân quê chất phác hồn nhiên, những nơi chốn mà tôi đã cải thiện được và cảm thấy hết sức hãnh diện nhưng tôi không bao giờ nghĩ mình lại bị ràng buộc vào đó. Không hiểu sao Baba đọc được ý tưởng thầm kín của tôi, ông nói luôn:

– Chị không nghĩ chị bị ràng buộc hay sao? Nếu vậy chị nghĩ sao khi phải từ bỏ tất cả những nơi đó để sống tại Hoa Kỳ?

Sống tại Hoa Kỳ ư? Không bao giờ! Không đời nào tôi muốn sống tại nơi mà các giá trị vật chất như tiền bạc, danh vọng được đề cao như những giá trị tối thượng. Không đời nào tôi muốn chui rúc vào những phiền toái của đời sống mà tôi đang cố gắng thoát ra. Tôi đã đoạn tuyệt với nó từ lâu rồi kia mà. Một lần nữa Baba nói lớn:

– Này chị kia, chính những điều mà chị muốn tránh né đã ràng buộc chị vào những điều khác. Chị không thể trốn chạy mãi như thế được, chị có muốn thực sự trải nghiệm những điều cao thượng tốt lành không?

Tôi im lặng, câu nói của Baba như có một sức mạnh phá tung tất cả quan niệm từ trước đến nay của tôi. Tôi ngồi im, sững sờ, nhưng trong đầu của tôi là cả bãi chiến trường. Sau cùng tôi mở ví, rút tấm vé máy bay đưa cho Baba. Ông cầm tấm vé trên tay và thong thả nói riêng với tôi:

– Chị có chắc chị sẽ làm như vậy không?

Tôi biết ông ám chỉ điều gì. Tôi nói qua hàng lệ:

– Thưa có, tôi muốn kinh nghiệm được Thượng Đế.

Tôi không trở lại châu Phi nữa mà tìm đến một khách sạn nhỏ gần đó tập trung công phu vào việc thiền định và suy gẫm về sự tự do tuyệt đối, về sự cởi bỏ ràng buộc. Tôi không còn nghĩ đến điều mình muốn nữa, không còn nghĩ đến quá khứ, đến những phiền toái, những điều mà tôi muốn xa lánh. Tôi chỉ chuyên tâm suy nghĩ về những điều cao thượng tốt lành. Từ khi ý thức được điều này, công phu thiền định của tôi tăng tiến rõ rệt, tôi cảm thấy như được che chở trong một luồng từ điện yên tĩnh an lành nào đó. Nhưng rồi một vọng niệm lại nảy sinh trong đầu óc tôi, tôi ao ước sẽ an trú trong trạng thái an lạc này mãi mãi. Ý tưởng đó vừa nảy sinh tôi đã hối hận nhưng đã muộn, chỉ vài giờ sau, người chủ khách sạn đã đến đập cửa đòi tiền và tôi nhận ra rằng tôi đã tiêu sạch số tiền dự trữ mang theo.

Để kiếm sống, tôi đành trở lại việc diễn thuyết về đề tài tâm linh. Số thính giả mỗi ngày một đông nhưng tôi vẫn không quên trạng thái an lạc mà tôi đã trải nghiệm được trong khi thiền định. Tôi mong có thể tìm một nơi chốn vắng vẻ, yên tĩnh để an trú trong trạng thái an bình đó.

Cơ hội đã đến khi một người bạn cho biết anh có một căn nhà nghỉ mát nhỏ nằm sâu trong rừng, nếu muốn, tôi có thể đến sống tại đó mà không phải trả tiền thuê mướn chi cả. Căn nhà này không có những tiện nghi như điện, nước hay lò sưởi vì chủ nhân chỉ tạm trú mỗi khi săn bắn mà thôi. Tôi vội vã chộp ngay cơ hội hiếm có này.

Đời sống tại đây không dễ dàng như tôi nghĩ, hàng ngày tôi phải gánh nước từ một dòng suối nằm sâu dưới đáy thung lũng lên nhà. Tuy nhiên tôi học cách ý thức từng cử chỉ và hành động của mình và tìm sự bình an trong mọi hành động. Tôi thoải mái khi giặt giũ quần áo dưới suối, khi nấu ăn, khi lau nhà và việc tu thiền của tôi càng ngày càng tiến bộ. Tôi nhủ thầm sẽ không đi đâu nữa vì tôi đã tìm được một nơi trú ẩn thoải mái, đã tìm được điều tôi ao ước bấy lâu nay. Nếu những bậc đã chứng ngộ đều đạt đạo tại những nơi hoang vu cô tịch thì biết đâu điều đó lại chẳng xảy ra cho tôi?

Một ngày mùa đông, thời tiết lạnh giá, chỉ trong thoáng giây nhiệt độ trong nhà đã sụt xuống đến mức khủng khiếp. Chiếc lò sưởi xách tay nhỏ tự nhiên không hoạt động nữa mặc dù nó vẫn còn đủ dầu. Tôi mặc tất cả quần áo vào cơ thể để chống lạnh và thực tập phương pháp Yoga về Nhiệt Công. Không hiểu vì lý do nào mà mọi ngày tôi có thể chịu đựng được thời tiết giá lạnh nhưng lần này lại khác, một luồng hơi lạnh ở đâu thấm vào cơ thể khiến chân tay tôi đông cứng. Tôi cố gắng tập trung tư tưởng để thiền định, mọi khi tôi có thể nhập thiền dễ dàng nhưng hôm nay người tôi cứ run lên vì lạnh. Tôi cố gắng làm tất cả những gì tôi biết để chống lạnh nhưng vô hiệu, hơi lạnh như muôn ngàn con dao sắc bén đâm sâu vào da thịt. Tôi bắt đầu lo sợ, từ đây ra đến làng gần nhất cũng phải mất hơn mười cây số, mười cây số đường bộ trong cái lạnh kinh hồn này quả là một thử thách vô cùng lớn lao.

Đến gần sáng, không thể chịu đựng được nữa tôi đành thu thập hành trang lên đường. Tôi run rẩy bước đi trong làn gió bấc rét căm căm, toàn thân tôi như bị đông cứng trong cái lạnh kinh hồn. Tuyệt nhiên không một tiếng động nào mà chỉ có tiếng chân lê bước trên con đường mòn nhỏ phủ đầy tuyết trắng.

Ba giờ sau, tôi dừng chân trước quán ăn ở đầu làng, chưa bao giờ mùi cà phê nóng lại có thể quyến rũ tôi đến thế. Ánh đèn điện sáng choang, tiếng người nói ồn ào, mùi xào nấu thơm phức… Hơn lúc nào hết, tôi ý thức ngay cảm giác hoan hỷ khi được trở lại với cái thế giới mà tôi vẫn muốn từ bỏ nó. Tôi ngồi trên chiếc ghế bành ấm áp của nhà hàng và ý thức rằng: “Tôi đã làm tất cả những gì có thể làm để từ bỏ thế gian vì tôi nghĩ thế gian này và tôi là hai thực thể tách biệt. Cho đến lúc đó tôi mới ý thức rằng tôi chính là một phần của thế gian này và vì là một phần của nó, tôi không thể tách riêng ra được. Chính sự ham muốn đã thúc đẩy tôi đi tìm tất cả, kể cả những kinh nghiệm tâm linh. Nhưng trải qua nhiều biến cố rời rạc, tôi mới thấy rõ một sự liên hệ, gắn bó, có ý nghĩa vô cùng giữa tôi và thế giới này. Tôi đã học được bài học mà tôi phải học”.

Tôi trở lại với công việc diễn thuyết, số khán giả mỗi ngày một đông hơn trước. Điều tôi trải nghiệm được trong buổi sáng mùa đông hôm đó đã dạy cho tôi một bài học vô cùng quý giá. Thật ra những điều này tôi vẫn biết qua sách vở, kinh điển, qua sự dạy dỗ của các đạo sư, nhưng tôi chưa thực sự trải nghiệm nó, ý thức được nó.

Có lẽ chúng ta không học được bài học mà chúng ta phải học nên chúng ta cứ phải học đi học lại mãi cho đến khi nào thực sự học được điều cần phải học vì đời sống tự nó vốn không có tính cách cá nhân. Khi cần tĩnh tâm trong sự cô tịch thì hoàn cảnh đó sẽ đến với chúng ta; khi cần hoạt động thì hoàn cảnh sẽ thúc giục chúng ta hoạt động. Tất cả mọi sự mong cầu, ao ước, dù là ao ước một sự bình an cũng đều là những vọng niệm, và nếu là những vọng niệm thì nó đều cần phải được loại trừ.

– Darshani Deane

Trong nhiều năm qua, tôi đã diễn thuyết khắp nơi về nhiều đề tài khác nhau như “Con đường chuyển hóa”, “Định hướng cho tương lai”, “Hạnh phúc và đau khổ”, v.v. Thính giả của tôi gồm đủ mọi tầng lớp trong xã hội: chủ doanh nghiệp, nhà quản lý, giáo sư đại học, sinh viên, học sinh, quân nhân, công chức, thợ thuyền, người nội trợ, v.v. Sau buổi nói chuyện thường có buổi thảo luận, một số người đã đặt những câu hỏi tương tự như sau:

Cuộc đời của tôi là một chuỗi đau khổ, bà có cách nào giúp tôi không?

Tại sao những bất hạnh lại xảy đến cho tôi? Tôi đã làm gì nên tội?

Tại sao lúc nào tôi cũng cảm thấy bất an, lo sợ? Tôi đã áp dụng nhiều phương pháp, từ uống thuốc an thần đến thiền định nhưng không đạt kết quả gì. Liệu bà có giúp được gì cho tôi hay không?

Làm thế nào để một người bình thường như tôi có thể sống thoải mái trong cuộc đời hiện tại?

Tôi đã tập thiền trong nhiều năm mà chẳng thấy kết quả gì khả quan. Theo bà tôi phải làm gì nữa đây?

Tại sao khi ở nhà tôi thấy thoải mái dễ chịu nhưng khi vào đến cơ quan thì những nỗi bực bội, phiền hà lại nổi lên?

Tôi đã theo học với nhiều thầy, tu nhiều phương pháp khác nhau nhưng càng ngày càng thấy bối rối hơn. Tôi không biết phải làm gì nữa bây giờ?

Tại sao tôi cứ cảm thấy tuyệt vọng?

Làm thế nào để đối diện với cái chết?

Chúng ta có thực sự tự do không?

Sau khi tiếp xúc với họ, tôi thấy dù ở địa vị hay hoàn cảnh nào trong xã hội, đa số đều có những tâm trạng và thắc mắc như nhau. Điều này khiến tôi suy luận rằng nếu những người tôi đã gặp đều có những ưu tư giống nhau thì những người tôi chưa gặp chắc cũng có những tâm sự tương tự. Nếu đã giúp được một số người qua các buổi hội thảo thì biết đâu tôi cũng giúp được người khác qua hình thức một cuốn sách nhỏ ghi lại những điều tôi đã thu thập được.

Phần lớn những câu trả lời của tôi đều dựa trên các phương pháp đã được truyền dạy và thực hành tại phương Đông trong nhiều thế kỷ. Dĩ nhiên nó không giống cách chữa bệnh của khoa phân tâm vốn dựa trên căn bản “Phân tích mọi việc bằng lý luận, đưa nó ra ánh sáng rồi mọi việc tự nó giải quyết”. Tôi quan niệm rằng: Tâm hồn con người hiện nay đã trở nên quá máy móc, thụ động, không thể tự chữa cho nó bằng lý luận thông thường. Nó cần phải được nâng lên một bình diện khác cao hơn để mở rộng ra, nhìn mọi sự qua một nhãn quan mới. Chỉ có áp dụng cách đó, việc chữa trị mới mang lại kết quả tốt đẹp.

Tôi khám phá ra phương pháp này một cách ‘tình cờ”, nhưng dường như trong đời không có gì gọi là tình cờ được thì phải. Tôi xin chia sẻ với các bạn về kinh nghiệm bản thân như sau:

Cách đây không lâu, tôi là một nhạc sĩ nổi tiếng trình diễn âm nhạc khắp thế giới nhưng tôi chưa thỏa mãn với chính mình, hình như tôi còn muốn một cái gì nữa mà lúc đó tôi chưa ý thức rõ rệt. Tôi lái xe hơi vòng quanh thế giới, khởi sự từ châu Âu, qua Trung Đông với ý định sẽ đi khắp châu Phi, châu Á trước khi trở về châu Mỹ. Cuộc hành trình đưa tôi đến bờ sông Hằng xứ Ấn Độ. Hôm đó tôi dừng chân trước đạo viện Sivananda nơi đạo sư Krishnanandaji đang giảng kinh Vệ Đà. Dĩ nhiên tôi chưa bao giờ nghe nói đến kinh Vệ Đà và cũng chẳng biết vị đạo sư đó là ai. Tôi chỉ muốn chụp vài tấm ảnh kỷ niệm để làm bằng chứng cho chuyến du lịch của tôi mà thôi. Hôm đó đại sư đã giảng cho học trò về Đại Ngã (Brahman), về cái lý tưởng tuyệt đối, không thể phân chia của vũ trụ. Vì lý do gì đó, đầu óc của tôi bỗng nhiên được đánh thức, tôi ý thức rằng từ trước đến nay cuộc đời của tôi chỉ là một giấc ngủ dài không tỉnh. Tôi nghe giảng một cách say sưa, quên cả thời gian, không gian và lý do cuộc thăm viếng đạo viện. Điều tôi hằng mong muốn nhưng chưa ý thức được bỗng hiện lên rõ rệt trong đầu óc tôi. Tôi quyết định dừng chân tại đây để học đạo. Năm đó tôi vừa tròn 35 tuổi.

Tôi xuất thân trong một gia đình trung lưu tại thành phố New York. Cha mẹ tôi tin rằng tôi có năng khiếu âm nhạc nên họ không quản tốn kém thuê giáo sư kèm riêng cho tôi. Giáo sư của tôi, một nhạc sĩ nghiêm khắc, đã quyết định rằng tôi phải trở thành một nghệ sĩ độc tấu nhạc cổ đìển, và chỉ nhạc cổ điển mà thôi. Điều này có nghĩa là tôi không được chơi các bài nhạc vui như Valse hay hòa tấu với những học sinh khác. Qua âm nhạc, tôi nhận thức được một sức sống mạnh mẽ tiềm tàng trong mình và khám phá rằng tôi có nhiều nhiệt thành với cuộc sống, lúc nào tôi cũng muốn vươn lên nắm bắt lấy một cái gì mặc dù lúc đó tôi không rõ mình thực sự muốn gì.

Không như những thiếu nữ cùng lứa tuổi, tôi tin rằng hạnh phúc chỉ có thể tìm thấy trong sự thành công về nghề nghiệp, danh vọng và “sống cho ra sống” chứ không phải ràng buộc trong những giới hạn của hôn nhân. Trong thời gian học đại học, tuy quen biết nhiều ngưòi nhưng không bao giờ tôi muốn bị lệ thuộc vào bất cứ ai.

Đời sống đối với tôi là một khu rừng đầy hoa thơm cỏ lạ với những buồi trình diễn trên đài phát thanh, đài truyền hình, trên sân khấu những hộp đêm sang trọng tại New York, Chicago, Paris, London v.v. Tôi đã trình diễn trên du thuyền của những vương tôn công tử hào hoa phong nhã. Giao thiệp với những người đàn ông từng trải, chín chắn. Nhiều người ngỏ lời cầu hôn và hứa hẹn một đời sống thoải mái cho tương lai nhưng tôi chỉ muốn tự do làm tất cả những gì mình muốn, và tôi vẫn còn muốn nhiều thứ lắm.

Nghề nghiệp đưa tôi vào nhiều chuyến du lịch đầy hứng thú từ Âu qua Á, từ những đô thị đông đúc ở châu Á đến những làng mạc hoang vu tại châu Phi. Tuy nhiên tôi không muốn chỉ là một nghệ sĩ thuần túy mà phải nhiều hơn thế nữa.

Tôi học lái máy bay và trở thành một phi công có hạng. Tôi đã một mình bay nhiều chuyến từ thành phố này qua thành phố khác. Tôi đã vẫy vùng trên không trung như một cánh chim giang hồ và đạt nhiều kỷ lục đáng kể. Lúc ấy, số phụ nữ có bằng lái máy bay còn rất hiếm nên tôi đã trở thành đề tài cho nhiều câu chuyện thời sự.

Tôi ham thích chơi cờ; ngoài việc giải trí thanh nhã, nó còn là môi trường để thử thách cá tính con người. Tôi đã tranh giải trong các hội quán quốc tế và hạ nhiều cao thủ xuất sắc. Trong các danh thủ môn cờ này, rất ít người thuộc phái nữ nên tên tuổi của tôi còn lẫy lừng hơn nữa; nhưng đối với tôi nó vẫn chưa đủ, tôi chẳng bao giờ cảm thấy thỏa mãn cả, tôi còn muốn nhiều hơn nữa kìa…

Tôi ký hợp đồng trình diễn tại châu Phi và lang thang nhiều năm trên lục địa nắng cháy này. Tôi sống trên một du thuyền lộng lẫy chạy dọc theo sông Nile suốt sáu tháng liền, nhưng rồi cuộc sống vương giả ấy làm tôi thấy nhàm chán. Tôi tìm đến một làng hẻo lánh, sống chung với những người nông dân trồng trọt rau trái. Tại đây tôi học được bài học về lòng hy sinh, nhẫn nại, sự gắn bó chặt chẽ với đất đai để biến mảnh đất sa mạc khô cằn thành những đồn điền trù phú, nhưng không hiểu sao tôi không thấy mình gắn bó vào đâu cả.

Tôi trở lại châu Âu trình diễn âm nhạc một thời gian. Máu phiêu lưu thúc đẩy, tôi mua một chiếc xe Jeep để du lịch vòng quanh thế giới. Hầu như bất cứ nơi nào ghé qua, tôi cũng đều bị bao vây bởi rừng phóng viên, nhà báo tò mò muốn tìm hiểu người phụ nữ đầu tiên dám du lịch thế giới một mình bằng xe ô tô. Cuộc du hành đưa tôi qua châu Phi, Trung Đông và rồi châu Á. Tôi đi dọc theo rặng Hy Mã Lạp Sơn hiểm trở để vào đồng bằng xứ Ấn, cho đến một hôm dừng chân bên bờ sông Hằng và nghe nói đến từ “Đại Ngã” (Brahman). Trí óc của tôi bị thôi thúc mạnh mẽ, dường như tôi đã tìm được điều tôi muốn. Tôi quyết định dừng chân nơi đây học đạo với Swami Krishnanandaji.

Tôi học hỏi ý nghĩa kinh Vệ Đà và chú trọng nhiều đến bộ Upanishads. Với tấm lòng cương quyết có được kinh nghiệm tâm linh, tôi đã nhập thất thiền định nhiều năm trên rặng Hy Mã Lạp Sơn. Một hôm thấy trong lòng ngây ngất rạo rực bởi một cảm giác an tĩnh lạ thường, tôi vội báo tin cho thầy tôi biết rằng: “Nếu tiếp tục cố gắng khoảng sáu tháng nữa tôi có thể giác ngộ”. Thầy tôi không nói gì chỉ lắc đầu rồi yêu cầu tôi trở lại động đá suy gẫm thật kỹ về một đề tài của kinh Vệ Đà: “Khiêm tốn là bước đầu của tất cả sự tiến bộ”. Sau khi suy gẫm kỹ lưỡng về đề tài trên, tôi ý thức rằng người ta không thể tự hào với một công phu nhỏ bé như thế được, tôi bèn cương quyết nhập thất trọn đời. Tôi báo tin cho thầy tôi biết rằng “Tôi sẽ từ bỏ thế gian này để thực hành thiền định cho đến khi chết”. Một lần nữa thầy tôi lắc đầu và nói rằng: “Tại sao con lại nghĩ rằng con có thể từ bỏ thế gian này hoặc thế gian này sẽ từ bỏ con? Hãy suy gẫm thêm nữa về sự liên hệ giữa cá nhân và thế giới”. Thế là tôi lại chui vào động đá để suy gẫm thêm.

Mùa mưa đến với rắn rết, côn trùng bò đầy vào trong hang nhưng tôi vẫn không sờn lòng, tôi ao ước có được kinh nghiệm tâm linh trước khi giấy thông hành của tôi hết hạn. Tuy nhiên thời gian là một thử thách lớn, sau mấy năm nhập thất mà vẫn chưa trải nghiệm được điều tôi muốn, lòng phiêu lưu mạo hiểm thúc giục tôi lên đường. Tôi muốn biết ngoài giáo lý Vệ Đà còn có những giáo lý nào khác nữa hay không? Biết đâu tôi có thể học hỏi thêm được điều gì hay hơn chăng? Biết đâu tôi có thể tìm được một giáo lý nào thích hợp với tôi hơn nữa? Thế là tôi từ giã động đá để đi Katmandu.

Tôi dừng chân trước một trại dành cho người Tây Tạng di tản. Việc những người dân hiền lành chất phác phải rời bỏ mảnh đất quê hương làm cho tôi xúc động. Hơn lúc nào hết, tôi ý thức rõ rệt về sự liên hệ giữa cá nhân tôi và thế giới bên ngoài. Tôi lập tức tình nguyện làm người quản lý ở trại này. Tôi thành lập trường học, thiết lập trạm y tế, họp báo kêu gọi thế giới ý thức về tình trạng khốn khổ của những con người ở đây. Tôi nghĩ rằng nhờ công tác xã hội này tôi sẽ tìm được điều tôi muốn nhưng không hiểu sao tôi vẫn thấy thiếu thốn một điều gì đó. Đời sống đối với tôi bỗng trở nên khó khăn hơn bao giờ hết.

Hằng ngày tôi thường lái xe chuyên chở thực phẩm cho trại, đi qua những con đường đèo nhỏ hẹp trên rặng Tuyết Sơn. Tôi nhìn thấy hàng trăm xác xe hơi dưới đáy thung lũng, chỉ một lơ đãng một chút là cả người và xe đều rơi xuống vực sâu. Cái chết bắt đầu ám ảnh tâm trí tôi hơn bao giờ hết. Tôi nghĩ nhiều về cái chết, về đời sống và bắt đầu sợ hãi.

Tôi vừa lái xe vừa cầu nguyện, đôi khi tôi còn đọc những bài thần chú Tây Tạng nữa. Không ai muốn chết trước khi được một quyền năng nào đó “bảo đảm“ cho.

Qua công việc xã hội, tôi quen biết Linh mục Moran và Hòa thượng Serkong Rimpochen. Tôi than thở với hai vị này rằng: “Khi xưa tôi vẫn nghĩ đời sống là một cái gì đẹp đẽ nhưng hiện nay tôi lại thấy đời sống sao đầy những khó khăn, không sao thoải mái được”. Cả hai khuyên tôi phải có một thái độ với cuộc sống. Linh mục Moran khuyên tôi cầu nguyện Thượng Đế nhiều lần trong ngày. Hòa thượng Serkong khuyến khích áp dụng một kỷ luật chặt chẽ để kiểm soát thân và tâm. Tuy nhiên tôi không tuân giữ được điều gì vì đầu óc của tôi lúc đó cứ bị giày vò, xung đột bởi một cảm giác trống rỗng, thiếu thốn không thể diễn tả.

Ít lâu sau tôi trở lại đạo viện Sivananda khóc lóc với đạo sư Krishnanandaji: “Con không thể sống với cái thế giới đầy phiền não này được nữa, con quyết định nhập thất thiền định cho đến khi đạt được kinh nghiệm tâm linh. Con không muốn du lịch hay làm công việc xã hội nữa mà chỉ ao ước kinh nghiệm được Thượng Đế mà thôi. Từ nay con nhất quyết đoạn tuyệt với thế giới bên ngoài”.

Một lần nữa đạo sư Krishnanandaji lại lắc đầu nói rằng: “Tại sao con lại nghĩ mình có thể từ bỏ thế giới này? Thượng Đế và thế giới này đâu phải hai phần cách biệt, hãy tập trung tư tưởng để suy gẫm thật kỹ về đề tài này”. Từ đó bên dòng nước sông Hằng, tôi đắm mình vào việc thiền định, suy gẫm về cuộc đời đã qua của mình. Cho đến lúc đó, tôi mới hiểu được rằng cuộc sống “thiếu ý thức” của tôi khi trước chỉ là những gì chập chờn như giấc mộng. Tuy hiểu được vậy nhưng tôi vẫn chưa biết cách sống làm sao cho thoải mái để tìm sự an tĩnh trong nội tâm.

Sau một thời gian thiền định, quán tưởng, lòng phiêu lưu mạo hiểm lại thúc giục tôi lên đường. Tôi tự nhủ, biết đâu tôi có thể học hỏi thêm được điều gì hay hơn chăng? Tôi qua Nga, Đông Âu và Tây Âu trình diễn âm nhạc và dừng chân ở một làng nhỏ nước Ý. Tại đây tôi gặp Linh mục Padre Pio, một người mà trên thân thể có những bí tích (những dấu vết đóng đinh giống như Chúa Jesus, mỗi năm cứ đến thời gian trước lễ Phục Sinh thì những vết thương đó lại chảy máu một cách kỳ lạ).

Tôi được Linh mục Pio chỉ dẫn rất nhiều về giáo lý bí truyền chỉ phổ biến trong những dòng tu kín. Sống gần Linh mục, tôi trải nghiệm được một sự bình an lạ lùng, mỗi khi Ngài giơ tay ban phép lành thì tôi lại thấy trong người dào dạt một cảm giác bình an vô hạn. Hàng ngày tôi tham dự khóa lễ tại nhà thờ San Giovani, lòng yêu thương sùng kính của tôi đối với đấng Christ gia tăng mãnh liệt. Tôi muốn gia nhập dòng tu kín, trở thành một nữ tu dành trọn cuộc đời cầu nguyện Thiên Chúa nhưng tôi vẫn ngần ngại vì không quên cái ý thức về Đại Ngã (Brahman) và những kinh nghiệm thu thập bên dòng sông Hằng. Tôi cảm thấy trong người bị xâu xé bởi một cảm giác mâu thuẫn. Một mặt muốn quay về với triết lý phương Đông nhưng mặt khác tôi lại thấy thoải mái với lối giải thích của thần học phương Tây.

Ít lâu sau tôi nhận lời mời của giáo sư John Bennett qua Luân Đôn nghiên cứu công trình còn lại của Gurdjieff, một triết gia kiêm nhạc sĩ nổi tiếng. Gurdjieff đã dung hòa được tư tưởng Đông và Tây qua những lời khuyên hết sức thực tế, ngoài ra ông cũng là một nhạc sĩ nên tôi nghĩ rằng một nhạc sĩ tôi có thể thông cảm với nhạc sĩ hơn.

Tôi chuyên tâm nghiên cứu công trình của Gurdjieff. Một hôm đang đi bộ trên đường Oxford, tôi bỗng ý thức được một cảm giác tự do kỳ lạ, tôi không còn thấy mình là mình nữa mà cứ lâng lâng như được nâng lên một bình diện nào đó cao hơn. Tôi ngây ngất một lúc rất lâu và ý thức được điều Gurdjieff vẫn nói: “Sự ý thức toàn vẹn về sự sống”.

Tôi kể cho giáo sư Bennett nghe về kinh nghiệm này và ngỏ ý muốn tìm một nơi yên tĩnh để suy gẫm thêm. Giáo sư Bennett không đồng ý, ông nói: “Tách ra khỏi đời sống không phải là điều Gurdjieff chủ trương; sống và ý thức sự sống, ý thức sự chuyển hóa của mình với đời sống mới là điều quan trọng”. Tôi không đồng ý với giáo sư Bennett, đầu óc của tôi vẫn khăng khăng nghĩ rằng tôi có thể tìm đến một nơi chốn nào đó để sống trọn vẹn với cái cảm giác bình an đó mãi. Tôi tìm đến một tu viện hẻo lánh ở châu Phi và tuyên bố với tu sĩ trưởng: “Tôi đến đây để tìm sự yên tĩnh, để suy gẫm, để nghiên cứu, để kinh nghiệm…”. Trước khi tôi có dịp nói hết lời thì tu sĩ này đã lạnh lùng ngắt lời: “Muốn sống tại đây thì ai cũng phải làm việc. Tôi giao cho bà một số văn kiện, giấy tờ, bà có bổn phận chép ra thành nhiều bản, gửi đến địa chỉ trong danh sách này. Yêu cầu bà làm việc ngay vì đây đều là những thư khẩn cả”.

Thế là tôi thấy mình “è cổ” ra sao chép những văn kiện, giấy tờ. Lúc đó không có máy photocopy, không có máy vi tính như hiện nay nên mọi việc đều phải làm bằng tay. Khi tôi trình lên tu sĩ xấp văn thư dầy cộm, ông này liếc qua mấy hàng và phê bình ngay: “Bà làm việc cẩu thả, chữ viết nghiêng ngả, những con tem dán không thẳng hàng. Yêu cầu bà hãy làm lại, bà hãy ngâm những con tem vào nước, bóc ra rồi dán lại cho thật ngay hàng thẳng lối. Tuyệt đối không được phí phạm một thứ gì vì phong bì, giấy tờ và những con tem đều tốn kém, phí phạm nó sẽ gây thiệt hại cho ngân quỹ nơi đây. Yêu cầu bà làm việc cho thật nghiêm chỉnh vì đó là đường lối tại đây, nếu không được như thế xin bà rời nơi này ngay lập tức”.

Tôi không thể tin rằng một người mang danh tu sĩ lại ăn nói lạnh lùng, bất lịch sự như vậy. Từ trước đến nay tôi là người nổi tiếng, đi đâu cũng được kính trọng, nể vì, không ai ăn nói hỗn xược như vậy với tôi nhưng rồi tôi cũng dẹp bỏ tự ái, cắn răng hoàn tất công việc được giao phó. Đến khi đó vị tu sĩ mới dịu giọng hỏi tôi: “Thưa bà, bà muốn học hỏi điều chi?”. Tôi nói ngay mà không cần suy nghĩ: “Tôi muốn được trải nghiệm về sự hợp nhất với đấng Vô Cùng”. Vừa nghe vậy, tu sĩ đã lạnh lùng: “Thế thì bà đi lầm chỗ rồi, tại đây chúng tôi chỉ chủ trương ý thức tất cả mọi hành động và hoàn hảo trong mọi hành động mà thôi”. Tôi sững sờ một lúc nhưng rồi quyết định sống tại đó một thời gian xem sao vì biết đâu tôi có thể học hỏi thêm được điều gì hay hơn chăng?

Ngày tháng trôi qua, tôi bị ép buộc phải làm nhiều việc một cách vô cùng cực nhọc. Tôi dậy sớm quét nhà, lau dọn, lau chùi nhà vệ sinh và tất cả mọi việc lao động trong tu viện, thế mà tôi còn bị chỉ trích và phê bình đủ thứ. Hình như người ta cố tình áp dụng “kỷ luật sắt” riêng với tôi. Dù tôi làm việc tốt đến đâu người ta cũng có thể tìm cách chê trách được, dĩ nhiên lúc đầu tự ái của tôi bị va chạm mạnh nhưng rồi sau cũng quen đi. Điều tôi không ngờ là cái bản ngã tự cao tự đại, đầy kiêu căng phách lối của tôi nhờ thế mà cũng giảm dần theo thời gian. Cái cảm giác thiếu thốn khó chịu cũng theo đó mà biến mất, tôi bắt đầu cảm thấy thoải mái với chính mình nhiều hơn. Khi biết thoải mái với mình thì người ta bắt đầu nghĩ đến người khác và tôi đã suy nghĩ nhiều về mối liên hệ giữa cá nhân và xã hội. Tôi thấy từ trước đến nay tôi sống một cách ích kỷ quá. Do đó, khi một phái đoàn truyền giáo đi ngang, tôi vội tháp tùng theo họ đến Nam Phi. Tại đây tôi dồn sức ra làm việc xã hội, mở trường học, lập trạm y tế, sống trong những làng mạc của người da đen.

Công việc hoạt động này giúp tôi có cơ hội tiếp xúc với nhiều nhân vật quan trọng của châu Phi. Tôi thấy người ta đã cố tình loại bỏ tên tuổi những người da đen trong các công trình xây dựng quan trọng tại đây. Cuốn niên giám nhân vật châu Phi, “Who’s who in Africa”, không hề đề cập đến bất cứ một người da màu nào.

Sự bất công, kỳ thị chủng tộc của người da trắng đã thúc đẩy tôi phải làm một điều gì đó. Tôi dành thời gian nghiên cứu để xuất bản một cuốn niên giám nhân vật khác. Lúc đầu tôi nghĩ nó chỉ mất khoảng sáu tháng là nhiều, sau đó tôi sẽ tìm về một làng mạc hẻo lánh để tiếp tục công tác xã hội và thiền định. Nhưng sáu tháng lại biến thành bốn năm. Công trình nghiên cứu cuốn niên giám nhân vật đòi hỏi một sự kiên nhẫn, bền chí và cương quyết trong môi trường mà sự kỳ thị chủng tộc và nỗi bất công là lẽ đương nhiên. Cho đến khi đó, tôi mới ý thức được sự ích lợi của thời gian sống trong kỷ luật tuyệt đối tại tu viện kia. Thời gian làm việc tại châu Phi giúp tôi ý thức giá trị của cuộc sống và hiểu biết về bản thân mình nhiều hơn. Tôi biết cách sống một cách thoải mái, bình dị và quyết định châu Phi là quê hương thứ hai của tôi.

Để nghiên cứu làm cuốn niên giám nhân vật, tôi đã du lịch qua nhiều làng mạc, quốc gia tại châu Phi. Một người phù thủy đã nói với tôi: “Bà sẽ trở thành một giáo sư và có rất nhiều học trò”. Tôi không tin những điều tiên đoán vu vơ nên gạt đi, viện lẽ tôi không hề có bằng cấp về sư phạm và cũng không có ý định mở trường dạy dỗ ai hết, nhưng ông này nhấn mạnh: “Quá nhiều người không ý thức được điều họ làm và cần giúp đỡ. Thế giới này thiếu gì người có bằng cấp nhưng nếu họ không ý thức được chính họ thì làm sao họ có thể giúp đỡ hay dạy dỗ ai? Bà có nhiều kinh nghiệm cá nhân, và bà nên chia sẻ điều này với người khác”.

Tôi không để ý đến lời khuyên của ông này nhưng sau khi cuốn sách được xuất bản, tôi được nhiều nơi mời diễn thuyết và một bất ngờ xảy ra. Đa số thính giả chỉ muốn nghe tôi nói về những kinh nghiệm cá nhân của tôi hơn là tiểu sử nhân vật mà tôi ghi chép trong cuốn niên giám nhân vật. Chỉ ít lâu sau, người ta chính thức mời tôi diễn thuyết về những kinh nghiệm tâm linh thay vì những đề tài khác. Số thính giả mỗi ngày một đông, nhiều người cho biết họ tìm được sự thoải mái sau khi áp dụng những phương pháp mà tôi đề xướng.

Ít lâu sau tôi gặp lại người phù thủy nọ. Lần này ông ta cho biết: “Bà sẽ rời châu Phi đi diễn thuyết khắp nơi trên thế giới, bà sẽ giúp đỡ nhiều người hơn nữa…”. Tuy bán tín bán nghi nhưng tôi đã trả lời: “Tôi chán du lịch lắm rồi, tôi chỉ muốn sống yên ổn tại đây thôi. Không ai có thể bắt tôi đi đâu nữa”. Người phù thủy thản nhiên nói: “Điều bà muốn và điều Ngài muốn có thể không giống nhau, nhưng rồi bà sẽ học được điều cần phải học”.

Kiên định với suy nghĩ của mình, tôi cho đi tất cả quần áo, hành trang, và cương quyết không đi đâu nữa. Vài tháng sau tôi được mời nói chuyện tại câu lạc bộ phụ nữ ở New York. Tôi nghĩ thầm: “Dự một buổi diễn thuyết ngắn ngủi về phong tục và văn hóa châu Phi rồi trở về đây ngay thì ăn nhằm gì”. Thế là tôi thu xếp hành trang lên đường qua Hoa Kỳ.

Khi đến New York, tôi được biết đạo sư Baba Muktananda cũng đang diễn thuyết ở đó. Tôi đã nghe nhiều người nói về ông này khi còn ở Ấn Độ nên nhủ thầm đây quả là dịp may hãn hữu vì biết đâu tôi có thể học hỏi thêm được điều gì hay hơn chăng?

Tôi ngồi trên hàng ghế đầu nghe Baba Muktananda diễn thuyết về những kinh nghiệm tâm linh. Tôi băn khoăn tự hỏi: “Tại sao trải qua bao công phu tu tập, thiền định và quán tưởng mà tôi vẫn chưa có được kinh nghiệm tâm linh nào?”. Đang diễn thuyết, đạo sư Baba bỗng ngưng nói, nhìn thẳng vào chỗ tôi và thong thả nói:

– Này chị kia, chị chưa trải nghiệm được gì vì chị còn ích kỷ, tham lam và có nhiều ràng buộc quá.

Tuy giật mình nhưng là một phụ nữ quen hoạt động, tôi đã trấn tĩnh ngay:

– Ông nói tôi ư? Tôi có nhiều ràng buộc sao?

Baba thản nhiên:

– Đúng thế, nếu không tin chị hãy nhìn vào ví của chị mà xem.

Tôi lục chiếc ví nhỏ, ngoài các đồ dùng cá nhân lặt vặt thì trong ví chỉ còn mỗi chiếc vé máy bay về châu Phi ngày hôm sau thôi. Dĩ nhiên tôi phải trở về châu Phi… Ngay lúc đó, một ý nghĩ nổi lên trong đầu, tôi run giọng:

– Ông muốn nói người ta có thể bị ràng buộc vào một quốc gia, một lục địa, một lý tưởng hay một con chó. Nếu người ta cứ mải miết suy nghĩ về những điều mình muốn nhiều hơn suy gẫm về những điều cao thượng khác?

Quả thế, thời gian gần đây tôi thường nghĩ đến châu Phi, nghĩ đến những công trình mà tôi đã xây dựng tại đây, nghĩ đến những làng mạc hẻo lánh, những người dân quê chất phác hồn nhiên, những nơi chốn mà tôi đã cải thiện được và cảm thấy hết sức hãnh diện nhưng tôi không bao giờ nghĩ mình lại bị ràng buộc vào đó. Không hiểu sao Baba đọc được ý tưởng thầm kín của tôi, ông nói luôn:

– Chị không nghĩ chị bị ràng buộc hay sao? Nếu vậy chị nghĩ sao khi phải từ bỏ tất cả những nơi đó để sống tại Hoa Kỳ?

Sống tại Hoa Kỳ ư? Không bao giờ! Không đời nào tôi muốn sống tại nơi mà các giá trị vật chất như tiền bạc, danh vọng được đề cao như những giá trị tối thượng. Không đời nào tôi muốn chui rúc vào những phiền toái của đời sống mà tôi đang cố gắng thoát ra. Tôi đã đoạn tuyệt với nó từ lâu rồi kia mà. Một lần nữa Baba nói lớn:

– Này chị kia, chính những điều mà chị muốn tránh né đã ràng buộc chị vào những điều khác. Chị không thể trốn chạy mãi như thế được, chị có muốn thực sự trải nghiệm những điều cao thượng tốt lành không?

Tôi im lặng, câu nói của Baba như có một sức mạnh phá tung tất cả quan niệm từ trước đến nay của tôi. Tôi ngồi im, sững sờ, nhưng trong đầu của tôi là cả bãi chiến trường. Sau cùng tôi mở ví, rút tấm vé máy bay đưa cho Baba. Ông cầm tấm vé trên tay và thong thả nói riêng với tôi:

– Chị có chắc chị sẽ làm như vậy không?

Tôi biết ông ám chỉ điều gì. Tôi nói qua hàng lệ:

– Thưa có, tôi muốn kinh nghiệm được Thượng Đế.

Tôi không trở lại châu Phi nữa mà tìm đến một khách sạn nhỏ gần đó tập trung công phu vào việc thiền định và suy gẫm về sự tự do tuyệt đối, về sự cởi bỏ ràng buộc. Tôi không còn nghĩ đến điều mình muốn nữa, không còn nghĩ đến quá khứ, đến những phiền toái, những điều mà tôi muốn xa lánh. Tôi chỉ chuyên tâm suy nghĩ về những điều cao thượng tốt lành. Từ khi ý thức được điều này, công phu thiền định của tôi tăng tiến rõ rệt, tôi cảm thấy như được che chở trong một luồng từ điện yên tĩnh an lành nào đó. Nhưng rồi một vọng niệm lại nảy sinh trong đầu óc tôi, tôi ao ước sẽ an trú trong trạng thái an lạc này mãi mãi. Ý tưởng đó vừa nảy sinh tôi đã hối hận nhưng đã muộn, chỉ vài giờ sau, người chủ khách sạn đã đến đập cửa đòi tiền và tôi nhận ra rằng tôi đã tiêu sạch số tiền dự trữ mang theo.

Để kiếm sống, tôi đành trở lại việc diễn thuyết về đề tài tâm linh. Số thính giả mỗi ngày một đông nhưng tôi vẫn không quên trạng thái an lạc mà tôi đã trải nghiệm được trong khi thiền định. Tôi mong có thể tìm một nơi chốn vắng vẻ, yên tĩnh để an trú trong trạng thái an bình đó.

Cơ hội đã đến khi một người bạn cho biết anh có một căn nhà nghỉ mát nhỏ nằm sâu trong rừng, nếu muốn, tôi có thể đến sống tại đó mà không phải trả tiền thuê mướn chi cả. Căn nhà này không có những tiện nghi như điện, nước hay lò sưởi vì chủ nhân chỉ tạm trú mỗi khi săn bắn mà thôi. Tôi vội vã chộp ngay cơ hội hiếm có này.

Đời sống tại đây không dễ dàng như tôi nghĩ, hàng ngày tôi phải gánh nước từ một dòng suối nằm sâu dưới đáy thung lũng lên nhà. Tuy nhiên tôi học cách ý thức từng cử chỉ và hành động của mình và tìm sự bình an trong mọi hành động. Tôi thoải mái khi giặt giũ quần áo dưới suối, khi nấu ăn, khi lau nhà và việc tu thiền của tôi càng ngày càng tiến bộ. Tôi nhủ thầm sẽ không đi đâu nữa vì tôi đã tìm được một nơi trú ẩn thoải mái, đã tìm được điều tôi ao ước bấy lâu nay. Nếu những bậc đã chứng ngộ đều đạt đạo tại những nơi hoang vu cô tịch thì biết đâu điều đó lại chẳng xảy ra cho tôi?

Một ngày mùa đông, thời tiết lạnh giá, chỉ trong thoáng giây nhiệt độ trong nhà đã sụt xuống đến mức khủng khiếp. Chiếc lò sưởi xách tay nhỏ tự nhiên không hoạt động nữa mặc dù nó vẫn còn đủ dầu. Tôi mặc tất cả quần áo vào cơ thể để chống lạnh và thực tập phương pháp Yoga về Nhiệt Công. Không hiểu vì lý do nào mà mọi ngày tôi có thể chịu đựng được thời tiết giá lạnh nhưng lần này lại khác, một luồng hơi lạnh ở đâu thấm vào cơ thể khiến chân tay tôi đông cứng. Tôi cố gắng tập trung tư tưởng để thiền định, mọi khi tôi có thể nhập thiền dễ dàng nhưng hôm nay người tôi cứ run lên vì lạnh. Tôi cố gắng làm tất cả những gì tôi biết để chống lạnh nhưng vô hiệu, hơi lạnh như muôn ngàn con dao sắc bén đâm sâu vào da thịt. Tôi bắt đầu lo sợ, từ đây ra đến làng gần nhất cũng phải mất hơn mười cây số, mười cây số đường bộ trong cái lạnh kinh hồn này quả là một thử thách vô cùng lớn lao.

Đến gần sáng, không thể chịu đựng được nữa tôi đành thu thập hành trang lên đường. Tôi run rẩy bước đi trong làn gió bấc rét căm căm, toàn thân tôi như bị đông cứng trong cái lạnh kinh hồn. Tuyệt nhiên không một tiếng động nào mà chỉ có tiếng chân lê bước trên con đường mòn nhỏ phủ đầy tuyết trắng.

Ba giờ sau, tôi dừng chân trước quán ăn ở đầu làng, chưa bao giờ mùi cà phê nóng lại có thể quyến rũ tôi đến thế. Ánh đèn điện sáng choang, tiếng người nói ồn ào, mùi xào nấu thơm phức… Hơn lúc nào hết, tôi ý thức ngay cảm giác hoan hỷ khi được trở lại với cái thế giới mà tôi vẫn muốn từ bỏ nó. Tôi ngồi trên chiếc ghế bành ấm áp của nhà hàng và ý thức rằng: “Tôi đã làm tất cả những gì có thể làm để từ bỏ thế gian vì tôi nghĩ thế gian này và tôi là hai thực thể tách biệt. Cho đến lúc đó tôi mới ý thức rằng tôi chính là một phần của thế gian này và vì là một phần của nó, tôi không thể tách riêng ra được. Chính sự ham muốn đã thúc đẩy tôi đi tìm tất cả, kể cả những kinh nghiệm tâm linh. Nhưng trải qua nhiều biến cố rời rạc, tôi mới thấy rõ một sự liên hệ, gắn bó, có ý nghĩa vô cùng giữa tôi và thế giới này. Tôi đã học được bài học mà tôi phải học”.

Tôi trở lại với công việc diễn thuyết, số khán giả mỗi ngày một đông hơn trước. Điều tôi trải nghiệm được trong buổi sáng mùa đông hôm đó đã dạy cho tôi một bài học vô cùng quý giá. Thật ra những điều này tôi vẫn biết qua sách vở, kinh điển, qua sự dạy dỗ của các đạo sư, nhưng tôi chưa thực sự trải nghiệm nó, ý thức được nó.

Có lẽ chúng ta không học được bài học mà chúng ta phải học nên chúng ta cứ phải học đi học lại mãi cho đến khi nào thực sự học được điều cần phải học vì đời sống tự nó vốn không có tính cách cá nhân. Khi cần tĩnh tâm trong sự cô tịch thì hoàn cảnh đó sẽ đến với chúng ta; khi cần hoạt động thì hoàn cảnh sẽ thúc giục chúng ta hoạt động. Tất cả mọi sự mong cầu, ao ước, dù là ao ước một sự bình an cũng đều là những vọng niệm, và nếu là những vọng niệm thì nó đều cần phải được loại trừ.

– Darshani Deane

Ebook miễn phí tại : www.Sachvui.Com

Bình luận