Barbara là một luật sư trẻ tuổi làm việc trong tòa án thành phố. Cô nói:
– Thưa bà, nghề nghiệp của tôi khiến tôi khó xử khi phải dung hòa giữa những điều gọi là “Đúng” và “Sai”. Là một người có đời sống tâm linh, tôi được dạy rằng chúng ta không nên phán đoán người khác, không nên có thái độ ưa thích cái này hay ghét bỏ cái kia, nhưng nếu làm như vậy thì bất cứ điều gì cũng tốt như nhau hay cũng xấu như nhau hay sao? Làm sao chúng ta có một tiêu chí để quyết định?
– Sự phân biệt là một đức tính quan trọng, nó khác xa sự phán đoán. Tôi kể một câu chuyện ngắn sau đây để tùy cô nhận xét: “Có một đạo sĩ Ấn Độ đang đi trên đường làng, ông vừa đi vừa lẩm bẩm cầu kinh: “Vạn vật đều là Thượng Đế, mọi vật đều có Thượng Đế ngự ở trong”. Gần đó có một người quản tượng đang dắt một bầy voi ra sông tắm, người quản tượng la lớn: “Này ông kia, mau tránh ra một bên vì những con voi này chưa thuần lắm đâu, chúng có thể làm hại ông”. Tuy nhiên đạo sĩ lý luận: “Mọi vật đều là Thượng Đế, con voi cũng là Thượng Đế” nên không chịu tránh qua một bên. Khi đến gần, một con voi lấy vòi hất tung ông này sang một bên đường khiến ông gẫy dập cả xương sườn. Người quản tượng tức quá chạy đến la lớn: “Thật là ngu xuẩn, tôi bảo ông tránh qua một bên kia mà! Tại sao ông cứ đâm sầm vào bầy voi của tôi?”. Đạo sĩ thều thào: “Bởi vì mọi vật đều là Thượng Đế, con voi cũng là Thượng Đế kia mà”. Người quản tượng lắc đầu: “Đúng vậy. Nhưng tôi cũng là Thượng Đế, tôi bảo ông tránh qua một bên sao ông chẳng nghe?”.
Sự phân biệt là một điều cần thiết quan trọng trên đường đạo vì nó xây dựng trên sự hiểu biết, trên khả năng trực giác cao cả. Còn thái độ “Cái này tốt cái kia xấu” hoặc “Cô này xấu, ông kia tốt” đều là những sự phán đoán bắt nguồn từ cảm xúc, là một căn bệnh của trí óc. Sự phân biệt giúp chúng ta lựa chọn bạn bè, thái độ sống, hành động, hoàn cảnh, để chúng ta có thể đạt đến mục tiêu lánh xa những phiền não. Trong khi sự phán đoán chỉ là những cảm xúc nhất thời, không giúp gì cho sự phát triển tâm linh mà chỉ tạo thêm phiền não cho đời sống, khiến chúng ta trở nên mù quáng, dễ có những hành động sai lầm.
Barbara là một luật sư trẻ tuổi làm việc trong tòa án thành phố. Cô nói:
– Thưa bà, nghề nghiệp của tôi khiến tôi khó xử khi phải dung hòa giữa những điều gọi là “Đúng” và “Sai”. Là một người có đời sống tâm linh, tôi được dạy rằng chúng ta không nên phán đoán người khác, không nên có thái độ ưa thích cái này hay ghét bỏ cái kia, nhưng nếu làm như vậy thì bất cứ điều gì cũng tốt như nhau hay cũng xấu như nhau hay sao? Làm sao chúng ta có một tiêu chí để quyết định?
– Sự phân biệt là một đức tính quan trọng, nó khác xa sự phán đoán. Tôi kể một câu chuyện ngắn sau đây để tùy cô nhận xét: “Có một đạo sĩ Ấn Độ đang đi trên đường làng, ông vừa đi vừa lẩm bẩm cầu kinh: “Vạn vật đều là Thượng Đế, mọi vật đều có Thượng Đế ngự ở trong”. Gần đó có một người quản tượng đang dắt một bầy voi ra sông tắm, người quản tượng la lớn: “Này ông kia, mau tránh ra một bên vì những con voi này chưa thuần lắm đâu, chúng có thể làm hại ông”. Tuy nhiên đạo sĩ lý luận: “Mọi vật đều là Thượng Đế, con voi cũng là Thượng Đế” nên không chịu tránh qua một bên. Khi đến gần, một con voi lấy vòi hất tung ông này sang một bên đường khiến ông gẫy dập cả xương sườn. Người quản tượng tức quá chạy đến la lớn: “Thật là ngu xuẩn, tôi bảo ông tránh qua một bên kia mà! Tại sao ông cứ đâm sầm vào bầy voi của tôi?”. Đạo sĩ thều thào: “Bởi vì mọi vật đều là Thượng Đế, con voi cũng là Thượng Đế kia mà”. Người quản tượng lắc đầu: “Đúng vậy. Nhưng tôi cũng là Thượng Đế, tôi bảo ông tránh qua một bên sao ông chẳng nghe?”.
Sự phân biệt là một điều cần thiết quan trọng trên đường đạo vì nó xây dựng trên sự hiểu biết, trên khả năng trực giác cao cả. Còn thái độ “Cái này tốt cái kia xấu” hoặc “Cô này xấu, ông kia tốt” đều là những sự phán đoán bắt nguồn từ cảm xúc, là một căn bệnh của trí óc. Sự phân biệt giúp chúng ta lựa chọn bạn bè, thái độ sống, hành động, hoàn cảnh, để chúng ta có thể đạt đến mục tiêu lánh xa những phiền não. Trong khi sự phán đoán chỉ là những cảm xúc nhất thời, không giúp gì cho sự phát triển tâm linh mà chỉ tạo thêm phiền não cho đời sống, khiến chúng ta trở nên mù quáng, dễ có những hành động sai lầm.