Brian là một bác sĩ trẻ tuổi, hoạt động, rất thích các môn thể thao như lặn nước, leo núi, chạy bộ và đã tu tập thiền định từ nhiều năm nay. Anh nói:
– Thưa bà, nếu chúng ta đã là Chân Ngã, là Tâm thức vô biên thì tại sao chúng ta phải cực nhọc tu tập mới biết được nó? Tôi là một bác sĩ, tôi đâu cần phải tự biến đổi chính mình để biết rằng tôi là một bác sĩ. Tại sao con đường tâm linh lại khác biệt như thế?
– Này anh bạn, sự đạt đến thực hiện Chân Ngã là một tiến trình hết sức tế nhị. Tiến trình này có thể tạm ví như việc leo núi. Vì càng lên cao không khí càng loãng nên người leo núi phải trèo từ từ để phổi và các cơ quan khác có thể thích hợp với sự thay đổi nhiệt độ, áp suất không khí, v.v. Thường khi bắt đầu leo núi, người ta hay mang theo một ba lô thật nặng chứa đủ các đồ dùng, dụng cụ, lều chõng, v.v. Những thứ này đã cản trở việc leo núi cho đến khi họ nhận thức rằng phải bỏ lại những gì không cần thiết thì mới có thể leo cao được. Trèo núi một lúc, thấy đường gập ghềnh khó leo, họ lại bỏ thêm một ít và cứ như thế cho đến khi lên đến đỉnh. Con đường tâm linh cũng như thế, chúng ta phải bỏ tất cả những gì không cần thiết, làm xao lãng việc tiến đến mục đích của chúng ta. Thoạt đầu là từ bỏ những dư thừa vật chất, các vật sở hữu không cần thiết, các thói quen như ngủ nhiều, ăn nhiều, nói nhiều, nhất là các lời nói vô ích. Sau khi kiểm soát được những điều này, chúng ta cần phải biết từ bỏ các thói quen cẩu thả, bừa bộn về giờ giấc, thu xếp làm sao để không phí phạm thời gian quý báu vào những việc có thể khiến chúng ta đi lệch khỏi mục tiêu. Sau đó chúng ta bắt đầu tháo gỡ các tấm màn dày đặc vẫn bao phủ lên tâm trí chúng ta như các phán đoán, quan niệm, sự ưa thích cái này cái kia… Khi từ bỏ hành lý này, chúng ta có thể trèo leo dễ dàng, nhẹ nhàng và nhanh nhẹn. Từ lúc này thấy cần bỏ cái gì thì chúng ta cứ việc xả bỏ, càng bỏ nhiều thì bản chất thật sự của chúng ta càng biểu lộ rõ rệt hơn.
Khi chúng ta lau hết bụi bặm quanh bóng đèn thì đèn sẽ chiếu sáng rực. Bụi là hành lý của chúng ta, bóng đèn là trí của chúng ta và ánh sáng là Chân Ngã. Khi lau sạch bụi nhơ và sự lầm lẫn về cái gì không phải là chúng ta thì chúng ta thường xuyên sống trong sự trọn vẹn với cái thực sự là chúng ta.
Brian là một bác sĩ trẻ tuổi, hoạt động, rất thích các môn thể thao như lặn nước, leo núi, chạy bộ và đã tu tập thiền định từ nhiều năm nay. Anh nói:
– Thưa bà, nếu chúng ta đã là Chân Ngã, là Tâm thức vô biên thì tại sao chúng ta phải cực nhọc tu tập mới biết được nó? Tôi là một bác sĩ, tôi đâu cần phải tự biến đổi chính mình để biết rằng tôi là một bác sĩ. Tại sao con đường tâm linh lại khác biệt như thế?
– Này anh bạn, sự đạt đến thực hiện Chân Ngã là một tiến trình hết sức tế nhị. Tiến trình này có thể tạm ví như việc leo núi. Vì càng lên cao không khí càng loãng nên người leo núi phải trèo từ từ để phổi và các cơ quan khác có thể thích hợp với sự thay đổi nhiệt độ, áp suất không khí, v.v. Thường khi bắt đầu leo núi, người ta hay mang theo một ba lô thật nặng chứa đủ các đồ dùng, dụng cụ, lều chõng, v.v. Những thứ này đã cản trở việc leo núi cho đến khi họ nhận thức rằng phải bỏ lại những gì không cần thiết thì mới có thể leo cao được. Trèo núi một lúc, thấy đường gập ghềnh khó leo, họ lại bỏ thêm một ít và cứ như thế cho đến khi lên đến đỉnh. Con đường tâm linh cũng như thế, chúng ta phải bỏ tất cả những gì không cần thiết, làm xao lãng việc tiến đến mục đích của chúng ta. Thoạt đầu là từ bỏ những dư thừa vật chất, các vật sở hữu không cần thiết, các thói quen như ngủ nhiều, ăn nhiều, nói nhiều, nhất là các lời nói vô ích. Sau khi kiểm soát được những điều này, chúng ta cần phải biết từ bỏ các thói quen cẩu thả, bừa bộn về giờ giấc, thu xếp làm sao để không phí phạm thời gian quý báu vào những việc có thể khiến chúng ta đi lệch khỏi mục tiêu. Sau đó chúng ta bắt đầu tháo gỡ các tấm màn dày đặc vẫn bao phủ lên tâm trí chúng ta như các phán đoán, quan niệm, sự ưa thích cái này cái kia… Khi từ bỏ hành lý này, chúng ta có thể trèo leo dễ dàng, nhẹ nhàng và nhanh nhẹn. Từ lúc này thấy cần bỏ cái gì thì chúng ta cứ việc xả bỏ, càng bỏ nhiều thì bản chất thật sự của chúng ta càng biểu lộ rõ rệt hơn.
Khi chúng ta lau hết bụi bặm quanh bóng đèn thì đèn sẽ chiếu sáng rực. Bụi là hành lý của chúng ta, bóng đèn là trí của chúng ta và ánh sáng là Chân Ngã. Khi lau sạch bụi nhơ và sự lầm lẫn về cái gì không phải là chúng ta thì chúng ta thường xuyên sống trong sự trọn vẹn với cái thực sự là chúng ta.