Sách ebook được sưu tầm từ Internet, Bản quyền sách thuộc về Tác giả & Nhà xuất bản. Trang Web hiện đặt quảng cáo để có kinh phí duy trì hoạt động, mong Quý Bạn đọc thông cảm ạ.

Minh Triết Trong Đời Sống

Thương Yêu Kẻ Thù

Tác giả: Darshani Deane

Cathy là một công chức vừa về hưu, bà dùng thời gian rảnh rỗi để học Kinh Thánh. Bà nói:

– Là tín đồ Thiên Chúa giáo, tôi cố gắng sống theo lời khuyên của Đấng Cứu Thế, nhưng huấn thị “Hãy thương yêu kẻ thù” của Ngài đã làm tôi bối rối. Tôi nghĩ lời khuyên đó chỉ có thể áp dụng vào bối cảnh ngày xưa, bây giờ không còn đúng nữa. Xã hội ngày nay đầy rẫy những kẻ bất lương, bạo lực, ma túy, lừa đảo, đồi trụy…, làm sao chúng ta có thể thương yêu những kẻ xấu xa, tội lỗi như vậy được? Tôi đã bàn luận rất nhiều về điều này với bạn bè và ai cũng đồng ý rằng lời khuyên đó không thể áp dụng vào thời đại này được. Tuy nhiên tôi vẫn muốn hỏi ý kiến của bà về vấn đề này.

– Ý kiến của tôi thì khác. Tôi nghĩ rằng hơn lúc nào hết, ngày nay chúng ta cần áp dụng lời khuyên đó trong mọi hoàn cảnh vì đó là nhu cầu khẩn thiết cho sự sống còn của nhân loại. Theo tôi thì hiện nay có hai lối sống: Một là sống cho mình, cho bản ngã của mình, và hai là sống theo ý Chúa. Xin hỏi, bà theo lối sống nào?

– Dĩ nhiên tôi sống theo lối sau, bà không thấy tôi đã dành nhiều thời gian để tham gia các hoạt động trong nhà thờ hay sao? Không những thế, tôi còn khuyến khích bạn bè học hỏi Kinh Thánh nữa.

– Tốt lắm, trước hết tôi muốn biết bạn bè của bà là những người như thế nào?

– Bạn bè của tôi đều là những người ngoan đạo, sống theo lời răn của Chúa.

– Bà được lợi ích gì khi giao thiệp với họ?

– Tôi được nâng đỡ và an ủi rất nhiều. Khi tôi có việc gì cần, họ giúp đỡ tôi; khi tôi xuống tinh thần thì họ khích lệ tôi. Họ là những người mà tôi dựa vào khi cần được an ủi, là những người đi cùng một con đường với tôi.

– Xin hỏi nếu có người xúc phạm đến bà, làm thương tổn đến tự ái của bà thì phải chăng những người bạn đó sẽ an ủi bà?

– Dĩ nhiên rồi.

– Như vậy phải chăng những người mà bà gọi là bạn đều là những người nâng đỡ cho bản ngã của Cathy?

– Nhưng … như vậy có gì sai quấy đâu?

– Dĩ nhiên không có gì sai quấy cả nếu bà không lựa chọn con đường tâm linh, hay con đường của Đấng Cứu Thế mà đi theo con đường của bản ngã.

– Tại sao lại thế được?

– Hẳn bà đã đọc cuốn Gương Chúa Jesus, trong đó có đoạn rằng: “Bạn cần được coi như người đã chết đối với những người thân, bạn càng đến gần Chúa thì càng phải rút khỏi sự an ủi, khen tụng của người đời vì tất cả sự an ủi, khuyến khích thế gian chỉ làm gia tăng bản ngã của bạn, và bản ngã của bạn càng tăng thì bạn càng xa Chúa hơn”. Bây giờ hãy xét đến những kẻ mà bà cho là xấu xa, tội lỗi. Họ là ai?

– Những kẻ nói xấu tôi, lừa bịp tôi, những kẻ trước mặt tôi thì miệng lưỡi ngọt ngào nhưng khi tôi vừa quay đi thì họ lập tức nói xấu tôi ngay.

– Được lắm, bà có tin rằng Chúa có mặt khắp nơi không?

– Dĩ nhiên tôi tin chứ.

– Nghĩa là thế nào?

– Ngài ở khắp mọi nơi, trong khắp tất cả vạn vật.

– Như vậy phải chăng Ngài cũng ở trong những kẻ đã nói xấu, phỉ báng bà nữa?

– Có thể như vậy, nhưng họ đâu biết rằng Ngài ở trong họ. Họ đâu được Chúa hướng dẫn.

– Đó là vấn đề của họ chứ không phải của bà.

– Tôi vẫn không hiểu ý bà muốn nói gì?

– Chúa nói rằng: “Nếu có kẻ tát vào má bên trái của anh thì anh hãy đưa má bên phải ra”. Ngài đâu nói rằng khi có kẻ đánh anh thì anh bỏ đi kiếm những người khác để được an ủi. Đấng Cứu Thế dạy rằng chúng ta cần biết tha thứ cho kẻ thù, phải biết thương yêu họ, vì họ đâu biết gì về hành động của họ. Ngay cả những kẻ đóng đinh Ngài lên thập tự giá mà Ngài còn xin tha thứ cho họ. Ngài không hề khuyên chúng ta “ơn đền, oán trả”, hay “Mày móc mắt tao, tao móc mắt mày; lấy mắt trả mắt, lấy răng trả răng”.

– Nhưng tôi đâu có làm như vậy?

– Có chứ, tuy bà không đánh họ, chửi mắng họ, nói xấu họ nhưng bà vẫn nuôi ý tưởng thù hận trong đầu. Bà coi họ là những kẻ có tội và thầm mong cho họ không được tha thứ hay cứu rỗi. Khi đã coi người khác như kẻ thù, không biết tha thứ cho kẻ thù, vẫn nuôi lòng oán hận triền miên thì hiển nhiên bà đâu hề tuân giữ lời khuyên của Đấng Cứu thế. Như thế bà vẫn đi theo con đường của bản ngã chứ đâu phải theo con đường mà Đấng Cứu Thế đã dạy.

– Như vậy tôi phải làm gì?

– Bà phải biết tha thứ cho họ, bỏ qua những ý tưởng thù hận, oán hờn và tốt hơn, hãy cầu nguyện cho họ được bình an, mạnh khỏe, và được ơn trên soi sáng cho họ.

– Nhưng điều này đâu làm họ thay đổi được gì?

– Họ thay đổi hay không là việc của họ chứ không phải của bà. Điều quan trọng là bà phải biết thay đổi chính bà trước đã. Nếu bà biết tha thứ thì kết quả sẽ tốt đẹp hơn điều bà mong mỏi, và ngược lại nếu bà cứ nuôi mãi tư tưởng oán thù thì quả là điều bất hạnh vô cùng.

– Điều bà nói chỉ có tính lý thuyết, còn thực hành thì khác. Làm sao ta có thể thương yêu những kẻ hèn hạ, dối trá, lừa gạt, bất lương, trụy lạc, không biết kính sợ Chúa, không biết tuân theo lời Chúa dạy. Tóm lại, trên phương diện thực hành, thương yêu kẻ thù là điều không thể thực hiện được.

– Nếu bà đã nói thế thì tôi xin hỏi phải chăng tinh hoa Thiên Chúa giáo chỉ là một mớ lý thuyết suông, không thể thực hiện được hay sao? Này chị bạn, bất cứ ai cũng có thể thương yêu những người tốt lành, thánh thiện, ngoan ngoãn, tôn trọng pháp luật, vì họ dễ giao thiệp, dễ yêu, dễ mến. Nhưng đó không phải là sự thử thách của tín đồ Thiên Chúa giáo. Một tín đồ Thiên Chúa giáo chân chính phải chấp nhận mọi thử thách và biết cách vượt qua. Nói một cách khác, cái đẹp của một người Thiên Chúa giáo chân chính là có lòng bác ái, mở rộng lòng thương đến muôn loài, và biết tha thứ. Để tôi kể cho bà nghe một câu chuyện sau:

Cách đây mấy chục năm, tôi và một người bạn đi mua sắm tại một cửa hàng lớn. Cô bán hàng tiếp đãi chúng tôi hết sức bất lịch sự và hỗn láo. Tôi bực bội, định phàn nàn với cấp trên của cô để cho cô bị mất việc nhưng người bạn của tôi đã ngăn lại. Khi ra khỏi cửa hàng, tôi hỏi ông tại sao lại làm thế, ông nói: “Phải chăng mục đích của đời người là làm cho lòng yêu thương của Thiên Chúa có thể ban rải ra khắp nơi, và hàn gắn những đau thương của nhân loại?”. Câu nói này làm tôi bừng tỉnh và thán phục người bạn đó quá. Ông quả là một tín đồ Thiên Chúa giáo chân chính. Từ đó tôi cố gắng áp dụng câu nói đó vào đời sống hàng ngày.

– Nhưng ông ta đã làm gì mà được như vậy?

– Ông bạn tôi cho biết lúc nào cũng áp dụng lời khuyên của Đấng Cứu Thế vào đời sống, không bao giờ nghi ngờ hay do dự. Ông biết rằng một khi đã tin tưởng tuyệt đối vào Ngài thì mọi hành động, tư tưởng đều được Ngài hướng dẫn.

– Chắc hẳn ông ta chịu khó đọc Kinh Thánh?

– Không những ông ta đọc mà còn áp dụng nó vào cuộc sống hàng ngày. Ông đã áp dụng câu: “Hãy thương người láng giềng như thương yêu chính mình” trong mọi trường hợp.

– Tôi muốn thực tập quy tắc đó, xin bà chỉ dẫn cho.

– Này chị bạn, bí quyết đó cũng giản dị thôi. Chúng ta cứ nghĩ rằng mình làm thế này hay thế nọ vì mình là tác nhân chính đã hành động. Chính cái quan niệm sai lầm về bản ngã này đã tạo ra sự phân chia, cách biệt, ích kỷ, lầm lạc. Chúng ta không thể ban phát tình thương khi mình không thực sự yêu thương. Này chị bạn, tình thương là danh từ chứ không phải động từ, chúng ta chính là tình thương chứ không phải là điều chúng ta làm. Làm sao để ta trở thành một trung tâm chuyển tải tình thương chính là bí quyết của sự chuyển hóa. Hãy sử dụng trái tim để thương yêu chứ đừng sử dụng bộ óc vì bộ óc hay phán xét, phân biệt. Thật ra trái tim của chúng ta chính là điểm linh quang của Thượng Đế, là gạch nối giữa ta và Ngài. Hãy làm sao để mọi tư tưởng, hành động của chúng ta đều phát xuất từ trái tim đầy thương yêu, bác ái đó.

– Làm sao tôi có thể hành động như vậy?

– Bà cần trải qua một sự thanh lọc xác thân cũng như tâm hồn để gạt bỏ các thành kiến trước đây. Có lẽ bà cần tập cách tĩnh tâm qua việc đến giáo đường vào lúc thanh vắng để cầu nguyện. Bà có thể thanh lọc đầu óc qua lời cầu nguyện: “Lạy Chúa, xin Ngài thương xót con”. Bà hãy tìm đọc cuốn The way of the Pilgrim của một tác giả khuyết danh viết hồi thế kỷ 19, đây là một cuốn sách hướng dẫn rất hay. Ngoài ra bà có thể tìm đọc các cuốn sách nói về cuộc đời các vị Thánh, nhất là Thánh Therese de Lisieux. Trước khi qua đời, Thánh Therese cho biết chính sự đối xử khắc nghiệt của Mẹ Bề Trên đã hun đúc nên tinh thần quả cảm, chịu đựng của Thánh hay nói một cách khác, chính sự chịu đựng đau đớn vật chất và tinh thần đã nâng tâm thức của Thánh lên một bình diện cao hơn. Như tôi đã nói, một tín đồ chân chính phải chấp nhận thử thách và biết cách vượt qua.

– Nếu vậy khi thấy khó chịu hay ác cảm với kẻ khác thì tôi phải làm gì?

– Khi bà thấy đầu óc phản kháng, khó chịu thì hãy ngưng ngay tư tưởng đó lại và nhìn nó như một kẻ thứ ba. Hãy tự nhủ thầm: “Lại Cathy nữa đây, giống như một quả lắc đồng hồ xoay qua xoay lại giữa sự oán ghét, lên án, chê bai, ích kỷ. Nhưng tôi không phải là những điều đó, tôi vượt lên trên sự tầm thường nhỏ mọn đó”. Một khi đã tách rời ra khỏi tư tưởng ấy và quan sát nó thì tư tưởng đó sẽ tự động biến mất ngay. Ngoài ra, để tập mở rộng lòng thương, mỗi khi rảnh rỗi bà hãy suy ngẫm một câu nói quan trọng của Thánh Françoise: “Nơi nào có sự thù hận, xin Chúa cho con được gieo hạt giống của sự thương yêu”. Một khi đã suy ngẫm thật sâu xa tư tưởng đó, bà sẽ thấy mình hành động đúng như vậy. Khi ấy bà sẽ thấy trong cái thế giới đầy bất toàn này, người hôm nay là bạn, ngài mai có thể trở thành kẻ thù, và người bạn không ưa ngày hôm nay biết đâu chẳng là bạn thân của bà về sau. Để trở thành một người Thiên Chúa giáo chân chính, người ta không nên dùng chữ “Thù” hay “Bạn” vì sự thật chẳng có ai là thù hay bạn mà tất cả đều là “Con của Thượng Đế”.

Cathy là một công chức vừa về hưu, bà dùng thời gian rảnh rỗi để học Kinh Thánh. Bà nói:

– Là tín đồ Thiên Chúa giáo, tôi cố gắng sống theo lời khuyên của Đấng Cứu Thế, nhưng huấn thị “Hãy thương yêu kẻ thù” của Ngài đã làm tôi bối rối. Tôi nghĩ lời khuyên đó chỉ có thể áp dụng vào bối cảnh ngày xưa, bây giờ không còn đúng nữa. Xã hội ngày nay đầy rẫy những kẻ bất lương, bạo lực, ma túy, lừa đảo, đồi trụy…, làm sao chúng ta có thể thương yêu những kẻ xấu xa, tội lỗi như vậy được? Tôi đã bàn luận rất nhiều về điều này với bạn bè và ai cũng đồng ý rằng lời khuyên đó không thể áp dụng vào thời đại này được. Tuy nhiên tôi vẫn muốn hỏi ý kiến của bà về vấn đề này.

– Ý kiến của tôi thì khác. Tôi nghĩ rằng hơn lúc nào hết, ngày nay chúng ta cần áp dụng lời khuyên đó trong mọi hoàn cảnh vì đó là nhu cầu khẩn thiết cho sự sống còn của nhân loại. Theo tôi thì hiện nay có hai lối sống: Một là sống cho mình, cho bản ngã của mình, và hai là sống theo ý Chúa. Xin hỏi, bà theo lối sống nào?

– Dĩ nhiên tôi sống theo lối sau, bà không thấy tôi đã dành nhiều thời gian để tham gia các hoạt động trong nhà thờ hay sao? Không những thế, tôi còn khuyến khích bạn bè học hỏi Kinh Thánh nữa.

– Tốt lắm, trước hết tôi muốn biết bạn bè của bà là những người như thế nào?

– Bạn bè của tôi đều là những người ngoan đạo, sống theo lời răn của Chúa.

– Bà được lợi ích gì khi giao thiệp với họ?

– Tôi được nâng đỡ và an ủi rất nhiều. Khi tôi có việc gì cần, họ giúp đỡ tôi; khi tôi xuống tinh thần thì họ khích lệ tôi. Họ là những người mà tôi dựa vào khi cần được an ủi, là những người đi cùng một con đường với tôi.

– Xin hỏi nếu có người xúc phạm đến bà, làm thương tổn đến tự ái của bà thì phải chăng những người bạn đó sẽ an ủi bà?

– Dĩ nhiên rồi.

– Như vậy phải chăng những người mà bà gọi là bạn đều là những người nâng đỡ cho bản ngã của Cathy?

– Nhưng … như vậy có gì sai quấy đâu?

– Dĩ nhiên không có gì sai quấy cả nếu bà không lựa chọn con đường tâm linh, hay con đường của Đấng Cứu Thế mà đi theo con đường của bản ngã.

– Tại sao lại thế được?

– Hẳn bà đã đọc cuốn Gương Chúa Jesus, trong đó có đoạn rằng: “Bạn cần được coi như người đã chết đối với những người thân, bạn càng đến gần Chúa thì càng phải rút khỏi sự an ủi, khen tụng của người đời vì tất cả sự an ủi, khuyến khích thế gian chỉ làm gia tăng bản ngã của bạn, và bản ngã của bạn càng tăng thì bạn càng xa Chúa hơn”. Bây giờ hãy xét đến những kẻ mà bà cho là xấu xa, tội lỗi. Họ là ai?

– Những kẻ nói xấu tôi, lừa bịp tôi, những kẻ trước mặt tôi thì miệng lưỡi ngọt ngào nhưng khi tôi vừa quay đi thì họ lập tức nói xấu tôi ngay.

– Được lắm, bà có tin rằng Chúa có mặt khắp nơi không?

– Dĩ nhiên tôi tin chứ.

– Nghĩa là thế nào?

– Ngài ở khắp mọi nơi, trong khắp tất cả vạn vật.

– Như vậy phải chăng Ngài cũng ở trong những kẻ đã nói xấu, phỉ báng bà nữa?

– Có thể như vậy, nhưng họ đâu biết rằng Ngài ở trong họ. Họ đâu được Chúa hướng dẫn.

– Đó là vấn đề của họ chứ không phải của bà.

– Tôi vẫn không hiểu ý bà muốn nói gì?

– Chúa nói rằng: “Nếu có kẻ tát vào má bên trái của anh thì anh hãy đưa má bên phải ra”. Ngài đâu nói rằng khi có kẻ đánh anh thì anh bỏ đi kiếm những người khác để được an ủi. Đấng Cứu Thế dạy rằng chúng ta cần biết tha thứ cho kẻ thù, phải biết thương yêu họ, vì họ đâu biết gì về hành động của họ. Ngay cả những kẻ đóng đinh Ngài lên thập tự giá mà Ngài còn xin tha thứ cho họ. Ngài không hề khuyên chúng ta “ơn đền, oán trả”, hay “Mày móc mắt tao, tao móc mắt mày; lấy mắt trả mắt, lấy răng trả răng”.

– Nhưng tôi đâu có làm như vậy?

– Có chứ, tuy bà không đánh họ, chửi mắng họ, nói xấu họ nhưng bà vẫn nuôi ý tưởng thù hận trong đầu. Bà coi họ là những kẻ có tội và thầm mong cho họ không được tha thứ hay cứu rỗi. Khi đã coi người khác như kẻ thù, không biết tha thứ cho kẻ thù, vẫn nuôi lòng oán hận triền miên thì hiển nhiên bà đâu hề tuân giữ lời khuyên của Đấng Cứu thế. Như thế bà vẫn đi theo con đường của bản ngã chứ đâu phải theo con đường mà Đấng Cứu Thế đã dạy.

– Như vậy tôi phải làm gì?

– Bà phải biết tha thứ cho họ, bỏ qua những ý tưởng thù hận, oán hờn và tốt hơn, hãy cầu nguyện cho họ được bình an, mạnh khỏe, và được ơn trên soi sáng cho họ.

– Nhưng điều này đâu làm họ thay đổi được gì?

– Họ thay đổi hay không là việc của họ chứ không phải của bà. Điều quan trọng là bà phải biết thay đổi chính bà trước đã. Nếu bà biết tha thứ thì kết quả sẽ tốt đẹp hơn điều bà mong mỏi, và ngược lại nếu bà cứ nuôi mãi tư tưởng oán thù thì quả là điều bất hạnh vô cùng.

– Điều bà nói chỉ có tính lý thuyết, còn thực hành thì khác. Làm sao ta có thể thương yêu những kẻ hèn hạ, dối trá, lừa gạt, bất lương, trụy lạc, không biết kính sợ Chúa, không biết tuân theo lời Chúa dạy. Tóm lại, trên phương diện thực hành, thương yêu kẻ thù là điều không thể thực hiện được.

– Nếu bà đã nói thế thì tôi xin hỏi phải chăng tinh hoa Thiên Chúa giáo chỉ là một mớ lý thuyết suông, không thể thực hiện được hay sao? Này chị bạn, bất cứ ai cũng có thể thương yêu những người tốt lành, thánh thiện, ngoan ngoãn, tôn trọng pháp luật, vì họ dễ giao thiệp, dễ yêu, dễ mến. Nhưng đó không phải là sự thử thách của tín đồ Thiên Chúa giáo. Một tín đồ Thiên Chúa giáo chân chính phải chấp nhận mọi thử thách và biết cách vượt qua. Nói một cách khác, cái đẹp của một người Thiên Chúa giáo chân chính là có lòng bác ái, mở rộng lòng thương đến muôn loài, và biết tha thứ. Để tôi kể cho bà nghe một câu chuyện sau:

Cách đây mấy chục năm, tôi và một người bạn đi mua sắm tại một cửa hàng lớn. Cô bán hàng tiếp đãi chúng tôi hết sức bất lịch sự và hỗn láo. Tôi bực bội, định phàn nàn với cấp trên của cô để cho cô bị mất việc nhưng người bạn của tôi đã ngăn lại. Khi ra khỏi cửa hàng, tôi hỏi ông tại sao lại làm thế, ông nói: “Phải chăng mục đích của đời người là làm cho lòng yêu thương của Thiên Chúa có thể ban rải ra khắp nơi, và hàn gắn những đau thương của nhân loại?”. Câu nói này làm tôi bừng tỉnh và thán phục người bạn đó quá. Ông quả là một tín đồ Thiên Chúa giáo chân chính. Từ đó tôi cố gắng áp dụng câu nói đó vào đời sống hàng ngày.

– Nhưng ông ta đã làm gì mà được như vậy?

– Ông bạn tôi cho biết lúc nào cũng áp dụng lời khuyên của Đấng Cứu Thế vào đời sống, không bao giờ nghi ngờ hay do dự. Ông biết rằng một khi đã tin tưởng tuyệt đối vào Ngài thì mọi hành động, tư tưởng đều được Ngài hướng dẫn.

– Chắc hẳn ông ta chịu khó đọc Kinh Thánh?

– Không những ông ta đọc mà còn áp dụng nó vào cuộc sống hàng ngày. Ông đã áp dụng câu: “Hãy thương người láng giềng như thương yêu chính mình” trong mọi trường hợp.

– Tôi muốn thực tập quy tắc đó, xin bà chỉ dẫn cho.

– Này chị bạn, bí quyết đó cũng giản dị thôi. Chúng ta cứ nghĩ rằng mình làm thế này hay thế nọ vì mình là tác nhân chính đã hành động. Chính cái quan niệm sai lầm về bản ngã này đã tạo ra sự phân chia, cách biệt, ích kỷ, lầm lạc. Chúng ta không thể ban phát tình thương khi mình không thực sự yêu thương. Này chị bạn, tình thương là danh từ chứ không phải động từ, chúng ta chính là tình thương chứ không phải là điều chúng ta làm. Làm sao để ta trở thành một trung tâm chuyển tải tình thương chính là bí quyết của sự chuyển hóa. Hãy sử dụng trái tim để thương yêu chứ đừng sử dụng bộ óc vì bộ óc hay phán xét, phân biệt. Thật ra trái tim của chúng ta chính là điểm linh quang của Thượng Đế, là gạch nối giữa ta và Ngài. Hãy làm sao để mọi tư tưởng, hành động của chúng ta đều phát xuất từ trái tim đầy thương yêu, bác ái đó.

– Làm sao tôi có thể hành động như vậy?

– Bà cần trải qua một sự thanh lọc xác thân cũng như tâm hồn để gạt bỏ các thành kiến trước đây. Có lẽ bà cần tập cách tĩnh tâm qua việc đến giáo đường vào lúc thanh vắng để cầu nguyện. Bà có thể thanh lọc đầu óc qua lời cầu nguyện: “Lạy Chúa, xin Ngài thương xót con”. Bà hãy tìm đọc cuốn The way of the Pilgrim của một tác giả khuyết danh viết hồi thế kỷ 19, đây là một cuốn sách hướng dẫn rất hay. Ngoài ra bà có thể tìm đọc các cuốn sách nói về cuộc đời các vị Thánh, nhất là Thánh Therese de Lisieux. Trước khi qua đời, Thánh Therese cho biết chính sự đối xử khắc nghiệt của Mẹ Bề Trên đã hun đúc nên tinh thần quả cảm, chịu đựng của Thánh hay nói một cách khác, chính sự chịu đựng đau đớn vật chất và tinh thần đã nâng tâm thức của Thánh lên một bình diện cao hơn. Như tôi đã nói, một tín đồ chân chính phải chấp nhận thử thách và biết cách vượt qua.

– Nếu vậy khi thấy khó chịu hay ác cảm với kẻ khác thì tôi phải làm gì?

– Khi bà thấy đầu óc phản kháng, khó chịu thì hãy ngưng ngay tư tưởng đó lại và nhìn nó như một kẻ thứ ba. Hãy tự nhủ thầm: “Lại Cathy nữa đây, giống như một quả lắc đồng hồ xoay qua xoay lại giữa sự oán ghét, lên án, chê bai, ích kỷ. Nhưng tôi không phải là những điều đó, tôi vượt lên trên sự tầm thường nhỏ mọn đó”. Một khi đã tách rời ra khỏi tư tưởng ấy và quan sát nó thì tư tưởng đó sẽ tự động biến mất ngay. Ngoài ra, để tập mở rộng lòng thương, mỗi khi rảnh rỗi bà hãy suy ngẫm một câu nói quan trọng của Thánh Françoise: “Nơi nào có sự thù hận, xin Chúa cho con được gieo hạt giống của sự thương yêu”. Một khi đã suy ngẫm thật sâu xa tư tưởng đó, bà sẽ thấy mình hành động đúng như vậy. Khi ấy bà sẽ thấy trong cái thế giới đầy bất toàn này, người hôm nay là bạn, ngài mai có thể trở thành kẻ thù, và người bạn không ưa ngày hôm nay biết đâu chẳng là bạn thân của bà về sau. Để trở thành một người Thiên Chúa giáo chân chính, người ta không nên dùng chữ “Thù” hay “Bạn” vì sự thật chẳng có ai là thù hay bạn mà tất cả đều là “Con của Thượng Đế”.

Bình luận