Sách ebook được sưu tầm từ Internet, Bản quyền sách thuộc về Tác giả & Nhà xuất bản. Trang Web hiện đặt quảng cáo để có kinh phí duy trì hoạt động, mong Quý Bạn đọc thông cảm ạ.

Minh Triết Trong Đời Sống

Nghịch Cảnh

Tác giả: Darshani Deane

Fred đến dự buổi diễn thuyết với chủ đề “Nghịch cảnh và đường đạo” trên một chiếc xe lăn. Một tai nạn xe cộ vì sử dụng ma túy đã làm anh bị liệt nửa người. Vóc dáng gầy gò, khắc khổ, đầu hơi hói khiến anh trông già trước tuổi rất nhiều. Anh nói bằng một giọng nhỏ nhẹ:

– Thưa bà, bà có nghĩ rằng đằng sau sự đau khổ của mỗi con người đều có một bàn tay cao cả nào đó không?

– Kinh nghiệm cá nhân đã dạy tôi rằng không một việc gì có thể gọi là tình cờ, ngẫu nhiên cả. Đằng sau mọi việc xảy ra cho chúng ta đều có một chương trình nào đó… Để tôi kể cho ông một câu chuyện sau đây:

Hai mươi năm trước đây, Norman Cousins chủ bút tờ Saturday Review được mời tham dự một buổi tiếp tân quan trọng tại Liên Xô. Địa điểm tổ chức là một biệt thự cách Moscow khoảng 40 dặm. Vì tầm quan trọng của nó, Norman đã gọi taxi đưa ông đi từ 3 giờ mặc dù buổi tiếp tân sẽ bắt đầu lúc 5 giờ. Một phần vì ông cẩn thận muốn đến sớm, nhưng phần khác vì kinh nghiệm trong nghề đã dạy ông rằng nếu đến sớm, ông có thể nghe ngóng thêm được những tin tức hành lang hay có dịp phỏng vấn những nhân vật quan trọng trong chính quyền. Không hiểu vì không thuộc đường sá hay sao mà taxi cứ loanh quanh chạy mãi đến 6 giờ chiều vẫn chưa đến nơi. Đã vậy người tài xế không chịu chạy nhanh hơn, mà cứ tà tà đi dọc theo những con đường nhỏ hẹp, bẩn thỉu ở ven đô thành. Norman là một người Mỹ nóng tính, sự chậm trễ đã làm ông điên tiết lên nhưng dĩ nhiên ông không thể làm gì hơn vì ngôn ngữ bất đồng. Khi tìm ra được địa điểm thì buổi tiếp tân đã tan, quan khách ra về gần hết và Norman đành dằn sự phẫn nộ, nuốt giận trở về Hoa Kỳ mà không phỏng vấn được ai cả.

Về đến nhà là ông phải vào bệnh viện ngay vì sự tức giận đã tàn phá cơ thể ông, và rồi ông đau ốm từ ngày này qua tháng nọ. Tình trạng sức khỏe của ông suy sụp một cách thảm hại cho đến khi ông nhận thức rằng chính ông là người đã gây nên tình trạng này. Là một người thông minh, ông nghiệm rằng nếu các cảm giác tiêu cực có thể hủy hoại sức khỏe của mình thì các cảm giác tích cực có thể đổi ngược lại. Ông tìm đến một bãi biển khí hậu trong lành, ăn toàn những đồ ăn tươi, nghỉ ngơi điều độ và chỉ đi xem những vở kịch hài hước. Các trận cười thoải mái đã giúp ông hồi phục sức khỏe, ông trở lại làm việc và khởi sự viết cuốn sách “Anatomy of an illness” (Phân tích về một cơn bệnh), một cuốn sách nói về Tâm Sinh bệnh lý hiện bán rất chạy không những tại Hoa Kỳ mà còn trên khắp thế giới.

Mỗi khi nghĩ đến chuyện này, tôi không khỏi nghĩ đến người lái xe taxi ở Moscow. Tại sao anh ta lại lơ đãng không chịu chạy nhanh hơn? Phải chăng anh ta có vai trò nào đó trong một “chương trình” lớn lao hơn, vì những bực bội mà anh ta gây ra cho Norman Cousins đã dẫn đến việc ông này nghiên cứu và viết sách truyền bá sự hiểu biết của ông về mối liên quan giữa tâm trí và thể xác. Cuốn sách này đã giúp cho biết bao người ý thức về trách nhiệm của họ đối với tình trạng sức khỏe của bản thân…

– Tôi đồng ý với bà rằng có thể Cousins đã trải qua sự đau khổ vì một mục đích lớn lao nào đó nhưng tôi không biết sự khổ đau của tôi có mục đích rõ rệt nào không? Tuy nhiên tôi cũng cám ơn bà đã chọn một thí dụ rất thích thú là cuốn sách nổi tiếng của Cousins. Một trong những lý do tôi tìm đến đây là để chia sẻ với bà một kinh nghiệm của tôi nhưng tôi đang phân vân không biết có nên nói ra hay không?

– Xin ông cứ nói…

– Thưa bà, từ khi gặp tai nạn thì tôi sống thường xuyên trong một trạng thái đau khổ cùng cực. Tôi tự than thân trách phận và một hôm ý tưởng tự vẫn nổi lên trong đầu óc đầy chán chường, mệt mỏi của tôi. Mặc dù đã cố gắng gạt bỏ nó nhưng không hiểu sao đầu óc tôi lại hoạch định một kế hoạch tự vẫn ngay trong đêm đó. Khoảng 9 giờ tối, có một thanh niên cắm trại bị lạc ghé ngang nhà tôi để hỏi đường. Tôi vốn không ưa người lạ nhưng không hiểu sao như có một cái gì xui khiến mà tôi lại bảo cậu ta có thể tạm ngủ ở ngoài phòng khách vì đường còn xa mà trời đã tối rồi. Cậu thanh niên để hành lý xuống sàn và xin phép được sử dụng phòng tắm. Trong đống hành lý nằm ngổn ngang có một cuốn sách của đạo sư Swami Sivananda, dĩ nhiên tôi chẳng biết ông này là ai hay Swami có nghĩa là gì. Tôi chỉ vô tình cầm lên, lơ đãng đọc thử vài trang vì đầu óc tôi vẫn quanh quẩn với ý nghĩ sẽ tự vẫn trong đêm đó.

Bất chợt tôi nhìn thấy một dòng chữ nhảy múa trước mặt tôi. Tôi linh cảm đó là thông điệp của vị đạo sư này đang nói riêng với tôi. Đó là một đoạn văn ngắn nội dung như sau: “Có một cái còn quý hơn sự giàu có, quý hơn gia đình, quý hơn đời sống… Đó chính là Chân Ngã của anh, là cái đang ngự trị trong vạn vật, là cái tinh hoa đang thấm nhuần tất cả mọi danh tánh, hình tướng, giống như bơ trong sữa, như luồng điện trong sợi dây điện. Có thể anh chưa nhận biết được cái Chân Ngã này nhưng sự ý thức nó, đạt đến nó là sự thực hiện Chân Ngã chính là mục đích của kiếp người…”.

Những dòng chữ giản dị này có một sức lôi cuốn lạ lùng khiến tôi cứ đọc đi đọc lại mãi và khi đặt cuốn sách xuống bàn, tôi thấy mình trở thành một người khác hẳn với con người trước khi tôi cầm cuốn sách lên.

Thấy tôi có vẻ thích cuốn sách, người thanh niên đã tặng nó cho tôi; anh còn tặng thêm một cuốn sách khác của Swami Sivananda nói về cách thực tập các tư thế Yoga. Từ đó tôi bắt đầu luyện tập Yoga, tập thở hít, tham thiền, suy ngẫm, quán tưởng theo lời chỉ dẫn của cuốn sách.

Một đêm, đang lúc thiền định tôi bỗng cảm thấy có một cái gì kỳ lạ diễn ra trong tâm. Mặc dù ngồi yên bất động nhưng tôi cảm giác như có một bông hoa đang nở lớn trong lồng ngực. Sau đó tôi ý thức rằng tôi không còn là “tôi” nữa, tôi không còn là một “con người” , một cá nhân riêng rẽ. Cái gọi là “Fred” đã tan biến lúc nào không hay, và tôi thấy mình ở khắp mọi nơi trong cùng một lúc, tôi thấy mình thực sự được thảnh thơi, tự do hoàn toàn và mặc dù không có chân tôi vẫn thấy mình đi đứng, hiện diện trong tất cả mọi nơi, mọi chốn. Cái kinh nghiệm lạ lùng đó kéo dài khoảng vài giây, có thể vài phút, tôi không biết rõ lắm vì thời gian không có ý nghĩa gì nữa. Tuy ngồi yên bất động nhưng lòng tôi vô cùng xúc động. Tôi nghĩ lại quá khứ của mình, những năm tôi còn sử dụng ma túy thì thấy khi đó tôi chỉ là kẻ đuổi theo những mẩu bánh vụn còn giờ đây tôi đang tham dự yến tiệc đế vương.

Kinh nghiệm đó trôi qua và không trở lại, nhưng không sao, chỉ cần trải nghiệm nó một lần thôi cũng đủ thay đổi cả cuộc đời tôi rồi. Nghĩ đến tai nạn năm nào, đến ý tưởng tự vẫn, đến người khách lạ xuất hiện bất ngờ, đến cuốn sách dường như tình cờ mà tôi đã nhặt lên đọc. Tôi không khỏi nghĩ rằng phải chăng đằng sau mỗi sự kiện xảy ra đều có bàn tay cao cả của một đấng thiêng liêng?… Tôi cứ thắc mắc về ý tưởng này mãi, tôi muốn viết câu chuyện của tôi ra để chia sẻ với mọi người. Bà nghĩ thế nào?

– Sự thúc đẩy anh viết câu chuyện này ra không phải là một ý nghĩ vớ vẩn đâu. Anh có thể tạo cảm hứng cho nhiều người khác vì đa số vẫn chưa hề biết rõ mục đích và ý nghĩa của cuộc sống. Chúng ta đều là một phần của Toàn Thể. Mọi đổi thay trong tâm thức cá nhân cũng đều ảnh hưởng đến cái Toàn Thể đó. Đối với riêng tôi thì câu chuyện của anh có ba điều quan trọng. Một là mục đích của kiếp người là đạt đến sự thực hiện Chân Ngã, một trạng thái mà trong đó chúng ta ý thức được tâm thức vô giới hạn, là sự hiện hữu và ân huệ mà không bao giờ bị ảnh hưởng bởi điều gì xảy ra cho thân xác chúng ta. Hai là sự ý thức rõ rệt về một định luật sáng suốt đang điều hành vũ trụ theo mục đích cao cả của chính nó; và sau cùng, điều thứ ba là bất cứ nghịch cảnh nào cũng đều có ý nghĩa riêng của nó, cũng như đồng tiền có hai mặt vậy.

Fred đến dự buổi diễn thuyết với chủ đề “Nghịch cảnh và đường đạo” trên một chiếc xe lăn. Một tai nạn xe cộ vì sử dụng ma túy đã làm anh bị liệt nửa người. Vóc dáng gầy gò, khắc khổ, đầu hơi hói khiến anh trông già trước tuổi rất nhiều. Anh nói bằng một giọng nhỏ nhẹ:

– Thưa bà, bà có nghĩ rằng đằng sau sự đau khổ của mỗi con người đều có một bàn tay cao cả nào đó không?

– Kinh nghiệm cá nhân đã dạy tôi rằng không một việc gì có thể gọi là tình cờ, ngẫu nhiên cả. Đằng sau mọi việc xảy ra cho chúng ta đều có một chương trình nào đó… Để tôi kể cho ông một câu chuyện sau đây:

Hai mươi năm trước đây, Norman Cousins chủ bút tờ Saturday Review được mời tham dự một buổi tiếp tân quan trọng tại Liên Xô. Địa điểm tổ chức là một biệt thự cách Moscow khoảng 40 dặm. Vì tầm quan trọng của nó, Norman đã gọi taxi đưa ông đi từ 3 giờ mặc dù buổi tiếp tân sẽ bắt đầu lúc 5 giờ. Một phần vì ông cẩn thận muốn đến sớm, nhưng phần khác vì kinh nghiệm trong nghề đã dạy ông rằng nếu đến sớm, ông có thể nghe ngóng thêm được những tin tức hành lang hay có dịp phỏng vấn những nhân vật quan trọng trong chính quyền. Không hiểu vì không thuộc đường sá hay sao mà taxi cứ loanh quanh chạy mãi đến 6 giờ chiều vẫn chưa đến nơi. Đã vậy người tài xế không chịu chạy nhanh hơn, mà cứ tà tà đi dọc theo những con đường nhỏ hẹp, bẩn thỉu ở ven đô thành. Norman là một người Mỹ nóng tính, sự chậm trễ đã làm ông điên tiết lên nhưng dĩ nhiên ông không thể làm gì hơn vì ngôn ngữ bất đồng. Khi tìm ra được địa điểm thì buổi tiếp tân đã tan, quan khách ra về gần hết và Norman đành dằn sự phẫn nộ, nuốt giận trở về Hoa Kỳ mà không phỏng vấn được ai cả.

Về đến nhà là ông phải vào bệnh viện ngay vì sự tức giận đã tàn phá cơ thể ông, và rồi ông đau ốm từ ngày này qua tháng nọ. Tình trạng sức khỏe của ông suy sụp một cách thảm hại cho đến khi ông nhận thức rằng chính ông là người đã gây nên tình trạng này. Là một người thông minh, ông nghiệm rằng nếu các cảm giác tiêu cực có thể hủy hoại sức khỏe của mình thì các cảm giác tích cực có thể đổi ngược lại. Ông tìm đến một bãi biển khí hậu trong lành, ăn toàn những đồ ăn tươi, nghỉ ngơi điều độ và chỉ đi xem những vở kịch hài hước. Các trận cười thoải mái đã giúp ông hồi phục sức khỏe, ông trở lại làm việc và khởi sự viết cuốn sách “Anatomy of an illness” (Phân tích về một cơn bệnh), một cuốn sách nói về Tâm Sinh bệnh lý hiện bán rất chạy không những tại Hoa Kỳ mà còn trên khắp thế giới.

Mỗi khi nghĩ đến chuyện này, tôi không khỏi nghĩ đến người lái xe taxi ở Moscow. Tại sao anh ta lại lơ đãng không chịu chạy nhanh hơn? Phải chăng anh ta có vai trò nào đó trong một “chương trình” lớn lao hơn, vì những bực bội mà anh ta gây ra cho Norman Cousins đã dẫn đến việc ông này nghiên cứu và viết sách truyền bá sự hiểu biết của ông về mối liên quan giữa tâm trí và thể xác. Cuốn sách này đã giúp cho biết bao người ý thức về trách nhiệm của họ đối với tình trạng sức khỏe của bản thân…

– Tôi đồng ý với bà rằng có thể Cousins đã trải qua sự đau khổ vì một mục đích lớn lao nào đó nhưng tôi không biết sự khổ đau của tôi có mục đích rõ rệt nào không? Tuy nhiên tôi cũng cám ơn bà đã chọn một thí dụ rất thích thú là cuốn sách nổi tiếng của Cousins. Một trong những lý do tôi tìm đến đây là để chia sẻ với bà một kinh nghiệm của tôi nhưng tôi đang phân vân không biết có nên nói ra hay không?

– Xin ông cứ nói…

– Thưa bà, từ khi gặp tai nạn thì tôi sống thường xuyên trong một trạng thái đau khổ cùng cực. Tôi tự than thân trách phận và một hôm ý tưởng tự vẫn nổi lên trong đầu óc đầy chán chường, mệt mỏi của tôi. Mặc dù đã cố gắng gạt bỏ nó nhưng không hiểu sao đầu óc tôi lại hoạch định một kế hoạch tự vẫn ngay trong đêm đó. Khoảng 9 giờ tối, có một thanh niên cắm trại bị lạc ghé ngang nhà tôi để hỏi đường. Tôi vốn không ưa người lạ nhưng không hiểu sao như có một cái gì xui khiến mà tôi lại bảo cậu ta có thể tạm ngủ ở ngoài phòng khách vì đường còn xa mà trời đã tối rồi. Cậu thanh niên để hành lý xuống sàn và xin phép được sử dụng phòng tắm. Trong đống hành lý nằm ngổn ngang có một cuốn sách của đạo sư Swami Sivananda, dĩ nhiên tôi chẳng biết ông này là ai hay Swami có nghĩa là gì. Tôi chỉ vô tình cầm lên, lơ đãng đọc thử vài trang vì đầu óc tôi vẫn quanh quẩn với ý nghĩ sẽ tự vẫn trong đêm đó.

Bất chợt tôi nhìn thấy một dòng chữ nhảy múa trước mặt tôi. Tôi linh cảm đó là thông điệp của vị đạo sư này đang nói riêng với tôi. Đó là một đoạn văn ngắn nội dung như sau: “Có một cái còn quý hơn sự giàu có, quý hơn gia đình, quý hơn đời sống… Đó chính là Chân Ngã của anh, là cái đang ngự trị trong vạn vật, là cái tinh hoa đang thấm nhuần tất cả mọi danh tánh, hình tướng, giống như bơ trong sữa, như luồng điện trong sợi dây điện. Có thể anh chưa nhận biết được cái Chân Ngã này nhưng sự ý thức nó, đạt đến nó là sự thực hiện Chân Ngã chính là mục đích của kiếp người…”.

Những dòng chữ giản dị này có một sức lôi cuốn lạ lùng khiến tôi cứ đọc đi đọc lại mãi và khi đặt cuốn sách xuống bàn, tôi thấy mình trở thành một người khác hẳn với con người trước khi tôi cầm cuốn sách lên.

Thấy tôi có vẻ thích cuốn sách, người thanh niên đã tặng nó cho tôi; anh còn tặng thêm một cuốn sách khác của Swami Sivananda nói về cách thực tập các tư thế Yoga. Từ đó tôi bắt đầu luyện tập Yoga, tập thở hít, tham thiền, suy ngẫm, quán tưởng theo lời chỉ dẫn của cuốn sách.

Một đêm, đang lúc thiền định tôi bỗng cảm thấy có một cái gì kỳ lạ diễn ra trong tâm. Mặc dù ngồi yên bất động nhưng tôi cảm giác như có một bông hoa đang nở lớn trong lồng ngực. Sau đó tôi ý thức rằng tôi không còn là “tôi” nữa, tôi không còn là một “con người” , một cá nhân riêng rẽ. Cái gọi là “Fred” đã tan biến lúc nào không hay, và tôi thấy mình ở khắp mọi nơi trong cùng một lúc, tôi thấy mình thực sự được thảnh thơi, tự do hoàn toàn và mặc dù không có chân tôi vẫn thấy mình đi đứng, hiện diện trong tất cả mọi nơi, mọi chốn. Cái kinh nghiệm lạ lùng đó kéo dài khoảng vài giây, có thể vài phút, tôi không biết rõ lắm vì thời gian không có ý nghĩa gì nữa. Tuy ngồi yên bất động nhưng lòng tôi vô cùng xúc động. Tôi nghĩ lại quá khứ của mình, những năm tôi còn sử dụng ma túy thì thấy khi đó tôi chỉ là kẻ đuổi theo những mẩu bánh vụn còn giờ đây tôi đang tham dự yến tiệc đế vương.

Kinh nghiệm đó trôi qua và không trở lại, nhưng không sao, chỉ cần trải nghiệm nó một lần thôi cũng đủ thay đổi cả cuộc đời tôi rồi. Nghĩ đến tai nạn năm nào, đến ý tưởng tự vẫn, đến người khách lạ xuất hiện bất ngờ, đến cuốn sách dường như tình cờ mà tôi đã nhặt lên đọc. Tôi không khỏi nghĩ rằng phải chăng đằng sau mỗi sự kiện xảy ra đều có bàn tay cao cả của một đấng thiêng liêng?… Tôi cứ thắc mắc về ý tưởng này mãi, tôi muốn viết câu chuyện của tôi ra để chia sẻ với mọi người. Bà nghĩ thế nào?

– Sự thúc đẩy anh viết câu chuyện này ra không phải là một ý nghĩ vớ vẩn đâu. Anh có thể tạo cảm hứng cho nhiều người khác vì đa số vẫn chưa hề biết rõ mục đích và ý nghĩa của cuộc sống. Chúng ta đều là một phần của Toàn Thể. Mọi đổi thay trong tâm thức cá nhân cũng đều ảnh hưởng đến cái Toàn Thể đó. Đối với riêng tôi thì câu chuyện của anh có ba điều quan trọng. Một là mục đích của kiếp người là đạt đến sự thực hiện Chân Ngã, một trạng thái mà trong đó chúng ta ý thức được tâm thức vô giới hạn, là sự hiện hữu và ân huệ mà không bao giờ bị ảnh hưởng bởi điều gì xảy ra cho thân xác chúng ta. Hai là sự ý thức rõ rệt về một định luật sáng suốt đang điều hành vũ trụ theo mục đích cao cả của chính nó; và sau cùng, điều thứ ba là bất cứ nghịch cảnh nào cũng đều có ý nghĩa riêng của nó, cũng như đồng tiền có hai mặt vậy.

Bình luận