Sách ebook được sưu tầm từ Internet, Bản quyền sách thuộc về Tác giả & Nhà xuất bản. Trang Web hiện đặt quảng cáo để có kinh phí duy trì hoạt động, mong Quý Bạn đọc thông cảm ạ.

Minh Triết Trong Đời Sống

Giác Ngộ

Tác giả: Darshani Deane

Sandy là một thiếu nữ trẻ làm việc trong một nhà in lớn ở New York. Ngoài giờ làm việc, cô tham thiền đều đặn theo một phương pháp của Phật giáo Tây Tạng. Đối với cô, thiền định là điều cần thiết như hơi thở, ngoài nó ra cô không còn thích điều gì khác nữa. Cô muốn có kinh nghiệm tâm linh càng sớm càng tốt. Cô nói:

– Thưa bà, tôi muốn biết phải mất bao lâu một người như tôi mới có được những kinh nghiệm tâm linh? Nói một cách khác, nếu thiền định đều đặn hàng ngày thì bao lâu nữa tôi có thể giác ngộ được? Tôi đã hỏi nhiều người nhưng mỗi người trả lời một khác.

– Kinh sách phương Đông nói rằng sự giác ngộ đến trong nháy mắt. Giác ngộ có nghĩa là “Thức tỉnh” lập tức. Có lẽ điều cô muốn hỏi là phải chuẩn bị bao lâu để đạt đến trạng thái giác ngộ này. Theo sự hiểu biết của tôi thì có ba yếu tố quyết định việc này: Thứ nhất là mục đích và phương pháp phải rõ ràng, giống như khi đi xa cô cần phải biết cô muốn đi đâu và đi bằng phương tiện gì. Yếu tố thứ hai là cô muốn biết hiện nay cô đang ở đâu, giống như địa điểm khởi hành của một chuyến đi vậy. Thí dụ cả hai chúng ta cùng muốn đến La Mã, cô khởi hành từ Paris còn tôi khởi hành từ Miami thì dĩ nhiên cô sẽ đến La Mã trước tôi. Yếu tố thứ ba là lòng khao khát mạnh mẽ. Thí dụ cả hai chúng ta đều học đàn piano. Tôi chỉ muốn học cho biết thôi nên mỗi ngày chỉ dành khoảng 20 phút để tập luyện. Cô muốn trở thành nhạc sĩ trình diễn nhạc cổ điển tại nơi danh tiếng nên nỗ lực dành riêng 5 hay 8 giờ mỗi ngày để rèn luyện. Nếu bạn bè rủ đi xem hát, chơi thể thao thì tôi sẵn sàng bỏ việc tập dượt để tham dự những thú vui này, trong khi cô nhất quyết không rời cây đàn. Ngay trong lúc ăn, lúc ngủ cô cũng cố gắng nhẩm lại những nốt nhạc, những khúc đàn mà cô sắp trình diễn, không lúc nào quên mục tiêu chính yếu của mình. Với lòng khao khát mạnh mẽ như thế thì thời gian chuẩn bị của cô chắc chắn sẽ ngắn hơn.

– Xin cám ơn bà đã giải thích cho tôi một cách rõ ràng, đó là điều tôi muốn nghe. Thưa bà, tôi không còn nhiều thời giờ nữa, tôi e sợ rằng nghiệp báo của tôi đổ xuống lúc tôi chưa sẵn sàng, lúc tôi chưa giác ngộ.

Sandy khóc òa lên một lúc rồi cho biết rằng trước kia, khi còn làm việc trong quán rượu, cô đã nghiện ma túy và có lúc bán cả ma túy nữa. Một hôm cô theo bạn bè đi nghe diễn thuyết tại một trường đại học. Diễn giả là một tu sĩ Phật giáo Tây Tạng đã giảng về nghiệp báo. Cô nói:

– Lúc ông ấy bắt đầu giảng, tôi đã cảm thấy có một cái gì khác thường xảy ra cho tôi. Tôi thấy sợ hãi về những hành động trong quá khứ của mình. Ông ấy nói rằng không ai có thể thay đổi được những gì mình đã làm, gieo nhân nào thì gặt quả đó. Không cần phải ai nói, tôi cũng biết rằng ông nói đúng. Đã vay ắt phải trả, trả cho kỳ hết mới thôi. Sau đó ông còn nói thêm về việc phải tìm cách tự giải thoát cho chính mình ra khỏi nhà tù của thể xác, để thoát vòng kiềm tỏa của luân hồi. Tôi ngồi đó nhưng tâm hồn hết sức xúc động, tôi nghĩ đến những điều ghê gớm mà tôi đã phạm khi tôi vẫn sử dụng và bán ma túy, và tôi thấy mình quả thật hèn hạ. Tôi nghĩ: Trời ơi, tôi sẽ ra sao đây?

Sau khi diễn giả nói xong, tôi vội chạy đến để tiếp xúc với ông, nhưng tôi không nói được gì mà chỉ khóc ròng. Vị tu sĩ tiếp xúc với các thính giả xong bèn quay qua tôi để chờ đợi một câu hỏi nhưng tôi thấy mình có quá nhiều tội lỗi không thể nói hết được. Tôi cảm thấy ông ấy là một cái gì mà tôi có thể bám víu lấy được nên tôi thu hết can đảm thú nhận rằng tôi đã phạm một lỗi lầm rất lớn trong đời, dĩ nhiên tôi không thể kể ra chi tiết. Vị tu sĩ im lặng nghe tôi nói rồi ôn tồn chỉ dẫn cho tôi một phương pháp luyện tập tinh thần và yêu cầu tôi thực hành ngay trong ngày hôm đó. Ông cũng truyền cho tôi một câu thần chú để đọc đi đọc lại hàng ngày. Về đến nhà, tôi áp dụng ngay và thấy người tôi hoàn toàn thay đổi. Từ đó tôi từ bỏ ma túy và những người bạn xấu. Tôi tìm được việc làm trong một nhà in. Hàng ngày tôi thức dậy sớm để tham thiền, quán tưởng, chỉ ăn mỗi ngày một bữa, bỏ hẳn thịt cá và các thói quen xấu trong quá khứ. Tôi mong lại có dịp tiếp xúc với tu sĩ đó nhưng tôi không nhớ tên hay biết ông ở đâu mà tìm. Tôi muốn ông ấy biết rằng hiện nay tôi vẫn còn sợ hãi như tôi đã từng sợ hãi trong quá khứ.

– Những nỗi sợ hãi thông thường thì có hại, nhưng nỗi sợ của cô thì khác thường. Các truyền thống tâm linh thần bí gọi đó là lòng kính sợ Thượng Đế hay là sợ luật Trời. Trong cuốn Philokalia có nói rằng những người biết sợ như thế là đã biết ăn năn hối lỗi thật sự, chương “Các tặng phẩm đầu tiên” nói rằng “Chính Chúa đã làm ra điều này như điều răn căn bản vì không có nó thì Thiên Đàng cũng chẳng có ích gì” và “Không ai có thể thương Chúa hay Tâm thức cao cả nếu đầu tiên họ không kính sợ Ngài hết lòng. Thông qua việc kính sợ Ngài, tâm hồn con người sẽ được thanh lọc và thức tỉnh đối với hành động thương yêu”. Sự sợ hãi của cô là một kích thích đặc biệt đối với sự tập luyện của cô. Sự kính sợ này thúc đẩy cô, kéo cô đi đến các mức độ tâm linh cao thượng. Nếu không có lòng kính sợ này, cô khó có thể đạt đến nó. Cô có thể tìm được nhiều an ủi khi đọc tiểu sử Milarepa, một vị thánh tăng của Phật giáo Tây Tạng. Ông này chuyên luyện tà đạo trước khi gặp được một vị thầy chân chính hướng dẫn. Giống như cô, ông ta lo sợ vì đã gây quá nhiều lỗi lầm và cũng vì quá sợ hậu quả từ việc làm của mình ngày trước mà ông giữ giới hết sức nghiêm cẩn, cuối cùng nhờ công phu tu hành mà ông đã giác ngộ.

Một khi đã tập luyện thuần thục thì sự lo sợ sẽ chấm dứt. Nói một cách khác, sự lo sợ chỉ còn khi nào người ta cần đến nó mà thôi. Theo ý tôi, đường đến La Mã đối với cô có lẽ không còn xa lắm đâu.

Sandy là một thiếu nữ trẻ làm việc trong một nhà in lớn ở New York. Ngoài giờ làm việc, cô tham thiền đều đặn theo một phương pháp của Phật giáo Tây Tạng. Đối với cô, thiền định là điều cần thiết như hơi thở, ngoài nó ra cô không còn thích điều gì khác nữa. Cô muốn có kinh nghiệm tâm linh càng sớm càng tốt. Cô nói:

– Thưa bà, tôi muốn biết phải mất bao lâu một người như tôi mới có được những kinh nghiệm tâm linh? Nói một cách khác, nếu thiền định đều đặn hàng ngày thì bao lâu nữa tôi có thể giác ngộ được? Tôi đã hỏi nhiều người nhưng mỗi người trả lời một khác.

– Kinh sách phương Đông nói rằng sự giác ngộ đến trong nháy mắt. Giác ngộ có nghĩa là “Thức tỉnh” lập tức. Có lẽ điều cô muốn hỏi là phải chuẩn bị bao lâu để đạt đến trạng thái giác ngộ này. Theo sự hiểu biết của tôi thì có ba yếu tố quyết định việc này: Thứ nhất là mục đích và phương pháp phải rõ ràng, giống như khi đi xa cô cần phải biết cô muốn đi đâu và đi bằng phương tiện gì. Yếu tố thứ hai là cô muốn biết hiện nay cô đang ở đâu, giống như địa điểm khởi hành của một chuyến đi vậy. Thí dụ cả hai chúng ta cùng muốn đến La Mã, cô khởi hành từ Paris còn tôi khởi hành từ Miami thì dĩ nhiên cô sẽ đến La Mã trước tôi. Yếu tố thứ ba là lòng khao khát mạnh mẽ. Thí dụ cả hai chúng ta đều học đàn piano. Tôi chỉ muốn học cho biết thôi nên mỗi ngày chỉ dành khoảng 20 phút để tập luyện. Cô muốn trở thành nhạc sĩ trình diễn nhạc cổ điển tại nơi danh tiếng nên nỗ lực dành riêng 5 hay 8 giờ mỗi ngày để rèn luyện. Nếu bạn bè rủ đi xem hát, chơi thể thao thì tôi sẵn sàng bỏ việc tập dượt để tham dự những thú vui này, trong khi cô nhất quyết không rời cây đàn. Ngay trong lúc ăn, lúc ngủ cô cũng cố gắng nhẩm lại những nốt nhạc, những khúc đàn mà cô sắp trình diễn, không lúc nào quên mục tiêu chính yếu của mình. Với lòng khao khát mạnh mẽ như thế thì thời gian chuẩn bị của cô chắc chắn sẽ ngắn hơn.

– Xin cám ơn bà đã giải thích cho tôi một cách rõ ràng, đó là điều tôi muốn nghe. Thưa bà, tôi không còn nhiều thời giờ nữa, tôi e sợ rằng nghiệp báo của tôi đổ xuống lúc tôi chưa sẵn sàng, lúc tôi chưa giác ngộ.

Sandy khóc òa lên một lúc rồi cho biết rằng trước kia, khi còn làm việc trong quán rượu, cô đã nghiện ma túy và có lúc bán cả ma túy nữa. Một hôm cô theo bạn bè đi nghe diễn thuyết tại một trường đại học. Diễn giả là một tu sĩ Phật giáo Tây Tạng đã giảng về nghiệp báo. Cô nói:

– Lúc ông ấy bắt đầu giảng, tôi đã cảm thấy có một cái gì khác thường xảy ra cho tôi. Tôi thấy sợ hãi về những hành động trong quá khứ của mình. Ông ấy nói rằng không ai có thể thay đổi được những gì mình đã làm, gieo nhân nào thì gặt quả đó. Không cần phải ai nói, tôi cũng biết rằng ông nói đúng. Đã vay ắt phải trả, trả cho kỳ hết mới thôi. Sau đó ông còn nói thêm về việc phải tìm cách tự giải thoát cho chính mình ra khỏi nhà tù của thể xác, để thoát vòng kiềm tỏa của luân hồi. Tôi ngồi đó nhưng tâm hồn hết sức xúc động, tôi nghĩ đến những điều ghê gớm mà tôi đã phạm khi tôi vẫn sử dụng và bán ma túy, và tôi thấy mình quả thật hèn hạ. Tôi nghĩ: Trời ơi, tôi sẽ ra sao đây?

Sau khi diễn giả nói xong, tôi vội chạy đến để tiếp xúc với ông, nhưng tôi không nói được gì mà chỉ khóc ròng. Vị tu sĩ tiếp xúc với các thính giả xong bèn quay qua tôi để chờ đợi một câu hỏi nhưng tôi thấy mình có quá nhiều tội lỗi không thể nói hết được. Tôi cảm thấy ông ấy là một cái gì mà tôi có thể bám víu lấy được nên tôi thu hết can đảm thú nhận rằng tôi đã phạm một lỗi lầm rất lớn trong đời, dĩ nhiên tôi không thể kể ra chi tiết. Vị tu sĩ im lặng nghe tôi nói rồi ôn tồn chỉ dẫn cho tôi một phương pháp luyện tập tinh thần và yêu cầu tôi thực hành ngay trong ngày hôm đó. Ông cũng truyền cho tôi một câu thần chú để đọc đi đọc lại hàng ngày. Về đến nhà, tôi áp dụng ngay và thấy người tôi hoàn toàn thay đổi. Từ đó tôi từ bỏ ma túy và những người bạn xấu. Tôi tìm được việc làm trong một nhà in. Hàng ngày tôi thức dậy sớm để tham thiền, quán tưởng, chỉ ăn mỗi ngày một bữa, bỏ hẳn thịt cá và các thói quen xấu trong quá khứ. Tôi mong lại có dịp tiếp xúc với tu sĩ đó nhưng tôi không nhớ tên hay biết ông ở đâu mà tìm. Tôi muốn ông ấy biết rằng hiện nay tôi vẫn còn sợ hãi như tôi đã từng sợ hãi trong quá khứ.

– Những nỗi sợ hãi thông thường thì có hại, nhưng nỗi sợ của cô thì khác thường. Các truyền thống tâm linh thần bí gọi đó là lòng kính sợ Thượng Đế hay là sợ luật Trời. Trong cuốn Philokalia có nói rằng những người biết sợ như thế là đã biết ăn năn hối lỗi thật sự, chương “Các tặng phẩm đầu tiên” nói rằng “Chính Chúa đã làm ra điều này như điều răn căn bản vì không có nó thì Thiên Đàng cũng chẳng có ích gì” và “Không ai có thể thương Chúa hay Tâm thức cao cả nếu đầu tiên họ không kính sợ Ngài hết lòng. Thông qua việc kính sợ Ngài, tâm hồn con người sẽ được thanh lọc và thức tỉnh đối với hành động thương yêu”. Sự sợ hãi của cô là một kích thích đặc biệt đối với sự tập luyện của cô. Sự kính sợ này thúc đẩy cô, kéo cô đi đến các mức độ tâm linh cao thượng. Nếu không có lòng kính sợ này, cô khó có thể đạt đến nó. Cô có thể tìm được nhiều an ủi khi đọc tiểu sử Milarepa, một vị thánh tăng của Phật giáo Tây Tạng. Ông này chuyên luyện tà đạo trước khi gặp được một vị thầy chân chính hướng dẫn. Giống như cô, ông ta lo sợ vì đã gây quá nhiều lỗi lầm và cũng vì quá sợ hậu quả từ việc làm của mình ngày trước mà ông giữ giới hết sức nghiêm cẩn, cuối cùng nhờ công phu tu hành mà ông đã giác ngộ.

Một khi đã tập luyện thuần thục thì sự lo sợ sẽ chấm dứt. Nói một cách khác, sự lo sợ chỉ còn khi nào người ta cần đến nó mà thôi. Theo ý tôi, đường đến La Mã đối với cô có lẽ không còn xa lắm đâu.

Bình luận