Sách ebook được sưu tầm từ Internet, Bản quyền sách thuộc về Tác giả & Nhà xuất bản. Trang Web hiện đặt quảng cáo để có kinh phí duy trì hoạt động, mong Quý Bạn đọc thông cảm ạ.

Minh Triết Trong Đời Sống

Thiền Định Và Đối Tượng

Tác giả: Darshani Deane

Nate là một kỹ sư điện đã về hưu, ông muốn dùng thời gian còn lại để tìm hiểu chính mình, để làm sao cho đời sống có ý nghĩa hơn. Cả hai vợ chồng ông đã tham dự nhiều khóa hội thảo về tâm linh và thực tập thiền định. Một người bạn trong lớp đã tặng Jean, vợ ông, một tượng Phật nhỏ. Mỗi khi có chuyện gì không vui, Jean lại ngồi thiền định trước pho tượng và bà cảm thấy mọi nỗi buồn phiền đều tan biến hết. Chỉ nhìn nụ cười an tĩnh của Đức Phật là bà thấy trong lòng thoải mái, dễ chịu. Nhưng Nate lại không thích như vậy, ông nói:

– Thưa bà, tôi không thích Jean làm như vậy, đó là tôn thờ tượng thần và điều này làm tôi khó chịu.

– Này ông bạn, cha mẹ ông còn sống không?

– Thưa không, song thân tôi đều qua đời rồi.

– Ông có giữ hình ảnh hay đồ kỷ niệm của cha mẹ ông trong nhà không?

– Dĩ nhiên, trong nhà tôi có treo rất nhiều hình ảnh cha mẹ tôi chứ.

– Tại sao ông làm như vậy.

– Vì những hình ảnh đó nhắc nhở tôi nhớ đến cha mẹ tôi, đến công ơn cha mẹ đã lo cho tôi. Cha mẹ tôi là những người cao quý, tử tế, lúc nào cũng hy sinh lo lắng cho con cái. Việc này có gì sai quấy đâu?

– Dĩ nhiên là không, trái lại việc con cái biết nghĩ đến cha mẹ là điều rất tốt. Việc tưởng nhớ đến Đức Phật cũng như thế thôi, đâu có gì sai quấy khi bà nhà nghĩ đến Ngài, quán tưởng đến công ơn của Ngài, đến sự minh triết vô tận, lòng từ bi cao quý của Ngài.

– Nhưng… nhưng tại sao Jean cần phải tham thiền trước một pho tượng?

– Cái trí của ta cần một cái “mắc” để “máng” các tư tưởng vào đó. Quan niệm về Thượng Đế trừu tượng quá, bao la quá, khó có thể tập trung tư tưởng vào đó. Hơn nữa, cái trí thông thường không thể ý thức được Thượng Đế, cái hữu hạn không thể biết cái vô hạn, nên người tham thiền cần tìm một đối tượng tiêu biểu cho một đức tính của Thượng Đế mà họ thương yêu, sùng kính. Tham thiền là tập trung tư tưởng vào một đối tượng và gạt bỏ tất cả những cái khác ra ngoài. Khi tâm thức đã đạt đến mức độ say mê hay “Định” thì nó xuyên qua mọi đối tượng, hình tướng, chỉ có tinh hoa hòa nhập với tinh hoa. Tuy nhiên trước khi đạt đến trình độ này, cái “mắc” rất quan trọng vì nó là phương tiện dẫn người tham thiền đến trạng thái “Định”.

– Thưa bà, tôi cũng rất thích thiền định nhưng không muốn nhìn vào một pho tượng, liệu tôi có thể tập trung tư tưởng vào điều khác được không?

– Dĩ nhiên, xin hỏi trong đời ông thích cái gì?

– Là kỹ sư điện, tôi chỉ say mê về điện mà thôi.

– Xin ông hãy định nghĩa điện theo quan niệm riêng của ông.

– Nó là một thứ không có hình dáng nhưng chắc chắn người ta có thể cảm thấy nó. Trong đời sống văn minh ngày nay, điện là một thứ rất quan trọng, người ta không thể sống mà không có nó.

– Vậy xin hỏi ông có cái gì trong người mà ông không nhìn thấy nhưng chắc chắn cảm thấy và không thể sống mà không có nó?

– Thưa bà, có lẽ đó là phần tâm linh. Nhưng tôi không biết nó là cái gì.

– Phần tâm linh hay tinh thần là tâm thức thanh khiết, tự chói sáng và vô hình, vô tướng, vô biên và bất khả phân, nó vượt ra ngoài không gian, thời gian và nguyên nhân. Cũng giống như điện ở trong sợi dây điện, sự hiện hữu của tinh thần ẩn tàng trong thực tại của ông, trong công việc và cuộc đời của ông nhưng dĩ nhiên ông không thể nhìn thấy nó được.

– Vậy thì thể xác của tôi có nhiệm vụ gì?

– Xin hỏi ông nhiệm vụ của sợi dây điện là gì?

– Người ta tạo ra nó để dẫn điện.

– Cũng như thế, thể xác và thể trí của chúng ta được tạo ra với nhiệm vụ là công cụ cho sự vận hành của tinh thần.

– Bà vừa nói tâm thức hay cái phần tinh thần có tính cách bất khả phân, nếu không thể phân chia được thì phải chăng chỉ có một tâm thức duy nhất mà thôi?

– Đúng thế.

– Nếu vậy tại sao chúng ta lại khác nhau?

– Này ông bạn, dòng điện chỉ là một nhưng vẫn có nhiều sự khác biệt giữa một cái quạt và một cái lò sưởi, máy giặt và tủ lạnh. Tác dụng của đồ dùng định hướng cho hình dáng của chúng. Mỗi người chúng ta không những chỉ làm một nhiệm vụ của thiêng liêng mà chúng ta chính là cái nhiệm vụ ấy.

– Tôi có thể hiểu biết được rằng tôi là ai thông qua việc tham thiền và suy ngẫm về điện không?

– Các bậc đạo sư phương Đông thường khuyên học trò nên tham thiền, đặt suy ngẫm vào những gì mà họ hiểu biết và thương yêu. Ông đã làm việc về điện suốt cuộc đời, ông hiểu biết nó và thích nó. Hãy sử dụng điện như một cái “mắc” để “máng” trí ông vào đó.

– Xin hỏi bà một câu chót, nếu Jean tập trung tư tưởng vào Đức Phật và tôi tập trung tư tưởng vào điện lực khi tham thiền thì sự khác biệt sẽ ra sao? Kết quả thế nào?

– Hoàn toàn không có gì khác biệt hết. Sự giác ngộ là mục tiêu của mọi sự tham thiền. Hãy để điện lực làm vị thầy nội tâm của ông và hướng dẫn ông đến với nguồn cội, cũng như hình ảnh của Đức Phật dẫn dắt cho vợ ông. Chữ “Bhudh” trong từ “Bhudha” có nghĩa là “Thức tỉnh”. Cách đây nhiều thế kỷ, khi toàn thế gian vẫn mơ màng say ngủ thì Đức Phật đã tỉnh thức và từ đó đến nay Ngài đã giúp cho bao nhiêu người thức tỉnh theo. Ngài đã soi sáng đường cho họ, hướng dẫn họ đến sự minh triết, an lành, thương yêu. Khi đã tỉnh thức, đã đến được cội nguồn thì mọi sự phân biệt đều không còn có ý nghĩa gì nữa vì tất cả chỉ là một. Đường đi có thể khác nhau, phương tiện có thể khác nhau, đối tượng có thể khác nhau nhưng mục đích vẫn là một: Làm sao để đạt đến trạng thái giác ngộ hay thức tỉnh. Đó chính là mục tiêu của thiền.

Nate là một kỹ sư điện đã về hưu, ông muốn dùng thời gian còn lại để tìm hiểu chính mình, để làm sao cho đời sống có ý nghĩa hơn. Cả hai vợ chồng ông đã tham dự nhiều khóa hội thảo về tâm linh và thực tập thiền định. Một người bạn trong lớp đã tặng Jean, vợ ông, một tượng Phật nhỏ. Mỗi khi có chuyện gì không vui, Jean lại ngồi thiền định trước pho tượng và bà cảm thấy mọi nỗi buồn phiền đều tan biến hết. Chỉ nhìn nụ cười an tĩnh của Đức Phật là bà thấy trong lòng thoải mái, dễ chịu. Nhưng Nate lại không thích như vậy, ông nói:

– Thưa bà, tôi không thích Jean làm như vậy, đó là tôn thờ tượng thần và điều này làm tôi khó chịu.

– Này ông bạn, cha mẹ ông còn sống không?

– Thưa không, song thân tôi đều qua đời rồi.

– Ông có giữ hình ảnh hay đồ kỷ niệm của cha mẹ ông trong nhà không?

– Dĩ nhiên, trong nhà tôi có treo rất nhiều hình ảnh cha mẹ tôi chứ.

– Tại sao ông làm như vậy.

– Vì những hình ảnh đó nhắc nhở tôi nhớ đến cha mẹ tôi, đến công ơn cha mẹ đã lo cho tôi. Cha mẹ tôi là những người cao quý, tử tế, lúc nào cũng hy sinh lo lắng cho con cái. Việc này có gì sai quấy đâu?

– Dĩ nhiên là không, trái lại việc con cái biết nghĩ đến cha mẹ là điều rất tốt. Việc tưởng nhớ đến Đức Phật cũng như thế thôi, đâu có gì sai quấy khi bà nhà nghĩ đến Ngài, quán tưởng đến công ơn của Ngài, đến sự minh triết vô tận, lòng từ bi cao quý của Ngài.

– Nhưng… nhưng tại sao Jean cần phải tham thiền trước một pho tượng?

– Cái trí của ta cần một cái “mắc” để “máng” các tư tưởng vào đó. Quan niệm về Thượng Đế trừu tượng quá, bao la quá, khó có thể tập trung tư tưởng vào đó. Hơn nữa, cái trí thông thường không thể ý thức được Thượng Đế, cái hữu hạn không thể biết cái vô hạn, nên người tham thiền cần tìm một đối tượng tiêu biểu cho một đức tính của Thượng Đế mà họ thương yêu, sùng kính. Tham thiền là tập trung tư tưởng vào một đối tượng và gạt bỏ tất cả những cái khác ra ngoài. Khi tâm thức đã đạt đến mức độ say mê hay “Định” thì nó xuyên qua mọi đối tượng, hình tướng, chỉ có tinh hoa hòa nhập với tinh hoa. Tuy nhiên trước khi đạt đến trình độ này, cái “mắc” rất quan trọng vì nó là phương tiện dẫn người tham thiền đến trạng thái “Định”.

– Thưa bà, tôi cũng rất thích thiền định nhưng không muốn nhìn vào một pho tượng, liệu tôi có thể tập trung tư tưởng vào điều khác được không?

– Dĩ nhiên, xin hỏi trong đời ông thích cái gì?

– Là kỹ sư điện, tôi chỉ say mê về điện mà thôi.

– Xin ông hãy định nghĩa điện theo quan niệm riêng của ông.

– Nó là một thứ không có hình dáng nhưng chắc chắn người ta có thể cảm thấy nó. Trong đời sống văn minh ngày nay, điện là một thứ rất quan trọng, người ta không thể sống mà không có nó.

– Vậy xin hỏi ông có cái gì trong người mà ông không nhìn thấy nhưng chắc chắn cảm thấy và không thể sống mà không có nó?

– Thưa bà, có lẽ đó là phần tâm linh. Nhưng tôi không biết nó là cái gì.

– Phần tâm linh hay tinh thần là tâm thức thanh khiết, tự chói sáng và vô hình, vô tướng, vô biên và bất khả phân, nó vượt ra ngoài không gian, thời gian và nguyên nhân. Cũng giống như điện ở trong sợi dây điện, sự hiện hữu của tinh thần ẩn tàng trong thực tại của ông, trong công việc và cuộc đời của ông nhưng dĩ nhiên ông không thể nhìn thấy nó được.

– Vậy thì thể xác của tôi có nhiệm vụ gì?

– Xin hỏi ông nhiệm vụ của sợi dây điện là gì?

– Người ta tạo ra nó để dẫn điện.

– Cũng như thế, thể xác và thể trí của chúng ta được tạo ra với nhiệm vụ là công cụ cho sự vận hành của tinh thần.

– Bà vừa nói tâm thức hay cái phần tinh thần có tính cách bất khả phân, nếu không thể phân chia được thì phải chăng chỉ có một tâm thức duy nhất mà thôi?

– Đúng thế.

– Nếu vậy tại sao chúng ta lại khác nhau?

– Này ông bạn, dòng điện chỉ là một nhưng vẫn có nhiều sự khác biệt giữa một cái quạt và một cái lò sưởi, máy giặt và tủ lạnh. Tác dụng của đồ dùng định hướng cho hình dáng của chúng. Mỗi người chúng ta không những chỉ làm một nhiệm vụ của thiêng liêng mà chúng ta chính là cái nhiệm vụ ấy.

– Tôi có thể hiểu biết được rằng tôi là ai thông qua việc tham thiền và suy ngẫm về điện không?

– Các bậc đạo sư phương Đông thường khuyên học trò nên tham thiền, đặt suy ngẫm vào những gì mà họ hiểu biết và thương yêu. Ông đã làm việc về điện suốt cuộc đời, ông hiểu biết nó và thích nó. Hãy sử dụng điện như một cái “mắc” để “máng” trí ông vào đó.

– Xin hỏi bà một câu chót, nếu Jean tập trung tư tưởng vào Đức Phật và tôi tập trung tư tưởng vào điện lực khi tham thiền thì sự khác biệt sẽ ra sao? Kết quả thế nào?

– Hoàn toàn không có gì khác biệt hết. Sự giác ngộ là mục tiêu của mọi sự tham thiền. Hãy để điện lực làm vị thầy nội tâm của ông và hướng dẫn ông đến với nguồn cội, cũng như hình ảnh của Đức Phật dẫn dắt cho vợ ông. Chữ “Bhudh” trong từ “Bhudha” có nghĩa là “Thức tỉnh”. Cách đây nhiều thế kỷ, khi toàn thế gian vẫn mơ màng say ngủ thì Đức Phật đã tỉnh thức và từ đó đến nay Ngài đã giúp cho bao nhiêu người thức tỉnh theo. Ngài đã soi sáng đường cho họ, hướng dẫn họ đến sự minh triết, an lành, thương yêu. Khi đã tỉnh thức, đã đến được cội nguồn thì mọi sự phân biệt đều không còn có ý nghĩa gì nữa vì tất cả chỉ là một. Đường đi có thể khác nhau, phương tiện có thể khác nhau, đối tượng có thể khác nhau nhưng mục đích vẫn là một: Làm sao để đạt đến trạng thái giác ngộ hay thức tỉnh. Đó chính là mục tiêu của thiền.

Bình luận
× sticky