Sách ebook được sưu tầm từ Internet, Bản quyền sách thuộc về Tác giả & Nhà xuất bản. Trang Web hiện đặt quảng cáo để có kinh phí duy trì hoạt động, mong Quý Bạn đọc thông cảm ạ.

Minh Triết Trong Đời Sống

Thượng Đế

Tác giả: Darshani Deane

Florence là một sinh viên thích hoạt động xã hội. Cô tình nguyện dạy cho trẻ em nghèo hiếu học, săn sóc người già trong viện dưỡng lão và làm việc trong một bệnh viện chữa trị những người nghiện ma túy. Cô cảm thấy dường như có một sức mạnh thiêng liêng thúc đẩy cô hoạt động nhưng cô không muốn gắn bó vào một tôn giáo nào. Cô nói:

– Tôi băn khoăn tại sao lại có quá nhiều tôn giáo, quá nhiều con đường tâm linh khác nhau? Tại sao chân lý không đơn thuần mà lại phân chia làm nhiều giáo lý như vậy?

– Có nhiều cách giải thích một quan niệm, tùy theo ngôn ngữ, phong tục tập quán và kinh nghiệm cá nhân. Chân lý tự nó có tính chất không hai (bất nhị) nhưng chính con người đã phân biệt, giải thích nó khác nhau nên mới sinh ra nhiều tôn giáo, nhiều con đường tâm linh.

– Như vậy chỉ có một hay nhiều Thượng Đế, và hình ảnh của Ngài ra sao?

– Có lẽ cô đã nghe nói con người được tạo ra theo hình ảnh của Thượng Đế. Nhưng cũng có quan niệm cho rằng con người đã tưởng tượng ra một Thượng Đế qua hình ảnh của chính họ. Vì con người thường có nhiều quan niệm khác nhau nên ý nghĩ về Thượng Đế hay Chân lý cũng vì thế mà khác biệt. Dĩ nhiên mọi danh từ, quan niệm đều giới hạn vì con người không thể giải thích được những gì cao cả, vô biên được.

– Như vậy phải chăng con người không thể thấy được cái chân lý tuyệt đối hay sao?

– Phần lớn con người đều sống trong một tâm thức bị giới hạn bởi lý trí nên không thể trải nghiệm được những gì không giới hạn. Chúng ta chỉ có thể có khái niệm về điều đó mà thôi. Lý trí là khả năng cao nhất mà con người được biết, do đó con người đã sử dụng nó để suy nghĩ về Thượng Đế cũng như chúng ta suy nghĩ về một quả táo vậy. Dĩ nhiên suy nghĩ về một quả táo thì dễ vì chúng ta có thể sờ mó được, nhìn thấy được, ngửi được; nhưng suy nghĩ về một cái gì vô hình, vô biên thì cần phải vận dụng đến khả năng tưởng tượng nhiều hơn. Dù sao chăng nữa, cái hữu hạn không thể kinh nghiệm được cái vô hạn.

– Có cách nào hay con đường nào giúp con người thấy được cái chân lý tuyệt đối đó không?

– Con đường không phải là vấn đề, mà tiến trình trên con đường đó mới là điều quan trọng. Những người tìm đạo có thể đi theo những con đường khác nhau, nhưng khi đã vượt ra khỏi sự giới hạn của lý trí, đã đạt đến một mức nào đó trên lộ trình tiến hóa tâm linh thì họ sẽ ý thức được chân lý. Dĩ nhiên cách diễn tả của họ thay đổi tùy theo tập quán, văn hóa, xã hội, quan niệm cá nhân, danh xưng, ngôn ngữ, nhưng cái kinh nghiệm cao tột thì luôn luôn giống nhau.

– Như vậy một người bình thường không thể có được kinh nghiệm như vậy sao?

– Chân lý cũng như ánh sáng mặt trời, soi sáng cho tất cả mọi người không hề phân biệt. Bất cứ ai cũng có thể trải nghiệm được chân lý nếu họ biết vượt ra khỏi giới hạn của tâm thức bình thường. Một khi họ đã chuyển tâm thức được thì mọi sự đều thay đổi ngay. Khi mây mù đã tan thì ánh sáng mặt trời sáng tỏ, khi đã xé bỏ được màn vô minh thì chân lý tự nhiên biểu hiện.

– Khi đó người ta sẽ thấy hình ảnh Thượng Đế như thế nào?

– Để tôi kể cho cô một câu chuyện sau: Một hiền triết xứ Ấn giảng rằng: “Toàn thể vũ trụ chỉ là một sự phóng chiếu của tâm trí chúng ta”. Một đứa bé thấy vậy bèn hỏi: “Nếu như vậy, một con ếch nhỏ ngồi ở đáy giếng cũng phóng chiếu trong tâm thức nó một hình ảnh của vũ trụ hay sao?”. Nhà hiền triết trả lời: “Đúng vậy”. Cậu bé liền nói: “Như thế con ếch có ý thức về sự hiện diện của Thượng Đế hay không?”. Hiền triết đáp: “Mọi sinh vật trong vũ trụ, dù bé nhỏ đến đâu cũng đều có sự khát khao quay về nguồn cội”. Cậu bé thắc mắc: “Như vậy một con ếch nhỏ nghĩ về Thượng Đế ra sao?”. Hiền triết mỉm cười đáp: “Đối với một con ếch nhỏ thì Thượng Đế là một con ếch rất lớn”.

Florence là một sinh viên thích hoạt động xã hội. Cô tình nguyện dạy cho trẻ em nghèo hiếu học, săn sóc người già trong viện dưỡng lão và làm việc trong một bệnh viện chữa trị những người nghiện ma túy. Cô cảm thấy dường như có một sức mạnh thiêng liêng thúc đẩy cô hoạt động nhưng cô không muốn gắn bó vào một tôn giáo nào. Cô nói:

– Tôi băn khoăn tại sao lại có quá nhiều tôn giáo, quá nhiều con đường tâm linh khác nhau? Tại sao chân lý không đơn thuần mà lại phân chia làm nhiều giáo lý như vậy?

– Có nhiều cách giải thích một quan niệm, tùy theo ngôn ngữ, phong tục tập quán và kinh nghiệm cá nhân. Chân lý tự nó có tính chất không hai (bất nhị) nhưng chính con người đã phân biệt, giải thích nó khác nhau nên mới sinh ra nhiều tôn giáo, nhiều con đường tâm linh.

– Như vậy chỉ có một hay nhiều Thượng Đế, và hình ảnh của Ngài ra sao?

– Có lẽ cô đã nghe nói con người được tạo ra theo hình ảnh của Thượng Đế. Nhưng cũng có quan niệm cho rằng con người đã tưởng tượng ra một Thượng Đế qua hình ảnh của chính họ. Vì con người thường có nhiều quan niệm khác nhau nên ý nghĩ về Thượng Đế hay Chân lý cũng vì thế mà khác biệt. Dĩ nhiên mọi danh từ, quan niệm đều giới hạn vì con người không thể giải thích được những gì cao cả, vô biên được.

– Như vậy phải chăng con người không thể thấy được cái chân lý tuyệt đối hay sao?

– Phần lớn con người đều sống trong một tâm thức bị giới hạn bởi lý trí nên không thể trải nghiệm được những gì không giới hạn. Chúng ta chỉ có thể có khái niệm về điều đó mà thôi. Lý trí là khả năng cao nhất mà con người được biết, do đó con người đã sử dụng nó để suy nghĩ về Thượng Đế cũng như chúng ta suy nghĩ về một quả táo vậy. Dĩ nhiên suy nghĩ về một quả táo thì dễ vì chúng ta có thể sờ mó được, nhìn thấy được, ngửi được; nhưng suy nghĩ về một cái gì vô hình, vô biên thì cần phải vận dụng đến khả năng tưởng tượng nhiều hơn. Dù sao chăng nữa, cái hữu hạn không thể kinh nghiệm được cái vô hạn.

– Có cách nào hay con đường nào giúp con người thấy được cái chân lý tuyệt đối đó không?

– Con đường không phải là vấn đề, mà tiến trình trên con đường đó mới là điều quan trọng. Những người tìm đạo có thể đi theo những con đường khác nhau, nhưng khi đã vượt ra khỏi sự giới hạn của lý trí, đã đạt đến một mức nào đó trên lộ trình tiến hóa tâm linh thì họ sẽ ý thức được chân lý. Dĩ nhiên cách diễn tả của họ thay đổi tùy theo tập quán, văn hóa, xã hội, quan niệm cá nhân, danh xưng, ngôn ngữ, nhưng cái kinh nghiệm cao tột thì luôn luôn giống nhau.

– Như vậy một người bình thường không thể có được kinh nghiệm như vậy sao?

– Chân lý cũng như ánh sáng mặt trời, soi sáng cho tất cả mọi người không hề phân biệt. Bất cứ ai cũng có thể trải nghiệm được chân lý nếu họ biết vượt ra khỏi giới hạn của tâm thức bình thường. Một khi họ đã chuyển tâm thức được thì mọi sự đều thay đổi ngay. Khi mây mù đã tan thì ánh sáng mặt trời sáng tỏ, khi đã xé bỏ được màn vô minh thì chân lý tự nhiên biểu hiện.

– Khi đó người ta sẽ thấy hình ảnh Thượng Đế như thế nào?

– Để tôi kể cho cô một câu chuyện sau: Một hiền triết xứ Ấn giảng rằng: “Toàn thể vũ trụ chỉ là một sự phóng chiếu của tâm trí chúng ta”. Một đứa bé thấy vậy bèn hỏi: “Nếu như vậy, một con ếch nhỏ ngồi ở đáy giếng cũng phóng chiếu trong tâm thức nó một hình ảnh của vũ trụ hay sao?”. Nhà hiền triết trả lời: “Đúng vậy”. Cậu bé liền nói: “Như thế con ếch có ý thức về sự hiện diện của Thượng Đế hay không?”. Hiền triết đáp: “Mọi sinh vật trong vũ trụ, dù bé nhỏ đến đâu cũng đều có sự khát khao quay về nguồn cội”. Cậu bé thắc mắc: “Như vậy một con ếch nhỏ nghĩ về Thượng Đế ra sao?”. Hiền triết mỉm cười đáp: “Đối với một con ếch nhỏ thì Thượng Đế là một con ếch rất lớn”.

Bình luận