Sách ebook được sưu tầm từ Internet, Bản quyền sách thuộc về Tác giả & Nhà xuất bản. Trang Web hiện đặt quảng cáo để có kinh phí duy trì hoạt động, mong Quý Bạn đọc thông cảm ạ.

Minh Triết Trong Đời Sống

Ly Nước Đầy

Tác giả: Darshani Deane

Teresa là một thiếu nữ yêu thích hoạt động. Cô tập thể thao, Yoga, thiền định và tham dự đều đặn các buổi sinh hoạt, thảo luận về tâm linh. Năm ngoái cô và một người bạn tên Penny đã qua Ấn Độ để gặp một đạo sư nổi tiếng. Cô nói:

– Khi chúng tôi ngồi dưới chân ngài thì Penny tự nhiên bước vào một trạng thái xuất thần kỳ lạ, cô ngồi lặng yên, nét mặt rạng rỡ như thiên thần. Sau đó cô cho biết cô cảm thấy có những rung động kỳ diệu tràn ngập khắp cơ thể, có những chuyển động như điện khí di chuyển dọc theo xương sống khiến cô ngây ngất trong một sự bình an không thể diễn tả… Trong khi đó, tôi chẳng cảm thấy một rung động gì cả. Tôi đặt nhiều câu hỏi với vị đạo sư và ngài cũng trả lời một cách lễ phép nhưng tôi không thấy câu trả lời của ngài có gì đặc biệt. Đến nay tôi vẫn không hiểu tại sao tôi và Penny lại có những kinh nghiệm khác nhau như vậy?

– Không phải bất cứ ai cũng có những phản ứng giống nhau trước một đạo sư. Có những người lôi cuốn được chúng ta và có những vị không ảnh hưởng gì đến chúng ta cả.

– Như vậy phải chăng vì tôi thiếu chuẩn bị? Khi nghe Penny kể về những rung động tâm linh, tôi đã đặt câu hỏi với vị đạo sư. Ngài trả lời như sau: “Cái ly của bạn cô thì trống rỗng còn ly của cô thì đầy ắp, không thể chứa đựng những điều mới lạ”. Tôi không hiểu ngài muốn nói gì?

– Vậy khi ngồi trước đạo sư đó thì cô đã nghĩ gì?

– Tôi nghĩ rất nhiều về ngài, tôi muốn biết xem ngài đã có những kinh nghiệm tâm linh gì? Đã đắc đạo quả nào? Liệu ngài có xúc động khi thấy nhiều phụ nữ đẹp quây quần bên cạnh hay không? Ngoài ra tôi còn thắc mắc xem mình phải có thái độ gì trước người được tôn sùng như một vị thánh đó?

– Nếu vậy điều cô đang suy nghĩ chính là cái “ly nước đầy” mà vị đạo sư đề cập đến. Cô đã phán đoán, có thành kiến với vị đạo sư kia rồi cứ thắc mắc không biết phải cư xử như thế nào. Tóm lại, đầu óc của cô đầy những ý nghĩ lộn xộn thì làm sao có thể thu nhận thêm điều chi nữa?

– Nhưng làm cách nào để tránh được điều đó?

– Dĩ nhiên cô phải luyện tập, học đạo là để dùng vào việc đó. Khi quan sát tâm mình, cô sẽ thấy chính nó là nguyên nhân của mọi sự rắc rối. Nếu cô biết dừng lại, đào sâu vào tâm hồn mình thì cô sẽ thấy tâm hồn cô trở nên yên lặng hơn. Những người học đạo phương Đông thường đến gần vị thầy của họ với “cái ly trống rỗng” này, họ lặng lẽ đến, lặng lẽ ngồi bên cạnh vị thầy và lặng lẽ ra về. Họ biết cách giữ cho xác thân yên tĩnh, trí não không chất chứa những thành kiến này nọ, không mong đợi, không phán đoán, không ao ước hay mong cầu bất cứ điều gì. Đôi khi họ lên tiếng hỏi một vài điều nhưng thường thì không đặt câu hỏi nào cả.

– Nhưng nếu không đặt câu hỏi thì làm sao ngài biết được những thắc mắc mà giúp cho?

– Các bậc đạo sư biết rõ những câu hỏi khi nó hiện ra trong trí óc học trò và nếu trí óc họ yên tĩnh, họ sẽ nghe được những câu trả lời của ngài ngay lập tức. Đó là điều người phương Đông gọi là “Dĩ tâm truyền tâm”.

– Nhưng hỏi lớn tiếng có gì sai quấy đâu?

– Dĩ nhiên không có gì sai quấy cả. Câu hỏi có tác dụng của nó, nhưng ngôn ngữ thường bị giới hạn; trong khi sự chuyển vận của tư tưởng thì rõ rệt hơn. Để tôi lấy một thí dụ cho dễ hiểu, dòng điện ở Ấn Độ là 220 volts trong khi các dụng cụ bằng điện dùng tại Hoa Kỳ đều là 110 volts. Giống như một cái máy biến thế chuyển điện áp từ mức cao xuống mức thấp thì tâm trí cũng mang sự hiểu biết từ mức độ cao xuống đến mức độ của nó. Cô nên biết ngôn ngữ không phải là phương tiện truyền thông duy nhất. Nếu chúng ta chỉ tùy thuộc vào nó để cảm nhận mọi sự thì chúng ta rất thiệt thòi.

– Phải chăng đó là quan niệm của truyền thống Vệ Đà?

– Không hẳn thế đâu, rất nhiều truyền thống cũng đề cao sự cảm nhận tiếng nói vô thanh này. Chính Chúa Jesus vẫn thường nói với các tín đồ: “Ta không dạy bằng lời nói”.

– Thưa bà, Penny và tôi dự định năm tới sẽ qua Ấn Độ gặp vị đạo sư này một lần nữa. Như vậy tôi phải chuẩn bị cách nào?

– Theo sự hiểu biết của tôi thì thiền định là cách chuẩn bị tốt nhất. Nếu chúng ta không biết cách làm chủ tư tưởng thì tâm hồn ta dễ bị lôi cuốn vào những chuyện viển vông không ích lợi gì hết.

– Penny dạy cho tôi một phương pháp thiền, tôi tập thử một thời gian nhưng không thấy kết quả gì cả. Bà có thể chỉ cho tôi một cách nào khác không?

– Cô hãy kiên nhẫn và vững tin, rồi sẽ tìm được điều cô muốn. Có thể phương pháp của Penny không thích hợp với cô và dĩ nhiên cô có thể chọn một phương pháp khác. Cô hãy tìm đọc cuốn “How to Meditate” của tác giả Lawrence Leshan. Đây là một cuốn sách về thiền rất giá trị và có thể giúp cô rất nhiều.

– Thưa bà, phải chăng lý do đầu óc tôi cứ lộn xộn hoài là vì tôi thích “thảo luận” nhiều quá?

– Có thể tại cô ham hoạt động và nói nhiều quá. Cô nên tập cách lắng nghe trong các buổi thảo luận hơn là đóng góp ý kiến một cách ồn ào. Cô hãy tự nhủ mình sẽ nghe nhiều hơn nói, hoặc sẽ không nói gì. Nếu phải nói thì nói thật ít, vừa vặn đủ mà thôi. Mỗi khi cảm thấy như có cái gì thôi thúc mình phải đứng lên phát biểu ý kiến thì cô hãy quán xét xem sự thúc giục đó ở đâu đến? Phải chăng nó là những yếu tố đến từ bên ngoài, từ các hoạt động tự nhiên quanh các đề tài thảo luận, nó xâm nhập vào tâm hồn cô và thúc giục cô phải làm điều gì đó. Nếu cô biết tự chủ và ý thức được sự kích động ấy thì nó sẽ tan biến ngay. Sau khi đã kiểm soát được điều này, cô hãy quyết định sẽ không đặt một câu hỏi nào cả, mỗi khi câu hỏi vừa hiện lên trong đầu óc thì cô hãy ngừng lại, quan sát nó và tự hỏi rằng: “Câu hỏi này là của ai? Ai đang cảm nhận câu hỏi này?”.

– Như vậy là sao? Tôi không hiểu bà muốn nói gì.

– Đó là cách kiểm soát trí óc phóng túng, náo loạn của cô. Thay vì đồng hóa mình vào những dòng suy nghĩ quay cuồng thì cô hãy quay về với cái tâm thức tự nhiên của mình là “tâm thức chứng kiến”. Là người chứng kiến, cô làm chủ được trí não của mình, không để nó sai khiến cô nữa.

– Nhưng nếu đó là một câu hỏi quan trọng và cần được trả lời thì sao?

– Dĩ nhiên cô có quyền đặt câu hỏi nhưng đó là giải pháp cuối cùng. Trước khi lên tiếng, cô hãy xem mình có thể cảm nhận được câu trả lời đằng sau các lời nói của người khác không? Chỉ khi nào tuyệt đối cần thiết mới phải đặt câu hỏi bằng lời. Nhờ sự tự chủ này cô sẽ ý thức được điều tôi muốn trình bày sau đây, đó là cách nghe những điều người khác phát biểu bằng Tâm chứ không phải bằng trí. Hãy lắng nghe với một đầu óc yên tĩnh, để cho cái thông điệp đằng sau những câu nói đi thẳng vào trong tâm mà không bị cái trí óc lộn xộn làm sai lạc, méo mó nó đi qua các quan niệm hay thành kiến. Khi tâm cô đã yên tĩnh, cô sẽ cảm nhận được điều người khác muốn nói. Tóm lại, phương pháp tôi vừa trình bày là cách đổ hết cái “ly nước đầy” đi và nâng đời sống lên một bình diện cao hơn. Nếu tập được như thế, khi gặp lại vị đạo sư kia, “cái ly của cô” sẽ sẵn sàng ngài cho đổ đầy vào đó những điều mới lạ.

Teresa là một thiếu nữ yêu thích hoạt động. Cô tập thể thao, Yoga, thiền định và tham dự đều đặn các buổi sinh hoạt, thảo luận về tâm linh. Năm ngoái cô và một người bạn tên Penny đã qua Ấn Độ để gặp một đạo sư nổi tiếng. Cô nói:

– Khi chúng tôi ngồi dưới chân ngài thì Penny tự nhiên bước vào một trạng thái xuất thần kỳ lạ, cô ngồi lặng yên, nét mặt rạng rỡ như thiên thần. Sau đó cô cho biết cô cảm thấy có những rung động kỳ diệu tràn ngập khắp cơ thể, có những chuyển động như điện khí di chuyển dọc theo xương sống khiến cô ngây ngất trong một sự bình an không thể diễn tả… Trong khi đó, tôi chẳng cảm thấy một rung động gì cả. Tôi đặt nhiều câu hỏi với vị đạo sư và ngài cũng trả lời một cách lễ phép nhưng tôi không thấy câu trả lời của ngài có gì đặc biệt. Đến nay tôi vẫn không hiểu tại sao tôi và Penny lại có những kinh nghiệm khác nhau như vậy?

– Không phải bất cứ ai cũng có những phản ứng giống nhau trước một đạo sư. Có những người lôi cuốn được chúng ta và có những vị không ảnh hưởng gì đến chúng ta cả.

– Như vậy phải chăng vì tôi thiếu chuẩn bị? Khi nghe Penny kể về những rung động tâm linh, tôi đã đặt câu hỏi với vị đạo sư. Ngài trả lời như sau: “Cái ly của bạn cô thì trống rỗng còn ly của cô thì đầy ắp, không thể chứa đựng những điều mới lạ”. Tôi không hiểu ngài muốn nói gì?

– Vậy khi ngồi trước đạo sư đó thì cô đã nghĩ gì?

– Tôi nghĩ rất nhiều về ngài, tôi muốn biết xem ngài đã có những kinh nghiệm tâm linh gì? Đã đắc đạo quả nào? Liệu ngài có xúc động khi thấy nhiều phụ nữ đẹp quây quần bên cạnh hay không? Ngoài ra tôi còn thắc mắc xem mình phải có thái độ gì trước người được tôn sùng như một vị thánh đó?

– Nếu vậy điều cô đang suy nghĩ chính là cái “ly nước đầy” mà vị đạo sư đề cập đến. Cô đã phán đoán, có thành kiến với vị đạo sư kia rồi cứ thắc mắc không biết phải cư xử như thế nào. Tóm lại, đầu óc của cô đầy những ý nghĩ lộn xộn thì làm sao có thể thu nhận thêm điều chi nữa?

– Nhưng làm cách nào để tránh được điều đó?

– Dĩ nhiên cô phải luyện tập, học đạo là để dùng vào việc đó. Khi quan sát tâm mình, cô sẽ thấy chính nó là nguyên nhân của mọi sự rắc rối. Nếu cô biết dừng lại, đào sâu vào tâm hồn mình thì cô sẽ thấy tâm hồn cô trở nên yên lặng hơn. Những người học đạo phương Đông thường đến gần vị thầy của họ với “cái ly trống rỗng” này, họ lặng lẽ đến, lặng lẽ ngồi bên cạnh vị thầy và lặng lẽ ra về. Họ biết cách giữ cho xác thân yên tĩnh, trí não không chất chứa những thành kiến này nọ, không mong đợi, không phán đoán, không ao ước hay mong cầu bất cứ điều gì. Đôi khi họ lên tiếng hỏi một vài điều nhưng thường thì không đặt câu hỏi nào cả.

– Nhưng nếu không đặt câu hỏi thì làm sao ngài biết được những thắc mắc mà giúp cho?

– Các bậc đạo sư biết rõ những câu hỏi khi nó hiện ra trong trí óc học trò và nếu trí óc họ yên tĩnh, họ sẽ nghe được những câu trả lời của ngài ngay lập tức. Đó là điều người phương Đông gọi là “Dĩ tâm truyền tâm”.

– Nhưng hỏi lớn tiếng có gì sai quấy đâu?

– Dĩ nhiên không có gì sai quấy cả. Câu hỏi có tác dụng của nó, nhưng ngôn ngữ thường bị giới hạn; trong khi sự chuyển vận của tư tưởng thì rõ rệt hơn. Để tôi lấy một thí dụ cho dễ hiểu, dòng điện ở Ấn Độ là 220 volts trong khi các dụng cụ bằng điện dùng tại Hoa Kỳ đều là 110 volts. Giống như một cái máy biến thế chuyển điện áp từ mức cao xuống mức thấp thì tâm trí cũng mang sự hiểu biết từ mức độ cao xuống đến mức độ của nó. Cô nên biết ngôn ngữ không phải là phương tiện truyền thông duy nhất. Nếu chúng ta chỉ tùy thuộc vào nó để cảm nhận mọi sự thì chúng ta rất thiệt thòi.

– Phải chăng đó là quan niệm của truyền thống Vệ Đà?

– Không hẳn thế đâu, rất nhiều truyền thống cũng đề cao sự cảm nhận tiếng nói vô thanh này. Chính Chúa Jesus vẫn thường nói với các tín đồ: “Ta không dạy bằng lời nói”.

– Thưa bà, Penny và tôi dự định năm tới sẽ qua Ấn Độ gặp vị đạo sư này một lần nữa. Như vậy tôi phải chuẩn bị cách nào?

– Theo sự hiểu biết của tôi thì thiền định là cách chuẩn bị tốt nhất. Nếu chúng ta không biết cách làm chủ tư tưởng thì tâm hồn ta dễ bị lôi cuốn vào những chuyện viển vông không ích lợi gì hết.

– Penny dạy cho tôi một phương pháp thiền, tôi tập thử một thời gian nhưng không thấy kết quả gì cả. Bà có thể chỉ cho tôi một cách nào khác không?

– Cô hãy kiên nhẫn và vững tin, rồi sẽ tìm được điều cô muốn. Có thể phương pháp của Penny không thích hợp với cô và dĩ nhiên cô có thể chọn một phương pháp khác. Cô hãy tìm đọc cuốn “How to Meditate” của tác giả Lawrence Leshan. Đây là một cuốn sách về thiền rất giá trị và có thể giúp cô rất nhiều.

– Thưa bà, phải chăng lý do đầu óc tôi cứ lộn xộn hoài là vì tôi thích “thảo luận” nhiều quá?

– Có thể tại cô ham hoạt động và nói nhiều quá. Cô nên tập cách lắng nghe trong các buổi thảo luận hơn là đóng góp ý kiến một cách ồn ào. Cô hãy tự nhủ mình sẽ nghe nhiều hơn nói, hoặc sẽ không nói gì. Nếu phải nói thì nói thật ít, vừa vặn đủ mà thôi. Mỗi khi cảm thấy như có cái gì thôi thúc mình phải đứng lên phát biểu ý kiến thì cô hãy quán xét xem sự thúc giục đó ở đâu đến? Phải chăng nó là những yếu tố đến từ bên ngoài, từ các hoạt động tự nhiên quanh các đề tài thảo luận, nó xâm nhập vào tâm hồn cô và thúc giục cô phải làm điều gì đó. Nếu cô biết tự chủ và ý thức được sự kích động ấy thì nó sẽ tan biến ngay. Sau khi đã kiểm soát được điều này, cô hãy quyết định sẽ không đặt một câu hỏi nào cả, mỗi khi câu hỏi vừa hiện lên trong đầu óc thì cô hãy ngừng lại, quan sát nó và tự hỏi rằng: “Câu hỏi này là của ai? Ai đang cảm nhận câu hỏi này?”.

– Như vậy là sao? Tôi không hiểu bà muốn nói gì.

– Đó là cách kiểm soát trí óc phóng túng, náo loạn của cô. Thay vì đồng hóa mình vào những dòng suy nghĩ quay cuồng thì cô hãy quay về với cái tâm thức tự nhiên của mình là “tâm thức chứng kiến”. Là người chứng kiến, cô làm chủ được trí não của mình, không để nó sai khiến cô nữa.

– Nhưng nếu đó là một câu hỏi quan trọng và cần được trả lời thì sao?

– Dĩ nhiên cô có quyền đặt câu hỏi nhưng đó là giải pháp cuối cùng. Trước khi lên tiếng, cô hãy xem mình có thể cảm nhận được câu trả lời đằng sau các lời nói của người khác không? Chỉ khi nào tuyệt đối cần thiết mới phải đặt câu hỏi bằng lời. Nhờ sự tự chủ này cô sẽ ý thức được điều tôi muốn trình bày sau đây, đó là cách nghe những điều người khác phát biểu bằng Tâm chứ không phải bằng trí. Hãy lắng nghe với một đầu óc yên tĩnh, để cho cái thông điệp đằng sau những câu nói đi thẳng vào trong tâm mà không bị cái trí óc lộn xộn làm sai lạc, méo mó nó đi qua các quan niệm hay thành kiến. Khi tâm cô đã yên tĩnh, cô sẽ cảm nhận được điều người khác muốn nói. Tóm lại, phương pháp tôi vừa trình bày là cách đổ hết cái “ly nước đầy” đi và nâng đời sống lên một bình diện cao hơn. Nếu tập được như thế, khi gặp lại vị đạo sư kia, “cái ly của cô” sẽ sẵn sàng ngài cho đổ đầy vào đó những điều mới lạ.

Bình luận