Sách ebook được sưu tầm từ Internet, Bản quyền sách thuộc về Tác giả & Nhà xuất bản. Trang Web hiện đặt quảng cáo để có kinh phí duy trì hoạt động, mong Quý Bạn đọc thông cảm ạ.

Minh Triết Trong Đời Sống

Lòng Kiêu Hãnh

Tác giả: Darshani Deane

Pete là giáo sư đại học chuyên nghiên cứu triết lý Vệ Đà. Ông và vợ đã thực tập Yoga đều đặn trong nhiều năm và cố gắng tâm linh hóa cuộc sống hằng ngày. Pete vừa cho xuất bản cuốn sách biên khảo đầu tay, ông nói:

– Thưa bà, đối với tôi bản ngã là cả một vấn đề, dù không muốn nuôi dưỡng nó nhưng nó cứ gây khó khăn cho tôi hoài. Tôi vừa hoàn tất cuốn sách biên khảo công phu sau 3 năm trời nghiên cứu, mọi người đều cho rằng đó là một tuyệt tác và tôi có quyền hãnh diện về nó. Vì biết sự hãnh diện chỉ làm gia tăng bản ngã nên tôi tự nhủ rằng mình không nên đi vào con đường kiêu hãnh viển vông này, nhưng vợ tôi lại nói rằng: “Một sự kiêu hãnh chân chính vốn không thuộc về bản ngã”. Nói một cách khác, tôi có quyền hãnh diện về việc làm của tôi. Hiện nay tôi đang lúng túng về vấn đề này. Theo bà thì điều này như thế nào?

– “Một sự kiêu hãnh chân chính” tự nó đã là một mâu thuẫn, làm sao lại có thể kiêu hãnh một cách chân chính được?

– Tại sao lại không?

– Từ “kiêu hãnh” ngụ ý có một tác nhân hành động độc lập có phải không? Vậy tác nhân đó là ai?

– Là tôi, là Pete.

– Là người chuyên nghiên cứu về triết lý Vệ Đà thì theo ông, cái gì gọi là Pete?

– Theo tinh thần Vệ Đà thì Pete gồm có một thể xác và trí não hằng thay đổi. Thân xác của Pete gồm có năm yếu tố chính được cấu tạo bởi các “Gunas” hay các nguyên chất của vũ trụ là Tamas, Rajas và Sattwa (Tĩnh, Động, Quân bình). Các Gunas xuất phát từ năng lực của Brahma, Thực tại Vô Ngã, Vô Danh và Vô Hình.

– Nếu vậy thì cái gọi là Pete ở đâu?

– Tôi không biết… hắn vừa biến mất.

– Ông hãy suy ngẫm thật kỹ đi, cái gì vừa biến mất vậy?

– Cái phóng ảnh của trí óc cho thấy Pete là một tác nhân hành động độc lập nhưng nay suy ngẫm lại thì tôi thấy vốn chẳng có một thực thể riêng biệt nào gọi là Pete cả, nhưng khi vướng mắc vào những hư ảo trong dòng đời thì cái gọi là Pete lại trở lại. Tại sao lại như vậy?

– Tại sao lại như vậy ư? Phải chăng vì chúng ta chỉ tham thiền về chân lý có một giờ trong ngày còn lại 23 giờ kia thì chúng ta vẫn nuôi dưỡng cái ảo ảnh về một thực thể riêng rẽ, về một tác nhân độc lập.

– Thưa bà lúc gần đây tôi thường cố gắng đem Thiền vào cuộc sống hàng ngày. Tôi tìm cách ngưng các hoạt động bình thường lại trong vài giây, vài phút để quan sát xác thân cũng như trí óc của tôi xem chúng hoạt động ra sao. Tôi thấy rằng Pete chỉ là những năng lực tinh khiết, là sự nhảy múa của năng lực này. Nói một cách khác, Brahma là người khiêu vũ còn tôi là sự nhảy múa của người. Nghĩ như vậy có đúng không? Nghĩ rằng tôi chỉ là một khối năng lực…

– Theo triết lý Vệ Đà thì nếu nghĩ “cái gọi là Pete” chỉ là những năng lực, là điệu múa, là hành động của Brahma, là đúng đấy.

– Tuy nhiên tôi vẫn cảm thấy có một cái gì trường tồn và tĩnh lặng bên trong tôi.

– Cái đó là tâm thức, nó chứng kiến Pete từ lúc hắn mới chập chững biết đi cho đến lúc hắn trở thành một giáo sư đại học, nó quan sát tất cả mọi sự.

– Nếu như thế thì ai đã viết ra cuốn sách hiện nay được mọi người ca ngợi và có tên Pete ở đó.

– “Trí Vũ Trụ” (Universal Mind) đã viết ra cuốn sách đó chứ không phải một tác nhân hành động cho một mục đích cá nhân. Trong cuốn “I am That” Sri Nisargadatta nói rằng Trí Vũ Trụ làm tất cả mọi việc, nó sáng tạo và phá hủy hết thảy mọi vật và Đấng Cao Cả đặt sự đúng đắn vào bất cứ gì thể hiện ra. Ông diễn tả Đấng Cao Cả là sự bình an vô biên và tình thương vô tận.

– Xin trở lại với cuốn sách và sự kiêu hãnh của tôi. Tôi phải làm gì mỗi khi lòng kiêu hãnh nổi lên? Tôi phải áp dụng phương pháp gì? Cần câu hỏi nào để thức động tâm thức của tôi? Làm sao tôi có thể được soi sáng, kiểm soát cái lòng kiêu hãnh này?

– Có một câu nói hết sức sáng suốt dưới hình thức một câu hỏi có thể giúp ông trong trường hợp này. Đó là một câu trong cuốn “Gương Chúa Jesus” (Imitation of Christ) của Thomas A. Kepis trong chương “Sự phán xét bí mật của Chúa – Chúng ta không được kiêu hãnh vì đã làm việc tốt”. Câu này như sau: “Liệu đất sét lại được tôn vinh hơn người đã sáng tạo ra nó hay sao?”.

– Xin lỗi bà, tôi là một học giả chuyên về Vệ Đà, tôi muốn biết trong Kinh này có câu nói nào giống như vậy để áp dụng nhằm chống lại sự kiêu hãnh của bản ngã không?

– Được lắm, trước hết tôi muốn biết ông đã soạn bản thảo cuốn sách đó bằng phương tiện gì? Ông viết bằng bút, sử dụng máy chữ hay máy vi tính?

– Tôi luôn luôn sử dụng bút.

– Nếu vậy để tôi chia sẻ với ông một câu chuyện ngắn của một đạo sư phương Đông và một học giả người Âu. Học giả này vừa hoàn tất một cuốn bách khoa từ điển lớn, các bạn của ông xúm lại khen tặng rằng đó là một công trình lớn lao phi thường. Trong chuyến thăm Ấn Độ, vị học giả đã hỏi một đạo sư Vệ Đà rằng liệu ông ta có xứng đáng được hưởng những danh dự đó không thì vị đạo sư này nói như sau: “Khi anh viết xong cuốn sách, anh có thường cảm ơn cây bút mà anh đã dùng không?” – Đó cũng là câu hỏi của tôi đối với ông.

Pete là giáo sư đại học chuyên nghiên cứu triết lý Vệ Đà. Ông và vợ đã thực tập Yoga đều đặn trong nhiều năm và cố gắng tâm linh hóa cuộc sống hằng ngày. Pete vừa cho xuất bản cuốn sách biên khảo đầu tay, ông nói:

– Thưa bà, đối với tôi bản ngã là cả một vấn đề, dù không muốn nuôi dưỡng nó nhưng nó cứ gây khó khăn cho tôi hoài. Tôi vừa hoàn tất cuốn sách biên khảo công phu sau 3 năm trời nghiên cứu, mọi người đều cho rằng đó là một tuyệt tác và tôi có quyền hãnh diện về nó. Vì biết sự hãnh diện chỉ làm gia tăng bản ngã nên tôi tự nhủ rằng mình không nên đi vào con đường kiêu hãnh viển vông này, nhưng vợ tôi lại nói rằng: “Một sự kiêu hãnh chân chính vốn không thuộc về bản ngã”. Nói một cách khác, tôi có quyền hãnh diện về việc làm của tôi. Hiện nay tôi đang lúng túng về vấn đề này. Theo bà thì điều này như thế nào?

– “Một sự kiêu hãnh chân chính” tự nó đã là một mâu thuẫn, làm sao lại có thể kiêu hãnh một cách chân chính được?

– Tại sao lại không?

– Từ “kiêu hãnh” ngụ ý có một tác nhân hành động độc lập có phải không? Vậy tác nhân đó là ai?

– Là tôi, là Pete.

– Là người chuyên nghiên cứu về triết lý Vệ Đà thì theo ông, cái gì gọi là Pete?

– Theo tinh thần Vệ Đà thì Pete gồm có một thể xác và trí não hằng thay đổi. Thân xác của Pete gồm có năm yếu tố chính được cấu tạo bởi các “Gunas” hay các nguyên chất của vũ trụ là Tamas, Rajas và Sattwa (Tĩnh, Động, Quân bình). Các Gunas xuất phát từ năng lực của Brahma, Thực tại Vô Ngã, Vô Danh và Vô Hình.

– Nếu vậy thì cái gọi là Pete ở đâu?

– Tôi không biết… hắn vừa biến mất.

– Ông hãy suy ngẫm thật kỹ đi, cái gì vừa biến mất vậy?

– Cái phóng ảnh của trí óc cho thấy Pete là một tác nhân hành động độc lập nhưng nay suy ngẫm lại thì tôi thấy vốn chẳng có một thực thể riêng biệt nào gọi là Pete cả, nhưng khi vướng mắc vào những hư ảo trong dòng đời thì cái gọi là Pete lại trở lại. Tại sao lại như vậy?

– Tại sao lại như vậy ư? Phải chăng vì chúng ta chỉ tham thiền về chân lý có một giờ trong ngày còn lại 23 giờ kia thì chúng ta vẫn nuôi dưỡng cái ảo ảnh về một thực thể riêng rẽ, về một tác nhân độc lập.

– Thưa bà lúc gần đây tôi thường cố gắng đem Thiền vào cuộc sống hàng ngày. Tôi tìm cách ngưng các hoạt động bình thường lại trong vài giây, vài phút để quan sát xác thân cũng như trí óc của tôi xem chúng hoạt động ra sao. Tôi thấy rằng Pete chỉ là những năng lực tinh khiết, là sự nhảy múa của năng lực này. Nói một cách khác, Brahma là người khiêu vũ còn tôi là sự nhảy múa của người. Nghĩ như vậy có đúng không? Nghĩ rằng tôi chỉ là một khối năng lực…

– Theo triết lý Vệ Đà thì nếu nghĩ “cái gọi là Pete” chỉ là những năng lực, là điệu múa, là hành động của Brahma, là đúng đấy.

– Tuy nhiên tôi vẫn cảm thấy có một cái gì trường tồn và tĩnh lặng bên trong tôi.

– Cái đó là tâm thức, nó chứng kiến Pete từ lúc hắn mới chập chững biết đi cho đến lúc hắn trở thành một giáo sư đại học, nó quan sát tất cả mọi sự.

– Nếu như thế thì ai đã viết ra cuốn sách hiện nay được mọi người ca ngợi và có tên Pete ở đó.

– “Trí Vũ Trụ” (Universal Mind) đã viết ra cuốn sách đó chứ không phải một tác nhân hành động cho một mục đích cá nhân. Trong cuốn “I am That” Sri Nisargadatta nói rằng Trí Vũ Trụ làm tất cả mọi việc, nó sáng tạo và phá hủy hết thảy mọi vật và Đấng Cao Cả đặt sự đúng đắn vào bất cứ gì thể hiện ra. Ông diễn tả Đấng Cao Cả là sự bình an vô biên và tình thương vô tận.

– Xin trở lại với cuốn sách và sự kiêu hãnh của tôi. Tôi phải làm gì mỗi khi lòng kiêu hãnh nổi lên? Tôi phải áp dụng phương pháp gì? Cần câu hỏi nào để thức động tâm thức của tôi? Làm sao tôi có thể được soi sáng, kiểm soát cái lòng kiêu hãnh này?

– Có một câu nói hết sức sáng suốt dưới hình thức một câu hỏi có thể giúp ông trong trường hợp này. Đó là một câu trong cuốn “Gương Chúa Jesus” (Imitation of Christ) của Thomas A. Kepis trong chương “Sự phán xét bí mật của Chúa – Chúng ta không được kiêu hãnh vì đã làm việc tốt”. Câu này như sau: “Liệu đất sét lại được tôn vinh hơn người đã sáng tạo ra nó hay sao?”.

– Xin lỗi bà, tôi là một học giả chuyên về Vệ Đà, tôi muốn biết trong Kinh này có câu nói nào giống như vậy để áp dụng nhằm chống lại sự kiêu hãnh của bản ngã không?

– Được lắm, trước hết tôi muốn biết ông đã soạn bản thảo cuốn sách đó bằng phương tiện gì? Ông viết bằng bút, sử dụng máy chữ hay máy vi tính?

– Tôi luôn luôn sử dụng bút.

– Nếu vậy để tôi chia sẻ với ông một câu chuyện ngắn của một đạo sư phương Đông và một học giả người Âu. Học giả này vừa hoàn tất một cuốn bách khoa từ điển lớn, các bạn của ông xúm lại khen tặng rằng đó là một công trình lớn lao phi thường. Trong chuyến thăm Ấn Độ, vị học giả đã hỏi một đạo sư Vệ Đà rằng liệu ông ta có xứng đáng được hưởng những danh dự đó không thì vị đạo sư này nói như sau: “Khi anh viết xong cuốn sách, anh có thường cảm ơn cây bút mà anh đã dùng không?” – Đó cũng là câu hỏi của tôi đối với ông.

Bình luận