Sách ebook được sưu tầm từ Internet, Bản quyền sách thuộc về Tác giả & Nhà xuất bản. Trang Web hiện đặt quảng cáo để có kinh phí duy trì hoạt động, mong Quý Bạn đọc thông cảm ạ.

Minh Triết Trong Đời Sống

Tám Bậc Thang Của Thiền

Tác giả: Darshani Deane

Gail là bác sĩ tâm lý trị liệu, cô đã áp dụng nhiều phương pháp phân tâm nhưng thấy việc chữa trị của mình vẫn còn thiếu sót. Cô tham dự khóa hội thảo về thiền để mong có thể học hỏi được một phương pháp mới. Cô nói:

– Tôi thấy hầu hết các phương pháp chữa trị thông thường đều không đạt kết quả khả quan mà chỉ có tính chất tạm thời xoa dịu những nỗi khổ đau. Dù áp dụng phương pháp nào tôi vẫn có cảm tưởng như mình chỉ là kẻ làm việc bên lề mà thôi. Thời gian gần đây một số bệnh nhân của tôi nói về thiền như một phương pháp chữa bệnh mầu nhiệm nên tôi bèn học thiền xem sao. Tôi học cách tham thiền vào ngọn nến, quán niệm hơi thở, tập trung ý chí vào các màu sắc, hình ảnh, niệm thần chú chân ngôn nhưng vẫn chưa thấy đầu mối của thiền hay hiểu rõ sự tác động của nó như thế nào?

– Nói một cách thật giản dị thì thiền định làm lặng yên cái trí. Tại sao chúng ta cần làm cho cái trí lặng yên? Khi cái trí yên lặng thì chúng ta mới thực sự biết mình là ai. Khi đầu óc không bị chi phối bởi các tư tưởng xáo trộn thì chúng ta mới thực sự ý thức được những mầu nhiệm của sự sống. Theo các bậc thầy phương Đông, chúng ta không phải là thể xác hay thể trí này mà là một tâm thức thanh khiết vô biên, vượt khỏi giới hạn của thể xác và thể trí. Chúng ta vốn là sự hiện hữu, và sự hiện hữu này không tùy thuộc vào thời gian, không gian hay điều kiện gì. Chúng ta thực tập thiền là để trở về với con người thật sự, để sống mãi trong kinh nghiệm đó. Ý thức được điều này gọi là “Giác Ngộ” hay “Thực hiện Chân Ngã”. Chúng ta không tham thiền để “được” một cái gì mà chúng ta không có, mà để biết chúng ta thật sự là ai.

– Nếu vậy tôi phải làm gì? Làm sao tôi có thể đạt được kinh nghiệm đó?

– Tại sao bệnh nhân của cô lại chuyển qua tập thiền? Phải chăng họ đã chán ngấy các luồng tư tưởng lao xao, không kiểm soát được trong trí óc của họ? Phải chăng chính các tư tưởng này đã sai khiến và chi phối chúng ta, khiến chúng ta luôn luôn bận rộn vào những chuyện gì đâu đâu mà quên đi thực tại nhiệm mầu? Phải chăng nguyên nhân của việc sử dụng cần sa, ma túy, trong giới thanh thiếu niên ngày nay cũng chỉ là một cách tạm quên đi sự chi phối của những luồng tư tưởng xáo trộn này? Phải chăng đa số con người đều chán ngấy những trò bạo động, thù hận, tranh giành, sợ hãi, lo lắng, bất an của xã hội văn minh ngày nay? Nhưng tại sao lại như thế? Phải chăng nguyên nhân sâu xa của điều này chính là sự xa lìa Chân Ngã, là sự mất đi chính mình? Là sự mất ý thức về mình và về sự sống? Chúng ta giống như cây cối đã bị bứng khỏi môi trường quen thuộc, bị mất gốc rễ, mất cội nguồn nên đâm ra lo sợ, bất an, cô đơn, chán nản, đã đồng hóa mình với thể xác hiếu động, thể trí hằng thay đổi, và để cho cảm xúc, tư tưởng lăng xăng đó lôi kéo?

Chúng ta muốn tự do, muốn bình an, muốn thoải mái, nhưng cái trí của chúng ta cứ thúc đẩy chúng ta chạy theo sự náo động của nó nên chúng ta mất tự do, mất bình an vì nghĩ rằng cái trí đó chính là mình. Phải chăng chúng ta đã nhầm lẫn con ngựa chúng ta cưỡi với chính chúng ta? Tham thiền là tự quán xét xem mình thực sự là ai rồi từ đó biết sống cho ra sống. Dĩ nhiên điều này đòi hỏi một sự suy ngẫm sâu xa, một công phu thực tập lâu dài chứ không phải hời hợt trên những lý thuyết mông lung, không thực tế. Nói một cách khác, thực tập thiền là công việc của cả một đời chứ không phải chỉ vẻn vẹn trong một khóa cấp tốc.

– Xin bà chỉ dẫn thêm về nguyên tắc của thiền mà bà đã học.

– Khoa Raja Yoga dạy rằng có tám bậc thang hay “Ashtanga Yoga” giúp con người đi từ thấp lên đến tột đỉnh của sự tiến hóa tâm linh. Hai bậc thang đầu chú trọng đến việc sửa đổi tính tình và phát triển tâm hồn trong sạch qua phương pháp dưỡng sinh, ngủ nghỉ đều đặn trong một kỷ luật nhất định. Bậc thứ ba là Hatha Yoga (Tư Thế) hay cách kiểm soát thân thể. Muốn thiền định cho thâm sâu, thân thể phải hoàn toàn thoải mái để có thể ngồi yên bất động trong thời gian lâu dài. Tư thế tọa thiền có vững chãi thì mới đem lại sự thăng bằng cho nội tâm. Bậc thang thứ tư là Pranayama (Khí Công) hay cách điều hòa hơi thở. Muốn thở thật chậm, thật sâu, thật từ tốn và thật ý thức thì người ta phải thực hành phương pháp hô hấp này. Bậc thang thứ năm là sự thâu nhiếp các giác quan vì các giác quan có rút khỏi các mục tiêu cố định của chúng thì người ta mới có thể kéo dài việc định trí. Bậc thang thứ sáu là sự tập trung, vì thiếu tập trung thì không thể đi lên giai đoạn thứ bảy. Các sách vở về Yoga đều nói rằng sáu giai đoạn đầu giống như việc xây nhà phải đắp móng, dựng nền nhà cho thật vững chắc, xây tường vách cho kiên cố trước khi lợp mái nhà. Khi đã ngồi yên, tập trung tư tưởng, hoàn toàn làm chủ thân và tâm thì người ta sẽ bước vào trạng thái “Định” hay bậc thang thứ bảy. Bậc thang thứ tám hay Đại Định (Samadhi) không thể tập luyện được, nó là cái sức mạnh thiêng liêng dồi dào trong nội tâm nhờ công phu tu tập đã “nâng” tâm thức người ta lên mức đó.

Nếu sống tại những nơi có sẵn các lớp giảng dạy về Hatha Yoga, Raja Yoga thì cô nên tham dự các lớp học này. Nếu không, cô có thể tìm đọc sách vở về Yoga của những đạo sư phương Đông nổi tiếng. Sự hiểu biết rõ rệt về phương pháp và nguyên tắc sẽ giúp cô đi xa hơn trên con đường tự biết mình.

– Liệu tôi có thể dạy bệnh nhân của tôi tập thiền không?

– Được chứ, một khi đã thực hành nhiều năm, có kinh nghiệm bản thân, cô có thể chỉ dẫn cho người khác được. Khi cô đã đạt được tâm thức cao cả thì không những nó sẽ biến đổi cô mà còn ảnh hưởng cả đến các bệnh nhân của cô nữa.

Gail là bác sĩ tâm lý trị liệu, cô đã áp dụng nhiều phương pháp phân tâm nhưng thấy việc chữa trị của mình vẫn còn thiếu sót. Cô tham dự khóa hội thảo về thiền để mong có thể học hỏi được một phương pháp mới. Cô nói:

– Tôi thấy hầu hết các phương pháp chữa trị thông thường đều không đạt kết quả khả quan mà chỉ có tính chất tạm thời xoa dịu những nỗi khổ đau. Dù áp dụng phương pháp nào tôi vẫn có cảm tưởng như mình chỉ là kẻ làm việc bên lề mà thôi. Thời gian gần đây một số bệnh nhân của tôi nói về thiền như một phương pháp chữa bệnh mầu nhiệm nên tôi bèn học thiền xem sao. Tôi học cách tham thiền vào ngọn nến, quán niệm hơi thở, tập trung ý chí vào các màu sắc, hình ảnh, niệm thần chú chân ngôn nhưng vẫn chưa thấy đầu mối của thiền hay hiểu rõ sự tác động của nó như thế nào?

– Nói một cách thật giản dị thì thiền định làm lặng yên cái trí. Tại sao chúng ta cần làm cho cái trí lặng yên? Khi cái trí yên lặng thì chúng ta mới thực sự biết mình là ai. Khi đầu óc không bị chi phối bởi các tư tưởng xáo trộn thì chúng ta mới thực sự ý thức được những mầu nhiệm của sự sống. Theo các bậc thầy phương Đông, chúng ta không phải là thể xác hay thể trí này mà là một tâm thức thanh khiết vô biên, vượt khỏi giới hạn của thể xác và thể trí. Chúng ta vốn là sự hiện hữu, và sự hiện hữu này không tùy thuộc vào thời gian, không gian hay điều kiện gì. Chúng ta thực tập thiền là để trở về với con người thật sự, để sống mãi trong kinh nghiệm đó. Ý thức được điều này gọi là “Giác Ngộ” hay “Thực hiện Chân Ngã”. Chúng ta không tham thiền để “được” một cái gì mà chúng ta không có, mà để biết chúng ta thật sự là ai.

– Nếu vậy tôi phải làm gì? Làm sao tôi có thể đạt được kinh nghiệm đó?

– Tại sao bệnh nhân của cô lại chuyển qua tập thiền? Phải chăng họ đã chán ngấy các luồng tư tưởng lao xao, không kiểm soát được trong trí óc của họ? Phải chăng chính các tư tưởng này đã sai khiến và chi phối chúng ta, khiến chúng ta luôn luôn bận rộn vào những chuyện gì đâu đâu mà quên đi thực tại nhiệm mầu? Phải chăng nguyên nhân của việc sử dụng cần sa, ma túy, trong giới thanh thiếu niên ngày nay cũng chỉ là một cách tạm quên đi sự chi phối của những luồng tư tưởng xáo trộn này? Phải chăng đa số con người đều chán ngấy những trò bạo động, thù hận, tranh giành, sợ hãi, lo lắng, bất an của xã hội văn minh ngày nay? Nhưng tại sao lại như thế? Phải chăng nguyên nhân sâu xa của điều này chính là sự xa lìa Chân Ngã, là sự mất đi chính mình? Là sự mất ý thức về mình và về sự sống? Chúng ta giống như cây cối đã bị bứng khỏi môi trường quen thuộc, bị mất gốc rễ, mất cội nguồn nên đâm ra lo sợ, bất an, cô đơn, chán nản, đã đồng hóa mình với thể xác hiếu động, thể trí hằng thay đổi, và để cho cảm xúc, tư tưởng lăng xăng đó lôi kéo?

Chúng ta muốn tự do, muốn bình an, muốn thoải mái, nhưng cái trí của chúng ta cứ thúc đẩy chúng ta chạy theo sự náo động của nó nên chúng ta mất tự do, mất bình an vì nghĩ rằng cái trí đó chính là mình. Phải chăng chúng ta đã nhầm lẫn con ngựa chúng ta cưỡi với chính chúng ta? Tham thiền là tự quán xét xem mình thực sự là ai rồi từ đó biết sống cho ra sống. Dĩ nhiên điều này đòi hỏi một sự suy ngẫm sâu xa, một công phu thực tập lâu dài chứ không phải hời hợt trên những lý thuyết mông lung, không thực tế. Nói một cách khác, thực tập thiền là công việc của cả một đời chứ không phải chỉ vẻn vẹn trong một khóa cấp tốc.

– Xin bà chỉ dẫn thêm về nguyên tắc của thiền mà bà đã học.

– Khoa Raja Yoga dạy rằng có tám bậc thang hay “Ashtanga Yoga” giúp con người đi từ thấp lên đến tột đỉnh của sự tiến hóa tâm linh. Hai bậc thang đầu chú trọng đến việc sửa đổi tính tình và phát triển tâm hồn trong sạch qua phương pháp dưỡng sinh, ngủ nghỉ đều đặn trong một kỷ luật nhất định. Bậc thứ ba là Hatha Yoga (Tư Thế) hay cách kiểm soát thân thể. Muốn thiền định cho thâm sâu, thân thể phải hoàn toàn thoải mái để có thể ngồi yên bất động trong thời gian lâu dài. Tư thế tọa thiền có vững chãi thì mới đem lại sự thăng bằng cho nội tâm. Bậc thang thứ tư là Pranayama (Khí Công) hay cách điều hòa hơi thở. Muốn thở thật chậm, thật sâu, thật từ tốn và thật ý thức thì người ta phải thực hành phương pháp hô hấp này. Bậc thang thứ năm là sự thâu nhiếp các giác quan vì các giác quan có rút khỏi các mục tiêu cố định của chúng thì người ta mới có thể kéo dài việc định trí. Bậc thang thứ sáu là sự tập trung, vì thiếu tập trung thì không thể đi lên giai đoạn thứ bảy. Các sách vở về Yoga đều nói rằng sáu giai đoạn đầu giống như việc xây nhà phải đắp móng, dựng nền nhà cho thật vững chắc, xây tường vách cho kiên cố trước khi lợp mái nhà. Khi đã ngồi yên, tập trung tư tưởng, hoàn toàn làm chủ thân và tâm thì người ta sẽ bước vào trạng thái “Định” hay bậc thang thứ bảy. Bậc thang thứ tám hay Đại Định (Samadhi) không thể tập luyện được, nó là cái sức mạnh thiêng liêng dồi dào trong nội tâm nhờ công phu tu tập đã “nâng” tâm thức người ta lên mức đó.

Nếu sống tại những nơi có sẵn các lớp giảng dạy về Hatha Yoga, Raja Yoga thì cô nên tham dự các lớp học này. Nếu không, cô có thể tìm đọc sách vở về Yoga của những đạo sư phương Đông nổi tiếng. Sự hiểu biết rõ rệt về phương pháp và nguyên tắc sẽ giúp cô đi xa hơn trên con đường tự biết mình.

– Liệu tôi có thể dạy bệnh nhân của tôi tập thiền không?

– Được chứ, một khi đã thực hành nhiều năm, có kinh nghiệm bản thân, cô có thể chỉ dẫn cho người khác được. Khi cô đã đạt được tâm thức cao cả thì không những nó sẽ biến đổi cô mà còn ảnh hưởng cả đến các bệnh nhân của cô nữa.

Bình luận