Sách ebook được sưu tầm từ Internet, Bản quyền sách thuộc về Tác giả & Nhà xuất bản. Trang Web hiện đặt quảng cáo để có kinh phí duy trì hoạt động, mong Quý Bạn đọc thông cảm ạ.

Minh Triết Trong Đời Sống

Sự Nóng Giận

Tác giả: Darshani Deane

Belle đến tham dự buổi diễn thuyết về đề tài “Chinh phục sự nóng giận” với ý muốn sẽ học được cách kiểm soát sự nóng giận xuất phát trong công việc hàng ngày. Cô cho biết rằng cô không quan tâm gì đến các vấn đề tâm linh, cô cũng chẳng bao giờ cầu nguyện, tĩnh tâm hay đọc những sách vở gì khác ngoài những tiểu thuyết tình cảm thịnh hành. Cô làm công việc quét dọn, lau chùi các văn phòng thương mại và thường gặp khó khăn với một nhân viên kiểm soát. Người này thường ỷ thế hống hách và bắt nạt những nhân viên dưới quyền, dù cô làm việc cẩn thận thế nào cũng bị bà này phê bình, chỉ trích và nói xấu đủ thứ.

Dĩ nhiên cô không ham thích gì chỗ làm tẻ nhạt, tồi tệ đó nhưng cô cần một việc làm để kiếm sống nên đành nén lòng chịu đựng. Sự nhịn nhục đã làm cô muốn phát điên lên. Cô cho biết:

– Thưa bà, tuần trước tôi xem truyền hình thấy các bác sĩ nói về sự thay đổi bên trong thân thể con người khi nóng giận, một bác sĩ cho rằng sự giận dữ có thể gây ra bệnh ung thư… Tôi tự nhủ rằng mình phải tìm cách chế ngự những cảm giác nóng giận này hay tìm kiếm một việc làm khác chứ kéo dài tình trạng hiện nay thì tôi đến chết mất… Bà có thể giúp tôi gì không?

– Tôi có thể chỉ dẫn cho chị một phương pháp giản dị để kiềm chế sự tức giận. Trước hết, mỗi khi chị vừa cảm thấy như muốn nổi giận lên, tôi không nói đến cơn giận, mà chỉ nhấn mạnh đến tâm trạng sắp sửa nổi giận thì chị phải tìm cách kiểm soát ngay. Chị hãy tìm một nơi tương đối yên tĩnh, một hành lang hay một phòng tắm, bất cứ chỗ nào chị có thể đứng yên lặng một mình, chị hãy uống một ly nước lạnh, uống một cách thong thả từ từ để nguôi bớt cơn giận rồi chị hít thở thật chậm và đọc câu thần chú “OM” tượng trưng cho sự bình an. Chị hãy kéo dài âm thanh chữ “M” chứ không phải chữ “O”. Nếu không tiện đọc ra thì chị có thể đọc thầm trong trí cũng được. Âm thanh của chữ “OM” có công hiệu làm dịu thần xác và trí não của chị. Chị hãy nghĩ đến cảm giác bình an mỗi khi hít vào và nghiệm rằng âm thanh này là một cây chổi, quét sạch tất cả mọi phiền não trong tâm của chị mỗi khi chị thở ra. Sau cùng, khi tâm hồn đã tương đối dịu lại chị hãy cầu nguyện cho người đã làm chị giận…

– Bà nói cái gì? Cầu nguyện cho con mụ đó ư? Không đời nào tôi lại làm như vậy…

– Chị không bao giờ cầu nguyện hay sao?

– Không, tôi chẳng bao giờ cầu nguyện điều gì trừ khi tôi hết sức mong muốn một cái gì đó.

– Vậy thì chị muốn gì?

– Tôi chỉ muốn con mụ đó để cho tôi yên, tôi muốn bà ta đối xử đàng hoàng với tôi hơn…

– Tôi đã chỉ dẫn cho chị một phương pháp kiểm soát cơn giận và đạt được điều chị muốn nhưng chị đâu chịu nghe.

– Bà khuyên tôi nên cầu nguyện cho con mụ đó, làm sao tôi có thể cầu nguyện cho một người mà tôi không ưa được?

– Bất cứ điều gì chúng ta mong muốn đều có cái giá của nó. Khi chị muốn một bộ quần áo đẹp, chị phải trả tiền để mua nó, nếu chị muốn người kia thay đổi cách cư xử với chị thì chị cũng phải trả một cái giá chứ?

– Giá đó là cái gì?

– Đó là việc chị phải nuốt một liều thuốc đắng có tên là “Bản ngã” bằng cách cầu nguyện…

– Cầu nguyện như thế nào?

– Chị có thể cầu nguyện một cách đơn giản như sau: “Hỡi Thượng Đế, xin Ngài hãy giúp bà ấy khỏe mạnh và sống lâu”.

– Điều bà nói thật ngây thơ, làm như vậy thì được cái gì? Làm sao chỉ cầu nguyện khơi khơi như vậy mà bà ta lại đối xử tử tế hơn với tôi?

– Tư tưởng là một sức mạnh vô cùng tinh tế và quan trọng. Nó có màu sắc, sự rung động và sức mạnh riêng của nó. Chị nghĩ rằng mỗi khi chị nghĩ đến ai thì tư tưởng của chị chỉ hiện diện trong đầu óc của chị mà thôi, đó là một điều không đúng. Tư tưởng hoạt động như một bình điện, các tác động hóa học có thể xảy ra bên trong bình điện nhưng luồng điện sẽ phát ra bên ngoài một cách mạnh mẽ và nó sẽ đi đúng chỗ mà chị muốn dẫn nó đến. Nói một cách đơn giản hơn, tư tưởng là một năng lượng và năng lượng đó có thể tạo ra nhiều việc. Năng lượng luôn luôn chuyển động chứ ít khi đứng yên một chỗ, và sự chuyển động của nó có tính chủ ý. Nguồn năng lượng hay sức mạnh của tư tưởng này hoạt động vô cùng tế nhị nhưng một khi tư tưởng về một cá nhân nào đó nảy sinh, người kia có thể nhận được nó ngay. Khi chị nghĩ rằng “Tôi ghét bà A” thì bà ấy biết ngay và sẽ trả lại chị bằng sự thù ghét.

Tôi đã chỉ cho chị một phương pháp để thay đổi bà kia nhưng tự nó cũng thay đổi chị nữa. Khi chị cầu nguyện cho bà ấy mạnh khỏe, sống lâu, bình an thì không những chị ngăn chặn được hậu quả độc hại về sự nóng giận trong cơ thể của chính chị mà còn có thể ảnh hưởng đến bà kia nữa. Điều này có thể mang lại sự thay đổi trong cảm nhận và ứng xử của bà ta đối với chị, có thể bà ta sẽ bớt gay gắt hơn … Một khi chị đã ý thức được sức mạnh của tư tưởng và hiểu rằng tư tưởng phát xuất từ nội tâm có thể ảnh hưởng đến cơ thể của chị như thế nào thì chị sẽ thấy viên thuốc đắng của bản ngã không quá khó nuốt nữa đâu.

– Tôi vẫn không hiểu điều bà muốn nói?

– Để tôi lấy một thí dụ khác dễ hiểu hơn, chị có thấy những màng lưới choàng trên tóc mỗi khi chị đi uốn tóc không. Chỉ cần chạm nhẹ vào phần lưới là cả cái lưới chuyển động phải không? Cũng như thế, khi một tư tưởng nảy sinh, nó tác động trực tiếp ngay lên bầu không khí chung quanh và thu hút những rung động đồng nhịp. Đó là định luật “Đồng thanh tương ứng, đồng khí tương cầu” của vũ trụ. Nghĩ đến những điều xấu thì tư tưởng sẽ thu hút những điều xấu ngay, và ngược lại, khi chúng ta chỉ nghĩ đến những điều cao thượng thì những tư tưởng tốt lành sẽ đến với chúng ta. Đó là định luật của tạo hóa mà người ta có thể giải thích theo vật lý học, rằng bất cứ một lực gì phóng ra cũng đều có một phản lực khác tương tự ngược chiều. Tất cả mọi hành động hay tư tưởng của chúng ta đều liên quan trực tiếp đến định luật này. Dĩ nhiên chị có thể không tin nó, chối bỏ nó cũng như nhiều người không chấp nhận là có lực hấp dẫn của trái đất, nhưng dù tin hay không, định luật đó vẫn ảnh hưởng đến chúng ta…

Chị hãy tập cách làm sao cho cơ thể của chị được thoải mái. Mỗi khi có cơ hội, chị hãy ngồi yên thở thật nhẹ và đều. Chị hãy xem, tại sao ý nghĩ của chị cứ chạy loạn lên như những con ngựa không cương? Chị có phải là những ý nghĩ đó hay không? Vì chị biết quan sát, biết suy ngẫm về đối tượng là những ý nghĩ đó thì chị đâu phải là nó. Chị là một cái khác đấy chứ. Thân thể chị càng thư giãn bao nhiêu thì trí óc chị càng thoải mái rõ rệt bấy nhiêu. Tư tưởng của chị là một khối thành kiến đã được tạo thành từ khi chị còn nhỏ và có lẽ không ai chỉ cho chị cách quan sát nó để xem nó hoạt động như thế nào? Một ngày nào đó khi thật thoải mái và bình an, chị sẽ nắm bắt được sự thật: Chị chính là sự bình an chứ không phải một cái gì khác. Chị sẽ thấy rằng chính cái tư tưởng và thành kiến phức tạp ẩn sâu trong tâm hồn của chị đã ngăn chặn sự bình an hằng có này. Trong tâm chị đã có sẵn một nguồn phúc lạc dồi dào, có sẵn một sự an tĩnh tuyệt vời mà chị cứ đi tìm kiếm ở bên ngoài làm chi. Một khi chị đã trải nghiệm được điều này thì chị sẽ muốn đi sâu hơn nữa vào các trạng thái thiền định. Khi chị đã biết tĩnh tâm và làm chủ tâm hồn mình thì không những chị đã thay đổi mà hoàn cảnh chung quanh cũng sẽ biến đổi theo vì tất cả đều do tâm biến hiện.

– Tại sao sự thoải mái và bình an có thể đem lại những đổi thay mầu nhiệm như vậy?

– Chúng ta luôn luôn thay đổi vì chúng ta đang sống. Chị không thấy sao? Chúng ta luôn luôn thu vào một số năng lượng trong thiên nhiên và thải ra một số năng lượng khác. Trên phương diện vật lý thì những năng lượng này là không khí, nước, ánh sáng, thực phẩm, nhưng chung quanh thân thể của chúng ta còn có những thể khác thanh cao hơn, tinh tế hơn, nó có thể đón nhận những sức mạnh vi tế khác khi chúng ta có đủ sức đón nhận. Tôi không muốn đi quá xa trong vấn đề này. Trong lúc rảnh rỗi, chị nên suy ngẫm về hai câu nói sau đây. Câu thứ nhất của đạo sư Swami Swanada nói với một người đang cơn tức giận khi bị gọi là “thằng ngu”. Ngài nói như sau: “Nếu có người gọi anh là thằng ngu thì tại sao anh lại tức giận và chấp nhận rằng người kia nói đúng”. Câu thứ hai của nhà tâm lý học danh tiếng Carl Jung: “Điều chúng ta không thể tha thứ cho người khác chính là điều mà chúng ta không thể tha thứ cho chính chúng ta”. Tôi mong chị hãy suy nghĩ kỹ về câu nói này và chúc chị tìm được sự bình an như ý muốn.

Belle đến tham dự buổi diễn thuyết về đề tài “Chinh phục sự nóng giận” với ý muốn sẽ học được cách kiểm soát sự nóng giận xuất phát trong công việc hàng ngày. Cô cho biết rằng cô không quan tâm gì đến các vấn đề tâm linh, cô cũng chẳng bao giờ cầu nguyện, tĩnh tâm hay đọc những sách vở gì khác ngoài những tiểu thuyết tình cảm thịnh hành. Cô làm công việc quét dọn, lau chùi các văn phòng thương mại và thường gặp khó khăn với một nhân viên kiểm soát. Người này thường ỷ thế hống hách và bắt nạt những nhân viên dưới quyền, dù cô làm việc cẩn thận thế nào cũng bị bà này phê bình, chỉ trích và nói xấu đủ thứ.

Dĩ nhiên cô không ham thích gì chỗ làm tẻ nhạt, tồi tệ đó nhưng cô cần một việc làm để kiếm sống nên đành nén lòng chịu đựng. Sự nhịn nhục đã làm cô muốn phát điên lên. Cô cho biết:

– Thưa bà, tuần trước tôi xem truyền hình thấy các bác sĩ nói về sự thay đổi bên trong thân thể con người khi nóng giận, một bác sĩ cho rằng sự giận dữ có thể gây ra bệnh ung thư… Tôi tự nhủ rằng mình phải tìm cách chế ngự những cảm giác nóng giận này hay tìm kiếm một việc làm khác chứ kéo dài tình trạng hiện nay thì tôi đến chết mất… Bà có thể giúp tôi gì không?

– Tôi có thể chỉ dẫn cho chị một phương pháp giản dị để kiềm chế sự tức giận. Trước hết, mỗi khi chị vừa cảm thấy như muốn nổi giận lên, tôi không nói đến cơn giận, mà chỉ nhấn mạnh đến tâm trạng sắp sửa nổi giận thì chị phải tìm cách kiểm soát ngay. Chị hãy tìm một nơi tương đối yên tĩnh, một hành lang hay một phòng tắm, bất cứ chỗ nào chị có thể đứng yên lặng một mình, chị hãy uống một ly nước lạnh, uống một cách thong thả từ từ để nguôi bớt cơn giận rồi chị hít thở thật chậm và đọc câu thần chú “OM” tượng trưng cho sự bình an. Chị hãy kéo dài âm thanh chữ “M” chứ không phải chữ “O”. Nếu không tiện đọc ra thì chị có thể đọc thầm trong trí cũng được. Âm thanh của chữ “OM” có công hiệu làm dịu thần xác và trí não của chị. Chị hãy nghĩ đến cảm giác bình an mỗi khi hít vào và nghiệm rằng âm thanh này là một cây chổi, quét sạch tất cả mọi phiền não trong tâm của chị mỗi khi chị thở ra. Sau cùng, khi tâm hồn đã tương đối dịu lại chị hãy cầu nguyện cho người đã làm chị giận…

– Bà nói cái gì? Cầu nguyện cho con mụ đó ư? Không đời nào tôi lại làm như vậy…

– Chị không bao giờ cầu nguyện hay sao?

– Không, tôi chẳng bao giờ cầu nguyện điều gì trừ khi tôi hết sức mong muốn một cái gì đó.

– Vậy thì chị muốn gì?

– Tôi chỉ muốn con mụ đó để cho tôi yên, tôi muốn bà ta đối xử đàng hoàng với tôi hơn…

– Tôi đã chỉ dẫn cho chị một phương pháp kiểm soát cơn giận và đạt được điều chị muốn nhưng chị đâu chịu nghe.

– Bà khuyên tôi nên cầu nguyện cho con mụ đó, làm sao tôi có thể cầu nguyện cho một người mà tôi không ưa được?

– Bất cứ điều gì chúng ta mong muốn đều có cái giá của nó. Khi chị muốn một bộ quần áo đẹp, chị phải trả tiền để mua nó, nếu chị muốn người kia thay đổi cách cư xử với chị thì chị cũng phải trả một cái giá chứ?

– Giá đó là cái gì?

– Đó là việc chị phải nuốt một liều thuốc đắng có tên là “Bản ngã” bằng cách cầu nguyện…

– Cầu nguyện như thế nào?

– Chị có thể cầu nguyện một cách đơn giản như sau: “Hỡi Thượng Đế, xin Ngài hãy giúp bà ấy khỏe mạnh và sống lâu”.

– Điều bà nói thật ngây thơ, làm như vậy thì được cái gì? Làm sao chỉ cầu nguyện khơi khơi như vậy mà bà ta lại đối xử tử tế hơn với tôi?

– Tư tưởng là một sức mạnh vô cùng tinh tế và quan trọng. Nó có màu sắc, sự rung động và sức mạnh riêng của nó. Chị nghĩ rằng mỗi khi chị nghĩ đến ai thì tư tưởng của chị chỉ hiện diện trong đầu óc của chị mà thôi, đó là một điều không đúng. Tư tưởng hoạt động như một bình điện, các tác động hóa học có thể xảy ra bên trong bình điện nhưng luồng điện sẽ phát ra bên ngoài một cách mạnh mẽ và nó sẽ đi đúng chỗ mà chị muốn dẫn nó đến. Nói một cách đơn giản hơn, tư tưởng là một năng lượng và năng lượng đó có thể tạo ra nhiều việc. Năng lượng luôn luôn chuyển động chứ ít khi đứng yên một chỗ, và sự chuyển động của nó có tính chủ ý. Nguồn năng lượng hay sức mạnh của tư tưởng này hoạt động vô cùng tế nhị nhưng một khi tư tưởng về một cá nhân nào đó nảy sinh, người kia có thể nhận được nó ngay. Khi chị nghĩ rằng “Tôi ghét bà A” thì bà ấy biết ngay và sẽ trả lại chị bằng sự thù ghét.

Tôi đã chỉ cho chị một phương pháp để thay đổi bà kia nhưng tự nó cũng thay đổi chị nữa. Khi chị cầu nguyện cho bà ấy mạnh khỏe, sống lâu, bình an thì không những chị ngăn chặn được hậu quả độc hại về sự nóng giận trong cơ thể của chính chị mà còn có thể ảnh hưởng đến bà kia nữa. Điều này có thể mang lại sự thay đổi trong cảm nhận và ứng xử của bà ta đối với chị, có thể bà ta sẽ bớt gay gắt hơn … Một khi chị đã ý thức được sức mạnh của tư tưởng và hiểu rằng tư tưởng phát xuất từ nội tâm có thể ảnh hưởng đến cơ thể của chị như thế nào thì chị sẽ thấy viên thuốc đắng của bản ngã không quá khó nuốt nữa đâu.

– Tôi vẫn không hiểu điều bà muốn nói?

– Để tôi lấy một thí dụ khác dễ hiểu hơn, chị có thấy những màng lưới choàng trên tóc mỗi khi chị đi uốn tóc không. Chỉ cần chạm nhẹ vào phần lưới là cả cái lưới chuyển động phải không? Cũng như thế, khi một tư tưởng nảy sinh, nó tác động trực tiếp ngay lên bầu không khí chung quanh và thu hút những rung động đồng nhịp. Đó là định luật “Đồng thanh tương ứng, đồng khí tương cầu” của vũ trụ. Nghĩ đến những điều xấu thì tư tưởng sẽ thu hút những điều xấu ngay, và ngược lại, khi chúng ta chỉ nghĩ đến những điều cao thượng thì những tư tưởng tốt lành sẽ đến với chúng ta. Đó là định luật của tạo hóa mà người ta có thể giải thích theo vật lý học, rằng bất cứ một lực gì phóng ra cũng đều có một phản lực khác tương tự ngược chiều. Tất cả mọi hành động hay tư tưởng của chúng ta đều liên quan trực tiếp đến định luật này. Dĩ nhiên chị có thể không tin nó, chối bỏ nó cũng như nhiều người không chấp nhận là có lực hấp dẫn của trái đất, nhưng dù tin hay không, định luật đó vẫn ảnh hưởng đến chúng ta…

Chị hãy tập cách làm sao cho cơ thể của chị được thoải mái. Mỗi khi có cơ hội, chị hãy ngồi yên thở thật nhẹ và đều. Chị hãy xem, tại sao ý nghĩ của chị cứ chạy loạn lên như những con ngựa không cương? Chị có phải là những ý nghĩ đó hay không? Vì chị biết quan sát, biết suy ngẫm về đối tượng là những ý nghĩ đó thì chị đâu phải là nó. Chị là một cái khác đấy chứ. Thân thể chị càng thư giãn bao nhiêu thì trí óc chị càng thoải mái rõ rệt bấy nhiêu. Tư tưởng của chị là một khối thành kiến đã được tạo thành từ khi chị còn nhỏ và có lẽ không ai chỉ cho chị cách quan sát nó để xem nó hoạt động như thế nào? Một ngày nào đó khi thật thoải mái và bình an, chị sẽ nắm bắt được sự thật: Chị chính là sự bình an chứ không phải một cái gì khác. Chị sẽ thấy rằng chính cái tư tưởng và thành kiến phức tạp ẩn sâu trong tâm hồn của chị đã ngăn chặn sự bình an hằng có này. Trong tâm chị đã có sẵn một nguồn phúc lạc dồi dào, có sẵn một sự an tĩnh tuyệt vời mà chị cứ đi tìm kiếm ở bên ngoài làm chi. Một khi chị đã trải nghiệm được điều này thì chị sẽ muốn đi sâu hơn nữa vào các trạng thái thiền định. Khi chị đã biết tĩnh tâm và làm chủ tâm hồn mình thì không những chị đã thay đổi mà hoàn cảnh chung quanh cũng sẽ biến đổi theo vì tất cả đều do tâm biến hiện.

– Tại sao sự thoải mái và bình an có thể đem lại những đổi thay mầu nhiệm như vậy?

– Chúng ta luôn luôn thay đổi vì chúng ta đang sống. Chị không thấy sao? Chúng ta luôn luôn thu vào một số năng lượng trong thiên nhiên và thải ra một số năng lượng khác. Trên phương diện vật lý thì những năng lượng này là không khí, nước, ánh sáng, thực phẩm, nhưng chung quanh thân thể của chúng ta còn có những thể khác thanh cao hơn, tinh tế hơn, nó có thể đón nhận những sức mạnh vi tế khác khi chúng ta có đủ sức đón nhận. Tôi không muốn đi quá xa trong vấn đề này. Trong lúc rảnh rỗi, chị nên suy ngẫm về hai câu nói sau đây. Câu thứ nhất của đạo sư Swami Swanada nói với một người đang cơn tức giận khi bị gọi là “thằng ngu”. Ngài nói như sau: “Nếu có người gọi anh là thằng ngu thì tại sao anh lại tức giận và chấp nhận rằng người kia nói đúng”. Câu thứ hai của nhà tâm lý học danh tiếng Carl Jung: “Điều chúng ta không thể tha thứ cho người khác chính là điều mà chúng ta không thể tha thứ cho chính chúng ta”. Tôi mong chị hãy suy nghĩ kỹ về câu nói này và chúc chị tìm được sự bình an như ý muốn.

Bình luận